intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

166
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội" trình bày lý luận về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi, thực trạng công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội, nhận xét và một số đề xuất giải pháp phát triển công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội

  1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC THIẾU NHI  TẠI THƯ VIỆN FUJIKO.F.FUJIO VĂN QUÁN ­ HÀ ĐÔNG ­ HÀ NỘI       Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh                                         Ngô Thị Hà Khóa: QH­2008­X.TTTV Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Đào I. Tính cấp thiết của đề tài: Việc   giáo  dục,   định  hướng  nhân  cách,   đời  sống   tâm   hồn  thiếu  nhi   là   trách   nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, trong đó thư  viện đóng vai trò quan  trọng.Tuy nhiên công tác phục vụ sách báo cho thiếu nhi ở nước ta hiện nay mới chỉ ở  hình thức các phòng đọc, chưa có nhiều thư viện dành riêng cho trẻ nhỏ. Những năm gần đây, sách thiếu nhi ngày càng phong phú, đa dạng hơn cả  về  nội dung và hình thức. Điều đó đã khiến cho các bậc phụ  huynh và các em nhỏ  phải   bối rối vì không biết nên chọn loại sách nào. Trong khi đó, nhu cầu đọc sách của thiếu  nhi dường như  đã bị  bão hoà trước sự  “xâm lấn” của các hình thức giải trí hiện đại   khác. Để kích thích, khơi dậy hứng thú, nhu cầu đọc của các em cần thiết phải có sự  phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan thông tin đại chúng. Báo cáo này sẽ góp phần thúc đẩy công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện thiếu   nhi nói riêng và hệ thống thư viện nói chung. II. Lý luận về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi: 1. Công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi:  Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện  nhằm tuyên truyền và đưa ra phục  vụ các dạng tài liệu hoặc  là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc   lựa chọn và sử  dụng tài liệu đó.Công tác này được xây dựng trên sự  kết hợp các quá   trình liên quan chặt chẽ  với nhau của việc phục vụ  thư  viên, phục vụ  thông tin, tra   cứu. Phục vụ  bạn đọc thiếu nhi là bao gồm đối tượng trẻ  em từ  trước tuổi tới   trường đến hết lớp 9. 2. Bản chất công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi:  Phục vụ thiếu nhi là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thư  viện. Trên thế giới, thiếu nhi được tổ  chức phục vụ  trong các thư  viện người lớn.Ở 
  2. nước ta, công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi ở các tỉnh thành chỉ được quan tâm từ khi  có chỉ thị của Bộ Văn hoá ­ Thông tin số 2195/CT­TV ngày 12/12/1991 “Về việc tăng   cường phục vụ  thiếu nhi”.Tại các thư  viện trường học, công tác phục vụ  bạn đọc   thiếu nhi chưa được quan tâm đúng mức. 3.  Phân loại đối tượng phục vụ: Thực tiễn Thư  viện Thế  giới đã khẳng định rằng ở  mỗi lứa tuổi trẻ  em có nhu   cầu đọc khác nhau dựa vào tính chất đặc điểm phát triển của từng lứa tuổi khác nhau,   được phân ra làm các giai đoạn: – Thời kỳ  từ  6 – 7 tuổi (lớp 1 – 2)   :Là thời kỳ  đầu tiên của cuộc đời học  sinh, tư duy chưa hình thành hứng thú rõ ràng, trẻ  em ham thích đọc có khả  năng lớn trong việc cảm thụ và hiểu những tác phẩm văn học. Thời kỳ này   trẻ em chuyển từ nghe đọc sang tự mình đọc sách. – Thời kỳ từ 8 ­ 9 tuổi (lớp 3 ­ 4)  : Đây là thời kỳ mà tâm lý học gọi là thời   kỳ tích lũy ban đầu. Tư duy của các em đã phát triển đã biết nhận xét và suy   luận. – Thời kỳ  10 tuổi (lớp 5)  :  Ở  trẻ  đã xuất hiện những hứng thú riêng, tăng  hứng thú đối với các phương tiện nghe nhìn. Thích đọc những sách khoa học  kỹ thuật phổ thông, biết phê phán. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tìm hiểu các em từ 6 – 10 tuổi III.Thực trạng công tác phục vụ  bạn đọc thiếu nhi tại thư  viện Fujiko.F.Fujio   Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội. 1. Khái quát thư viện Fujiko.F.Fujio. 1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành thư viện Fujiko.F.Fujio. Năm   1992,   bộ   tranh   truyện   nổi   tiếng   Doraemon   của   tác   giả   Nhật   Bản   Fujiko.F.Fujio được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả Việt Nam. Năm 1996, "Quĩ Hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em Việt Nam mang tên Đôrêmon"   được hình thành.  Ngày 13/09/2010 Thư viện Fujiko.F.Fujio chính thức được thành lập, đây là thư  viện đầu tiên dành cho trẻ em Việt Nam được hình thành từ nguồn lợi xuất bản sách. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện Fujiko.F.Fujio. Giáo dục, trang bị cho các em nền tảng tri thức khoa học ­ xã hội. Chức năng thông tin, giải trí. 1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị thư viện : Thư  viện có diện tích hơn 300m2, hệ  thống giá sách, 100 ghế  ngồi cho bạn   đọc.Thư viện có hệ thống tủ đựng đồ dùng được đặt tại cửa ra vào thư viện.
  3. Thư  viện cũng trang bị  7 máy tính nối mạng Internet trong đó 6 máy dành cho  bạn đọc đến thư viện và 1 máy dành cho cán bộ thư viện. Một máy chiếu phục vụ cho dạng tài liệu là nghe nhìn, các đĩa nhạc... 1.4. Vốn tài liệu trong thư viện: Số  lượng tài liệu có trong thư  viện khoảng 10.000 cuốn bao gồm nhiều thể  loại: Văn học, Toán học, Thế giới động vật, Tìm hiểu về Lịch sử ­ địa lý, Sách Khoa  học, Sách giáo dục, Truyện tranh thiếu nhi, Tạp chí thế giới tuổi thơ, Bộ sách ca dao  tục ngữ bằng tranh…Trong đó chiếm nhiều hơn cả là truyện tranh thiếu nhi. Điểm đặc biệt của thư viện Fujiko.F.Fujio so với các thư viện thiếu nhi khác là  có khu vực riêng biệt dành cho truyện tranh Đôrêmon. Ngoài ra còn có các loại băng đĩa hình và các dụng cụ vẽ, xếp hình phục vụ cho   các giờ học Mỹ thuật và Kỹ thuật của các em. Bên cạnh sách dành cho học sinh, còn có nhiều sách dành cho giáo viên   như  sách giáo khoa và nghiệp vụ nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu và công tác giảng dạy. 2. Thực trạng phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio. 2.1 Các phương pháp quần chúng phục vụ thư viện: Thư viện dành một khoảng không gian nhỏ để xây dựng sân khấu riêng cho các  em.Tại đây đã diễn ra những cuộc thi kể  chuyện sách, chơi các trò chơi hái hoa dân  chủ, thi vẽ  về  những câu chuyện đã được đọc…tạo điều kiện cho các em thỏa sức  sang tạo và tưởng tượng. Ngoài ra còn có các panô, biểu ngữ và thông báo sách mới. 2.2.Tổ chức phục vụ tại thư viện: Tổ chức phục vụ tại thư viện dưới hình thức đọc tại chỗ, các em không được   mượn tài liệu về nhà. Khi đến thư  viện các em được làm thẻ  bạn đọc, trong đó có các thông tin: Họ  tên, lớp học… Giờ  mở  cửa là 7h30­17h30 hàng ngày từ  thứ  2 – 7 mỗi tuần. Được chia thành  lịch đọc theo lớp và lịch đọc tự  chọn: lịch đọc theo lớp chính là tiết học tại thư viện,   lịch đọc tự  chọn là từ  16h30­17h30 và chỉ  các em được thành tích học tập cao trong   ngày mới được lên. Đây cũng là một sự kích thích thần học tập của các em.  Trung bình một tuần thư viện phục vụ khoảng 700 học sinh đến thư viện. Sách trong thư viện được sắp xếp theo chủ đề  như  sách văn học, lịch sử, khoa   học kỹ  thuật, toán học… Những cuốn sách có trong thư  viện không chỉ  phục vụ  cho   mục đích giải trí của các em mà còn bổ trợ cho việc học tập của các em trên lớp. Trang web của thư viện:  http://www.banmaischool.edu.vn/library.php
  4. Các em có thể tra cứu các cơ sở dữ liệu điện tử, các thông tin sách mới. IV. Nhận xét và một số đề xuất giải pháp: 1. Nhận xét: ­ Thuận lợi: Thư  viện Fujiko.F.Fujio có nguồn kinh phí xây dựng và phát triển từ  Nhà xuất  bản Kim Đồng và trường tiểu học Ban Mai. Thư viện được đặt trong khuôn viên trường thuận tiện cho các em đến đọc sách   và học tập. Cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ thư viện, là cán bộ  trẻ  và nhiệt huyết, gần gũi và thân thiện. Đây cũng là điều kiện để  công tác hướng   dẫn phục vụ các em sử dụng thư viện đạt hiệu quả tốt nhất. Nguồn vốn tài liệu khá phong phú đa dạng, phục vụ  cho nhu cầu học tập và  giải trí của các em. ­ Khó khăn: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thư viện còn gặp một số khó khăn như: Thư  viện mới được thành lập các hình thức phục vụ  còn chưa đầy đủ.Các em  không được mượn sách về, do đó cũng giảm bớt hứng thú và nhu cầu đọc. Nguồn vốn tài liệu trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu học tập  của các em.Chiếm phần lớn là truyện tranh thiếu nhi, sách khoa học, kỹ thuật còn hạn  chế. Thư viện chỉ có một cán bộ đảm nhận tất cả  các công việc nên công tác phục   vụ sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.2. Giải pháp phát triển công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện: Cần có kế hoạch bổ sung cán bộ chuyên ngành thông tin thư viện. Mở  rộng diện tích phòng đọc để  có thể  chứa được nhiều tài liệu, phục vụ  được nhiều bạn đọc hơn nữa. Đầu tư vốn tài liệu và các trang thiết bị phục vụ bạn đọc. Cần tổ  chức sắp xếp kho, tiến hành dán nhãn, vào sổ  đăng ký cho tài liệu có  trong thư viện. V. Kết luận: Sách báo có tác dụng rất lớn trong sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.  Bà Cơ­rúp­xkai­a đã viết: “Việc đọc sách của các em có một vai trò rất lớn trong cuộc   sống của các em”. Thư  viện Fujiko.F.Fujio sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn  nữa công tác phục vụ  bạn đọc để  đem đến cho các em nhỏ  một thế  giới tuổi thơ  phong phú nhiều mầu sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2