Tìm hiểu về dự án phù sa ở thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện mô hình của Dự án và nhận thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời đề ra biện pháp giúp cho việc thực hiện Dự án Phù Sa ngày càng nhân rộng và giúp đỡ đáp ứng được hầu hết tất cả trẻ em ở thành phố Cao Lãnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về dự án phù sa ở thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
- TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN PHÙ SA Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP SV: Phan Thùy Vân – Hồ Thị Ngọc An Lớp: ĐHCTXH13 GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt: Qua hoạt động đánh giá Dự án Phù Sa, cho thấy được Dự án với mục tiêu giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, được hòa nhập cuộc sống, cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình, nhưng bên cạnh đó Dự án vẫn chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em và thanh thiếu trên địa bàn. Dự án cũng gặp không ít khó khăn về tài chính từ khi chuyển giao cho Công ty Công nghệ Truyền thông Tương lai, do không còn nhận được sự tài trợ của nước ngoài. Qua đó cũng nhằm đề ra những giải pháp nhằm giúp Dự án hoạt động tốt và giúp đỡ cũng như đáp ứng được nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên, góp phần tạo đất nước có nhiều nguồn nhân lực trẻ phát triển đất nước. Từ khóa: hiệu quả, hoạt động, Dự án, Dự án Phù Sa. 1. Mở đầu Trong xã hội hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, giao lƣu với các nƣớc trên thế giới ngày càng rộng mở, tạo điều kiện động lực cho đất nƣớc ngày càng phát triển về nhiều mặt nhƣ: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch,… giúp cho con ngƣời có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nhƣng đời sống con ngƣời dù giàu có đến đâu cũng không tránh khỏi những bệnh tật, mâu thuẫn, chia ly, tai nạn,… do đó dù đất nƣớc có phát triển đến đâu, xã hội cũng luôn tồn tại những ngƣời nghèo, ngƣời già yếu, khuyết tật, ngƣời nghiện ma túy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với tƣ cách là một công dân, họ phải đƣợc đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc tôn giáo, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp, an sinh xã hội đã dần dần xuất hiện và phát triển. An sinh xã hội ra đời đã giúp cho những ngƣời bất hạnh, những ngƣời kém may mắn có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những bất công, những rủi ro có cơ hội để phát triển, hòa nhập cộng đồng, và một trong những đối tƣợng an sinh xã hội luôn đặt biệt quan tâm đó chính là trẻ em, thanh thiếu niên nói chung và trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng 258
- Trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển và cần có đƣợc điều kiện tối ƣu để phát triển, và cũng là một thế hệ tƣơng lai trẻ, là mầm xanh của đất nƣớc, rất cần thiết để đƣợc phát triển cả vật chất lẫn tinh thần. Trong thƣ gửi học sinh nhân ngày khai trƣờng đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [Thƣ gửi các em học sinh nhân ngày khai trƣờng đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945].. Qua đó cũng thấy đƣợc tầm rất quan trọng của trẻ em và thanh thiếu niên đối với sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Nhƣng trong xã hội hiện nay bên cạnh những trẻ em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện học tập, vui chơi giải trí thoải mái vẫn còn lắm những trẻ em và thanh thiếu niên không nơi nƣơng tựa, mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lao động sớm và trẻ khuyết tật,… Theo thống kê của Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, đến cuối tháng 6 năm 2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, ngoài ra còn theo số liệu mới nhất của tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) có ít nhất 218 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn. Cả nƣớc nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng theo số liệu thống kê năm 2013 có 2960 trẻ em mồ côi, 2413 trẻ em bị khuyết tật, 104 trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật 61 em, 37 trẻ em bị xâm hại tình dục, 2219 trẻ em bị bỏ rơi, 49 trẻ em nhiễm chất độc hóa học, 64 trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm,… [Bảng tổng hợp rà soát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2013, báo cáo toàn tỉnh Đồng Tháp 2013]. Do đó trẻ em cũng nhƣ thanh thiếu niên cần lắm những bàn tay dìu dắt, thƣơng yêu, đùm bọc và chở che các em phát triển một cách toàn diện, giúp đỡ các em vƣợt qua những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc đời, giúp các em có ý chí nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống trở thành ngƣời có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Giúp đỡ các em không chỉ cho chính bản thân của mỗi trẻ em mà còn vì tƣơng lai, vì sự phát triển hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Nhận thấy đƣợc sự cấp thiết đó, tỉnh Đồng Tháp nói chung và Thành phố Cao Lãnh nói riêng đã có nhiều chƣơng trình, mô hình an sinh xã hội nhằm giúp cho trẻ em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện phát triển về mọi mặt, đƣợc vui chơi giải trí, đƣợc học tập và đƣợc hƣởng tất cả mọi quyền 259
- lợi nhằm phát triển toàn diện bản thân, một trong những mô hình an sinh xã hội giúp đỡ trẻ em ở thành phố Cao Lãnh là mô hình hoạt động của Dự án Phù Sa do công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tƣơng lai điều hành từ năm 2014 do UBND Thành phố Cao Lãnh chuyển giao, nhằm giúp đỡ trẻ em, thanh/thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu điều kiện học tập, có nguy cơ lâm vào hoàn cảnh lang thang cơ nhỡ có điều kiện để hội nhập xã hội đƣợc hỗ trợ học nghề, học chữ, có việc làm từ nguồn hỗ trợ của Liên minh Châu Âu và ngân hàng HSBC – thành phố Hồ Chí Minh. Qua nhiều năm thực hiện mô hình Dự án Phù Sa đã giúp đỡ rất nhiều đối tƣợng, giúp các em hòa nhập tốt với cộng đồng, tuy nhiên bên cạnh đó mô hình vẫn chƣa đem lại hiệu quả tối đa cho hầu hết các trẻ em, vẫn còn nhiều trẻ em khó khăn, vì thế nhóm chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề “ Đánh giá hiệu quả hoạt động Dự án Phù Sa ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” qua đó nhằm đánh giá đƣợc hiệu quả của việc thực hiện mô hình của Dự án và nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời đề ra biện pháp giúp cho việc thực hiện Dự án Phù Sa ngày càng nhân rộng và giúp đỡ đáp ứng đƣợc hầu hết tất cả trẻ em ở thành phố Cao Lãnh. 2. Nội dung chính 2.1. Thực trạng hoạt động mô hình của Dự án Phù Sa Trong đời sống xã hội càng hiện đại, luôn luôn kéo theo những bất công, bất bình đẳng, làm cho đời sống con ngƣời trở nên khó khăn hơn, ngƣời giàu càng giàu hơn, ngƣợc lại ngƣời nghèo lại nghèo hơn. Đặt biệt là lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên cần phải đƣợc bảo vệ và chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần nhƣng không phải ai cũng có đƣợc những may mắn đó, còn lắm những mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia, chung tay của mọi ngƣời. Nhận thấy đƣợc sự bức thiết đó, với mục tiêu giúp đỡ những đối tƣợng yếu thế là trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, đƣợc hòa nhập với cuộc sống, UBND thành phố Cao Lãnh phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ đa quốc gia thành lập Dự án Phù Sa vào tháng 10 năm 2005. Đơn vị chủ quản của dự án trong giai đoạn này là UBND thành phố Cao Lãnh. Dự án đƣợc chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, dự án triển khai trực tiếp các hoạt động công tác xã hội từ nguồn tài chính của các tổ chức Terre des 260
- hommes Lausanne (Thụy Sỹ) và Liên Minh Châu Âu EU hỗ trợ. Qua đó, dự án cũng đã thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận: Giai đoạn 1 và 2 (2005 – 2010): Dự án Phù Sa thực hiện sứ mệnh với mô hình“Tƣ vấn và hỗ trợ dịch vụ cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang thang” tại 15 phƣờng, xã thành phố Cao Lãnh, trên cơ sở thoả thuận hợp tác giữa UBND thành phố Cao Lãnh, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em thành phố và tổ chức Terre des homes Lausanne Thuỵ Sĩ bƣớc đầu đi vào việc tìm hiểu, tiếp xúc và có hƣớng hỗ trợ các đối tƣợng, thông qua hoạt động tiếp cận và tiếp nhận các trẻ, cùng với vãng gia gia đình của các trẻ, đồng thời cũng tiến hành phát đƣợc 2000 tờ bƣớm trên 7 địa bàn Thành phố Cao Lãnh. Để có thể đáp ứng tốt cũng nhƣ đầy đủ các nguyện vọng của trẻ, giúp trẻ hòa nhập tốt cuộc sống, Dự án đã tiến hành hỗ trợ giáo dục, qua theo dõi và đƣợc hỗ trợ nhận thấy đƣợc trong số các em đƣợc tiếp cận có một số em có dấu hiệu học sa sút, không theo kịp bài giảng, các em tỏ ra chán học, chơi game vì thế nguy cơ các em nghĩ học là rất cao, để hạn chế phần nào số em bỏ học do học yếu, dự án kết hợp với sinh viên tình nguyện tổ chức dạy kèm hàng đêm cho các em các môn cơ bản nhƣ Toán, Anh văn và Ngữ văn, Lớp dạy kèm đƣợc mở đƣợc 2 tháng và mỗi đêm có 5 đến 8 em đến học, ngoài ra còn mở lớp linh hoạt từ lớp 1 đến lớp 5, hoạt động tƣ vấn hỗ trợ học nghề đƣợc dự án chú trọng trong suốt giai đoạn vừa qua, từ số em đƣợc đƣa học nghề giai đoạn 1 là 17 em , trong giai đoạn 2 dự án tiếp tục hỗ trợ cho 59 em đƣợc học nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, các em đƣợc dạy nghề chủ yếu có thời gian học ngắn từ 1 đến 2 năm nhƣ: hớt tóc, làm tóc, móng tay ; sửa xe gắn máy, sửa điện thoại di động, điện lạnh, điện tử, may…cho các trẻ em và thanh thiếu niên, bên cạnh đó cũng giúp các em tìm đƣợc việc làm sau khi kết thúc khóa học, nhƣng do khả năng của các em còn rất hạn chế nên việc theo đuổi công việc lâu dài cũng rất khó khăn, hỗ trợ và tƣ vấn giúp cho các em chia sẻ nguyện vọng của mình trong cuộc sống, qua đó giúp các em có ý chí nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống, vận động các trƣờng miễn giảm học phí cho trẻ, ngoài ra còn mở những lớp những kỹ năng sống cho các em khá phong phú, ngoài các chủ đề giúp các em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và rèn luyện bản thân, dự án còn tìm tòi các kiến thức mới và mang tính thời sự cập nhật cho các em nhƣ môi trƣờng, giải quyết mâu thuẩn tuổi học trò…. Song song với việc truyền thông, tập huấn kỹ năng sống cho các em, dự án đều tổ chức định kỳ kiểm tra kiến thức thông qua các hội 261
- thi đƣợc tổ chức hàng năm, tiếp theo đó còn tổ chức vui chơi giải trí cho trẻ nhằm trang bị những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, ngoài các hoạt động thƣờng niên, dự án còn đƣợc các tổ chức và cơ quan chuyên trách địa phƣơng tạo điều kiện để dự án tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tập trung và có quy mô lớn. Ngoài ra Dự án còn giúp các em làm giấy tờ tùy thân, hỗ trợ các em trong trƣờng hợp chuyển, nhập hộ khẩu, làm giấy chứng minh thƣ và khai sinh cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đƣợc nhập học, có việc làm. Trong giai đoạn này, tổ chức tài trợ chính cho dự án là Terre des hommes Lausanne (Thụy Sỹ), cũng đã đạt đƣợc những kết quả tiếp cận và hỗ trợ cho 315 trẻ. Giai đoạn 3 (2011 – 2013): với sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu, Dự án Phù Sa cùng với 2 tiểu dự án là Bình Minh –TP. Cần Thơ và Tƣơng Lai – TP.HCM thực hiện sứ mệnh với mô hình “Cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các Quyền của trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ”, với tổng vốn trên 2 tỷ đồng. Dự án đã thu hút sự đƣợc tham gia của chính quyền và các nhà hoạch định chính sách tham gia diễn đàn về quyền trẻ em thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, trao quyền cho trẻ em và thanh thiếu niên nói lên quyền của mình thông qua các sự kiện đặc biệt. Dự án đã tiếp cận đƣợc 14 xã, phƣờng trên địa bàn, dự án cũng đã tổ chức cho các giáo dục viên và tình nguyện viên đi tiếp cận vào ban đêm ở các khu vui chơi mà trẻ em và thanh thiếu niên lang thang thƣờng tụ tập nhƣ: Công viên Văn Miếu, công viên Thiếu Nhi, Chợ Cao Lãnh… Trong giai đoạn này, Dự án đã liên hệ với các trƣờng, lập danh sách các trẻ có hoàn cảnh khó khăn để có hƣớng hỗ trợ thích hợp, cùng với đó cũng thực hiện ở lĩnh vực Y tế, giúp các em khám và chữa bệnh. Giai đoạn này cũng giúp các trẻ đƣợc hỗ trợ học nghề, tổng số trẻ đƣợc theo dõi học nghề là 24 em, trong đó 6 tháng đầu năm 2011 đã đƣa đƣợc 9 em đi học nghề với các ngành nghề nhƣ: Sửa xe gắn máy, hớt tóc, uốn tóc, may.... Hiện nay nhu cầu học nghề ở trẻ còn rất nhiều, dự án đang tiếp tục tƣ vấn nghề cho các em và tiếp tục đƣa trẻ đi học nghề. Dự án đã tiếp cận vãng gia, lắng nghe chia sẻ, nguyện vọng, nhu cầu về nghề nghiệp của trẻ, qua đó đã hỗ trợ giúp các em với các công việc nhƣ: Nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, thợ sửa xe, thợ may với mức thu nhập từ 1.200.000 đồng đến 2.300.000 đồng/ tháng, nhƣng số trẻ đi làm còn chƣa cao vì trong quá trình đi tiếp cận trẻ tại các xã, phƣờng thì hầu hết trẻ ít có nhu cầu đi làm hoặc có nhu cầu đi làm nhƣng đòi hỏi công 262
- việc không phù hợp với khả năng của các em, Dự án còn tiến hành khảo sát nhu cầu trẻ về kỹ năng sống nhằm chọn lọc ra các chủ đề kỹ năng sống để chia sẻ truyền thông cho trẻ nhƣ ý muốn của trẻ, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm cho 11 trẻ về kỹ năng sống để từ đó các em có thể vận dụng các kỹ năng đƣợc học vào cuộc sống. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hội trại, giúp trẻ có đƣợc sân chơi lành mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống. Ngoài ra Dự án đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, thông qua hoạt động làm giấy tờ tùy thân cho các em. Hình thức hoạt động trong giai đoạn này là xây dựng một mạng lƣới có năng lực với các thành phần khác nhau, bao gồm các Ban, ngành, phƣờng, xã, trƣờng học, tổ chức xã hội khác, các cơ sở đào tạo nghề, việc làm, gia đình và trẻ em. Mạng lƣới này sẽ cùng chung tay thực hiện và bảo vệ các quyền lợi của trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ lang thang, cơ nhỡ, dễ sa vào tệ nạn xã hội, thất nghiệp… trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. Dự án Phù Sa với sự định hƣớng hoạt động, điều hành và quản lý trực tiếp của Công ty CP Công nghệ Truyền thông Tƣơng Lai (T.Info), sẽ thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các em trong độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ hay các trƣờng hợp đặc biệt (mồ côi cha mẹ, không ngƣời đỡ đầu, khuyết tật) để có thể hội nhập xã hội. Về hiện tại, dự án Phù Sa đã tiếp nhận đƣợc khoảng 400 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, trong giai đoạn năm 2014 dự án dự kiến sẽ đƣợc mở rộng trên địa bàn các huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là huyện Cao Lãnh. Dự án không chỉ giải quyết các vấn đề về việc làm cho trẻ em, thanh thiếu niên có nguy cơ lang thang, cơ nhỡ, thất nghiệp, dễ sa vào tệ nạn xã hội… mà hơn hết dự án còn góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, định hƣớng tƣơng lai cho các em và quan trọng hơn hết là xây dựng những con ngƣời có ích cho xã hội, cho nƣớc nhà, thông qua dạy các em học nghề làm tranh gạo rang và nghề may. Những em nào khó khăn mới vào công ty sẽ đƣợc giúp đỡ hỗ trợ 1.500.000đ kinh phí, sau mỗi tháng sẽ đƣợc hỗ trợ 300.000đ kinh phí, ngoài ra sau một thời gian học thành thạo tay nghề công ty sẽ trả tiền lƣơng cho các em, cùng với đó sẽ giới thiệu việc làm cho các em sau khi ra trƣờng, và giữ các em lại làm việc cho công ty với những em nào có tay nghề, ngoài ra trong quá trình học nghề, nếu có nhu cầu tìm việc làm thì các em đƣợc Công ty nhận vào làm tại quầy Tcoffee của Công ty. 263
- 2.2. Kết quả thực hiện mô hình của Dự án Phù Sa Từ khi triển khai thực hiện mô hình của Dự án Phù Sa không chỉ giúp ích đƣợc rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng và có ý chí nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống, qua đó góp phần giảm tình trạng tệ nạn xã hội, cụ thể đã đạt đƣợc những kết quả thành công qua từng giai đoạn cụ thể Giai đoạn 1 và 2: với mô hình “Tƣ vấn và hỗ trợ dịch vụ cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang thang” ở giai đoạn 1 thông qua các hoạt động vãng gia 175 hộ gia đình và phát trên 2000 tờ bƣớm trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Dự án đã tiếp cận 315 trẻ em và tiếp nhận trên 253 trẻ và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ lang thang, ngoài ra còn tƣ vấn và hỗ trợ cho các em đƣợc học tập và học nghề. Dự án có 42 trẻ đạt ba chuẩn để hội nhập với các chuẩn: giáo dục, kỹ năng sống, giấy tờ tùy thân, thu nhập, trong đó có 36 trẻ đạt ba chuẩn: giáo dục, kỹ năng sống, giấy tờ tuỳ thân, 6 trẻ đạt ba chuẩn: giấy tờ tuỳ thân, thu nhập, kỹ năng sống, 6 trẻ đạt bốn chuẩn: giáo dục, giấy tờ tuỳ thân, kỹ năng sống, thu nhập, 1 trẻ đạt năm chuẩn. Trong giai đoạn này, Dự án đã hỗ trợ cho các trẻ em và thanh thiếu niên đƣợc hỗ trợ học nghề và học chữ, các em sẽ đƣợc học nghề chủ yếu là hớt tóc, may, sửa xe gắn máy, trang trí nội thất, điện cơ, điện tử, lái xe, uốn tóc. Ngoài ra có 97 em đƣợc hỗ trợ học chữ, 61 em học hết trung học phổ thông, 36 trẻ em học lớp Linh Hoạt, Dự án đã vận động sự hỗ trợ của Phòng Giáo dục và các ngành có liên quan tổ chức khai giảng tổng kết lớp cho trẻ học lớp phổ cập, tổng số trẻ đƣợc hỗ trợ học lớp phổ cập là 24 trẻ, vận động các trƣờng miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là: 1,582,000đồng. Về học nghề, Dự án còn hỗ trợ cho 20 em học nghề, đến nay, đã giúp 21 em học nghề, trong đó có 2 em có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết thúc khóa học nghề các em sẽ đƣợc giới thiệu việc làm, năm 2006 chƣa đƣợc em nào đi làm, chỉ liên hệ đƣợc 11 cơ sở tuyển dụng, kế hoạch năm 2007 đƣa ra 20 cơ sở, kết quả trong năm đã liên hệ đƣợc 36 cơ sở tuyển dụng. Bao gồm nhiều việc làm nhƣ: bán hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên photocopy, phụ bếp…Số trẻ đƣợc hỗ trợ việc làm, kế hoạch năm 2007 đƣa ra 10 trẻ, kết quả thực hiện trong năm đạt 14 trẻ, vƣợt chỉ tiêu 4 trẻ. Trong đó có 12 trẻ có mức thu nhập hàng tháng trên 500.000 đồng, 1 trẻ có thu nhập dƣới 500.000 đồng/tháng. Vận động các chủ 264
- cơ sở miễn giảm học phí cho các em học nghề với tổng số tiền là: 12,900,000đồng. Ngoài ra, Dự án còn trang bị cho các em những kỹ năng kiến thức cơ bản, giúp các em tự bảo vệ khi tham gia lao động, giao tiếp xã hội, Dự án đã truyền thông 8 chuyên đề về HIV/AIDS, ma túy, điểm mạnh điểm yếu, quản lý chi tiêu, xây dựng mối quan hệ, vệ sinh thân thể- răng miệng, an toàn giao thông, những vấn đề của tuổi dậy thì… Số trẻ tham gia tập huấn kỹ năng sống là 195 em. Trong tháng 11 hàng năm, Dự án tổ chức hội thi kỹ năng sống cho 20 trẻ dự thi với các hình thức nhƣ: hái hoa dân chủ, đóng kịch, văn nghệ… đã thu hút nhiều trẻ và phụ huynh tham dự. Ngoài ra, trẻ của Dự án còn tham gia Hội trại văn hóa thể thao, Hội thi vẽ tranh dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt do tỉnh tổ chức… Các em đã đạt đƣợc thứ hạng cao trong các hội thi. Vận động các khu vui chơi giải trí miễn giảm tiền vé cho các em trong các lần vui chơi với tổng số tiền là: 5,993,000đồng. Để giúp trẻ em có đầy đủ giấy tờ tùy thân theo quyền trẻ em, thời gian qua Dự án đã hỗ trợ, giúp đỡ 24 em đƣợc làm giấy chứng minh nhân dân (CMND), 3 em làm giấy khai sinh, 4 em nhập hộ khẩu. Ngoài các hoạt động trên, Dự án còn tổ chức 10 lần vui chơi giải trí thƣờng kỳ cho 162 trẻ tham gia và 2 lần dã ngoại xa (Mũi Né và Giáo Giồng) cho 70 trẻ tham gia. Trong giai đoạn 2, Dự án đã tiếp cận đƣợc 660 em, thực tế số trẻ có hoàn cảnh khó khăn rất lớn nhƣng vì kinh phí có hạn nên 296 em trong số này đƣợc tiếp nhận hỗ trợ, về giáo dục dự án đã hỗ trợ cho 331 em, trong đó có 270 em học trƣờng phổ thông và 61 em học lớp linh hoạt, đã hỗ trợ các em đến trƣờng tại 24 trƣờng phổ thông, công tác vận động các nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng đƣợc dự án chú trọng, đã quyên góp sách cũ 1.627 quyển, hơn 1.500 quyển tập trắng, 2.309.500đ từ các mạnh thƣờng quân và cơ sở tƣ nhân, vận động Ngân hàng HSBC Việt Nam hỗ trợ 22.667.000đ và 11 xe đạp cũ trị giá 11.500.000 đồng. Phòng Lao Động Thƣơng binh và Xã hội thành phố hỗ trợ 24.180.000đ hỗ trợ khó khăn, dụng cụ học tập và phí học nghề từ chƣơng trình 19 của Chính Phủ. Dự án cũng tiếp tục hỗ trợ cho 59 em đƣợc học nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và tạo việc làm cho các em sau khi kết thúc khóa học nghề, bên cạnh đó dự án đã hỗ trợ thành công các trƣờng hợp chuyển, nhập hộ khẩu, làm giấy chứng minh thƣ và khai sinh cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đƣợc nhập học, có việc làm, ngoài ra thông qua việc tạo sân chơi cho các em vui 265
- chơi, giải trí đã giúp các em đƣợc nâng cao nhận thức của bản thân, hòa nhập cộng đồng. Giai đoạn 3: với mô hình “Cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các Quyền của trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ”, đã tiếp cận và hỗ trợ đƣợc 876 trẻ từ 06 tuổi đến 20 tuổi trong 2,000 trẻ mục tiêu. Tổ chức đƣa 20 em đi Thành phố Hồ Chí Minh nhận học bổng trị giá 1.000.000đồng/ em với tổng giá trị là 20.000.000đồng, tổ chức phát quà cho 200 em tại các điểm trƣờng tiểu học: Tịnh Thới, Hoàng Hoa Thám, Mỹ Trà, Hoà An, Hoà Thuận, mỗi phần quà trị giá là 60.000 đồng (Vận động từ các nhân viên của Ngân hàng HSBC) tổng giá trị là: 21.444.000 đồng. Về lĩnh vực y tế cho đến thời điểm này vẫn chƣa tổ chức đƣa trẻ đi khám, chữa bệnh đƣợc vì hiện nay trẻ chƣa có nhu cầu này. Tổng số tiền vận động các mạnh thƣờng quân hỗ trợ cho bộ phận giáo dục là 41.444.000đồng, tổng số trẻ đƣợc theo dõi học nghề là 24 em, trong đó 6 tháng đầu năm 2011 đã đƣa đƣợc 9 em đi học nghề với các ngành nghề nhƣ: Sửa xe gắn máy, hớt tóc, uốn tóc, may.... Việc số trẻ đi học nghề trong 6 tháng đầu năm còn ít là do việc cấp kinh phí của EU trể, bên cạnh đó dự án phải mất đến 3 tháng đầu năm để hoàn thành thủ tục với nhà tài trợ mới. Dự án cũng liên hệ đƣợc 9 cơ sở dạy nghề có nhu cầu nhận trẻ vào để đào tạo nghề. Tính đến nay đã có 4 em ra nghề và đi làm và 2 em nghỉ học nghề. Qua hai năm thực hiện hoạt động, dự án Phù Sa đã hỗ trợ cho 107 em học nghề, trong đó 50 em đã học nghề thành công và có việc làm ổn định, xin việc làm cho 114 em, trong đó 83 em có mức thu nhập từ 800.000 đồng – 3.400.000 đồng/ tháng, làm giấy chứng minh nhân dân cho 119 em cùng với sự huy động nhiều suất học bổng và các phần quà hỗ trợ học tập, học nghề cho trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. Bên cạnh đó thông qua những chủ đề truyền thông đã góp phần nâng cao kỹ năng nói không với cái xấu cho trẻ và khả năng tự bảo vệ mình cho trẻ trƣớc những tệ nạn của xã hội, các hoạt động kỹ năng sống giúp các em áp dụng những kiến thức đã đƣợc học vào trong cuộc sống, Ngoài ra còn tổ chức vui chơi giải trí cho các em hiện đang học tại các trƣờng chính quy với tổng số trẻ tham gia là 60 em, đã thực hiện đƣa 4 trẻ tham dự trại hè “Ƣớc mơ Hồng” tại Bạc Liêu vào ngày 02-04/06/2011 do tỉnh Đồng Tháp tổ chức và 4 em tham dự Hội trại Văn hóa – Thể thao đƣợc tổ chức vào ngày 21- 23/06/2011 do tỉnh tổ chức. - Trong 6 tháng đầu năm dự án đã vận động đƣợc 41.444.000 đồng từ các nhân viên của Ngân hàng HSBC 266
- và các mạnh thƣờng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và đang tiếp tục vận động các mạnh thƣờng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh 40 xuất học bổng, trị giá mỗi xuất là 500.000 đồng. Ngoài ra dự án đã viết đề xuất gửi Tổ chức Làng Toàn Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh để xin tài trợ dự án học nghề cho 40 thanh thiếu niên, với kinh phí 200.000.000 đồng. Cùng với đó là nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều chính quyền, ngƣời dân, nhiều đóng góp giúp cho việc thực hiện mô hình ngày càng phát triển không chỉ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh mà còn ở các huyện của Đồng Tháp thông qua hoạt động tổ chức buổi “Giới thiệu dự án” vào ngày 26/05/2011 cho lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể thành phố, UBND các xã, phƣờng, trẻ và phụ huynh trẻ với tổng số ngƣời tham dự là 72 ngƣời, ký kết Bản thỏa thuận với 2 phƣờng, 2 xã: Phƣờng 2, Phƣờng 11, Xã Hoà An, Xã Tân Thuận Đông, ngoài ra còn góp phần tạo điều kiện nâng cao năng lực cho nhân viên nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kèn luyện kỹ năng, để từ đó các giáo dục viên thực hiện công việc tốt hơn. Giai đoạn hiện tại: vào năm 2014 UBND thành phố Cao Lãnh chính thức chuyển mô hình hoạt động Dự án Phù Sa cho Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tƣơng Lai đến nay thực hiện tiếp tục và phát triển các mô hình của giai đoạn trƣớc, ngoài ra còn giảm tình trạng tệ nạn xã hội ở các đại phƣơng, và nhân rộng các mô hình ra các huyện khác của Đồng Tháp. Hiện tại, bên cạnh tiếp tục hỗ trợ đối tƣợng của Dự án Phù Sa giai đoạn trƣớc, Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tƣơng Lai đã phối hợp với các ngành liên quan tìm kiếm đối tƣợng tiếp theo cho dự án, qua đó đã tiếp nhận đƣợc các hồ sơ là đối tƣợng ngụ 17 xã, phƣờng trên địa bàn TP.Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Qua quá trình tiếp cận và giúp đỡ hiện tại có 4 trƣờng hợp đƣợc Dự án Phù Sa hỗ trợ học các nghề may tại Công ty, và học nghề làm tranh gạo rang,… Đƣợc ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp dạy các em cho biết, công ty tiếp nhận các em sẽ hỗ trợ chi phí 1.500.000đ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, và mỗi tháng sẽ hỗ trợ các em khoảng 300.000đ/tháng, ngoài ra còn trả lƣơng cho các em nếu các em làm tốt. Các em khi tham gia Dự án sẽ đƣợc hỗ trợ học nghề chủ yếu là nghề may, và tranh gạo rang, em nào có năng khiếu sẽ đào tạo giúp các em học nghề tốt hơn, bên cạnh đó các em còn đƣợc học thêm vi tính vào tối thứ ba đến tối thứ năm, các em còn đƣợc học những lớp kỹ năng sống, tổ chức vui chơi, giải trí, họp lớp cho các em. Nhƣng bên cạnh đó thời gian tổ chức vui chơi, giải trí của các em cũng dần 267
- dần ít đi, do các anh (chị) trong Dự án bận rất nhiều. Dự án có những thuận lợi khi nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng các cấp, quản lý đƣợc tiến độ học tập và làm việc trực tiếp của các em, có những phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay, giúp các em rất nhiều trong việc hội nhập cộng đồng, nhƣng bên cạnh đó Dự án gặp không ít khó khăn về kinh phí hoạt động, do không còn nhận đƣợc sự tài trợ của công ty nƣớc ngoài, vì thế kinh phí chủ yếu là do nội lực từ phía công ty, do đó không hỗ trợ đƣợc hầu hết các em. 2.3. Giải pháp giúp mô hình hoạt động của Dự án Phù Sa ngày càng phát triển 2.3.1. Về phía Chính quyền địa phương Có những chích sách hỗ trợ giúp cho mô hình của Dự án Phù Sa hoạt động tốt và phát triển, giúp đỡ và phối hợp nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, có mức chính sách hỗ trợ xã hội giúp cho các đối tƣợng có điều kiện phát triển về mọi mặt, quan tâm thăm hỏi các em giúp các em hòa nhập tốt với cuộc sống ngoài ra còn kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ, đầu tƣ của các doanh nghiệp, cùng các nhà hảo tâm quan tâm về vấn đề này. 2.3.2. Về phía người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của Dự án Phù Sa Ngƣời chịu trách nhiệm quản lý nên quan tâm, thăm hỏi các em thƣờng xuyên để các em không thấy mặc cảm khi tham gia Dự án, ngoài ra nên tổ chức vui chơi, dã ngoại cho các em ở bên ngoài, ngoài dạy vi tính nên cho các em đƣợc học ngoại ngữ, có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các em về chi phí ăn uống buổi sáng và buổi trƣa, vì khẩu phần ăn của các em đều phải lấy tiền mình ra trả. 2.3.3. Về phía phụ huynh Phụ huynh nên quan tâm, động viên các em, để các em có thêm nghị lực sống, niền tin vào sự đổi đời của cuộc sống, ngoài ra còn phải tạo những điều kiện tốt nhất, để các em có tâm lý thoải mái, học tập thật tốt. 3. Kết luận Qua quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của Dự án, Dự án Phù Sa đã giúp đỡ đƣợc rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ, giúp các em có ý chí, nghị lực, vƣơn lên hội nhập trong cuộc sống, tuy nhiên bên cạnh đó Dự án cũng 268
- gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực và vật lực, cần lắm những sự sẻ chia, chung tay của mọi ngƣời để giúp Dự án ngày càng phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo hoạt động Dự án Phù Sa giai đoạn 1 (2005-2007) [2]. Báo cáo Tổng kết hoạt động Dự án Phù Sa giai đoạn 2008- 2010 [3]. Báo cáo hoạt động Dự án Phù Sa 6 tháng đầu năm 2011. 269
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về phương pháp đổi mới dạy học ở trường trung học phổ thông: Phần 2
89 p | 166 | 32
-
VỀ VÙNG CAO TÌM HIỂU VĂN HÓA HÒA BÌNH - PHẦN 2
4 p | 159 | 19
-
Vài nét về sự tương đồng trong ẩn dụ từ vựng có thành tố phụ là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
5 p | 77 | 6
-
Thư viện ảo CGIAR: Khai thác công nghệ mới cho việc truy cập thông tin nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp
12 p | 73 | 2
-
Tìm hiểu về Nguyễn Hữu Chỉnh: Phần 1
36 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn