intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Khủng hoảng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
195
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . Nhưng thực chất, khủng hoảng tài chính là gì? I. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. II. Các loại khủng hoảng tài chính 1. Khủng hoảng ngân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Khủng hoảng

  1. Tìm hiểu về Khủng hoảng Tài chính Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . Nhưng thực chất, khủng hoảng tài chính là gì? I. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. II. Các loại khủng hoảng tài chính 1. Khủng hoảng ngân hàng
  2. Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoàn nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính. 2. Khủng hoảng trên thị trường tài chính Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các “bong bóng” đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào bản tệ, và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đểu đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường : họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua,
  3. tạo những cơn sốt ảo trên thị trường; và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá. 3. Khủng hoảng tài chính thế giới Tình trạng này xảy ra khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ. 4. Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay đầu tư và phá sản; và do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, các doanh nghiệp không thể vay vốn đầu tư, hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng. III. Nguyên nhân 1. Các xu hướng chung trên thị trường tài chính Giữa các nhà đầu tư trên thị trường tài chính luôn tồn tại một xu hướng chung. Thí dụ, nếu một nhà đầu tư cho rằng những người khác đều đang muốn mua USD, họ cũng sẽ mua vào USD; hay nếu một khách hàng nghĩ các khách hàng khác đang rút tiền ra khỏi ngân hàng thì người đó cũng sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng. Các xu hướng này chính là một trong những yếu tố gây khủng hoảng tài chính. Nhiều chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, khởi đầu của các xu hướng này là những chính sách mâu thuẫn của chính phủ, hoặc các bất ổn chính trị gây tác động tới tỷ giá cố định, làm mất lòng tin của nhân dân. 2. Các khoản vay đầu tư tài chính
  4. Thí dụ, nếu một doanh nghiệp chỉ đầu tư bằng tiền của chính mình, trong trường hợp rủi ro, doanh nghiệp đó sẽ mất đi toàn bộ số tiền của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vay tiền để mở rộng đầu tư, nó sẽ có khả năng thu lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư; nhưng cũng có thể sẽ mất đi nhiều hơn số tài sản vốn có. Vì vậy, có thể nói rằng, các khoản vay đầu tư có thể thu lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nguy cơ gây phá sản. Khi một doanh nghiệp hay một tập đoàn tài chính bị phá sản, điều đó đồng nghĩa với việc nó mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ, và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính. 3. Sự mất cân đối giữa thu nhập và số vay nợ. Sự mất cân đối này xảy ra khi các mối tương quan giữa thu nhập và số vay nợ không tương thích. Thí dụ, khi một ngân hàng nhận gửi những khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất kỳ lúc nào, rồi lấy số tiền thu được để cho vay những khoản vay dài hạn. Sự không tương xứng giữa những khoản tiền gửi không kỳ hạn và cho vay dài hạn là một trong những lý do khiến ngân hàng dễ phá sản ở những thời điểm khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt. 4. Gian lận Gian lận cũng đóng vai trò trong sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính, đó là khi các tập đoàn này lôi kéo các nhà đầu tư bằng những tuyên bố sai lệch về chiến lược đầu tư, hoặc khi lợi nhuận bị biển thủ. 5. Hiệu ứng dây chuyền Khủng hoảng tài chính có thể lan truyền từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, và từ quốc gia này sang các quốc gia khác. Chẳng hạn, khi một ngân hàng mất khả năng thanh khoản và phá sản, điều này có thể gây ảnh hưởng tới các ngân hàng cấp cao hơn, hoặc tới các tổ chức tín dụng,
  5. hay ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, kéo theo sự rối loạn trong hệ thống tài chính (tùy vào quy mô của ngân hàng), v.v… IV. Hệ quả và hậu quả của khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính, nói chung, thường gây ra những tác động lớn đối với cả xã hội. Bởi kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên khi nền kinh tế bị tác động mạnh, nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống. Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần không nhỏ làm đảo lộn trật tự xã hội. Trong tất cả các doanh nghiệp, tài chính luôn là vấn đề cốt lõi nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động. Khi gặp phải khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng đầu tư và phát triển, gây sự đình trệ trong công việc; thậm chí còn có thể phá sản. Sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác động tới các doanh nghiệp khác, và cao hơn nữa là tác động tới toàn bộ nên kinh tế, theo một hiệu ứng dây chuyền (tùy theo quy mô của doanh nghiệp). Không những thế, khủng hoảng tài chính còn góp phần gây ra những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Nó báo hiệu sự chấm dứt thế độc tôn của các “ông lớn” trên thị trường tài chính, góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Đồng thời, khủng hoảng tài chính cũng buộc người ta người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã quy định lên hệ thống tài chính từ trước tới nay, loại bỏ những nguyên tắc đã không còn thích hợp để tạo ra theo kịp những biến đổi trong xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2