Câu chuyện về chuyên gia phân tích
lượt xem 13
download
Câu chuyện về chuyên gia phân tích Gần đây, có nhiều báo cáo của các tổ chức nước ngoài đề cập đến tình hình nền kinh tế có thể diễn biến không lạc quan. Thế là nhiều nhà đầu tư và có cả những nhà phân tích nước ngoài và trong nước tỏ ra không đồng tình. Bài viết này góp nhặt những câu chuyện xung quanh mối quan hệ giữa nhà phân tích và nhà đầu tư trên thế giới. Trong lúc thị trường nợ thứ cấp ở Mỹ rơi vào khủng hoảng, nhiều nhà phân tích vẫn lạc quan là tình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu chuyện về chuyên gia phân tích
- Câu chuyện về chuyên gia phân tích Gần đây, có nhiều báo cáo của các tổ chức nước ngoài đề cập đến tình hình nền kinh tế có thể diễn biến không lạc quan. Thế là nhiều nhà đầu tư và có cả những nhà phân tích nước ngoài và trong nước tỏ ra không đồng tình. Bài viết này góp nhặt những câu chuyện xung quanh mối quan hệ giữa nhà phân tích và nhà đầu tư trên thế giới. Nhà phân tích: quá lạc quan khi thị trường tốt
- Trong lúc thị trường nợ thứ cấp ở Mỹ rơi vào khủng hoảng, nhiều nhà phân tích vẫn lạc quan là tình hình không quá xấu. Nó tương tự như nhận định của những nhà phân tích này về tình hình thị trường bất động sản của Anh cách nay một hai năm. Và căn bệnh lạc quan của các nhà phân tích phố Wall nói riêng và ở nhiều thị trường lớn nói chung vẫn khá trầm trọng. Điển hình là trước khi Bear Stearns tuyên bố lỗ và bị mua lại, nhiều nhà phân tích vẫn đề nghị cổ phiếu này vào nhóm mua vào vì đã giảm giá khá mạnh trước đó. Chẳng bao lâu sau khuyến nghị mua vào này, cổ phiếu Bear Stearns lại giảm giá tiếp gần 50% nữa!
- Tâm lý lạc quan này duy trì trong thời gian khá dài khi thị trường thế giới liên tục đi lên, và khi thị trường đi xuống, các nhà phân tích vẫn không thừa nhận rằng thị trường sẽ ảm đạm. Đây là ảnh hưởng của trạng thái tâm lý quá tự tin và cố chấp vào nhận định của mình. Mặt khác, họ cũng bị tác động từ phía công ty mà họ làm việc. Nếu đưa ra nhận định bi quan, các nhà đầu tư có thể ít giao dịch đi và ngồi chờ tình hình. Một số nghiên cứu cho thấy thị trường đi xuống thì giao dịch ít hơn thị trường đi lên vì không phải ai cũng bán khống được; hoặc là có người bán mà không có người mua. Vì vậy, hoa hồng và phí môi giới công ty nhận được sẽ thấp. Kết quả là các nhà phân tích này duy trì căn bệnh lạc quan của mình quá lâu.
- Phản ứng tiêu cực sau khi nhìn nhận sai lầm Sau khi đã tỏ ra quá lạc quan (vô tình hay cố ý) về triển vọng của một số loại cổ phiếu hay một số thị trường, điển hình là nền kinh tế Mỹ và đồng đô la, các nhà phân tích lại điều chỉnh lại bằng cách đưa ra các dự đoán ít lạc quan hơn, nhưng trong số đó lại có những người “sửa sai” quá mức bằng cách đưa ra các phán đoán rất tiêu cực. Điều này thể hiện tương đối rõ trên thị trường tiền tệ. Sau khi một số nhà phân tích đã “lỡ lời” rằng kinh tế Mỹ sẽ không quá xấu vào cuối năm ngoái, và khi thực tế ngược lại, họ đã đổi nhận định của mình sang hướng rất bi quan, cho rằng đồng đô la Mỹ sẽ mất giá mạnh và khi tỷ giá euro/đô la Mỹ lên tới 1,60, họ đã
- đưa ra dự báo là tỷ giá euro/đô la Mỹ sẽ duy trì lâu ở mức cao trên 1,65 vào giữa năm. Thực tế là đồng đô la Mỹ đã tăng lại nhanh và hiện tại đồng eruo vẫn chưa quay lại mức trên 1,60. Vậy là từ lạc quan thái quá về kinh tế Mỹ, họ đã chuyển qua bi quan thái quá. Chuyên gia phân tích nên được nhìn nhận đúng mức Có một thực tế cần được đặt ra ở đây là công chúng đầu tư, các tổ chức truyền thông, và chính một số nhà phân tích nhìn nhận không đúng vai trò của chuyên gia phân tích. Chuyên gia phân tích không phải là thánh để nói đúng tất cả (chỉ cần họ có khả năng nói đúng 80-90% thì họ đã không làm chuyên
- gia phân tích mà làm nhà đầu cơ hay nhà đầu tư huyền thoại rồi). Chuyên gia phân tích cũng không phải là thầy bói đưa ra các tuyên bố hên xui, không trách nhiệm. Mục đích của chuyên gia phân tích là tổng hợp, phân tích xu thế thị trường, đưa ra nhận định về cổ phiếu, tiền tệ hay một loại sản phẩm tài chính nào đó. Một chuyên gia phân tích giỏi cũng phải nhận ra những xu thế có thể diễn biến khác với dự đoán của mình và cảnh báo nhà đầu tư về chuyện đó. Chuyên gia phân tích biết mình có thể sai, và có thể nói cho nhà đầu tư biết trong tình huống nào anh ta sẽ sai, và khi đó nhà đầu tư sẽ nên chờ đợi điều gì. Biết điều gì có thể xảy ra, cả điều mong đợi lẫn không mong đợi
- và nói cho nhà đầu tư biết điều đó, đó là vai trò của chuyên gia phân tích. Có người đã đặt sai vai trò của chuyên gia phân tích khi hỏi họ những câu chẳng hạn như “cuối năm thị trường sẽ là bao nhiêu?”. Cách đặt vấn đề đó đã đặt chuyên gia phân tích vào những rủi ro mắc sai lầm, vì bản thân họ có thể biết những gì có thể xảy ra, nhưng không thể khẳng định chắc chắn. Ví dụ như phân tích kỹ thuật có thể chỉ ra những mức chống đỡ và kháng cự (supports and resistances), từ đó nhà đầu tư có thể đoán thị trường sẽ có thể đi đến những mức nào, ở những mức nào có thể cân nhắc tiến hành thoát khỏi vị thế, chỗ nào nên dừng lỗ... Chứ phân tích kỹ thuật không phải là đoán trước tương lai như nhiều người từng tuyên bố. Nguyên tắc phân tích kỹ thuật chỉ là xác định tâm lý và sức cung cầu trên thị trường đang như thế
- nào, đang tạo ra xu hướng gì, giúp xác định những tín hiệu biến đổi tâm lý và xu hướng, cũng như chỉ ra những mức cản tâm lý và kỹ thuật của thị trường. Dự báo tùy thuộc vào kinh nghiệm chủ quan, trực giác và năng lực từng nhà phân tích và nhà đầu tư. Người ta có thể biết chờ đợi (anticipate) những gì có thể xảy ra, nhưng không thể thấy trước (predict hay forecast) chính xác 100% được. Cũng như dự báo thời tiết hay động đất vậy, vẫn cần chuyên gia dự báo nhưng chuyên gia không thể nói chắc trúng. Tuy nhiên, giới truyền thông và giới đầu tư lại “quan trọng hóa” vai trò của một số tổ chức hay chuyên gia phân tích. Tổ chức này là nước ngoài, có tên tuổi, nên có thể nói đúng. Chuyên gia kia từng giữ vị trí này nọ, từng thành công trên thị trường vào lúc này lúc kia, nên được cho là sẽ nói đúng. Thực tế, chính giới đầu tư
- và truyền thông đã góp phần bóp méo nhiều thông điệp nghiêm túc của nhà phân tích. Nhưng cũng có không ít tổ chức và chuyên gia phân tích vì mục đích của mình, đưa ra các phân tích có ý đồ, đẩy thị trường lên hay dìm thị trường xuống. Nếu không như vậy, thì đạo luật Sarbanes Oxley mới của Mỹ không ưu ái “chiếu cố” quá trình kiểm soát các lợi ích của các nhà phân tích trong các báo cáo về các vụ IPO và các phân tích thường kỳ. Vì vậy, một thị trường lành mạnh hơn vừa phải đảm bảo thông tin của các nhà phân tích được chuyển tải đúng chừng mực, nhà đầu tư phản ứng có chừng mực và chuyên nghiệp với thông tin phân tích (không nên quá tin, cũng đừng nên có thành kiến, ác cảm).
- Nhà nước cũng phải bắt đầu quan tâm xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo các chuyên gia phân tích không bẻ cong ngòi bút để làm lợi cho mình. Giới truyền thông và nhà đầu tư cũng đừng tỏ ra ác cảm hay tạo áp lực nếu giới phân tích nói lời thật lòng mà không nghe lọt tai. Quan điểm phân tích một cổ phiếu hay một tình huống kinh tế (như một số báo cáo nước ngoài gần đây nhận định về kinh tế Việt Nam), có thể khác nhau. Nhưng chính vì có nhiều quan điểm được dũng cảm đưa lên mà công chúng đầu tư mới có đủ thông tin để đưa ra quyết định của mình. Lọc thông tin thế nào là do trình độ của nhà đầu tư; nhưng có nhiều thông tin để lọc xem ra vẫn tốt hơn. Quan trọng hóa, chỉ trích và lo buồn vì những báo
- cáo phân tích, không phải là một cách hành xử chuyên nghiệp. Phản biện và bình tĩnh tự đánh giá mới là cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm lược một số lý thuyết về cấu trúc vốn
7 p | 464 | 218
-
Giới thiệu một mô hình xác định cấu trúc vốn tối ưu
17 p | 443 | 195
-
Nhận diện các chỉ tiêu và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5 p | 411 | 162
-
Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp - Phần II
7 p | 244 | 113
-
PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI( LAND CLASSIFICATION )BÀI 1
5 p | 257 | 76
-
Cổ tức và phát triển doanh nghiệp
5 p | 134 | 58
-
Ba sai lầm đáng nhớ nhất của tỷ phú huyền thoại Warrent Buffett
5 p | 152 | 52
-
Giá trị thực và ảo của cổ phiếu Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về
4 p | 169 | 45
-
Một số câu hỏi và đáp án về môn sở giao dịch chứng khoán thế giới
14 p | 315 | 40
-
Biểu đồ và các dạng đồ thị thông dụng
2 p | 156 | 32
-
Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả sử dụng vốn - Lê Thị Lành
5 p | 349 | 24
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Dành cho hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp) - Hà Thị Thủy
143 p | 193 | 15
-
Mô tả công việc Chuyên viên Kiểm toán nội bộ
1 p | 92 | 9
-
Sửa Luật Chứng khoán và câu chuyện về sự chờ đợi
3 p | 96 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia: Chương 2 - ĐH Thương Mại
8 p | 54 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 p | 13 | 4
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng nâng cao (Advanced non-bank financial institutions management)
32 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn