intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về lịch sử tranh sơn mài

Chia sẻ: Nguyenxuan Truong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

603
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc tranh sơn mài trở thành chất liệu của hội họa lại xảy ra trong trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương. Một số sinh viên yêu chất liệu truyền đã đăng ký và xin phép nhà trường được dùng chất này để thử nghiệm và làm tranh nghệ thuật trong đó phải kể đến sự năng nổ mạnh dạn của Nguyễn Gia Trí ông dùng chất liệu này để thể hiện những bộ tứ bình lớn ..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về lịch sử tranh sơn mài

  1. LỊCH SỬ TRANH SƠN MÀI Việc tranh sơn mài trở thành chất liệu của hội họa lại xảy ra trong trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương. Một số sinh viên yêu chất liệu truyền đã đăng ký và xin phép nhà trường được dùng chất này để thử nghiệm và làm tranh nghệ thuật trong đó phải kể đến sự năng nổ mạnh dạn của Nguyễn Gia Trí ông dùng chất liệu này để thể hiện những bộ tứ bình lớn có nội dung về phong cảnh và chất liệu đã được chấp nhận Có lẽ do vẻ đẹp lộng lẫy vàng son mà tranh sơn mài bỏ ra phù hợp với sự xuất hiện trong trang trí nội thất. Những nhà giàu khá giả thường trang trọng treo tranh sơn mài trong trong phòng khách của minh Tuy nhiên trong quy trình sản xuất phức tạp và phải dùng đến rất nhiều chất liệu quý nên trong sản xuất khoảng những năm 1944 đến 1954 kháng chiến ác liệt nên tranh sơn mài không phát triển mấy , đến khi hòa bình lập lại, và Hội Mĩ Thuật Việt Nam được thành lập và đến khoảng năm 1958 chất liệu sơn mài mới tiếp tục được tìm tòi sáng tạo đưa vào trong chương trình giảng dạy và trở thành chất liệu của Mĩ Thuật Việt Nam đương đại như ngày nay ĐÔI NÉT VỀ CHẤT LIỆU Có thể nói đây là chất liệu độc đáo nhất trong hội họa đương đại Việt Nam. Vì tên gọi xuất phát từ quá trình phức tạp làm nên một bức tranh Chất Sơn Là nhựa của một loại cây than gỗ được khai thác như nhựa cây cao su, nhựa trắng đục như màu cà phê sữa loại cây này mọc nhiều ở vùng núi phía bắc, đặc biệt mọc nhiều ở tỉnh Phú Thọ, nên còn được gọi là sơn Phú Thọ được đựng trong thùng gỗ hay trong cong sành khi sử dụng phải có quá trình đánh sơn để phân loại được các sản phẩm như sau: Sơn quang Sơn phủ Sơn lót Sơn hom Có những độ đen bóng khác nhau và công năng sử dụng cũng khác nhau Nền cua tranh sơn mài ( vóc) chất liệu sơn mài đặc biệt ở chỗ nền để vẽ tranh hoặc làm đồ mỹ nghệ cũng được làm từ nhựa sơn, thường dùng ván ép hoặc ván xẻ phẳng sau đó phủ một lớp vải tám kín lên bề mặt trước sau và bên hông ( dùng cây thét tương tự như cây cọ để trét sơn hom lên trên vải, miếng vải sẽ dính chặt vào mặt ván ở các phía. Tiếp tục đem miếng ván được thể hiên công đoạn trước để trên bể nước được phủ kín không gian bằng vải bố và phun nước một thời gian ngắn sẽ khô. Sau khoảng hai ngày khi nền mặt đã khô người ta dùng giấy nhám chà mặt chính cho thật phẳng sẽ được một miếng nền để vẽ tranh Màu Để Vẽ Tranh Sơn Mài Màu trắng: được dùng từ vỏ trứng vịt lộn, hay trứng gà. Màu xanh: lấy từ bột phẩm màu. Màu vàng cộng với kim loại bạc (Ag) sẽ được vàng quỳ, hay bạc quỳ Màu đỏ: làm từ bột sa khoáng cộng với chất thủy ngân (Hg) “ còn gọi là bột son” thì được các thứ như: Tươi – Thắm – Trai – nhì. Đặc biệt màu đỏ dùng để vẽ tranh sơn mài thi có màu đỏ rất cao và đẹp vô cùng mà không có màu đỏ nào có sắc đỏ được như vậy. Quá trình làm tác phẩm tranh sơn mài rất phức tạp và tốn kém vì theo quan niêm cũ mặt tranh phải phẳng như mặt mặt gương mới hoàn thiên, nên quá trình mài diễn ra lien tục. Ngày nay trong quan niệm hiện đại vẻ đẹp của bề mặt tranh đã được diễn đạt tự do hơn và vì thế có thể chia tác phẩm sơn mài thành hai giai đoạn khác nhau:
  2. Giai Đoạn 1 – có những tác giả và tác phẩm như Nguyễn Gia Trí với tác phẩm : “ Vườn Xuân Trung Nam Bắc”- “ Thiếu Nữ Bên Đầm Sen” tranh liền tấm, gồm 5 tấm vóc. “ Thiếu Nữ Bên Hoa Phù Dung”. “Thuyền Và Tre” vẽ trên cánh cửa tủ của lãnh sứ quán Pháp tại Sài Gòn Hoàng Tích Chù: “ Tổ Đổi Công MIền Núi”… Giai Đoạn 2 – có họa sỹ trẻ với các tác phẩm: Lê Sỹ Thăng, với nhiều tác phẩm về con người được đắp nổi.. Đinh Quân, với những loạt tranh vẽ về cửa thiền nhà phật.. Nguyễn Xuân Việt, với những tranh bố cục về con người và cách mạng Nguyễn Minh Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0