intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín dụng tăng trưởng âm là điều quá bình thường

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

102
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều doanh nghiệp đang xếp hàng xin vay và chỉ cần ngân hàng cho vay là dư nợ tăng lên. Nhưng ngân hàng chấp nhận dư nợ giảm xuống, bởi quan ngại tích tụ rủi ro vào trong hàng tồn kho trong bối cảnh không có đầu ra. Nếu ngân hàng tiếp tục cho vay, đó là một giải pháp kinh doanh tín dụng không thông minh và đối với doanh nghiệp đó cũng là một giải pháp thương mại không thông minh. Làm sao để tiêu thụ hàng tồn kho thì không còn là vấn đề của ngân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín dụng tăng trưởng âm là điều quá bình thường

  1. Tín dụng tăng trưởng âm là điều quá bình thường Rất nhiều doanh nghiệp đang xếp hàng xin vay và chỉ cần ngân hàng cho vay là dư nợ tăng lên. Nhưng ngân hàng chấp nhận dư nợ giảm xuống, bởi quan ngại tích tụ rủi ro vào trong hàng tồn kho trong bối cảnh không có đầu ra. Nếu ngân hàng tiếp tục cho vay, đó là một giải pháp kinh doanh tín dụng không thông minh và đối với doanh nghiệp đó cũng là một giải pháp thương mại không thông minh. Làm sao để tiêu thụ hàng tồn kho thì không còn là vấn đề của ngân hàng hay doanh nghiệp, mà là vấn đề ở tầm quốc gia. Trên thế giới, bất cứ nước nào giảm tổng cầu thì lạm phát đều giảm xuống, bởi tổng cầu là một cấu phần trong GDP. Năm nay, chúng ta đang phấn đấu GDP tăng 5 - 5,5%, nhưng nếu tín dụng được khơi thông, không kích cầu được thì sẽ rất khó khăn. Đó là tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát. Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng rất lớn, khác với nhiều nền kinh tế khác là chu chuyển vốn phụ thuộc vào TTCK. Ở các quốc gia khác, đòn cân nợ thấp (vốn tín dụng tự có và vốn vay ngân hàng), nhưng ở Việt Nam, đòn cân nợ rất cao. Ở các nước trên thế giới, doanh nghiệp có 7 - 8 đồng chỉ vay ngân hàng 2 đồng, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Đó là thực trạng của cấu trúc tài chính Việt Nam nên chúng ta phải chấp nhận. Mà đã chấp nhận hình thức này, nếu tín dụng không được bơm ra sẽ ảnh hưởng đến tăng
  2. trưởng, mà bơm ra nhiều thì ảnh hưởng đến lạm phát. Cho nên, Chính phủ đang phải điều hành theo tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng. Một bộ phận doanh nghiệp đang “kêu” rất nhiều về việc không tiếp cận được tín dụng từ ngân hàng. Ông có bình luận gì về việc này? NHNN cũng có họp với G14 về vấn đề này. Thực ra, không phải là doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, bởi ngân hàng vẫn cho vay, nhưng vấn đề là hàng tồn kho của các doanh nghiệp quá lớn, không luân chuyển được hàng, không bán được hàng sẽ không có tiền để hoàn trả. Thế nên, câu chuyện đặt ra bây giờ là doanh nghiệp vay vốn để làm gì? Đây không còn là câu chuyện của chính sách tiền tệ nữa, mà là câu chuyện tăng sức cầu của nền kinh tế. Chính phủ phải giảm tổng cầu, nên các công trình xây dựng bị đình trệ để chống lạm phát, nhưng hiện nay, chúng ta cần phải tạo sức cầu của nền kinh tế. Trong khi đó, việc tăng sức cầu không phải là do chính sách tiền tệ tạo nên, mà đó phải là chính sách đầu tư công, chính sách đầu tư của Chính phủ… NHNN đã chỉ đạo rất sát lãi suất và bản thân các ngân hàng đang làm rất nhiều việc để giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Nhưng tại sao ngân hàng không cho vay với lãi suất 14 - 15%/năm, mà lại gửi vào thị trường liên ngân hàng với lãi suất 3 - 4%/năm? Đó là điều mà các doanh nghiệp cũng cần phải nghĩ. Có ý kiến cho rằng, dù khó khăn nhưng ngân hàng vẫn sống khỏe, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay rất cao, tới 6%/năm? Về việc này, tôi có phát biểu tại cuộc họp rằng, người ta nói chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ở mức 5 - 6%/năm, nhưng ở Eximbank bây giờ chỉ là
  3. 2,6%/năm và tất cả các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng nào làm giỏi thì 3%/năm, còn ngân hàng làm dở thì 1,5 - 1,8%/năm, chứ không hề có mức 6%/năm. Hiện nay, có một số ngân hàng cho vay 18%/năm, nhưng thực chất họ không thể thu được 18%/năm, mà phải miễn, giảm lãi suất xuống 15 - 16%/năm, bởi doanh nghiệp đang khó khăn. Do vậy, chi phí huy động vốn chi thực cho người gửi tiền và doanh thu tín dụng thu thực từ người vay có khả năng chỉ chênh nhau 2,5 - 3%/năm. Lãi suất vừa tiếp tục hạ, theo ông, đâu là mức lãi vay phù hợp cho cả ngân hàng và doanh nghiệp? Các ngân hàng đang cho vay nhiều mức khác nhau, nhưng tựu trung, NHNN cần công bố một lộ trình giảm lãi suất. Nếu năm nay, lạm phát ở mức 7 - 8% thì lãi suất có xuống đáy cũng phải 9 - 10%/năm, chứ lãi suất không thể xuống thấp hơn lạm phát. Ông đề cập tới “sức khỏe” doanh nghiệp như một nút thắt cần tháo gỡ cho ngân hàng, chứ không phải ngược lại. Vậy đâu là “nút thắt” của các doanh nghiệp hiện nay? Giá xăng hạ xuống, nhưng đường tắc hết, liệu xe chạy được không? Vấn đề là phải giải phóng các con đường, chứ không phải là vấn đề giá xăng cần phải hạ. Do vậy, tựu trung, hiện nay cần phải tạo sức cầu của nền kinh tế bằng các chính sách đầu tư công, chính sách kích cầu, kể cả kích cầu tiêu dùng cho nền kinh tế. Nghĩa là, về tổng thể phải khơi dòng nước chảy lớn. Đó cũng là lý do vì sao vừa rồi Thủ tướng yêu cầu phải có các chính sách kích cầu cho nền kinh tế. Thuế là một chính sách kích cầu gián tiếp và có tác dụng rất mờ nhạt. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải “sống” để bán được hàng thì mới nộp được thuế. Do
  4. vậy, cần kích cầu trực diện. Tuy nhiên, vẫn cần phải cân đong đo đếm việc kích cầu có mở đường cho lạm phát cao tái phát hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1