intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích tình hình phát triển tín dụng xanh của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. TÍN DỤNG XANH TẠI MỘT SỐ NG N HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Lê Thuỳ Dung(1), Võ Hoàng Diễm Trinh(2), Thân Thị Bình(3) TÓM TẮT: Tín dụng xanh Ďã phát triển nhanh chóng trong những năm gần Ďây và trở thành trụ cột của tài chính xanh, là Ďộng lực quan trọng thúc Ďẩy phát triển kinh tế xanh trong tương lai. Dư nợ tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam có xu hướng tăng trưởng qua các năm, giúp Ďịnh hướng phát triển dòng vốn vào các dự án carbon thấp, dự án hỗ trợ chuyển Ďổi xanh, thúc Ďẩy các ngành công nghiệp xanh trở thành Ďiểm tăng trưởng kinh tế mới... Tuy nhiên, quá trình phát triển tín dụng xanh vẫn còn phải Ďối mặt với một số thách thức liên quan hệ thống khuôn khổ pháp lí về tín dụng xanh, nguồn vốn cho các NHTM thực hiện tín dụng xanh; rào cản về công nghệ; nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng (TCTD)… Bài viết Ďã tập trung phân tích tình hình phát triển tín dụng xanh của một số NHTM tại Việt Nam, từ Ďó Ďề xuất một số khuyến nghị góp phần phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Tín dụng xanh, dự án xanh, ngân hàng, Việt Nam. ABSTRACT: Green credit has developed rapidly in recent years and has become a pillar of green finance, an important driving force in promoting green economic development in the future. The green credit balance of commercial banks in Vietnam tends to grow over the years, helping to orient development capital flows into low-carbon projects, projects supporting green transformation, and promoting green industry has become a new economic growth point... However, the green credit development process still faces some challenges related to the legal framework system on green credit; capital sources of Commercial banks implementing green credit; technological barriers; awareness, and capacity of credit institutions... The article has focused on analyzing the situation of green credit development of some commercial banks in Vietnam, thereby proposing a number of recommendations for the development of green credit in Vietnam in the coming time. Keywords: Green credit, green project, bank, Vietnam. 1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Email: lethuydung@naue.edu.vn 2. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 746
  2. 1. Giới thiệu Tín dụng xanh Ďã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần Ďây, Ďược xem là hướng Ďi tất yếu của ngành tài chính - ngân hàng trên thế giới. Thông qua việc thực hiện chính sách tín dụng xanh Ďã tích hợp các yếu tố sinh thái và môi trường vào hoạt Ďộng của từng doanh nghiệp có liên quan, khuyến khích chuyển Ďổi mô hình/dự án xanh như dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ sạch,… góp phần giải quyết những thách thức về biến Ďổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, thúc Ďẩy phát triển nền kinh tế bền vững (Chen & cộng sự, 2018; Bos & Gupta, 2019). Chính sách tín dụng xanh Ďã làm giảm hiệu quả hoạt Ďộng Ďầu tư và mức vay dài hạn của các ngành sử dụng nhiều năng lượng và các công ty gây ô nhiễm nặng (Sun & cộng sự, 2019; Yao & cộng sự, 2021; Xiao & cộng sự, 2022). Các TCTD kiểm soát ngưỡng tín dụng, Ďánh giá tiêu chí liên quan Ďảm bảo quy Ďịnh về môi trường của các dự án/mô hình kinh doanh, xem Ďây là một trong những Ďiều kiện tiên quyết Ďể cho phê duyệt khoản vay. Các TCTD này có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp phù hợp với các lĩnh vực xanh, bao gồm bảo tồn môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm lượng carbon, năng lượng tái tạo,… do Ďó các tổ chức này Ďang tích cực hỗ trợ cho vay Ďối với các dự án xanh (Aintablian & cộng sự, 2007; Chen & cộng sự, 2024). Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường Ďã quy Ďịnh Ďiều khoản về tín dụng xanh, cho thấy Chính phủ Ďã xem xét tín dụng xanh như một công cụ bảo vệ môi trường thiết yếu. Bên cạnh Ďó, sự ra Ďời của Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng; Thông tư số 17/2022/TT-NHNN về hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt Ďộng cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quyết Ďịnh số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam; Quyết Ďịnh số 1408/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành Ďộng của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 Ďã thể hiện vai trò quan trọng của tín dụng xanh trong lộ trình phát triển ngân hàng xanh gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thúc Ďẩy mục tiêu tăng trưởng xanh. Do Ďó, việc nghiên cứu về tình hình tín dụng xanh ở Việt Nam là cần thiết. 2. Một số vấn đề chung về tín dụng xanh 2.1. Khái niệm về tín dụng xanh Các vấn Ďề về tín dụng xanh Ďã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới trong thời gian gần Ďây. Yasmin và Akhter (2021) cho rằng tín dụng xanh có nghĩa là cung cấp các khoản vay và/hoặc tái cấp vốn cho các dự án có khả năng góp phần bảo vệ môi trường và/hoặc giảm tác Ďộng có hại Ďến môi trường. Trong khi, Xiao & cộng sự (2022), nhận thấy chính sách tín dụng xanh quy Ďịnh những hạn chế tín dụng nghiêm ngặt Ďối với các công ty gây ô nhiễm 747
  3. cao, buộc họ phải giảm tiêu thụ năng lượng và Ďầu tư, Ďồng thời chuyển sang các biện pháp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, tín dụng xanh Ďược Ďề cập tại Ďiều 149, Luật số 21/VBHN- VPQH về Luật Bảo vệ môi trường. Theo Ďó, ―Tín dụng xanh là tín dụng Ďược cấp cho dự án Ďầu tư sau Ďây: Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Ứng phó với biến Ďổi khí hậu; Quản lí chất thải; Xử lí ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và Ďa dạng sinh học; Tạo ra lợi ích khác về môi trường‖. Khái niệm về tín dụng xanh có thể tiếp cận theo các quan Ďiểm khác nhau, nhìn chung có thể hiểu ―tín dụng xanh‖ Ďề cập Ďến các khoản vay Ďược cung cấp cho hoạt Ďộng Ďầu tư/tài trợ dự án, vận hành và quản lí rủi ro dự án với mục Ďích hỗ trợ cải thiện môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm Ďến môi trường. 2.2.Vai trò của tín dụng xanh đối với mục tiêu phát triển bền vững - T n dụng xanh g p phần cải thiện chất lượng môi trường Thế giới hiện nay Ďang phải Ďối mặt với các vấn Ďề cấp bách về môi trường như biến Ďổi khí hậu, mất Ďa dạng sinh học, khan hiếm nước, ô nhiễm không khí và quản lí chất thải. Thông qua việc thay Ďổi trong chiến lược cho vay truyền thống, chuyển sang cho vay các dự án xanh Ďặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải có những Ďổi mới về công nghệ xanh, ưu tiên các dự án/sáng kiến thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả, nông nghiệp bền vững và các sáng kiến khác góp phần bảo tồn môi trường... Với việc các quốc gia ban hành các văn bản hướng dẫn về tín dụng xanh, các quy Ďịnh liên quan Ďể ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, các TCTD Ďược khuyến khích Ďánh giá kỹ các rủi ro môi trường, coi quản lí rủi ro môi trường là Ďiều kiện tín dụng tiên quyết khi phát hành các khoản vay, tạo cơ chế sàng lọc và giám sát dự án Ďược phê duyệt. Chính sách tín dụng xanh thường sử dụng các loại hình, Ďiều khoản, lãi suất, hạn mức cho vay Ďể hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, Ďồng thời áp dụng các hình thức xử phạt về tài chính như từ chối cấp vốn vay cho các doanh nghiệp không Ďáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, hạn chế số tiền cho vay Ďối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm cao. Các TCTD có thể Ďưa ra yêu cầu bắt buộc liên quan báo cáo về môi trường Ďể xem xét phê duyệt khoản vay. Đối với các dự án tài trợ tín dụng xanh, các TCTD tiến hành Ďánh giá và phân loại linh hoạt rủi ro môi trường và xã hội của khách hàng thông qua các tiêu chuẩn Ďánh giá rủi ro môi trường và xã hội dành riêng cho khách hàng, Ďồng thời sử dụng kết quả tương ứng làm cơ sở quan trọng Ďể xếp hạng, tiếp cận, quản lí và phê duyệt hạn mức tín dụng. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính Ďã phát huy năng lực hoạt Ďộng của các TCTD, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của các giao dịch tín dụng xanh thông qua việc tự Ďộng hoá một số quy trình liên quan Ďến giám sát và báo cáo tác Ďộng môi trường. Vì thế, Ďể Ďáp ứng các Ďiều kiện tín dụng xanh và Ďược hưởng những ưu Ďãi tài 748
  4. chính do tín dụng xanh mang lại, các doanh nghiệp Ďược khuyến khích thực hiện các hành Ďộng tích cực vì môi trường, chủ Ďộng Ďầu tư mới vào các quy trình sạch và bền vững Ďể có thể tiếp cận Ďược nguồn tín dụng xanh. Do vậy, tín dụng xanh trở thành một trong những công cụ quan trọng và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường. - T n dụng xanh g p phần thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững Tín dụng xanh chiếm vị trí chủ Ďạo của tài chính xanh, Ďược xem là cầu nối thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các TCTD với các ngành và doanh nghiệp xanh. Các TCTD tác Ďộng trực tiếp Ďến nguồn cung vốn và tác Ďộng gián tiếp Ďến tiến bộ khoa học công nghệ, hướng dẫn nguồn vốn chảy từ các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm cao sang các ngành mới nổi có công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến nhằm mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng Ďổi mới công nghệ, rút khỏi các dự án gây ô nhiễm môi trường cao, chuyển Ďổi Ďổi mô hình kinh doanh gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tín dụng xanh thúc Ďẩy sản xuất, tiêu dùng, Ďầu tư theo hướng thân thiện với môi trường; Ďược xem như là một biện pháp kích thích kinh tế, dẫn Ďến Ďiều chỉnh cơ cấu công nghiệp và thúc Ďẩy hình thành Ďầu tư xanh (Yao & cộng sự, 2016). Đồng thời, tín dụng xanh cung cấp nguồn vốn dài hạn, làm tăng lợi tức Ďầu tư của các dự án xanh, giảm lợi tức Ďầu tư của các dự án gây ô nhiễm, Ďịnh hướng các kỳ vọng Ďổi mới Ďầu tư theo hướng gia tăng nhu cầu chuyển Ďổi xanh của các doanh nghiệp phát thải carbon cao, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, từ Ďó góp phần thúc Ďẩy tăng trưởng xanh bền vững. 2.3. Th c tiễn tín dụng xanh ở một số quốc gia trên thế giới 2.3.1. Trung Quốc Tín dụng xanh là công cụ xanh sớm nhất, Ďược xem là trụ cột cốt lõi trong các cuộc cải cách tài chính xanh ở Trung Quốc. Tổng dư nợ cho vay xanh tại quốc gia này Ďang tăng lên trong tổng dư nợ tín dụng, tăng từ 8.8 năm 2013 lên 10.4 vào cuối năm 2019, Ďạt tổng cộng tích luỹ hơn 1.5 nghìn tỉ USD(1) với các lĩnh vực áp dụng ngày càng mở rộng như bảo vệ môi trường, năng lượng, bảo tồn nước, công nghiệp văn hoá và sáng tạo mới nổi. Tính Ďến cuối quý 3/2022, tổng dư nợ cho vay xanh bằng nội tệ và ngoại tệ của Trung Quốc là khoảng 3 nghìn tỉ USD tăng khoảng 31 so với năm 2021, chiếm khoảng 10 tổng thị trường cho vay của Trung Quốc(2). Những năm gần Ďây, các chính sách của chính phủ Trung Quốc Ďã thúc Ďẩy các ngân hàng hạn chế cấp vốn cho các lĩnh vực gây ô nhiễm cao. 2.3.2. Singapore Ở Singapore, các ngân hàng thường có quy Ďịnh riêng Ďể Ďánh giá ―dự án xanh‖, trong Ďó Ďặt ra các tiêu chí Ďánh giá và Ďiều kiện, yêu cầu thẩm Ďịnh, nguyên tắc báo cáo và quy trình xác minh nhằm Ďảm bảo nguồn vốn Ďược giải 1. https://www.climatepolicyinitiative.org/wp-content/uploads/2020/08/081220Green-Bankin-trends.pdf 2. https://greenfdc.org/green-finance-trends-in-china-2-green-finance-instruments 749
  5. ngân cho các dự án xanh thực sự. Chẳng hạn như, HSBC ưu tiên khoản vay xanh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có các chứng nhận hiện có từ các cơ quan quản lí ngành của Singapore như các chứng nhận Chương trình Nhãn xanh Singapore, năng lượng tái tạo, sinh thái,… Các ngân hàng cũng có thể yêu cầu công ty Ďi vay công bố Ďịnh kỳ các số liệu hiệu quả hoạt Ďộng ―xanh‖ quan trọng. Các ngân hàng nội Ďịa lớn của Singapore Ďã cam kết ngừng tài trợ cho các nhà máy Ďiện than mới; ưu tiên cung cấp các khoản vay xanh và liên kết bền vững, Ďặc biệt là các dự án phát triển bất Ďộng sản mới có chứng nhận xanh. Trong năm 2018 - 2020, các ngân hàng Ďã cung cấp khoảng 25.5 tỉ USD các khoản vay xanh và liên kết bền vững(1); Ďối với các khoản vay ít nhất là 20 triệu Ďô la Singapore với thời hạn tối thiểu là 3 năm sẽ Ďược cơ quan tiền tệ quốc gia này trợ cấp tối Ďa là 100,000 Ďô la Singapore cho mỗi khoản vay. Đến hết cuối quý 3/2023, tỉ lệ cho vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công trình xanh Ďã tăng 67 lên 38 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2022. 2.3.3. Philippines Với chính sách phê duyệt cấp thêm 15 Ďối với các khoản vay cho các dự án xanh/bền vững mà Ngân hàng Trung ương Ďưa ra; cùng với việc cho phép tổ chức nước ngoài sở hữu 100 các dự án năng lượng tái tạo Ďã thúc Ďẩy phát triển các dự án xanh, bền vững tại Philippines. Bên cạnh Ďó, Ngân hàng Trung ương Philippines ban hành quy Ďịnh không dán nhãn xanh cho các dự án liên quan Ďến nhiên liệu hoá thạch và khai thác, các dự án than quy hoạch mới sẽ không còn nhận Ďược giấy phép theo quy Ďịnh của Bộ Năng lượng, các quy Ďịnh này sẽ hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của các dự án gây ảnh hưởng Ďến môi trường. Tính riêng năm 2019, 10.6 tổng danh mục cho vay của hệ thống ngân hàng Ďể tài trợ cho các dự án xã hội và dự án xanh. Theo thống kê, Ďến cuối tháng 11/2020, NHTM Rizal Ďã dành khoảng 70 tỉ peso Ďể tài trợ bền vững, trong Ďó 75 tổng danh mục Ďầu tư tài trợ cho các dự án xanh(2). Nhìn chung, Chính phủ các quốc gia này Ďang nỗ lực thực hiện tín dụng xanh và cải thiện cơ cấu tín dụng của các TCTD. Chính sách tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp liên quan trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, v.v.. Quy mô tín dụng xanh vẫn còn rất nhiều cơ hội Ďể phát triển ở các quốc gia, và Ďang trở thành công cụ huy Ďộng vốn quan trọng trong quá trình hỗ trợ, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, sản xuất sạch, năng lượng sạch, bảo vệ sinh thái, phủ xanh cơ sở hạ tầng và dịch vụ xanh và nhiều nguồn lực công nghiệp khác. Tuy nhiên, các TCTD có thể Ďối mặt với các rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro chính sách tài chính xanh, rủi ro về tiến Ďộ xây dựng tiêu chuẩn tín dụng xanh... trong quá trình triển khai. Mặt khác, tín dụng xanh có yêu cầu cao hơn và xét duyệt chặt chẽ hơn so với kinh doanh tín dụng truyền thống, Ďồng thời quy trình cho vay phức tạp hơn nên nhiều chủ thể 1. https://www.elibrary.imf.org/ 2. https://www.philstar.com/business/2023/01/26/2240181/rcbc-ramps-green-financing 750
  6. thị trường vẫn chưa Ďược hưởng lợi từ nó. Vì thế, các quốc gia Ďang nỗ lực hoàn thiện hơn về cơ chế chính sách tín dụng xanh trong thời gian tới. 3. Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại một số ngân hàng ở Việt Nam 3.1. Kết quả đạt được Tính Ďến hết quý II/2023, toàn hệ thống ngân hàng Ďã có 43 Ďơn vị cấp tín dụng xanh với dư nợ cấp tín dụng xanh chiếm hơn 4 tổng dư nợ toàn nền kinh tế, trong Ďó chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp xanh(1). Một số TCTD tham gia cấp tín dụng xanh như: Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Quân Đội (MBBank)… Năm 2023, toàn hệ thống Ďã có 6 ngân hàng có cổ phiếu Ďược xếp vào nhóm 20 cổ phiếu Ďược Ďánh giá có Chỉ số phát triển bền vững (VNSI) tốt nhất thị trường gồm CTG (Mã cổ phiếu của Vietinbank), HDB (HDBank), MBB (MBBank), TPB (TienPhongBank), VCB (Vietcombank), VPB (VPBank)(2). Bảng 1: Danh sách cổ phiếu ngành ngân hàng xếp vào nhóm 20 cổ phiếu đƣợc đánh giá có Chỉ số phát triển bền vững (VNSI) tốt nhất thị trƣờng năm 2023 Tên ngân hàng Mã cổ Thứ Giới hạn tỉ TT phiếu hạng trọng vốn hoá 1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam CTG 4 100% Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố 2 HDB 8 100% Hồ Chí Minh 3 Ngân hàng Quân Đội MBB 11 84.57% 4 Ngân hàng Tiên Phong TPB 16 100% 5 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 17 82.75% 6 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 20 48.37% (Nguồn: https://www.hsx.vn/) Theo số liệu thống kê tại Báo cáo thường niên qua các năm giai Ďoạn 2018 - 2022 của VietinBank, tỉ trọng tài trợ dự án xanh trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này Ďã tăng từ mức 1.47% (năm 2018) lên Ďến 4.05% (vào giữa năm 2021) và Ďạt mức 6.05% (năm 2022); tính riêng năm 2021, dư nợ tín dụng xanh của ngân hàng này tăng trưởng 80% so với năm 2020. VietinBank Ďã triển khai cấp tín dụng xanh cho các dự án xanh hoạt Ďộng ở 6 lĩnh vực: Nông nghiệp xanh; Lâm nghiệp bền vững; Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Tái chế, tái sử dụng 1. https://mof.gov.vn 2. https://www.hsx.vn/ 751
  7. các nguồn tài nguyên; Xử lí chất thải và phòng chống ô nhiễm; Quản lí nước bền vững tại khu vực Ďô thị và nông thôn. Trong Ďó, Vietinbank chủ yếu cấp cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, với tỉ lệ trong tổng dư nợ tín dụng xanh Ďạt 65 năm 2019, 71 năm 2020, riêng năm 2022 chủ yếu cấp cho các dự án năng lượng tái tạo (Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2019, 2020, 2022). Đặc biệt, toàn bộ các Ďề nghị cấp tín dụng xanh Ďã phê Ďều Ďược Vietinbank Ďánh giá rủi ro về môi trường và xã hội. Thời gian qua, VietinBank Ďã và Ďang tham gia, phối hợp tích cực với các tổ chức tài chính lớn như Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng MUFG Ďể nghiên cứu và tìm kiếm các cơ hội tham gia vào thị trường trái phiếu xanh Ďầy tiềm năng tại Việt Nam. Bảng 1. Tình hình cấp tín dụng xanh tại VietinBank năm 2019, 2020 Tỉ trọng dƣ nợ tín dụng dành cho dự án Năm Dự án/Lĩnh vực so với dƣ nợ tín dụng xanh trong năm Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch 65% Quản lí nước bền vững tại khu vực Ďô thị và 2019 17% nông thôn Xử lí chất thải và phòng chống ô nhiễm 16% Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch 71% Quản lí nước bền vững tại khu vực Ďô thị và 2020 14% nông thôn Xử lí chất thải và phòng chống ô nhiễm 13% (Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2019, 2020) Trong khi, theo số liệu báo cáo thường niên các năm giai Ďoạn 2018 - 2022 của BIDV, dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng này tăng trưởng qua các năm, từ 1.8 năm 2018 lên mức, 1.9 năm 2019 và Ďạt 4.25 năm 2022. Chỉ tính riêng năm 2021, Thỏa ước tín dụng xanh SUNREF 100 triệu USD Ďã Ďược ký kết giữa BIDV và AFD Ďể tài trợ các dự án Ďầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm 2022, BIDV dẫn Ďầu thị trường về tài trợ các dự án xanh, trong Ďó tổng dư nợ tài trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 85 tổng dư nợ tín dụng xanh của ngân hàng này (Báo cáo thường niên BIDV năm 2022). 752
  8. Bảng 2. Tỉ trọng dƣ nợ tín dụng xanh trên tổng dƣ nợ tín dụng của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2020 - 2022 4,50% 4,25% 4,00% 3,50% 3,30% 3,00% 2,70% 2,50% 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00% 2020 2021 2022 (Nguồn: Thống kê từ Báo cáo thường niên BIDV qua các năm giai đoạn 2020 - 2022) Tại Vietcombank cũng Ďã chú trọng Ďẩy mạnh trong việc cấp tín dụng Ďối với các dự án xanh bao gồm: nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế và tái sử dụng tài nguyên, xử lí chất thải, quản lí nước bền vững tại Ďô thị và nông thôn,… Đến cuối năm 2021, tỉ trọng dư nợ cho vay các dự án ―Xanh‖ tại VCB Ďã tăng gấp Ďôi so với năm 2020, riêng dư nợ tín dụng tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch Ďã tăng trưởng gần 350 (Báo cáo thường niên VCB, 2021). Dư nợ cho các dự án xanh cuối năm 2022 Ďã chiếm trên 4 tổng dư nợ của VCB. Trong Ďó, vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm hơn 87 ; các dự án quản lí nước bền vững chiếm hơn 7 , dự án tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên; xử lí chất thải, phòng, chống ô nhiễm hơn 2.5 , công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, công trình xanh và giao thông bền vững khoảng 3 (Báo cáo thường niên Vietcombank, năm 2022). Năm 2022, công ty chứng khoán Vietcombank Securities cũng tư vấn phát hành thành công 1,725 tỉ Ďồng trái phiếu xanh theo tiêu chuẩn quốc tế cho Công ty Tài chính cổ phần Điện lực EVNFinance (Báo cáo thường niên Vietcombank, năm 2022). Đối với khu vực ngoài quốc doanh, MBBank Ďã xây dựng Ďịnh hướng ưu tiên thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Tính Ďến hết quý IV/2021, MBBank Ďã tài trợ gần 1,300 dự án tín dụng xanh với tổng quy mô 41,436 tỉ Ďồng chiếm 11% tổng dư nợ toàn ngân hàng, tăng 1.8 lần so với năm 2020 (Báo cáo thường niên MBBank năm 2021). Đến cuối năm 2022, MBBank thực hiện cấp tín dụng xanh (gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) cho 2,829 khách hàng với tổng dư cấp tín dụng gần 44,148 tỉ Ďồng, tăng 6.55 so với cùng kỳ và chiếm 9.26% so với tổng cho vay và trái phiếu doanh nghiệp của MBBank; trong Ďó tốc Ďộ tăng trưởng cấp tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng xanh (như các dự án Ďiện gió và Ďiện mặt trời bình quân 3 năm giai Ďoạn 2020-2022 Ďạt 223% (Báo cáo thường niên MBBank năm 2022). MBBank Ďã tập trung cấp tín dụng 753
  9. xanh chủ yếu cho các dự án thuộc các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên; Xử lí chất thải và phòng chống ô nhiễm; Nông nghiệp xanh; Lâm nghiệp bền vững. Một số dự án xanh Ďã Ďược cấp tín dụng phải kể Ďến như: Các dự án Ďiện mặt trời, Ďiện gió thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dự án Ďiện mặt trời mái nhà công suất
  10. Bảng 4. Quy mô tín dụng xanh dành cho một số dự án xanh tại VPBank giai đoạn 2020 - 2022 ĐVT: Tỉ đồng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Quy mô % so với Quy mô % so với Quy mô % so với Dự án (tỉ tổng dƣ (tỉ đồng) tổng dƣ (tỉ tổng dƣ đồng) nợ của nợ của đồng) nợ của DMTDX DMTDX DMTDX Tái chế, sử dụng tài 183 ~14.6 1.879 ~46.2 1.595 ~18.3 nguyên & kinh tế tuần hoàn Công nghệ thân 69 ~5.5 123 ~3.0 136 ~1.6 thiện với môi trường Xử lí chất thải và 53 ~4.3 80 ~2.0 80 ~0.9 kiểm soát ô nhiễm Tổng danh mục tín 1.248 100 4.066 100 8.692 100 dụng xanh (DMTDX) (Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2022) 3.2. Rào cản trong quá trình triển khai tín dụng xanh tài trợ cho các d án xanh tại Việt Nam Mặc dù Ďã có nhiều tín hiệu tích cực trong sự phát triển tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam trong thời gian gần Ďây, tuy nhiên việc triển khai hoạt Ďộng tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Thứ nhất, hệ thống khuôn khổ pháp lí về tín dụng xanh còn chưa hoàn thiện. Hiện nay, các tổ chức tín dụng Ďang thực hiện cấp tín dụng và thống kê tình hình cấp tín dụng Ďối với 12 lĩnh vực xanh theo Công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước số 9050/NHNN-TD, ngày 3/11/2017. Hoạt Ďộng cho vay của TCTD Ďối với các dự án xanh phù hợp với quy Ďịnh cho vay của TCTD theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 và các quy Ďịnh liên quan. Ngân hàng Nhà nước không Ďặt ra các quy Ďịnh khác về thủ tục cho vay vốn Ďối với lĩnh vực xanh. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN, hướng dẫn các TCTD thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt Ďộng cấp tín dụng… Tuy nhiên, các quy Ďịnh hiện nay, Ďa số chỉ mang tính chất Ďịnh hướng, chưa phải là bắt buộc cho các NHTM, do Ďó việc thực thi chưa Ďược Ďồng bộ giữa các NHTM. Các quy Ďịnh, Ďịnh nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa Ďược thống nhất Ďể có thể áp dụng chung trên toàn quốc cũng gây khó khăn cho các NHTM trong việc lựa chọn, thẩm Ďịnh, Ďánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng. 755
  11. Thứ hai, các chính sách hỗ trợ phát triển tín dụng xanh trong thời gian qua cũng chưa giải quyết Ďược vấn Ďề nguồn vốn cho các NHTM thực hiện tín dụng xanh. Việc Ďầu tư vào các lĩnh vực xanh Ďòi hỏi chi phí Ďầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài trong khi nguồn vốn huy Ďộng của các tổ chức tín dụng phần lớn là vốn ngắn hạn, việc tiếp cận nguồn vốn ưu Ďãi dành cho tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính quốc tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu các chính sách và các hỗ trợ từ pháp luật có thể làm giảm Ďộng lực của các NHTM Việt Nam tham gia tín dụng xanh. Các cơ chế khuyến khích của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khi triển khai cấp tín dụng xanh hiện Ďang dừng ở mức khuyến khích chung. Chưa có cơ chế ghi nhận trong quá trình Ďánh giá xếp hạng Ďối với NHTM có thành tích tốt trong hoạt Ďộng cấp tín dụng xanh. Thứ ba, nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh còn hạn chế, số lượng các NHTM quan tâm và ban hành quy trình nội bộ về tín dụng xanh, quy trình thẩm Ďịnh, giám sát Ďối với các dự án xanh chưa nhiều. Một số ngân hàng lớn trong hệ thống như: TechcomBank, VietinBank, AgriBank, SacomBank, MBBank,… Ďã có chính sách và quy trình chính thức Ďể quản lí các rủi ro về môi trường - xã hội của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều NHTM khác chưa thực sự áp dụng và triển khai các chính sách và quy trình quản lí các rủi ro về môi trường - xã hội. Đội ngũ nhân viên NHTM thiếu kĩ năng và những kiến thức chuyên môn sâu rộng về tín dụng xanh và những vấn Ďề liên quan. Thiếu nguồn lực và các chương trình Ďào tạo Ďặc thù về thẩm Ďịnh, Ďánh giá và quản trị rủi ro trong hoạt Ďộng cấp tín dụng xanh. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện và quản lí các dự án xanh, cũng như tương tác với các khách hàng. Thứ tư, các NHTM Việt Nam Ďã triển khai các sản phẩm tín dụng xanh nhằm hỗ trợ các dự án và các hoạt Ďộng có ảnh hưởng tích cực Ďến môi trường và xã hội. Tuy nhiên số lượng các sản phẩm vẫn còn hạn chế, chưa Ďa dạng phong phú và thay Ďổi tuỳ theo chiến lược và chính sách của từng ngân hàng. Một số sản phẩm tín dụng xanh cụ thể như: vay mua ô tô Ďiện, vay Ďầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thẻ tín dụng xanh, vay mua nhà năng lượng, vay dự án xây dựng xanh, tín dụng xanh cho doanh nghiệp, vay mua sắm sản phẩm xanh. Những sản phẩm tín dụng xanh này thường Ďược thiết kế với các ưu Ďãi (ưu Ďãi lãi suất, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ thời gian vay linh hoạt) Ďể khuyến khích sử dụng tài chính thông minh hỗ trợ môi trường và xã hội. Thứ năm, rào cản công nghệ cũng là một thách thức lớn Ďối với các NHTM Việt Nam trong việc triển khai tín dụng xanh. Công nghệ lạc hậu, dữ liệu thường phân tán, không chuẩn hoá; cơ sở hạ tầng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện Ďại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh, phát triển các phương tiện thanh toán mới còn hạn chế. Điều này sẽ gây trở ngại trong việc xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng xanh hiện Ďại, khó khăn trong việc xây dựng các mô hình Ďánh giá rủi ro và quản lí dự án xanh. 756
  12. Thứ sáu, một số doanh nghiệp và người dân vẫn chưa có nhận thức Ďầy Ďủ về tín dụng xanh, kinh tế xanh cũng như không hiểu rõ lợi ích và giá trị của các dự án xanh. Điều này sẽ gây ra những trì trệ trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường tín dụng xanh. Khi doanh nghiệp và người dân không hiểu rõ các rủi ro và lợi ích của tín dụng xanh sẽ không cân nhắc các quyết Ďịnh Ďầu tư vào dự án xanh. Họ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và tiết kiệm chi phí từ các dự án xanh, giải pháp xanh. Và khi chưa nhận thức Ďầy Ďủ thì việc thay Ďổi thói quen tài chính của doanh nghiệp và người dân cho phù hợp với các nguyên tắc xanh cũng là một thách thức lớn. 4. Một số khuyến nghị góp phần phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam Để vượt qua các thách thức trong triển khai tín dụng xanh tại Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và tiến tới Net zero vào năm 2050, có thể áp dụng một số khuyến nghị: - Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí: Chính phủ các bộ ngành sớm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí, chính sách tổng thể liên quan Ďến triển khai tài chính bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng, Ďịnh hướng phát triển từng ngành hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Trước mắt, sớm ban hành tiêu chí phân loại dự án xanh, hướng dẫn công bố thông tin tài chính, khí hậu theo chuẩn quốc tế, Ďưa ra các quy Ďịnh, hướng dẫn cụ thể, Ďịnh hướng NHTM tiếp cận nguồn vốn ưu Ďãi cho tín dụng xanh. - Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế khuyến kh ch đối với hoạt động cấp tín dụng xanh. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu Ďưa ra cơ chế Ďánh giá ưu tiên Ďối với các NHTM có thành tích tốt trong hoạt Ďộng cấp tín dụng xanh, khi Ďánh giá xếp loại NHTM, có cơ chế khuyến khích hỗ trợ các NHTM có tốc Ďộ, quy mô triển khai cấp tín dụng xanh, có Ďóng góp thiết thực cho việc bảo vệ môi trường, chống biến Ďổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính. Hỗ trợ tái cấp vốn ưu Ďãi hoặc tạo Ďiều kiện cho các NHTM tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. - Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng về tăng trưởng xanh, xây dựng chương trình Ďào tạo về nghiệp vụ cấp tín dụng xanh, quản lí rủi ro về môi trường - xã hội trong hoạt Ďộng kinh doanh ngân hàng. Để nâng cao năng lực chuyên môn của Ďội ngũ nhân sự tại các NHTM, Ďề xuất Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan Ďẩy mạnh công tác Ďào tạo Ďể các NHTM nắm rõ các tiêu chí, quy Ďịnh liên quan Ďến dự án xanh, tín dụng xanh ngay khi các văn bản, quy Ďịnh Ďược ban hành. Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ mời các tổ chức chuyên môn, Ďịnh chế tài chính uy tín trên thế giới chia sẻ kiến thức chuyên ngành, kĩ thuật, công nghệ Ďể giúp Ďội ngũ nhân sự tại các NHTM trong nước có thêm Ďiều kiện học hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh. - Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tín dụng xanh, tài chính xanh, quản lí rủi ro môi trường - xã hội. Việc triển khai hoạt Ďộng tín dụng xanh ở các NHTM vẫn còn ở những bước cơ bản, các giải pháp về tài chính xanh, tín dụng 757
  13. xanh còn hạn chế, chưa Ďược phổ biến rộng rãi; nhận thức, nhìn nhận của các doanh nghiệp cũng như người dân Ďối với hoạt Ďộng này còn chưa rõ ràng. Bởi vậy, công tác thông tin, truyền thông về quản lí rủi ro môi trường và xã hội và chính sách tín dụng xanh của NHTM cần Ďược triển khai Ďể tạo sự Ďồng thuận, ủng hộ của dư luận, doanh nghiệp, dân cư Ďối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh của các NHTM Việt Nam. - Thu hút nguồn vốn quốc tế xanh. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước phát triển trong việc xây dựng chính sách và huy Ďộng nguồn lực hỗ trợ Việt Nam, thúc Ďẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, thực hiện các cam kết ―Net zero‖ vào năm 2050. Tham gia vào các diễn Ďàn của các tổ chức tài chính quốc tế tìm hiểu các quy Ďịnh, các chính sách, cũng như các nguồn vốn hỗ trợ tài chính xanh. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, chính phủ và các bên liên quan Ďể tạo ra một môi trường pháp lí và chính trị thuận lợi cho phát triển tín dụng xanh. - Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính xanh, cạnh tranh, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Thiết kế các sản phẩm cho vay, bảo hiểm và các công cụ tài chính khác với các Ďiều kiện và ưu Ďãi dành cho các dự án xanh. Thiết lập chính sách về lãi suất ưu Ďãi cho các khoản vay hỗ trợ các dự án xanh, giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp cam kết với tiêu chí xanh. Phát triển các sản phẩm cho vay với Ďiều kiện linh hoạt, chẳng hạn như kỳ hạn dài hạn, quy mô lớn, và các Ďiều kiện thanh toán linh hoạt. Phát triển các sản phẩm bảo hiểm Ďặc thù cho các dự án xanh, bao gồm bảo hiểm rủi ro môi trường và các biện pháp bảo vệ khác. Phát triển các chứng khoán và quỹ Ďầu tư xanh Ďể hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp và dự án xanh. Phát hành trái phiếu xanh với mục Ďích cụ thể Ďể huy Ďộng vốn cho các dự án và doanh nghiệp xanh. Phát triển các sản phẩm tài chính Ďặc biệt cho các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm vay vốn, Ďầu tư và bảo hiểm. Phát triển các chính sách và sản phẩm tài chính Ďể quản lí rủi ro môi trường, bao gồm cả bảo hiểm và các biện pháp khác. 5. Kết luận Để thực hiện Ďiều chỉnh xanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành Ďòi hỏi các NHTM phải không ngừng tăng cường Ďổi mới các sản phẩm, dịch vụ; trong Ďó tín dụng xanh Ďóng vai trò chủ Ďạo trong chiến lược phát triển tài chính xanh. Thời gian qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng xanh với sự tham gia của 43 TCTD, dư nợ tín dụng xanh chiếm hơn 4 dư nợ toàn nền kinh tế. Một số NHTM có quy mô và tốc Ďộ tăng trưởng tín dụng xanh có xu hướng tăng trưởng tích cực như VietinBank, VietcomBank, BIDV, MBBank, HDBank, TienphongBank và tập trung cho vay chủ yếu Ďối với các dự án thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lí nước,… Mặc dù vậy, các NHTM ở Việt Nam vẫn gặp một số thách thức trong quá trình phát triển tín dụng xanh, chẳng hạn như hệ thống khuôn khổ pháp lí về tín dụng xanh chưa hoàn thiện, hạn chế về số lượng dự án Ďược cấp vốn, các chính sách hỗ trợ phát triển tín dụng xanh chưa triệt Ďể về vấn Ďề nguồn vốn tín dụng 758
  14. xanh,… Do Ďó, cần sớm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí về tín dụng xanh; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế khuyến khích Ďối với hoạt Ďộng cấp tín dụng xanh; tăng cường Ďào tạo và bồi dưỡng về tăng trưởng xanh; Ďẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tín dụng xanh; Ďẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính xanh; thu hút nguồn vốn quốc tế xanh Ďể phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Aintablian, S., Mcgraw, P. & Roberts, G. (2007). Bank monitoring and environmental risk. J. Bus. Financ. Acc. 34, 389-401. 2. Bos, K. & Gupta, J. (2019). Stranded assets and stranded resources: Implications for climate change mitigation and global sustainable development. Energy Research & Social Science. 3. Chen, Y., Zhang, Y. & Wang, M. (2024). Green credit, financial regulation and corporate green innovation: Evidence from China. Finance Research Letters, 59. 4. Chen, Z., Hossen, M. M., Muzafary, S. S. & Begum, M. (2018). Green banking for environmental sustainabilitypresent status and plan: Experience from Bangladesh. Asian Economic and Financial Review, 8 (5), 571-585. 5. Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng. 6. Công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước số 9050/NHNN-TD về việc báo cáo tình hình cấp tín dụng Ďối với các lĩnh vực xanh và Ďánh giá rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng. 7. Luật số: 21/VBHN-VPQH về Luật Bảo vệ môi trường. 8. Quyết Ďịnh số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. 9. Quyết Ďịnh số 1408/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành Ďộng của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030. 11. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN về hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt Ďộng cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 12. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy Ďịnh về hoạt Ďộng cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ďối với khách hàng. 13. Sun, J., Wang, F., Yin, H. & Zhang, B. (2019). Money talks: the environmental impact of China‘s green credit policy. J. Pol. Anal. Manag. 38 (3), 653-680. 759
  15. 14. Xiao, Z., Yu, L., Liu, Y., Bu, X. & Yin, Z. (2022). Does Green Credit Policy Move the Industrial Firms Toward a Greener Future? Evidence From a Quasi-Natural Experiment in China. Front. Environ. Sci. 9. 15. Yao, S., Pan, Y., Sensoy, A., Uddin, G. S. & Cheng, F. (2021). Green credit policy and firm performance: What we learn from China. Energy Economics 101. 16. Yao, W., Dongyang, P. & Xiao, Z. (2016). Research on Green Finance‘s Contribution to China‘s Economic Development. Comparative Economic & Social Systems (06), 33-42. 17. Yasmin, S. & Akhter, I. (2021). Determinants of green credit and its influence on bank performance in Bangladesh. International Journal of Business, Economics and Law, Vol. 25, Issue 2. 18. Báo cáo thường niên BIDV năm 2022. 19. Báo cáo thường niên HDBank năm 2021, 2022. 20. Báo cáo thường niên MBBank năm 2021, 2022. 21. Báo cáo thường niên VietinBank năm 2019, 2020, 2022. 22. Báo cáo thường niên VietcomBank năm 2021, 2022Báo cáo thường niên VPBank năm 2022. 23. https://www.climatepolicyinitiative.org/wpcontent/uploads/2020/08/081220 Green- Bankin-trends.pdf 24. https://greenfdc.org/green-finance-trends-in-china-2-green-finance-instruments 25. https://www.elibrary.imf.org/ 26. https://www.hsx.vn/ 27. https://mof.gov.vn 28. https://www.hsx.vn/ 760
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2