intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về mặt nào đó, nhiếp ảnh giống hội hoạ, nhưng nhiếp ảnh được công chúng mến mộ và trở thành bộ môn nghệ thuật xã hội hóa khá nhanh, bởi ảnh nghệ thuật mang những đặc tính rất cơ bản mà ở trên đã đề cập. Đó là tính tài liệu: Như chúng ta đều biết máy ảnh là một phương tiện ghi hình cụ thể trực tiếp và chính xác và hình ảnh là sự phản quang của đối tượng được định hình trên phim và giấy ảnh. Vì vậy bất cứ một tấm ảnh nào cũng là hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật

  1. Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật Về mặt nào đó, nhiếp ảnh giống hội hoạ, nhưng nhiếp ảnh được công chúng mến mộ và trở thành bộ môn nghệ thuật xã hội hóa khá nhanh, bởi ảnh nghệ thuật mang những đặc tính rất cơ bản mà ở trên đã đề cập. Đó là tính tài liệu: Như chúng ta đều biết máy ảnh là một phương tiện ghi hình cụ thể trực tiếp và chính xác và hình ảnh là sự phản quang của đối tượng được định hình trên phim và giấy ảnh. Vì vậy bất cứ một tấm ảnh nào cũng là hình ảnh cụ thể riêng biệt của một thực thể khách quan, được hoàn chỉnh bởi quá trình chuyển hóa quang học, vật lý và hóa học. Nhờ những yếu tố kỹ thuật đó của nhiếp ảnh mà có sự giống nhau giữa ảnh và vật chụp. Sự đồng dạng phối cảnh đó sinh ra nhờ nguyên tắc phản quang của một hệ thống thấu kính của ống kính. Hệ thống này giúp cho từng điểm trên hình ăn khớp với từng điểm của đối tượng theo một tỷ lệ nhất định. Bởi vì ngày nay với sự phát triển khoa học kỹ thuật, có nhiều loại ống kính máy ảnh ra đời. Những loại ống kính này sẽ làm cho tỷ lệ giữa vật và ảnh có sự co giãn khác nhau. Hình ảnh của vật biến dạng, nhưng cơ bản giữa ảnh và vật vẫn giống nhau. Sự giống nhau giữa ảnh và vật theo tỷ lệ toán học là đặc điểm tự nhiên của nhiếp ảnh và là mộ trong những yếu tố quyết định nhiếp ảnh mang tính tài liệu. Mặt khác không giống như hội hoạ, điêu khắc… nhiếp ảnh không bao
  2. giờ phán ánh được cái hư vôm cái trừu tượng, ngoài phạm vi vật chất. Cái gì tồn tại trước ống kính, cái gì mang tính vật chất, khách quan mà quang học thu nhận được mới có ảnh. Tuy vậy xét về mặt kỹ thuật thì bản thân nhiếp ảnh đã mang những yếu tố làm sai lệch hình ảnh, khi những yếu tố thay đổi. Thí dụ thay đổi góc độ chụp, thay đổi ống kính, điều kiện chiếu sáng thay đổi, độ nhạy phim, chất luwojng thuốc… Nghĩa là dùng những phương tiện kỹ thuật khác nhau sẽ cho những bức ảnh khác nhau. Không những thế, nhiếp ảnh còn phụ thuộc vào nhân sinh quan của người chụp. Ảnh không chỉ tuân theo quy luật kỹ thuật mà còn tuân theo quy luật cái đẹp. Nhưng phương pháp mô tả hiện thực mang tính chất đơn thuần tài liệu không phải là không có giá trị so với phương pháp mô tả khoa học hay phương pháp mô tả nghệ thuật mang chất thơ. Cần phải thừa nhận rằng, phương pháp mô tả tài liệu rất có giá trị đối với xã hội vì nó phát hiện và truyền đạt những tin tức đặc sắc hết sức cần thiết đối với mọi người trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.Việc mô tả hiện thực mang tính tài liệu được coi là cơ sở của phạm vi hoạt động đời sống xã hội. Đó là ảnh báo chí. Tóm lại ảnh tài liệu là một thể loại ảnh độc lập có giá trị hoạt động tạo hình nhiếp ảnh thuộc lĩnh vực báo chí, có khả năng phát hịên và phổ
  3. biến tin tức có thật trong đời sống và rất cần thiết đối với xã hội. Ảnh tài liệu (gồm cả ảnh phóng sự) không phải là ảnh nghệ thuật, nhưng cũng không hề mảy may giảm giá trị xã hội của ảnh tài liệu. Ngược lại càng xác nhận vững chắc hơn bản chất độc đáo của nó. Bởi bất luận trong trường hợp nào xã hội cũng cần biết sự thật một cách chính xác, nguyên hình. Hơn nữa thông qua tám ảnh, người chụp đã nói lên sự thật một cách khách quan. Sự thật trong ảnh tài liệu là sự thật tuyệt đối, chứ không bị một nguyên nhân chủ quan nào chi phối. Nhiếp ảnh còn mang tính khoa học kỹ thuật. Thật vậy, bản thân nhiếp ảnh sinh ra từ khoa học kỹ thuật, nên đòi hỏi độ chính xác cao, trong khâu thể hiện và xử lý ảnh. Trong nhiếp ảnh, ngoài ảnh tài liệu còn có ảnh khoa học. Hai loại ảnh này tương đối gần nhau. Ảnh khoa học mô tả đối tượng đòi hỏi hết sức chi tiết và tuyệt đối khách quan. Ảnh khoa học về bản chất cũng mô tả đối tượng một cách chính xác về tài liệu như ảnh tài liệu. Nhưng nếu ảnh tài liệu chỉ cho biết thế giới bên ngoài, thì ảnh khoahọc với những dụng cụ, thiết bị kỹ thuật sẽ giúp con người khắc phục giới hạn tầm nhìn của con mắt, để nhận thức được thế giới bên trong cảu vật chất (ảnh tế bào máu, ảnh khoa học giúp con người nhận ra được sự chuyển động của electron,…). Chỉ có ảnh mới có đầy đủ khả năng truyền đạt thành công nhất những điều bí ẩn của khoa học.
  4. Một trong những tính chất quan trọng nhất của nhiếp ảnh và để mọi người thừa nhận nó là nghệ thuật, chính là tính chất nghệ thuật của nó. Nhiều người lầm tưởng rằng cái đẹp là do bản thân của đối tượng. Nghĩa là đối tượng thế nào thì ảnh thế đấy. Đối tượng xấu thì hình ảnh xấu. Thực ra không hẳn như vậy. Nghệ thuật nhiếp ảnh đã khẳng định rằng, nếu có một ảnh kiểu như vậy. Đó chỉ là mới là bức ảnh sao chép sự hiện diện của đối tượng. Bởi chất lượng nghệ thuật của sự miêu tả không phải là do chất lượng thẩm mỹ của đối tượng mô tả đẻ ra. Giá trị nghệ thuật cũng không phải bắt nguồn từ cái mà ta mô tả mà bắt nguồn từ sự am hiểu nó, cách diễn đạt nó và cách tái hiện nó. Bởi nhiếp ảnh nghệ thuật mang ba yếu tố quan trọng. Một là, mắt người nhìn đối tượng khác với ống kính máy ảnh. Vì mắt người nhìn đối tượng trong không gian ba chiều, còn ống kính nhiếp ảnh phản ánh đối tượng lên mặt phẳng 2 chiều. Hai là, nghệ thuật nhiếp ảnh tạo hình nhờ các yếu tố kỹ thuật, các yếu tố này đều do con người điều khiển theo ý mình. Ba là, yếu tố quyết định là nhiếp ảnh. Bởi nhà nhiếp ảnh là người nhận thức, đánh giá thực tế khách quan và thể hiện cái đẹp trong tác phẩm. Tức là nhiếp ảnh phải khám phá cái đẹp trong thế giới mà mình đang sống, tức là tìm cái mới lạ, cái điển hình, cái bản chất. Đứng trước mọi diễn biến của thời cuộc, nhà nhiếp ảnh phải bày tỏ được thái độ tình cảm của mình để góp phần hướng công chúng đến một tương lai sán
  5. lạn nhân bản hơn, tình người hơn. Đó chính là bản chất của ảnh nghệ thuật. Vì thế ảnh nghệ thuật ra đời là do nhu cầu mở rộng phạm vi nhận thức thực tế bằng nghệ thuật. Nói một cách khác ảnh nghệ thuật ra đời là một tất yếu lịch sử khách quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2