Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử
lượt xem 90
download
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới nhưng tích hợp trong nó là những ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống. Dưới đây là bài viết giới thiệu về một trong những ưu điểm vượt trội đó: Tính đa phương tiện Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ từ “multimedia” trong tiếng Anh. Khái niệm “đa phương tiện” xuất hiện từ khoảng giữa thế kỉ XX. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử
- Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới nhưng tích hợp trong nó là những ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống. Dưới đây là bài viết giới thiệu về một trong những ưu điểm vượt trội đó: Tính đa phương tiện Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ từ “multimedia” trong tiếng Anh. Khái niệm “đa phương tiện” xuất hiện từ khoảng giữa thế kỉ XX. Cho đến nay, khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và mạng Internet. Một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của tính đa ph ương tiện trên báo mạng điện tử là sự ra đời của world wide web vào đầu những năm 1990. Với khởi đầu là những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language), sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thế giới lập trình đã giúp số lượng các “phương tiện” được tích hợp trên các trang web ngày một đông đảo. Với báo mạng điện tử, một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm ít nhất từ hai trong những thành phần sau trở lên. Đó là:văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program). Tómlại, đa phương tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải mang đến cho công chúng từ 2 đến 3 cách thức truyền tải trở lên.
- Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng tích hợp thêm nhiều “phương tiện” mới, với những cách thức thể hiện khác nhau. Nếu không nhắc đến hình ảnh tĩnh và văn bản, những ứng dụng của tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử bao gồm những phần chính sau: Khả năng tích hợp âm thanh (audio) Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993, khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua chính những tờ báo mạng điện tử mới chính thức được công nhận. Nhưng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường. Âm thanh ở đây, chỉ là một trong số những “phương tiện” để truyền tải thông tin đến cho công chúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản… Việc vừa được “đọc” báo điện tử như thông thường, lại được “nghe” những thông tin liên quan ấy, đã khiến việc khai thác âm thanh trên báo mạng điện tử có một thời được coi như cơn sốt. Bằng chứng là có tới gần 10.000 đài phát thanh trên thế giới đã có website riêng để truyền tải chương trình của mình không chỉ trên sóng phát thanh mà cả mạng Internet. Bên cạnh việc cung cấp thông tin, nhiều website và các tờ báo mạng lớn còn cung cấp các chương trình giải trí, các trò chơi, âm nhạc… để công chúng có thể nghe hoặc tải về (download). Khả năng tích hợp hình ảnh động (animation & video) Hình ảnh động là một bước tiến lớn trong việc phát triển các trang web nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Hẳn ai cũng thấy sự phát triển thần kì của vô tuyến truyền hình trong thế kỉ 20 kể từ khi nó ra mắt và vị trí lớn mạnh của vô tuyến truyền hình với nền báo chí hiện
- nay. Việc tích hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua được loại hình báo chí tiền nhiệm. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện (gồm cả hình ảnh động và âm thanh), được kết hợp thêm những “đặc sản” của báo in là hình ảnh tĩnh và văn bản, có thể nói báo mạng điện tử đã thâu tóm được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có trong lịch sử. Ngoại trừ video, báo mạng điện tử còn có thể tích hợp một sản phẩm khác: animation – chúng ta có thể tạm hiểu đó là những hình ảnh động – là sự kết hợp của nhiều hình ảnh tĩnh thay đổi, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình. Những hình ảnh động này có thể “không là gì” so với truyền hình, nhưng với báo in, nó cũng là một ”niềm mơ ước”. Một đoạn animation đôi khi có thể khiến một sản phẩm báo chí có tính hấp dẫn hơn hẳn. “Trăm nghe không bằng một thấy”, rõ ràng những sản phẩm báo chí có tích hợp những video hay animation nh ư thế cho người xem một cảm giác chân thật hơn nhiều so với chỉ những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường. Khả năng tích hợp những chương trình tương tác khác Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là phương tiện duy nhất chỉ có trên báo mạng điện tử, phương tiện thể hiện sự vượt trội của báo mạng điện tử so với tất cả các loại hình báo chí khác. Trước tiên chúng ta cần phân biệt những chương trình tương tác trên báo mạng điện tử với “tính tương tác” của báo mạng điện tử. Tính tương tác của báo mạng điện tử - một ưu điểm tuyệt vời của báo mạng điện tử đã được nhiều người nhắc đến - là khả năng phản hồi, trao đổi thông tin của độc giả báo mạng điện t ử với tờ báo, tác giả. Còn “những chương trình tương tác” (interactive programs) ở đây được hiểu là một trong những “phương tiện” truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm báo
- mạng điện tử. Với những chương trình này, công chúng của báo mạng điện tử có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm báo chí đa phương tiện đó, ví dụ tham gia chơi một trò chơi (game), trả lời câu hỏi hay làm trắc nghiệm và có ngay đáp án, tham gia những chương trình trực tuyến… Phần mềm phổ biến nhất để thực hiện các chương trình tương tác trên hiện nay là Adobe Flash Player (tiền thân là Macromedia Flash Player) được tích hợp trên những trình duyệt web thông dụng. Khởi đầu chỉ là khả năng trình diễn những đoạn hình ảnh động, chương trình Flash dần được nâng cấp và có khả năng trình diễn âm thanh, video… và hiện nay với hệ thống ngôn ngữ lập trình Action Script được tích hợp, những nhà lập trình có thể thiết kế những trò chơi, những chương trình tương tác ngay với những đoạn flash. Ngoài Adobe Flash Player, một số ngôn ngữ lập trình cũng được áp dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêm tính tương tác như Java Script, VB Script... Hiện nay, số lượng các sản phẩm báo chí đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam còn phần nhiều mang tính giải trí. Trong khi những thông tin chính trị xã hội gần như không có thì những chương trình như âm nhạc, phim truyện, hài hước…lại đặc biệt nhiều. Trên Tuổi trẻ Online có chương trình tin tức về giới trẻ chỉ phát sóng 1 số/1tuần , còn chương trình âm nhạc lại luôn cập nhật bài hát và có tới 3 số/1tuần. Điều này khác hẳn với những tờ báo mạng điện tử nước ngoài có khai thác tính da phương tiện. Ví dụ như CNN, những sản phẩm báo chí đa phương tiện chủ yếu là nhằm cung cấp tin tức thời sự. Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang cnn.com đã tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Hơn nữa, các tờ báo mạng điện tử Việt Nam có qúa ít sản phẩm đa ph ương tiện tự thực hiện mà chủ yếu vẫn là biên tập, sưu tầm, phát lại các chương trình của nhiều
- kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video… Điều này cũng làm giảm tính chuyên nghiệp, tính hấp dẫn của hướng khai thác mới này. Nhiều người vẫn chỉ coi tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử như là một hình thức “vay mượn” của phát thanh, truyền hình. Ví dụ như trang vtc.vn có khá nhiều chương trình nhưng tất cả đều lấy từ đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Nhiệm vụ của phóng viên báo mạng điện tử VTC News chỉ là thêm ảnh minh hoạ và phần văn bản chú thích cho các chương trình đó. Chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo chí đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam chưa cao cũng là một hạn chế. Phần âm thanh được xem là khá ổn với tốc độ nén 128 kb/s, tuy nhiên một số tờ vẫn sử dụng độ nén 32 kb/s dẫn tới không đảm bảo chất lượng cho các chương trình, đặc biệt là các chương trình âm nhạc. Về phần video, độ phân giải cho file video thông thường trên nhiều tờ báo mạng điện tử Việt Nam là 320x240 pixel, độ nén 416 kb/s cho chất lượng hình ảnh ở mức trung bình nếu xem khung hình nhỏ, nhưng rất tệ nếu muốn xem ở độ phân giải cao hay xem toàn màn hình (full screen). Để vượt được truyền hình, phần chất lượng hình ảnh video trên báo mạng điện tử còn cần phải cải thiện nhiều, ít nhất phải ngang bằng với truyền hình phát sóng analog. Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu cung cấp dịch vụ ADSL 2+ với tốc độ tải lên tới 22 Mb/s đủ sức cho việc xem những video có độ phân giải cao với tốc độ nén khoảng dưới 3 Mb/s. Tuy nhiên, dịch vụ này còn chưa phổ biến mà chủ yếu đang sử dụng dịch vụ ADSL thông thường với tốc độ chỉ khoảng 2Mb/s. Những tồn tại trên xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đó là cơ sở hạ tầng gồm đường truyền và hệ thống máy móc, công nghệ ở nước ta còn nhiều yếu kém. Nhiều nhà cung cấp đường truyền Internet còn chạy theo số lượng
- thuê bao mà ít nghĩ đến chất lượng đường truyền. Vì vậy, việc truyền tải các chương trình “nặng” còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi bản thân các cơ quan báo mạng điện tử cũng không có đủ kinh phí để mua công nghệ, trang trải cho hệ thống máy móc đắt tiền… Một nguyên nhân khác xuất phát từ chính trong nhận thức của ban lãnh đạo nhiều tờ báo mạng điện tử. Họ chưa đánh giá hết sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng của tính đa phương tiện nên chưa thực sự đầu tư, chú ý cả về vật chất lẫn con người. Năm 1993, chương trình phát thanh trực tuyến trên báo mạng điện tử xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ khoảng bốn năm sau, những chương trình tương tự đã xuất hiện tại Việt Nam. Khai thác các chương trình đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam tuy mới chủ yếu là nhằm mục đích giải trí và chất lượng của những chương trình đó cũng chưa thực sự làm hài lòng công chúng. Nhưng việc những từ báo mạng điện tử Việt Nam đã có những bước thử nghiệm đầu tiên trong việc khai thác tính năng mới mẻ này đã góp phần đa dạng hoá các phương thức truyền tải thông tin đến với công chúng của báo mạng điện tử. Nhiều độc giả của loại hình báo chí này đã dần quen với những cách thức tiếp cận mới như “nghe”, “xem” bên cạnh việc “đọc” đã quá quen thuộc. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp hiện nay, công chúng không thể có thời gian để xem, nghe hết các chương trinh phát thanh, truyền hình và như thế một số lượng không nhỏ những chương trình hấp dẫn đã bị bỏ lỡ. Song với những ưu điểm vượt trội của mình, báo mạng điện tử không những có thể lưu giữ và phát lại cho công chúng xem những chương trình hấp dẫn đó bất kỳ lúc nào mà còn giúp họ tự lựa chọn và sắp xếp những chương trình họ muốn xem theo một thứ tự như ý muốn. Điều đó có nghĩa là mỗi người đã có một kênh truyền hình của riêng mình. “Truyền hình theo yêu cầu” không còn là mơ ước xa vời! Trường Giang – Anh Tú Khoa Phát thanh - Truyền hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề chung về truyền hình
9 p | 366 | 194
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
11 p | 336 | 135
-
Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm
10 p | 152 | 22
-
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học những ứng dụng kĩ thuật của vật lí
11 p | 130 | 22
-
Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phòng tránh
9 p | 78 | 14
-
Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt từ Gia Định báo đến báo trực tuyến
14 p | 85 | 9
-
Bước đầu tìm hiểu đặc điểm tính cách con người Hàn Quốc
11 p | 124 | 9
-
Tài liệu dành cho hướng dẫn viên: Hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ (Thay đổi các chuẩn mực nam tính, xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng với phụ nữ)
132 p | 233 | 6
-
Nghiên cứu hệ thống giám sát tai nạn thương tích ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010
5 p | 81 | 6
-
Thực trạng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Vật lí tại các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên
6 p | 58 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1930-1954): Phần 1 (Tập 1)
97 p | 29 | 4
-
Những chặng đường phát triển của ngành giáo dục tỉnh Bình Dương (1945-2014)
10 p | 56 | 3
-
Một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng cổ Lộc Yên huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
8 p | 71 | 3
-
Sao đổi ngôi của Chu Văn - một tiểu thuyết chân thực với dấu ấn “Tiên báo” trên phương diện nội dung phản ánh
8 p | 71 | 3
-
Thử nghiệm công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo địa phương
7 p | 12 | 3
-
Hệ thống các chỉ báo đạo đức giáo viên hiện nay
14 p | 40 | 3
-
Những quan điểm về vấn đề xây dựng hệ thống bài tập toán có nội dung thực tiễn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông
6 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn