Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
TÍNH GIÁ TRỊ VÀ TIN CẬY CỦA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG<br />
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (OHIP-19VN) ĐỂ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG<br />
CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG<br />
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM MẤT RĂNG<br />
Lữ Lam Thiên*, Lê Hồ Phương Trang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng (OHIP) dùng cho người mất răng là công cụ được sử<br />
dụng rộng rãi trên thế giới để đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng (CLCS-SKRM) của<br />
người mất răng và được dịch, xác định giá trị trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó tại Việt Nam, vẫn<br />
chưa có bộ câu hỏi đo lường CLCS dành riêng cho người mất răng nào được công bố.<br />
Mục tiêu: xác định tính giá trị, độ tin cậy phiên bản tiếng Việt của Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng<br />
dùng cho người mất răng (OHIP-19VN).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 135 đối tượng mang hàm giả tháo lắp toàn hàm hai hàm, được<br />
chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 65 đối tượng cần làm hàm giả mới và nhóm 2 gồm 70 đối tượng không cần làm<br />
hàm giả mới. Để xác định giá trị phân biệt, so sánh điểm số OHIP-19VN giữa nhóm 1 và nhóm 2. Để xác định<br />
giá trị hội tụ, tìm mối tương quan giữa điểm số OHIP-19VN với điểm số “mức độ hài lòng về hàm giả”. Độ tin<br />
cậy của bộ câu hỏi được đánh giá qua: tính nhất quán bên trong và độ tin cậy đo-đo lại giữa hai lần trả lời.<br />
Kết quả: Điểm số OHIP-19VN và 7 lĩnh vực khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p