intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TINH GIẢN, VỮNG CHẮC YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TINH GIẢN, VỮNG CHẮC YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHUNG Tinh giản, vững chắc là một yêu cầu bức thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt với thực tế hiện nay. Qua quá trình giảng dạy chúng ta thấy rằng, để đạt được điều đó quả không dễ chút nào. Bởi lẽ, tinh giản, vững chắc liên quan đến nhiều yếu tố trong giảng dạy, đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm thì mới dần dần thành công. Nhiệm vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TINH GIẢN, VỮNG CHẮC YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

  1. TINH GIẢN, VỮNG CHẮC YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHUNG Tinh giản, vững chắc là một yêu cầu bức thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt với thực tế hiện nay. Qua quá trình giảng dạy chúng ta thấy rằng, để đạt được điều đó quả không dễ chút nào. Bởi lẽ, tinh giản, vững chắc liên quan đến nhiều yếu tố trong giảng dạy, đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm thì mới dần dần thành công. Nhiệm vụ của học sinh THPT là phải tiếp nhận và xử lí thông tin của trên mười môn học, mỗi buổi học chính khoá 5 tiết, ngoài ra thời gian tham gia luyện thi rất nhiều. Học sinh hầu như không có thời gian tự học, ôn lại kiến thức, đặc biệt là các môn không liên quan đến thi đại học của từng em. Thế là học sinh chỉ nhớ được một số điều qua tiết học trên lớp. Rõ ràng nếu người thầy không chịu đối diện với thực tế, tiến hành giờ dạy một cách siêu hình, tham kiến thức, yêu cầu quá nhiều, giờ giảng ôm đồm, nặng nề, tạo ra sự mệt mỏi, ức chế của học sinh thì sự cố gắng, những điều cao siêu, lý luận sắc sảo mà thầy giáo trình bày trong giờ dạy sẽ không đọng lại trong đầu học sinh. Học sinh không hào hứng đón chờ tiết dạy, vì thế công sức và tâm huyết của người thầy sẽ đi vào chốn hư không. Thực tế cho thấy không ít người hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết phải dạy học theo tinh thần tinh giản, vững chắc song lại thể hiện không đúng với yêu cầu của nó. Để tinh giản, giờ dạy được tiến hành một cách sơ sài, bỏ bớt kiến thức kể cả kiến thức cốt lõi. Những hiểu biết đọng lại trong vở ghi và nhận thức của học sinh rất đơn sơ, vụn vặt, những mẫu câu cụt lủn, không có tính hệ thống. Làm như thế là một sự nhầm lẫn.
  2. Điều đó cho thấy thực hiện các tiết dạy theo tinh thần tinh giản và vững chắc là yêu cầu bức thiết của quá trình dạy học. Tuy nhiên để thực hiện được điều này một cách hiệu quả lại đòi hỏi người thầy rất nhiều thời gian nghiên cứu, soạn bài, hiểu sâu, biết rộng, sự linh hoạt, sắc sảo, tính kiên trì và tâm huyết với nghề. Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa đủ, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết, không phù hợp với yêu cầu bài dạy và trình độ học sinh. Lời giảng của người thầy phải chậm rãi, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh diễn đạt dài dòng, nói nhanh, nói đi, nói lại về một vấn đề nào đó . Các ví dụ và hình ảnh minh họa cho bài giảng phải thật điển hình số lượng vừa đủ, nếu đưa vào quá nhiều giờ giảng sẽ trở nên ôm đồm nặng nề, tốn phí thời gian không cần thiết. Có giáo viên tưởng rằng, đưa được nhiều câu hỏi, nhiều tranh ảnh, ví dụ sẽ làm cho sự thành công của bài giảng tăng lên. Thật là nhầm lẫn Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ, dành nhiều thời gian cho sự phối hợp hoạt động của thầy và trò cho việc khắc họa, khám phá kiến thức cốt lõi. Hoạt động luyện tập, cũng cố bài dạy cũng tập trung vào khu vực này. Các kiến thức không phải trọng tâm không cần dành nhiều thời gian để giảng giải, cũng cố, luyện tập, khai thác, thậm chí có thể cho học sinh tự học, tự đọc. Kết thúc tiết học, thầy giáo và học sinh phải có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm thì giờ dạy mới thực sự thành công. Để thể hiện một tiết dạy theo tinh thần tinh giản và vững chắc cần phải lưu tâm một số điều sau: - Xác định đúng mục tiêu, kiến thức cốt lõi của từng bài, từng phần. - Những điều cần đọng lại trong vở ghi của học sinh. - Nội dung cần có sự phối làm việc giữa thầy và trò. - Những nội dung chỉ cần trình bày lướt qua hoặc học sinh tự đọc tại lớp - Nội dung kiến thức cần vận dụng, luyện tập tại lớp.
  3. - Sự sinh động của giờ dạy 1. Xác định mục tiêu của bài Mục tiêu là đích cần đạt được của bài dạy. Điều này được cụ thể bằng các kiến thức cốt lõi. Kiến thức cốt lõi là những kiến thức cần thiết, tối thiểu, cô đọng nhất người học cần có, là các mắt xích gắn bó hữu cơ trong hệ thống kiến thức của chương trình. Từ những kiến thức cốt lõi tuỳ vào yêu cầu, mục tiêu của từng người học mà chủ yếu chỉ cần nắm được ở mức đó, hay mở rộng và hiểu sâu thêm qua con đường tự học, qua các lớp bồi dưỡng... Việc xác định mục tiêu, kiến thức cốt lõi của bài học tưởng là đơn giản nhưng thực tế không phải như vậy. Nhiều người cho rằng, cứ khai thác, làm rõ tất cả những điều trình bày trong bài học là được. Quan niệm này thể hiện người thầy chưa có nhiều gia công, trăn trở để nâng cao hiệu quả của tiết học. Vì làm như thế sẽ dẫn tới giờ dạy rất ôm đồm, nặng nề, học sinh và người thầy phải làm việc căng ra, mệt mỏi, tiến trình giờ dạy được thực hiện một cách vội vã. Người thầy thường đi tới nhận xét, nội dung kiến thức bài học quá nhiều, phải làm việc rất cật lực và thời gian cần cho thực hiện tiết giảng quá ít. Giờ dạy như thế sẽ để lại cho học sinh dấu ấn mờ nhạt và đi vào sự quyên lãng nhanh chóng. Không những thế còn tạo cho các em một cảm nhận nặng nề, sự ức chế và không hào hứng chào đón giờ dạy tiếp theo của thầy. Có ý kiến cho rằng cứ theo đúng hướng dẫn trong sách giáo viên đi kèm là đạt được mục tiêu bài dạy. Nếu thế cũng dễ đi tới kết cục như nói ở trên, bởi lẽ những yêu cầu nêu trong sách giáo viên là cho đối tượng người học lý tưởng, toàn tâm, toàn ý dành nhiều gian cho môn học, ngoài ra còn phải ôn luyện, vừa học tại lớp vừa nghiên cứu học hỏi ở nhà thì may ra mới thực hiện được điều đó. Thực tế cho thấy ngày nay những môn học nào mà các em học sinh không có nhu cầu thi đại học thì những yêu cầu đó chỉ có trong giấc mơ của những người thầy giàu cảm xúc.
  4. Để xác định được kiến thức cốt lõi cần dựa vào nội dung, vị trí của bài học trong chương, trong toàn bộ hệ thống chương trình, dựa vào hướng dẫn của sách giáo viên, những điều cần ghi nhớ, câu hỏi cuối bài, và cũng cần dựa vào đối tượng, yêu cầu người học, hiểu biết và kinh nghiệm người thầy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0