Tình hình chất lượng môi trường không khí và mắc bệnh đường hô<br />
hấp tại một số khu vực dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 2009<br />
Vũ Văn Triển1, Lưu Minh Châu2 và cs<br />
Bài trình bày này giới thiệu một số kết quả của nghiên cứu “Đánh giá chất lượng không khí và<br />
tình hình mắc 4 bệnh đường hô hấp tại một số khu vực dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”.<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, đánh giá chất lượng môi trường<br />
không khí trong và ngoài nhà, tình hình bệnh đường hô hấp (n= 1855 người lớn thường xuyên ở<br />
nhà trên 15 tuổi) tại 25 phường thuộc 5 quận thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Kết quả: Nồng độ<br />
bụi PM10 ngoài nhà tại các điểm nghiên cứu trung bình từ 0,043mg/m3 đến 0,075mg/m3; Nồng độ<br />
khí SO2 trung bình từ 0,004mg/m3 đến 0,055mg/m3; Nồng độ khí CO trung bình từ 6,44mg/m3<br />
đến 10,27mg/m3; Nồng độ khí NO2 trung bình từ 0,051mg/m3 đến 0,073mg/m3. Tỷ lệ mắc bệnh<br />
viêm mũi trung bình 20,1% ; tỷ lệ bệnh viêm họng 16,8%; tỷ lệ viêm phế quản 2,3%, tỷ lệ hen phế<br />
quản 1,0%. Như vậy: Nồng độ bụi PM10, SO2, NO2 ngoài nhà tại các điểm nghiên cứu trong<br />
ngưỡng Quy chuẩn Việt Nam 05-2009; Nồng độ khí CO vượt Quy chuẩn Việt Nam 05-2009 24h<br />
từ 1,3 đến 2,05 lần. Hạn chế nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị do giao thông vận tải là cần thiết<br />
trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khoá: chất lượng môi trường không khí; Thành phố Hồ Chí Minh; bệnh đường hô hấp<br />
<br />
Air quality and respiratory system disease in Ho Chi Minh City 2009<br />
Vu Van Trien1, Luu Minh Chau2 et al<br />
This report introduces some findings from “Assessment of air quality and situation of respiratory<br />
system disease in some areas in Ho Chi Minh city 2009” Method: A cross sectional descriptive<br />
study was carried to assesse indoor and outdoor air quality. Situation of respiratory system disease<br />
in 25 wards of 5 districts in Ho Chi Minh city 2009. Result: Outdoor air quality: The everage<br />
concentration of particulate matter 10 (PM10), SO2, NO2 were lower than maximal allowable<br />
concentration (MAC). The everage concentration of particulate matter 10 (PM10) was from<br />
0.043mg/m3 to 0.075mg/m3; everage concentration of SO2 was from 0.004mg/m3 to 0.055mg/m3;<br />
everage concentration of NO2 was from 0.051mg/m3 to 0.073mg/m3; everage concentration of CO<br />
was from 6.44mg/m3 to 10.27mg/m3 (higher than MAC from 1.3 times to 2.05 times);. Situation<br />
of respiratory system disease: rhinitis (20.1%); sore throat (16.8%), bronchitis (2.3%) and asthma<br />
(1.0%).<br />
Keywords: air quality; respiratory system disease; Ho Chi Minh City; 2009<br />
Tác giả:<br />
1<br />
<br />
BS.CK2. Vũ Văn Triển, Cục trưởng Cục Y tế Giao thông Vận tải. Điện thoại: 043.8453251, Fax:<br />
043.8233054<br />
2<br />
<br />
TS. Lưu Minh Châu, Trưởng phòng Y tế Dự phòng và các chương trình y tế, Cục Y tế Giao<br />
thông Vận tải<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở các nước trên thế giới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu tác động của ô nhiễm<br />
không khí lên sức khỏe. Đặc biệt ở các nước đang phát triển đã và đang tiến hành nghiên cứu đánh<br />
giá lượng hóa thiệt hại sức khỏe và kinh tế do ô nhiễm không khí đô thị gây ra. Đánh giá mức thiệt<br />
hại do ô nhiễm không khí đô thị gây ra là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý môi<br />
trường, đó là căn cứ khoa học để đưa ra chiến lược tầm vĩ mô cũng như các biện pháp cụ thể đối<br />
với từng nguồn phát thải, nhằm giảm bớt tác hại do ô nhiễm không khí gây ra trong quá trình đô<br />
thị hóa. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với<br />
người già, trẻ em và gây ra thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế [4],[5]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
mức độ ô nhiễm không khí, tình hình bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản cấp, hen phế<br />
quản tại một số khu vực dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 2009.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại 25 phường thuộc 5 quận: Phú Nhuận, quận 1, quận Bình<br />
Thạnh, quận 10, quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009.<br />
Chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu nhiều bậc: chọn 5 quận thuộc nội thành thành phố Hồ<br />
Chí Minh, chọn 25 phường theo phương pháp chọn mẫu chùm, tại mỗi phường được chọn tổ dân<br />
phố ngẫu nhiên để phỏng vấn người dân trong hộ gia đình theo tiêu chuẩn người lớn (từ 15 tuổi trở<br />
lên) thường xuyên ở nhà (n= 1.855 người) và khảo sát môi trường tại địa điểm trong và ngoài nhà<br />
tổ trưởng tổ dân phố.<br />
2.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Khảo sát chất lượng môi trường không khí trong và ngoài nhà tại 25 phường thuộc 5 quận:<br />
quận Phú Nhuận, Quận 1, quận Bình Thạnh, quận 10, quận 3 trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày 3 lần<br />
và các thời điểm 6h00-8h00, 10h00-12h00; 17h00-19h00.<br />
Phỏng vấn bộ câu hỏi về tình hình bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản cấp, hen phế<br />
quản và chi phí điều trị của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) thường xuyên ở nhà tại tại các điểm đo<br />
khảo sát đánh giá chất lượng môi trường không khí.<br />
2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin<br />
Các chỉ số đánh giá chất lượng không khí được tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm theo<br />
thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường. Kỹ thuật lấy mẫu và xét<br />
nghiệm bụi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối<br />
lượng xác định hàm lượng bụi. Thời gian lấy mẫu không khí trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3<br />
thời điểm: Sáng từ 6h00-8h00; Trưa 10h00-12h00; chiều 17h00-19h00. So sánh đánh giá với quy<br />
chuẩn Việt Nam 05-2009. Phỏng vấn bộ câu hỏi xác định tỷ lệ viêm mũi, viêm họng, viêm phế<br />
quản, hen phế quản các bệnh trong 4 tuần.<br />
2.5.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
Phân tích số liệu bằng Phần mềm thống kê y học SPSS 11.0<br />
<br />
2<br />
<br />
Yếu tố vi khí hậu trong những ngày lấy mẫu, Bụi mịn PM10 trong không khí, các chất khí gây ô<br />
nhiễm: Cacbon oxit (CO), Nitơ oxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2), tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp trong<br />
4 tuần (n=1.855).<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Chất lượng môi trường không khí trong nhà và ngoài nhà<br />
Vào thời điểm nghiên cứu của chúng tôi ở ngoài nhà nhiệt độ không khí trung bình 29,280C<br />
và độ ẩm không khí trung bình 67,4% , tốc độ lưu chuyển không khí 0,14m/s.<br />
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm<br />
Điểm đo<br />
Ngoài nhà<br />
Quận Phú Nhuận<br />
Quận 1<br />
Quận Bình Thạnh<br />
Quận 10<br />
Quận 3<br />
Trung bình<br />
(QCVN 05:2009) 24giờ<br />
(QCVN 05:2009) 8 giờ<br />
Trong nhà<br />
Quận Phú Nhuận<br />
Quận 1<br />
Quận Bình Thạnh<br />
Quận 10<br />
Quận 3<br />
Trung bình<br />
<br />
Nồng độ bụi<br />
X±SD<br />
<br />
Nồng độ các chất ô nhiễm<br />
Nồng độ SO2 Nồng độ NO2<br />
X±SD<br />
X±SD<br />
<br />
Nồng độ CO<br />
X±SD<br />
<br />
0,043±0,012<br />
0,075±0,07<br />
0,067±0,021<br />
0,06±0,026<br />
0,049±0,023<br />
0,059±0,037<br />
0,15mg/m3<br />
-<br />
<br />
0,004±0,001<br />
0,055±0,01<br />
0,012±0,007<br />
0,011±0,008<br />
0,008±0,005<br />
0,018±0,005<br />
0,125mg/m3<br />
-<br />
<br />
0,072±0,07<br />
0,094±0,07<br />
0,057±0,007<br />
0,051±0,028<br />
0,073±0,056<br />
0,071±0,05<br />
0,1mg/m3<br />
-<br />
<br />
9,70±5,20**<br />
8,41±4,79**<br />
8,48±3,99**<br />
10,27±7,78**<br />
6,46±2,96**<br />
8,61±5,18**<br />
5 mg/m3<br />
10mg/m3<br />
<br />
0,037±0,012<br />
0,064±0,057<br />
0,060±0,023<br />
0,054±0,026<br />
0,047±0,02<br />
0,053±0,032<br />
<br />
0,0054±0,0025<br />
0,048±0,009<br />
0,019±0,0066<br />
0,025±0,003<br />
0,011±0,008<br />
0,022±0,001<br />
<br />
0,092±0,088<br />
0,121±0,063<br />
0,098±0,04<br />
0,13±0,076<br />
0,94±0,04<br />
0,107±0,053<br />
<br />
11,45±6,28<br />
8,49±3,95<br />
6,71±4,51<br />
8,68±3,13<br />
6,96±2,90<br />
8,27±4,42<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho chúng ta thấy: 5 quận nội thành thành phố tại các điểm nghiên cứu nồng<br />
độ bụi trung bình các thời điểm đo trong ngày ngoài nhà nếu so sánh với Quy chuẩn Việt Nam 24h<br />
(QCVN 24h) đều nằm trong ngưỡng cho phép, nồng độ trung bình từ 0,043mg/m3 đến<br />
0,075mg/m3 (cao nhất tại quận 1, thấp nhất là quận Phú Nhuận).<br />
Nồng độ SO2 trung bình ngoài nhà tại các điểm khảo sát đều trong ngưỡng QCVN 24h.<br />
Nồng độ hơi khí SO2 trong nhà và ngoài nhà tại TP Hồ Chí Minh trong nhà và ngoài nhà trung<br />
bình ngày ở tất cả các quận đạt QCVN SO2 trung bình ngày đều đạt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam:<br />
trong nhà từ 0,0054mg/m3 đến 0,048mg/m3 (Cao nhất là tại quận 1, thấp nhất tại quận Phú<br />
Nhuận). Nồng độ hơi khí SO2 ngoài nhà từ 0,004mg/m3 đến 0,055mg/m3 (Cao nhất tại quận 1,<br />
thấp nhất tại quận Phú Nhuận).<br />
Nồng độ hơi khí NO2 trong nhà và ngoài nhà tại TP. Hồ Chí Minh có: Nồng độ hơi khí NO2<br />
trong nhà từ 0,092mg/m3 đến 0,94mg/m3 (Cao nhất là tại Quận 3, thấp nhất tại quận Phú Nhuận).<br />
Nồng độ hơi khí NO2 ngoài nhà từ 0,051mg/m3 đến 0,073mg/m3 (Cao nhất tại quận 3, thấp nhất<br />
tại quận Bình Thạnh); Tuy nhiên qua kết quả khảo sát nồng độ NO2 trong nhà có 46,7% số mẫu đo<br />
và ngoài nhà có 13,3% số mẫu đo vượt ngưỡng 0,1mg/m3<br />
Nồng độ hơi khí CO trong nhà tại TP Hồ Chí Minh trung bình ở các quận là từ 6,7mg/m 3<br />
đến 11,45mg/m3 (Cao nhất là tại quận Phú Nhuận), vượt QCVN ngoài nhà từ 1,3 đến 2,3 lần.<br />
<br />
3<br />
<br />
Nồng độ hơi khí CO ngoài nhà từ 6,44mg/m3 đến 10,27mg/m3 (Cao nhất tại quận 10), vượt<br />
QCVN từ 1,3 đến 2,05 lần.<br />
3.2. Tình hình 4 bệnh đường hô hấp tại các điểm nghiêm cứu<br />
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc 4 bệnh đường hô hấp của người lớn ở nhà tại các điểm nghiên cứu<br />
Viêm mũi<br />
<br />
Địa điểm<br />
Quận Phú Nhuận<br />
Quận 3<br />
Quận 10<br />
Quận Bình Thạnh<br />
Quận 1<br />
Tổng số<br />
<br />
315<br />
351<br />
369<br />
402<br />
418<br />
1855<br />
<br />
N<br />
62<br />
82<br />
84<br />
70<br />
75<br />
373<br />
<br />
Viêm họng<br />
<br />
%<br />
19,7<br />
23,4<br />
22,8<br />
17,4<br />
17,9<br />
20,1<br />
<br />
N<br />
63<br />
68<br />
47<br />
70<br />
63<br />
311<br />
<br />
%<br />
20,0<br />
19,4<br />
12,7<br />
17,4<br />
15,1<br />
16,8<br />
<br />
Viêm PQ<br />
cấp tính<br />
N<br />
%<br />
15<br />
4,9<br />
5<br />
1,5<br />
4<br />
1,1<br />
8<br />
2,1<br />
9<br />
2,2<br />
41<br />
2,3<br />
<br />
Hen phế quản<br />
n<br />
9<br />
1<br />
2<br />
3<br />
3<br />
18<br />
<br />
%<br />
2,9<br />
0,3<br />
0,5<br />
0,7<br />
0,7<br />
1,0<br />
<br />
Tỷ lệ người lớn ở nhà mắc bệnh viêm mũi cao nhất là quận 3(23,4%), tiếp đến là quận 10<br />
(34,5%); bệnh viêm họng cũng cao nhất là quận Phú Nhuận (20,0%), tiếp đến là quận 3 (19,4%);<br />
viêm phế quản trung bình tại 5 quận là 2,3%. Carnow B.W thì những biểu hiện cấp tính của bệnh<br />
nhân từ 55 tuổi trở lên bị viêm phế quản mãn tính có liên quan chặt chẽ với nồng độ khí SO 2 bị ô<br />
nhiễm trong không khí.<br />
4. BÀN LUẬN<br />
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt tại các<br />
thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Quá trình này luôn kéo theo sự bùng nổ về dân số và sự phát<br />
triển không gian tại các đô thị nhanh hơn sự phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; lưu lượng xe lưu<br />
thông tăng nhanh, khả năng quản lý xây dựng và cải tạo đô thị chưa tăng kịp đà phát triển dẫn tới<br />
các nguồn gây ô nhiễm không khí chưa được kiểm soát cũng gia tăng rất nhanh, tạo áp lực làm<br />
biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng không tốt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và<br />
tác động đến sức khỏe con người. Một thực tế cho thấy nguồn thải bụi lơ lửng là do hoạt động xây<br />
dựng gây ra, bên cạch đó tình trạng đào và lấp đường diễn ra liên tục (thi công các công trình hạ<br />
tầng kỹ thuật), phương tiện vận chuyển che chắn không đảm bảo và nhiều nguyên nhân khác nữa<br />
là những yếu tố gây bụi nghiêm trọng chiếm tỷ lệ rất lớn.<br />
Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế<br />
WHO, UNEP thống nhất chọn ngoài yếu tố bụi lơ lửng còn các: khí SO2 , CO, NO2 là chỉ điểm :<br />
WHO (1992); UNEP, các tác giả: Spengler J.D (1987) [8], Smith K.R (1987), Leitmann J (1994),<br />
Jin H (1993) [9], Qin Y.H (1993) [7]. Ở Việt Nam các tác giả Đào Ngọc Phong và cộng sự (1985)<br />
[3], Đào Ngọc Phong, Lê Văn Nãi, Chu Văn Thăng (1993) [8].<br />
Theo WHO (1992) sản xuất công nghiệp của thế giới đã thải vào không khí 25% khí NOx,<br />
40-50% khí SO2 và gây ô nhiễm cho người lao động và dân cư tiếp giáp với khu công nghiệp [7].<br />
Qua kết quả khảo sát nồng độ bụi PM10 trung bình các thời điểm đo trong ngày trung bình<br />
từ 0,043mg/m3 đến 0,075mg/m3. Như vậy so với kết quả tại các điểm quan trắc của thành phố Hồ<br />
Chí Minh năm 2003 và 2006 thì không có sự biến đổi nhiều: Nồng độ trung bình năm của PM10<br />
dao động trong khoảng 64,28 g/m3 (năm 2003) đến 79,74 g/m3 (năm 2006). Nồng độ trung bình<br />
1 giờ của PM10 trong toàn bộ giai đoạn quan trắc từ 2003 đến 2006 thay đổi không đáng kể, dao<br />
động từ 12,3 g/m3 đến 479,75 g/m3. Nồng độ trung bình tháng trong giai đoạn 2003 – 2006<br />
dao động trong khoảng 36,1 g/m3 đến 144,44 g/m3; và có xu hướng tương đương nhau, diễn<br />
biến này tương đối giống diễn biến của ozôn, tăng vào mùa khô và giảm vào mùa mưa ( Nguồn<br />
4<br />
<br />
Tổng Cục Môi trường). Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy ô nhiễm bụi tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh thấp hơn so với các nghiên cứu của tác giả Jin.H., Zheng. M. (1993) tại Trung Quốc<br />
vùng ô nhiễm nặng với nồng độ bụi lơ lửng 160,02 µg/m3; Vùng thấp nhất là 86,39 µg/m3[10].<br />
Delhi là thành phố có mức độ ô nhiễm tương đối cao. Theo Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương<br />
Ấn Độ thì hàm lượng TSP và RSP (Respirable Suspended Particulate, tương đương với PM10)<br />
luôn vượt mức tiêu chuẩn của Ấn Độ. Hàm lượng trung bình năm của TSP ở khu vực dân cư trong<br />
giai đoạn 1991-2001 luôn ở mức cao 360 g/m3[8].<br />
Nồng độ SO2 trung bình ngoài nhà tại các điểm khảo sát đều trong ngưỡng QCVN 24h.<br />
Nồng độ trung bình từ 0,004mg/m3 đến 0,055mg/m3 . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi so<br />
sánh với kết quả tại các trạm quan trắc của thành phố Hồ Chí Minh thì thấp hơn. Nồng độ trung<br />
bình 1 giờ của SO2 trong khu vực dân cư (2003 – 2007) dao động trong khoảng 2,56 μg/m3đến<br />
199,89 μg/m3.<br />
Nồng độ hơi khí NO2 ngoài nhà từ 0,051mg/m3 đến 0,073mg/m3 (Cao nhất tại quận 3, thấp<br />
nhất tại quận Bình Thạnh); Tuy nhiên qua kết quả khảo sát nồng độ NO2 trong nhà có 46,7% số<br />
mẫu đo và ngoài nhà có 13,3% số mẫu đo vượt ngưỡng 0,1mg/m3. Theo kết quả của các trạm quan<br />
trắc của TP Hồ Chí Minh giá trị NO2 tính trung bình năm từ 2003 đến 2006 không chênh lệch<br />
nhiều giữa các trạm khu dân cư; dao động trong khoảng 16,6 g/m3 (trung bình 6 tháng đầu năm<br />
2007) đến 21,05 g/m3 (năm 2006) giá trị này hoàn toàn đạt tiêu chuẩn VN (TCVN NO2 1 năm =<br />
40 g/m3). Tuy nhiên nồng độ NO2 tại các trục giao thông rất cao và thường xuyên vượt TCVN<br />
5937:2005. Giá trị trung bình năm cao gấp 4-7 lần giới hạn 40 μg/m3. Tại các vị trí quan trắc, có<br />
đến 13 – 18% số mẫu trung bình giờ vượt TCVN (200 μg/m3 ). Như vậy nồng độ khí NO2 ngoài<br />
nhà đã có xu hướng tăng lên từ 2006 đến 2009.<br />
Nồng độ hơi khí CO ngoài nhà từ 6,44mg/m3 đến 10,27mg/m3 (Cao nhất tại quận 10), vượt<br />
QCVN từ 1,3 đến 2,05 lần. Tại quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh nồng độ trung bình khí CO<br />
trong nhà lại cao hơn ngoài nhà, đây có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh nhà kín.<br />
Tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người đã được khẳng định từ lâu và tổn<br />
thương do ô nhiễm không khí gây ra cũng được các tác giả thống nhất là tổn thương đường hô<br />
hấp. Theo WHO (1992) [7] các chất gây ô nhiễm không khí bụi, hơi khí độc từ khu công nghiệp<br />
tác động rõ rệt lên sức khỏe, bệnh tật của người dân đô thị đặc biệt bệnh đường hô hấp. WHO<br />
cũng đã phân tích nguyên nhân các tổn thương đường hô hấp và thấy rằng bụi, hơi khí độc gây<br />
kích thích, gây dị ứng, gây ung thư đối với người làm việc trong môi trường lao động bị ô nhiễm<br />
và môi trường không khí nơi bị ô nhiễm. Một nhận định quan trọng của Bushtueva K.A (1986)<br />
[theo 6] thấy rằng khi nồng độ chất gây ô nhiễm không khí ở gần giới hạn cho phép thì không phải<br />
là hoàn toàn không tác động gì tới sức khỏe mà nó tác động tới sức khỏe ở mức độ là có những<br />
thay đổi trong tổ chức dù chưa có biểu hiện lâm sàng. Khi nồng độ chất ô nhiễm gấp 2-4 lần cho<br />
phép thì gây ra những biến đổi về chức năng của cơ thể. Khi nồng độ chất ô nhiễm gấp 5-10 lần<br />
TCCP thì gây những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, gây nên bệnh tật. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí: chiếm tỷ lệ cao là bệnh viêm mũi<br />
(20,1%), viêm họng (16,8%) đây là bệnh phản ứng tức thì với chất ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi thu được qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nên đối với các trường<br />
hợp viêm phế quản và hen phế quản cần có nghiên cứu có sử dụng thêm các biện pháp chẩn đoán<br />
lầm sàng và cận lâm sàng như đo chức năng hô hấp của đối tượng.<br />
<br />
5<br />
<br />