Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018<br />
<br />
<br />
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ THUỐC KHÁNG ĐÔNG<br />
TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHỈ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM<br />
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Nguyễn Hoàng Hải*.NguyễnThanh Thảo*, Huỳnh Trung Tín**, Nguyễn Văn Sĩ**,<br />
Phạm Phùng Phương Nguyên*<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Rung nhĩ không do bệnh van tim ngày trở nên phổ biến với gia tăng nguy cơ đột quỵ.Thuốc<br />
kháng đông giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trên những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao. Các nghiên cứu<br />
trước đây cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do van tim chưa đạt tối ưu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm<br />
CHA2DS2-VASc và xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim<br />
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ 1/1/2018 đến 30/6/2018. Thông tin được rút<br />
trích từ dữ liệu của các phòng khám tim mạch thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Kết quả: 431 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ theo phân<br />
tầngCHA2DS2-VASc bao gồm 0,9% nguy thấp, 9,5% nguy cơ trung bình và 89,5% nguy cơ cao. Tỉ lệ sử dụng<br />
thuốc kháng đông là 90,5% với 48,7% là thuốc kháng vitamin K và 41,8% là thuốc kháng đông thế hệ mới.<br />
Kết luận: Đa số bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim có nguy cơ cao đột quỵ. Tỉ lệ sử dụng thuốc<br />
kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có gia tăng đáng kể.<br />
Từ khóa: Rung nhĩ không do bệnh van tim; đột quỵ; thuốc kháng đông.<br />
ABSTRACT<br />
ANTICOAGULANT PRESCRIPTION IN NON – VALVULAR ATRIAL FIBRILLATION DURING THE<br />
FIRST SIT MONTHS OF 2018 IN OUT – PATIENT SETTINGS OF GIA DINH PEOPLÉ S HOSPITAL<br />
Nguyen Hoang Hai, Nguyen Thanh Thao, Huynh Trung Tin, Nguyen Van Si,<br />
Pham Phung Phương Nguyen<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 50 – 55<br />
Background: Non-valvular atrial fibrillation is getting more prevalent with increased risk of stroke.<br />
Anticoagulant agents have preventive effects on high risk patients. Previous studies showed that the rates of<br />
anticoagulant prescription were not optimal in patients having non-valvular atrial fibrillation.<br />
Objectives: This study was conducted to assess the stroke risk based on CHA2DS2-VASc stratification and<br />
to identify the rate of anticoagulant prescription in out-patient setting of Gia Dinh People’s Hospital.<br />
Method: Retrospective study was conducted from January 1 to June 30, 2018. The data was extracted from<br />
the database of cardiology out-patient rooms of Gia Dinh People’s Hospital.<br />
Results: 431 patients having non-valvular atrial fibrillation were collected. The rates of low, moderate and<br />
high risk of stroke were 0.9%, 9.5% and 89.5%, respectively, based on CHA2DS2-VASc score. The prescription<br />
rate of anticoagulant agents was 90.5% in which vitamin K antagonist and novel oral anticoagulant rates were<br />
<br />
* Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Hoàng Hải ĐT: 0908247359 Email: bsnguyenhoanghai@gmail.com<br />
<br />
50 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
48.7% and 41.8%, respectively.<br />
Conclusions: Most non-valvular atrial fibrillation patients have high risk of stroke. The prescription of<br />
anticoagulant agents has been increased significantly in Gia Dinh People’s Hospital.<br />
Key words: Non-valvular atrial fibrilltion; stroke; anticoagulant agents.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ trong 6 tháng đầu năm 2018.<br />
Rung nhĩ không do bệnh van tim hiện Mục tiêu chuyên biệt<br />
đang trở thành một vấn đề sức khỏe quan Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm<br />
trọng trên toàn thế giới. Tỉ lệ hiện mắc của CHA2DS2-VASc.<br />
rung nhĩ không do bệnh van tim là 2%, cao Xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông<br />
gần gấp đôi thập kỷ trước và ước tính sẽ còn trong điều trị phòng ngừa đột quỵ.<br />
gia tăng theo tuổi thọ của loài người cũng như PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
sự tiến bộ của nền y tế.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu<br />
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu<br />
máu cục bộ lên gấp 5 lần, suy tim lên gấp 3 lần, Đối tượng nghiên cứu<br />
sa sút trí tuệ và tử vong lên gấp 2 lần. Rung nhĩ Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim<br />
không do bệnh van tim là yếu tố nguy cơ độc lập điều trị ngoại trú tại các phòng khám tim mạch<br />
của đột quỵ, chịu trách nhiệm cho 20% trường thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 1/1/2018<br />
hợp đột quỵ nói chung và là nguyên nhân của đến 30/6/2018.<br />
hơn 50% các trường hợp đột quỵ có nguồn gốc Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
từ tim. Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán là rung nhĩ.<br />
Để phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung Tiêu chuẩn loại trừ<br />
nhĩ, thuốc chống huyết khối có vai trò quan<br />
Bệnh nhân có hẹp van hai lá, sửa van hai lá<br />
trọng, trong đó nổi bật là thuốc kháng đông đã<br />
hoặc có van tim nhân tạo.<br />
được chứng minh: giảm 62% nguy cơ đột quỵ,<br />
Bệnh nhân có chỉ định khác của thuốc kháng đông.<br />
26% tử vong do đột quỵ và giảm 33% tử vong do<br />
mọi nguyên nhân. Thang điểm CHA2DS2-VASc Cỡ mẫu<br />
được khuyến cáo sử dụng để phân tầng nguy cơ Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
đột quỵ và định hướng sử dụng thuốc chống<br />
N = Z21-α/2.p.(1-p)/d2<br />
huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh<br />
Z: tham số lấy từbảng phân bốchuẩn; α: xác<br />
van tim(5).<br />
suất sai lầm loạiI, chọn α = 0.05 nên Z = 1,96.<br />
Các nghiên cứu đời thực cho thấy tỉ lệ sử<br />
d: sai số cho phép; d=0,05.<br />
dụng kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ<br />
p: tỷ lệ sử dụng thuốc kháng đông cho bệnh<br />
không do van tim chưa đạt tối ưu. Riêng ở Bệnh<br />
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim theo tác<br />
viện Nhân Dân Gia Định, tỉ lệ sử dụng thuốc<br />
giả Nguyễn Thanh Phương (2018)(6); p = 0,9.<br />
kháng đông có khuynh hướng gia tăng theo thời<br />
Do đó, N ≥ 138.<br />
gian nhưng vẫn còn thấp (13% - 40%) theo các<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
nghiên cứu trước đây(7,8).<br />
Thông tin được rút trích tại Trung tâm công<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
nghệ thông tin từ cơ sở dữ liệu khám bệnh của<br />
Mục tiêu tổng quát các phòng khám tim mạch thuộc bệnh viện<br />
Khảo sát tình hình điều trị ngoại trú thuốc Nhân Dân Gia Định, bao gồm: Phòng khám 112,<br />
kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do phòng khám dịch vụ tim mạch, phòng khám tim<br />
bệnh van tim tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định mạch Nơ Trang Long và phòng khám tại khoa<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 51<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018<br />
<br />
Nội tim mạch. Nội dung rút trích bao gồm: Mã Nguy cơ Điểm N (%)<br />
số khám bệnh, tuổi, giới tính, chẩn đoán và toa 7 1 (0,2)<br />
8 0<br />
thuốc điều trị.<br />
9 0<br />
Chẩn đoán đầy đủ nhất trong các lần khám<br />
Bảng 5: Điểm CHA2DS2-VASc<br />
của bệnh nhân được sử dụng để xét tiêu chuẩn<br />
Trung bình Độ lệch Lớn nhất Nhỏ nhất<br />
chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ. Thông tin toa chuẩn<br />
thuốc mới nhất được sử dụng nếu bệnh nhân có Điểm 2,9 1,2 7,0 0<br />
nhiều lần tái khám. Tình hình sử dụng thuốc kháng đông<br />
Phương pháp xử lý số liệu Bảng 6: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối<br />
Sử dụng phần mềm Excel 2010 để nhập liệu Thuốc N (%)<br />
và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 12,0. Thuốc kháng vitamin K 200 (46,4)<br />
Thuốc kháng đông thế hệ mới 174 (40,4)<br />
KẾT QUẢ Thuốc kháng tiểu cầu 19 (4,4)<br />
Trong khoảng thời gian từ 1/1/2018 đến Phối hợp thuốc kháng đông và thuốc kháng 16 (3,7)<br />
tiểu cầu<br />
30/6/2018, có 431 bệnh nhân rung nhĩ không do<br />
Không sử dụng 22 (5,1)<br />
bệnh van tim đến khám tại các phòng khám nội<br />
tim mạch thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Bảng 7: Loại thuốc kháng đông sử dụng<br />
Thuốc N (%)<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu Thuốc kháng vitamin K 210 (48,7)<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi Thuốc kháng đông thế hệ mới 180 (41,8)<br />
Trung Độ lệch Lớn Nhỏ Tổng 390 (90,5)<br />
bình chuẩn nhất nhất Chú thích<br />
Tuổi (năm) 70,1 11,1 98 25 - Trong 16 bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc kháng đông<br />
và thuốc kháng tiểu cầu có 10 bệnh nhân dùng thuốc kháng<br />
Bảng 2: Đặc điểm về giới tính vitamin K và 6 bệnh nhân dùng thuốc kháng đông thế hệ mới.<br />
Nam N (%) Nữ N (%) - Tỉ lệ phần trăm tính trên tổng số bệnh nhân.<br />
Giới 197 (45,7) 234 (54,3) - Thuốc kháng đông thế hệ mới bao gồm dabigatran và<br />
rivaroxaban.<br />
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-VASc<br />
Bảng 8: Tình hình sử dụng thuốc kháng đông theo<br />
Bảng 3: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ của đột quỵ theo<br />
phân tầng nguy cơ CHA2DS2-VASc<br />
thang điểm CHA2DS2-VASc Nguy cơ Không dùng Có dùng<br />
Yếu tố nguy cơ N (%) N (%) N (%)<br />
Suy tim sung huyết 110 (25,5) Cao 32 (8,3) 354 (92,7)<br />
Tăng huyết áp 353 (81,9) Trung bình 7 (16,3) 36 (83,7)<br />
Tuổi ≥ 75 152 (35,3) Thấp 2 (100) 0 (0)<br />
Đái tháo đường 76 (17,6) Chú thích<br />
Đột quỵ 15 (3,5) Tỉ lệ phần trăm tính riêng cho từng nhóm nguy cơ.<br />
Bệnh động mạch 8 (1,9) Một số chẩn đoán được ghi nhận trong<br />
Tuổi ≥ 65 (< 75) 147 (34,1)<br />
nhóm không sử dụng thuốc kháng đông có thể<br />
Giới tính nữ 134 (54,3)<br />
có liên quan đến chống chỉ định điều trị bao<br />
Bảng 4: Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-VASc gồm: xuất huyết phụ khoa (2 trường hợp), xuất<br />
Nguy cơ Điểm N (%)<br />
huyết bàng quang (1 trường hợp), xơ gan (1<br />
Thấp 0 4 (0,9) 4 (0,9)<br />
Trung bình 1 41 (9,5) 41 (9,5)<br />
trường hợp), giảm tiểu cầu (3 trường hợp).<br />
2 131 (30,4) BÀNLUẬN<br />
3 121 (28,1)<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
Cao 4 85 (19,7) 386 (89,5)<br />
5 39 (9,1) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
6 9 (2,1) bình của các bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh<br />
<br />
52 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
van tim là 70,1 ± 11,1. Kết quả này tương đồng Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-<br />
với nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Sĩ VASc<br />
(2011) nhưng lại cao hơn tác giả Nguyễn Xuân Bên cạnh yếu tố tuổi và giới tính nữ,<br />
Tuyến (2015) cũng tại bệnh viện Nhân Dân Gia nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tăng huyết<br />
Định và cao hơn so với tác giả Nguyễn Thanh áp (81,9%) và suy tim sung huyết (25,5%) là<br />
Phương (2018), thực hiện khảo sát tại bệnh viện hai yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến<br />
Chợ Rẫy(6,8,9). Sự khác biệt có thể do cách lấy mẫu đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ không do<br />
tại nội viện hay ngoài phòng khám và tính đặc bệnh van tim. Các tác giả khác cũng đề cập<br />
thù của từng địa điểm lấy mẫu. Với ưu thế về số đến sự xuất hiện phổ biến của hai tình trạng<br />
lượng người tham gia so với các nghiên cứu này tuy nhiên với tỉ lệ có thấp hơn đối với tăng<br />
khác, chúng tôi nhận định bệnh nhân rung nhĩ huyết áp và cao hơn đối với suy tim(6,8,9). Sự<br />
không do bệnh van tim có tuổi trung bình cao khác biệt có thể do đặc điểm dân số cũng như<br />
với hơn 2/3 dân số có tuổi ≥ 65. về cách thiết kế nghiên cứu.<br />
Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ Đa số dân số của nghiên cứu của chúng tôi<br />
quan trọng của đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ. có nguy cơ cao đột quỵ dựa theo phân tầng<br />
Bệnh nhân lớn tuổi rất thường có các bệnh đồng<br />
CHA2DS2-VASc với tỉ lệ là 89,5%. Một nghiên<br />
mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường và suy<br />
cứu gần đây của tác giả Nguyễn Thanh Phương<br />
tim vốn dĩ làm tăng nặng thêm nguy cơ đột quỵ.<br />
(2018) thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho<br />
Ngược lại, tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ<br />
kết quả tương tự là 84%(6). Các nghiên cứu nước<br />
chính của biến chứng xuất huyết khi sử dụng<br />
thuốc kháng đông. Tuy nhiên, lợi ích về phòng ngoài cũng đều cho thấy tỉ lệ bệnh nhân rung<br />
ngừa đột quỵ của thuốc kháng đông trên bệnh nhĩ không do bệnh van tim có nguy cơ cao đột<br />
nhân lớn tuổi vượt trội hơn so với bất lợi liên quỵ đều trên 80%(4). Do đó, các bác sĩ lâm sàng<br />
quan đến xuất huyết. Chính vì vậy, tuổi cao đơn cần lưu tâm đến chỉ định thuốc kháng đông trên<br />
thuần không nên được xem là yếu tố cản trở việc nhóm đối tượng bệnh nhân này.<br />
điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng đông. Do giới hạn của thiết kế nghiên cứu nên<br />
Dân số nghiên cứu của chúng có tỉ lệ nữ giới chúng tôi không thể khảo sát được đầy đủnguy<br />
cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu của tác giả cơ xuất huyết khi sử dụngthuốc kháng đông<br />
Bùi Thúc Quang (2013), tác giả Nguyễn Xuân nhưng có thể nhận định sơ khởi nguy cơ này<br />
Tuyến (2015)và tác giả Nguyễn Thanh Phương không hề thấp. Những bệnh nhân của chúng tôi<br />
(2018) cho kết quả ngược lại với nam giới chiếm có tuổi trung bình cao và hầu hết có tăng huyết<br />
ưu thế(1,7,9). Nếu nhận định dựa trên tuổi tác, tuổi áp. Đây là hai yếu tố nguy cơ quan trọng của<br />
trung bình cao trong dân số của chúng tôi có thể xuất huyết liên quan đến thuốc kháng đông.<br />
giải thích sự khác biệt về kết quả phân bố giới Việc cân nhắc điều trị trên lâm sàng là cần thiết<br />
tính. Nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới và dựa vào đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân.<br />
rung nhĩ có gia tăng tỉ suất hiện mắc tích lũy<br />
Tình hình sử dụng thuốc kháng đông<br />
theo thời gian. Giới tính nữ là một yếu tố đã<br />
được chứng minh có liên quan đến nguy cơ đột Trong 6 tháng đầu năm 2018, 94.9% bệnh<br />
quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ. Như vậy, xét về mặt nhân rung nhĩ không do bệnh van tim của<br />
đặc điểm dân số, những bệnh nhân rung nhĩ chúng tôi được chỉ định thuốc chống huyết khối<br />
không do bệnh van tim tại bệnh viện Nhân Dân với 90,5% sử dụng thuốc kháng đông. Kết quả<br />
Gia Định đa số đều có tăng nguy cơ đột quỵ xét này rất khác biệt so với nghiên cứu của tác giả<br />
theo tuổi và giới tính. Nguyễn Văn Sĩ (2011)và tác giả Nguyễn Xuân<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 53<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018<br />
<br />
Tuyến (2015) cũng thực hiện tại bệnh viện Nhân kháng đông được sử dụng cho các đối tượng có<br />
Dân Gia Định(7,8). Có thể nhận thấy được khuynh nguy cơ trung bình trở lên (CHA2DS2-VASc ≥<br />
hướng gia tăng rõ rệt trong chỉ định sử dụng 1 điểm) trong khi thuốc kháng tiểu cầu chỉ giới<br />
thuốc kháng đông (Bảng9). hạn trong nhóm nguy cơ thấp hoặc thậm chí<br />
không có chỉ định(6).<br />
Bảng 9: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh<br />
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Sự lựa chọn loại thuốc kháng đông cũng là<br />
Nhân Dân Gia Định qua các thời kỳ vấn đề đáng lưu tâm. Thuốc kháng đông nhóm<br />
Nguyễn Văn Sĩ Nguyễn Xuân Chúng tôi kháng vitamin K vốn là điều trị kinh điển nhưng<br />
(2011) Tuyến (2015) (2018) có nhiều bất lợi liên quan đến cách sử dụng<br />
Tỉ lệ 13% 40% 90,5% thuốc như chỉnh liều khó khăn, tương tác thuốc<br />
Vai trò của khuyến cáo thực hành lâm sàng phúc tạp, ảnh hưởng từ chế độ ăn và vấn đề theo<br />
cũng như sự cập nhật thông tin điều trị có thể dõi INR. Các thuốc kháng đông thế hệ mới ra<br />
giải thích cho hiện tượng này. Cụ thể, khuyến đời đã giải quyết được hầu hết các nhược điểm<br />
cáo của Trường môn tim mạch Hoa Kỳ/Hội tim trên. Hơn thế nữa, thuốc kháng đông thế hệ mới<br />
Hoa Kỳ/Hội tim châu Âu năm 2006 và bản cập như dabigatran và rivaroxaban còn có những<br />
nhật năm 2011 đề nghị sử dụng thang điểm thử nghiệm lâm sàng thuyết phục chứng minh<br />
CHADS2 (Suy tim sung huyết, tăng huyết áp, hiệu quả và tính an toàn vượt hơn thuốc kháng<br />
tuổi ≥ 75, đái tháo đường và đột quỵ/cơn vitamin K. Do vậy, khuyến cáo điều trị hiện tại<br />
thoáng thiếu máu não trước đó) cho phân tầng đều ưu tiên sử dụng thuốc kháng đông thế hệ<br />
nguy cơ đột quỵ đối với rung nhĩ không do bệnh mới trong phòng ngừa đột quỵ trên đối tượng<br />
van tim(2,3). Thang điểm CHADS2 tuy đơn giản bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim(6).<br />
nhưng lại dễ bỏ sót các đối tượng nguy cơ cao Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ sử dụng kháng<br />
cần sử dụng thuốc kháng đông do không đề cập đông thế hệ mới là 41%, thấp hơn so với kết quả<br />
đến một số yếu tố nguy cơ quan trọng khác của của tác giả Nguyễn Xuân Tuyến (2015) và tác giả<br />
đột quỵ. Thang điểm CHA2DS2-VASc có bổ Nguyễn Thanh Phương (2018)(6,8). Không thể loại<br />
sung thêm bệnh lý mạch máu, giới tính nữ và trừ sự ảnh hưởng nguồn thuốc lưu hành vào<br />
phân tầng tuổi chi tiết hơn. So sánh hai thang thời điểm kê toa hoặc danh mục thuốc có trong<br />
điểm với nhau, thang điểm CHA2DS2-VASc bảo hiểm y tế liên quan đến vấn đề này. Chi phí<br />
giúp xác định các đối tượng có nguy cơ thực sự điều trị cao cho thuốc kháng đông thế hệ mới<br />
thấp và phân tầng chính xác hơn các bệnh nhân cũng hạn chế chỉ định từ bác sĩ lâm sàng.<br />
có nguy cơ cao đột quỵ(10). Thang điểm Chúng tôi ghi nhận có 8,3% bệnh nhân nhóm<br />
CHA2DS2-VASc hiện được khuyến cáo sử dụng nguy cơ cao đột quỵ không được chỉ định kháng<br />
trong các hướng dẫn dẫn thực hành lâm sàng(6). đông. Tỉ lệ này là 6% trong nghiên cứu của tác<br />
Vị trí của thuốc kháng tiểu cầu cũng được đề cao giả Nguyễn Thanh Phương (2018)(7). Nghiên cứu<br />
khiến bác sĩ lâm sàng dễ dàng thay thế cho thuốc của chúng tôi không nhằm mục tiêu khảo sát lý<br />
kháng đông với kỳ vọng là sẽ giảm biến chứng do hoãn điều trị kháng đông nhưng khi xem xét<br />
xuất huyết. Cho đến những năm sau, vai trò của lại chẩn đoán, chúng tôi ghi nhận có 7 trường<br />
thuốc kháng đông được chứng minh rõ ràng dẫn hợp có nguy cơ hoặc đang xảy ra chảy máu. Mối<br />
đến sự thay đổi về khuyến cáo điều trị. Khi so quan ngại về biến chứng xuất huyết luôn là cản<br />
sánh hiệu quả và tính an toàn giữa thuốc kháng trở lớn nhất cho chỉ định thuốc kháng đông theo<br />
đông và thuốc kháng tiểu cầu, thuốc kháng đông các khảo sát khác. Ngoài ra, cũng chưa loại trừ<br />
giúp giảm nguy cơ thuyên tắc nhiều hơn trong được các yếu tố khác như sự lựa chọn của bệnh<br />
khi biến chứng chảy máu lại không khác biệt so nhân và quan điểm của bác sĩ điều trị đối với<br />
với thuốc kháng tiểu cầu(11). Hiện nay, thuốc “vùng xám” CHA2DS2-VASc = 2 điểm ở bệnh<br />
<br />
54 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân nữ(10). Foundation/American Heart Association Task Force on practice<br />
guidelines”, Circulation, 123, trang e269-367.<br />
Tóm lại, khảo sát 6 tháng đầu năm 2018 về 4. Huisman MV, Rothman KJ, Paquette M et al (2017). “The<br />
vấn đề sử dụng thuốc chống huyết khối ở khu Changing Landscape for Stroke Prevention in AF: Findings<br />
From the GLORIA-AF Registry Phase 2”. Journal of the American<br />
vực các phòng khám tim mạch của bệnh viện College of Cardiology, 69, trang 777-785.<br />
Nhân Dân Gia Định cho thấy sự gia tăng tích cực 5. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D et al (2016). “ESC Guidelines<br />
về chỉ định thuốc kháng đông cho bệnh nhân for the management of atrial fibrillation developed in<br />
collaboration with EACTS“. European Journal of Cardio-Thoracic<br />
rung nhĩ không do bệnh van tim. Kết quả này Surgery, 50, trang e1-e88.<br />
cũng đồng bộ với các bệnh viện tuyến đầu khác 6. Nguyễn Thanh Phương (2018). “Khảo sát tình hình sử dụng<br />
thuốc chống huyết khối trên bệnh nhân rung nhĩ không do<br />
chứng tỏ chất lượng điều trị phòng ngừa đột bệnh van tim”. Luận văn chuyên khoa II, Đại học y dược thành<br />
quỵ liên quan đến rung nhĩ không do bệnh van phố Hồ Chí Minh.<br />
tim được nâng cao một cách có hệ thống. Nghiên 7. Nguyễn Văn Sĩ (2011). “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống<br />
huyết khối theo thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân rung nhĩ<br />
cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu quy mô không do bệnh lý van tim”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại<br />
hơn về cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu nhằm học y dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
đánh giá một cách chính xác nguy cơ đột quỵ, 8. Nguyễn Xuân Tuyến (2015). “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc<br />
chống huyết khối bằng thang điểm CHA2DS2-VASc và nguy cơ<br />
nguy cơ chảy máu, sự tương hợp với khuyến cáo xuất huyết bằng thang điểm HAS-BLED ở bệnh nhân rung nhĩ<br />
điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định không do bệnh lý van tim”. Luận văn chuyên khoa II, Đại học y<br />
dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
thuốc kháng đông. 9. Nielsen PB, Skjøth F, Overvad TF et al (2018). “Female Sex Is a<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Risk Modifier Rather Than a Risk Factor for Stroke in Atrial<br />
Fibrillation: Should We Use a CHA2DS2-VA Score Rather Than<br />
1. Bùi Thúc Quang (2013). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu<br />
CHA2DS2-VASc?”. Circulation, 137, trang 832-840.<br />
âm doppler tim và siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân<br />
10. Odum LE, Cochran KA, Aistrope DS et al (2012). “The<br />
rung nhĩ mạn tính không có bệnh van tim”. Luận án tiến sĩ y học,<br />
CHADS₂versus the new CHA2DS2-VASc scoring systems for<br />
Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.<br />
guiding antithrombotic treatment of patients with atrial<br />
2. Fuster V, Rydén LE, Cannom DS et al (2006). “ACC/AHA/ESC<br />
fibrillation: review of the literature and recommendations for<br />
2006 guidelines for the management of patients with atrial<br />
use”. Pharmacotherapy, 32, trang 285-286.<br />
fibrillation--executive summary: a report of the American<br />
11. Zhang JT, Chen KP, Zhang S (2015). “Efficacy and safety of oral<br />
College of Cardiology/American Heart Association Task Force<br />
anticoagulants versus aspirin for patients with atrial fibrillation:<br />
on Practice Guidelines and the European Society of Cardiology<br />
a meta-analysis”. Medicine (Baltimore), 94, trang e409.<br />
Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to<br />
12. Zoni-Berisso M, Lercari F, Carazza T et al (2014). “Epidemiology<br />
Revise the 2001 Guidelines for the Management of Patients With<br />
of atrial fibrillation: European perspective”. Clinical<br />
Atrial Fibrillation)”. Journal of the American College of Cardiology,<br />
Epidemiology, 6, trang 213.<br />
58, trang 854-906.<br />
3. Fuster V, Rydén LE, Cannom DS et al (2011). “ACCF/AHA/HRS<br />
focused updates incorporated into the ACC/AHA/ESC 2006 Ngày nhận bài báo: 15/06/2018<br />
guidelines for the management of patients with atrial Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/07/2018<br />
fibrillation: a report of the American College of Cardiology<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 55<br />