Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP THEO HƯỚNG DẪN<br />
CỦA HỘI TIM CHÂU ÂU 2013 TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
TÍP 2<br />
Lê Kim Ngân*, Trần Kim Trang*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng trong tiến triển của đái tháo đường, một bệnh lý đe doạ sức<br />
khoẻ toàn cầu<br />
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị ngoại trú THA theo hướng dẫn của Hội tim Châu Âu 2013 trên bệnh<br />
nhân ( BN) ĐTĐ típ 2<br />
Phương pháp: cắt ngang, mô tả 400 BN từ tháng 01-06/2014 tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Kết quả: 46,8% BN đạt HA mục tiêu. Những BN nữ giới, sử dụng BHYT, dùng ít thuốc hạ áp, có tỉ lệ đạt<br />
HA mục tiêu cao hơn nhóm còn lại.Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II được sử dụng nhiều nhất (73%).<br />
Phối hợp thuốc dùng nhiều nhất là ức chế thụ thể angiotensin II + chẹn kênh canxi, chiếm 47,8%. Các biện pháp<br />
thay đổi lối sống được áp dụng ở 81% dân số nghiên cứu, 91,5% bệnh nhân không hút thuốc lá, 94,8% không<br />
uống rượu, 64,3% hạn chế ăn mặn và 59,8% hoạt động thể lực. Nữ giới áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống<br />
nhiều hơn nam giới.<br />
Kết luận:Việc điều trị THA ở BN ĐTĐ theo khuyến cáo của Hội tim Châu Âu 2013 có tỉ lệ thực hiện và<br />
đạt mục tiêu chưa cao<br />
Từ khoá: tăng huyết áp, đái tháo đường, Hội tim châu Âu 2013, huyết áp mục tiêu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MANAGEMENT OF ARTERIAL HYPERTENSION IN DIABETES MELLITUS<br />
ACCORDING TO 2013 ESH/ESC GUIDELINES<br />
Le Kim Ngan,Tran Kim Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 19 - 23<br />
Background:Hypertension is an important factor of diabetic developement threatening global health.<br />
Objective: Studying the management of high blood pressure upon 2013 ESH guideline in type 2- diabetic<br />
outpatients<br />
Methods: A descriptive cross – sectional survey was conducted during Jan - Jun 2014 in 400 patients at the<br />
Endocrinological department - Cho Ray hospital<br />
Results: 46.8% of patient was at the target blood pressure. The group of female, having health insurance, few<br />
drugs, had a higher rate of target level. The most popular drug was Angiotensine II receptor antagonist (73%).<br />
The commonest combination was Angiotensine II receptor antagonist and calcium antagonist (47.8%). Lifestyle<br />
modification was applied in 81% of subjects, in female more than male. Non- smoking and non – alcoholic<br />
consumption were 91.5% and 94.8%, respectively. 59.8% had physical activity.<br />
Conclusion: Hypertensive treatment using2013 ESH guideline attained to unhigh rate of target level and<br />
performance<br />
Key words: Hypertension, diabetes, Europian society of cardiology, target blood pressure.<br />
<br />
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Kim Ngân<br />
ĐT: 0908 553 546<br />
<br />
Nội Tổng quát<br />
<br />
Email: kimngan_md@yahoo.com.vn<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
<br />
Tình hình điều trị tăng huyết áp( THA)- một<br />
yếu tố quan trọng trong tiến triển biến chứngtrên bệnh nhân đái tháo đường( ĐTĐ) cải thiện<br />
dần với nhiều lý do: sự ra đời các hướng dẫn<br />
thực hành và các thuốc mới, sự nâng cao nhận<br />
thức của người bệnh, sự quan tâm của ngành<br />
đến việc quản lý, điều trị THA…Hướng dẫn của<br />
Hội tim châu Âu năm 2013 đã điều chỉnh mức<br />
HA mục tiêu, đề cập các biện pháp dùng thuốc<br />
và không dùng thuốc khi điều trị THA cho<br />
người ĐTĐ<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát tình hình điều trị ngoại trú THA<br />
theo hướng dẫn của Hội tim Châu Âu 2013 trên<br />
bệnh nhân ĐTĐ típ 2<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Cắt ngang, mô tả, quan sát<br />
<br />
Nhập liệu bẳng phần mềm Excel 20013.Xử lý<br />
số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 for Windows.<br />
Mô tả biến định tính dạng tỷ lệ, biến định<br />
lượng dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
So sánh 2 tỉ lệ bằng phép kiểm χ2, so sánh 2<br />
số trung bình bằng phép kiểm T – student, sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Tỉ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu<br />
Mục tiêu<br />
HATT < 140 mmHg<br />
HATTr < 85 mmHg<br />
<br />
n<br />
231<br />
255<br />
<br />
%<br />
57,8<br />
63,8<br />
<br />
HA < 140/85 mmHg<br />
<br />
187<br />
<br />
46,8<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nơi thực hiện<br />
Phòng khám Nội Tiết Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Tháng 1 – tháng 6/2014<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 có<br />
THA vô căn và đang dùng thuốc hạ áp ≥1 tháng<br />
trước khi được nhận vào nghiên cứu<br />
Cỡ mẫu<br />
P(1-P)/d2. Tính<br />
<br />
α/2<br />
<br />
p: tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đạt HA < 140/90<br />
mmHg (53,8%)(3)<br />
z :với mức sai lầm loại I là 0,05 , độ tin cậy<br />
95% do Z2(1-α/2) =1,96<br />
d : sai số cho phép của p, được lấy là 0,05<br />
(5%)<br />
Tiêu chuẩn lọai trừ<br />
Có bệnh cảnh cấp tính như sốt, nhiễm<br />
trùng,…<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
Phương pháp phân tích số liệu<br />
<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa các đặc điểm với việc đạt<br />
HA mục tiêu<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Theo công thức N= Z21được n = 382 người.<br />
<br />
Theo khuyến cáo 2013 của Hội tim Châu Âu,<br />
bệnh nhân ĐTĐ đạt HA mục tiêu khi HA tâm<br />
thu < 140 mmHg và HA tâm trương < 85 mmHg.<br />
<br />
Độ tuổi<br />
< 65 tuổi<br />
≥ 65 tuổi<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Trình độ học vấn<br />
≥ cấp III<br />
< cấp III<br />
Xã hội<br />
Nghề nghiệp<br />
Lao động chân tay<br />
Nhóm còn lại<br />
BHYT<br />
Có sử dụng<br />
Không sử dụng<br />
Hôn nhân<br />
Một mình<br />
Có gia đình<br />
Biết THA<br />
> 10 năm<br />
≤ 10 năm<br />
Thời gian ĐTĐ<br />
> 10 năm<br />
Lâm<br />
≤ 10 năm<br />
sàng<br />
CSKCT<br />
2<br />
≥ 25 kg/m<br />
2<br />
< 25 kg/m<br />
Béo bụng<br />
<br />
% đạt HA mục tiêu<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
p<br />
<br />
32,0<br />
14,8<br />
<br />
35,0<br />
18,2<br />
<br />
10,8<br />
36,0<br />
<br />
20,7<br />
32,5<br />
<br />
16,0<br />
30,8<br />
<br />
19,7<br />
33,5<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
41,0<br />
5,7<br />
<br />
42,7<br />
10,5<br />
<br />
P=0,045<br />
<br />
45,3<br />
1,5<br />
<br />
48,5<br />
4,7<br />
<br />
P=0,019<br />
<br />
9,0<br />
37,8<br />
<br />
39,0<br />
14,2<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
10,8<br />
36,0<br />
<br />
12,0<br />
41,2<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
16,0<br />
30,8<br />
<br />
17,7<br />
35,5<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
5,5<br />
41,3<br />
<br />
6,5<br />
46,7<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p >0,05<br />
P=0,001<br />
<br />
Chọn mẫu thuận tiện<br />
<br />
20<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * T<br />
Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Đặc điểm<br />
Có<br />
Không<br />
Số thuốc hạ áp<br />
≥ 3 loại<br />
< 3 loại<br />
Điều trị Thực hiện biện pháp<br />
không thuốc<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
% đạ<br />
ạt HA mục tiêu<br />
p<br />
Có<br />
Không<br />
38,8<br />
45,7<br />
p > 0,05<br />
8,0<br />
7,5<br />
7,8<br />
39,0<br />
<br />
4,7<br />
48,5<br />
<br />
40,5<br />
6,2<br />
<br />
40,5<br />
12,7<br />
<br />
p=0,021<br />
<br />
p=0,007<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các thuốc hạ áp sử dụng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Phân tích hồi<br />
h quy đa biến các yếu tố liên<br />
quan đến việcc đạt<br />
đ HA mục tiêu<br />
Đặc<br />
c điểm<br />
đi<br />
Nữ giới<br />
gi<br />
Lao động<br />
ng chân tay<br />
Có sử dụng<br />
ng BHYT<br />
Dùng < 3 loạii thuốc<br />
thu hạ áp<br />
Thực hiện biện<br />
n pháp không<br />
thu<br />
thuốc<br />
<br />
OR<br />
2,17<br />
1,75<br />
2,95<br />
2,02<br />
<br />
p<br />
0,012<br />
0,288<br />
0,037<br />
0,044<br />
<br />
KTC 95%<br />
1,38 – 3,12<br />
1,01 – 3,12<br />
1,15 – 7,56<br />
1,10 – 3,72<br />
<br />
2,04<br />
<br />
0,097<br />
<br />
1,20 – 3,45<br />
<br />
Biểu đồ 2: Các phối<br />
ph hợp2 thuốc hạ áp<br />
Bảng 6:: Phân tích đơn biến<br />
bi một số yếu tố liên quan<br />
đến thực hiện<br />
n các biện<br />
bi pháp điều trị không dùng<br />
thuốc<br />
Yế<br />
ếu tố<br />
<br />
Biểu đồ 3: Các phối hợp 3 thuốốc hạ áp<br />
Bảng 4: Phân bố về số loại thuốốc hạ áp được sử dụng<br />
Số loại<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
1 loại<br />
<br />
115<br />
<br />
28,8<br />
<br />
2 loại<br />
<br />
235<br />
<br />
58,8<br />
<br />
≥ 3 loại<br />
<br />
50<br />
<br />
12,5<br />
<br />
Bảng 5: Thực hiện các biện<br />
n pháp đi<br />
điều trị không dùng<br />
thuốc<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không hút thuốc<br />
<br />
366<br />
<br />
91,5<br />
<br />
Không uống rượu<br />
<br />
379<br />
<br />
94,8<br />
<br />
Hạn chế ăn mặn<br />
<br />
257<br />
<br />
64,3<br />
<br />
Hoạt động thể lực<br />
<br />
239<br />
<br />
59,8<br />
<br />
Nội Tổng quát<br />
<br />
Độ tuổi: < 65 tuổi<br />
tu<br />
≥ 65 tuổi<br />
tu<br />
Giới tính: Nam<br />
Nữ<br />
Trình độ học<br />
c vấn:<br />
v<br />
≥ cấp III<br />
< cấp III<br />
Nghề nghiệp::<br />
Lao động<br />
ng chân tay<br />
Nhóm còn lại<br />
BHYT: Có sử<br />
ử dụng<br />
Không sử<br />
s dụng<br />
Hôn nhân: Mộ<br />
ột mình<br />
Có gia đình<br />
đ<br />
Thờii gian THA:<br />
THA >10 năm<br />
≤ 10 năm<br />
Thờii gian ĐTĐ:<br />
ĐTĐ > 10 năm<br />
≤ 10 năm<br />
<br />
% thực hiện<br />
p<br />
Có Không<br />
51,2<br />
13,2<br />
p > 0,05<br />
27,2<br />
5,7<br />
21,7<br />
9,7<br />
p = 0,001<br />
59,2<br />
9,2<br />
29,0<br />
6,7<br />
p > 0,05<br />
52,0<br />
12,2<br />
68,5<br />
12,5<br />
76,0<br />
5,0<br />
18,2<br />
62,7<br />
18,0<br />
63,0<br />
26,5<br />
54,5<br />
<br />
15,2<br />
3,7<br />
17,7<br />
1,2<br />
5,0<br />
14,0<br />
4,7<br />
14,2<br />
7,2<br />
11,7<br />
<br />
p > 0,05<br />
p > 0,05<br />
p > 0,05<br />
p > 0,05<br />
p > 0,05<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Tỉ lệ đạtt HA mục<br />
m tiêu<br />
Khi chọ<br />
ọn mục tiêu HA< 140/85 mmHg,<br />
46,8% bệnh<br />
nh nhân ĐTĐ típ<br />
t 2 đạt được mục tiêu<br />
HA, cho thấ<br />
ấy việc kiểm soát HA ở bệnh nhân<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐTĐ là một thách thức thật sự, nhất là khi xét<br />
đến khía cạnh nghiên cứu thực hiện ở phòng<br />
khám chuyên khoa Nội Tiết với đầy đủ trang<br />
thiết bị y tế và con người. Cũng cần nhấn mạnh<br />
rằng không phải mục đích của khuyến cáo về<br />
một mục tiêu HA ít chặt chẽ hơn. Con số 140/85<br />
mmHg là dựa trên những bằng chứng được<br />
cung cấp bởi các nghiên cứu ngẫu nhiên lớn và<br />
đáng tin cậy. Khi đạt HA mục tiêu như trên,<br />
nguy cơ mắc và tử vong do các biến cố tim<br />
mạch, tử vong toàn thể cũng như biến chứng<br />
mạch máu nhỏ ở BN ĐTĐ sẽ giảm đi rõ rệt. Bên<br />
cạnh đó, tăng tỉ lệ kiểm soát HA ở BN ĐTĐ đồng<br />
nghĩa với việc giảm sử dụng nguồn lực y tế cho<br />
các hoạt động tái khám, xét nghiệm, bổ sung<br />
thuốc cho các BN chưa kiểm soát tốt HA<br />
Các yếu tố liên quan việc đạt HA mục tiêu<br />
Nữ giới đạt HA mục tiêu nhiều hơn, tỉ lệ tuân<br />
thủ các biện pháp điều trị không dùng thuốc cao<br />
hơn, nhưng ngược lại, béo phì và béo bụng ở nữ<br />
cũng phổ biến hơn.Có thể có vai trò của những<br />
yếu tố khác mà nghiên cứu của chúng tôi chưa<br />
chỉ ra được.<br />
Những BN có BHYT có tỉ lệ đạt HA mục tiêu<br />
cao hơn. Điều này cũng tương đồng với nghiên<br />
cứu của Zhang X tại Mỹ. Sử dụng nguồn dữ liệu<br />
của Chương trình khảo sát dinh dưỡng và sức<br />
khỏe Hoa Kì 1999 – 2008 với 1221 bệnh nhân<br />
ĐTĐ, tác giả này ghi nhận những BN không có<br />
BHYT có nguy cơ khó kiểm soát HA cao gấp 1,6<br />
lần so với những BN có BHYTdo có ít khả năng<br />
được chăm sóc và điều trị hiệu quả(7), vì ĐTĐ và<br />
THA là những bệnh mạn tính đòi hỏi người<br />
bệnh phải chi trả nhiều cho các hoạt động thăm<br />
khám, xét nghiệm và điều trị bệnh lý lẫn biến<br />
chứng. Do đó, BHYT đóng vai trò quan trọng<br />
đảm bảo cho những BN này có thể tiếp cận các<br />
dịch vụ chăm sóc y tế thường xuyên và lâu dài<br />
mà không quá lo lắng về vấn đề tài chính.<br />
Những BN dùng nhiều thuốc hạ áp có tỉ lệ<br />
kiểm soát HA thấp hơn không chỉ gặp trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi mà còn trong nghiên<br />
cứu của Phạm Như Hảo và Kang AY(4). Cũng<br />
cóthể những BN càng khó kiểm soát HA thì càng<br />
<br />
22<br />
<br />
được bác sĩ kê nhiều loại thuốc để đưa HA về<br />
mục tiêu.<br />
Chúng tôi còn ghi nhận sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê trong việc đạt HA mục tiêu<br />
giữa hai nhóm có và không tuân thủ dùng<br />
thuốc. Không tuân thủ dùng thuốc đã được<br />
chứng minh là rào cản trong việc đạt HA mục<br />
tiêu ở BN THA nói chung. Ở những bệnh nhân<br />
ĐTĐ, Naik AD và cộng sự cũng ghi nhận sự<br />
quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc khi<br />
cho thấy nhóm tuân thủ có khả năng kiểm soát<br />
HA cao gấp 1,5 lần(6).<br />
Tình hình kê toa thuốc hạ áp<br />
Chúng tôi ghi nhận nhóm ức chế thụ thể<br />
angiotensin II được dùng nhiều nhất, theo sau là<br />
chẹn kênh canxi, ba nhóm thuốc còn lại chiếm tỉ<br />
lệ thấp và xấp xỉ nhau.<br />
Dù lợi ích trên tim mạch và tử vong tương tự<br />
giữa các nhóm thuốc hạ áp, nhưng với hiệu quả<br />
bảo vệ thận đã được chứng minh, nhóm ức chế<br />
hệ renin – angiotensin được khuyên dùng đầu<br />
tiên cho bệnh nhân ĐTĐ theo hướng dẫn của các<br />
hiệp hội ĐTĐ và tim mạch lớn. Giữa hai loại<br />
thuốc trong nhóm này, ức chế men chuyển với<br />
hiệu quả trên tử vong và tim mạch rõ rệt hơn(2)<br />
cũng như giá thành rẻ hơn nên có vẻ được ưa<br />
chuộng hơn ức chế thụ thể angiotensin II trong<br />
các khuyến cáo về lựa chọn thuốc đầu tay. Theo<br />
một khảo sát tại Mỹ, ức chế men chuyển được sử<br />
dụng nhiều nhất cho những bệnh nhân ĐTĐ có<br />
THA, trong khi ức chế thụ thể angiotensin II<br />
được sử dụng ít nhất(5). Sự trái ngược về mức độ<br />
phổ biến của hai nhóm thuốc này trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi và tác giả trên có lẽ phản ánh<br />
thói quen kê toa của bác sĩ và sự sẵn có của<br />
thuốc trong BHYT.<br />
Theo khuyến cáo 2013 của Hội tim Châu Âu,<br />
cần phối hợp nhóm ức chế hệ renin –<br />
angiotensin với chẹn kênh canxi hoặc lợi tiểu để<br />
kiểm soát HA ở hầu hết bệnh nhân ĐTĐ.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy phối hợp<br />
ức chế thụ thể angiotensin II và chẹn kênh canxi<br />
chiếm tỉ lệ cao nhất.Tuy nhiên, lợi tiểu lại rất ít<br />
được kê toa và cũng không được ưa chuộng như<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
các nhóm thuốc còn lại trong việc phối hợp với<br />
ức chế thụ thể. Sự khác biệt so với khuyến cáo có<br />
thể do thói quen dùng thuốc của các bác sĩ tại<br />
phòng khám, loại thuốc viên kết hợp sẵn có<br />
trong BHYT, sự e ngại về khía cạnh ảnh hưởng<br />
đến chuyển hóa của lợi tiểu hoặc tin tưởng<br />
rằng chẹn kênh canxi hiệu quả hơn lợi tiểu sau<br />
khi thử nghiệm ACCOMPLISH được công<br />
bố(1).<br />
Ở những BN được kê toa ba nhóm thuốc hạ<br />
áp, chúng tôi ghi nhận ức chế thụ thể angiotensin II<br />
+ lợi tiểu + chẹn beta là sự kết hợp chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất. Lợi ích trên tim mạch của chẹn beta không<br />
vượt trội so với những nhóm thuốc hạ áp khác<br />
kèm theo ảnh hưởng xấu của thuốc trên chuyển<br />
hóa đường và tỉ suất ĐTĐ mới mắc khiến cho<br />
chẹn beta không được chỉ định rộng rãi để điều<br />
trị THA cho những bệnh nhân ĐTĐ không kèm<br />
bệnh mạch vành hoặc suy tim. Do vậy, sự phổ<br />
biến của phối hợp ba thuốc trên có thể do hầu<br />
hết BN được kê toa ba loại thuốc trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi có tình trạng suy tim hoặc<br />
bệnh mạch vành kèm theo. Khi đó, những lợi ích<br />
trên tim mạch của chẹn beta là vượt trội so với<br />
tác dụng phụ không đáng kể trên chuyển hóa.<br />
Cuối cùng, chúng tôi cũng ghi nhận có sự<br />
phối hợp giữa ức chế men chuyển và ức chế thụ<br />
thể angiotensin II trong nghiên cứu dù chỉ<br />
chiếm tỉ lệ thấp (2,7% trong phối hợp hai thuốc<br />
và 4,1% trong phối hợp ba thuốc). Sự phối hợp<br />
này không được khuyến cáo theo hướng dẫn<br />
của Hội tim Châu Âu cũng như các hiệp hội tim<br />
mạch khác dù với mục đích hạ áp hay giảm đạm<br />
niệu vì những lợi ích trên tử vong và biến cố<br />
tim mạch không khác biệt so với đơn trị liệu<br />
trong khi nguy cơ suy thận, chạy thận và tử<br />
vong lại gia tăng. Qua đó, chúng tôi thấy được<br />
sự cần thiết phải cập nhật và phổ biến các<br />
hướng dẫn điều trị lâm sàng để góp phần nâng<br />
cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.<br />
<br />
Nội Tổng quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tình hình thực hiện biện pháp điều trị không<br />
thuốc<br />
Về tình hình áp dụng các biện pháp thay đổi lối<br />
sống, chúng tôi ghi nhận nữ giới có tỉ lệ tuân thủ<br />
cao hơn nam giới, có thể nữ giới ở nước ta ít hút<br />
thuốc lá và uống rượu cũng như có xu hướng<br />
quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Cần có những biện pháp nâng cao thêm tỉ lệ<br />
BN đạt HA mục tiêu, thầy thuốc kê toa theo<br />
khuyến cáo và người bệnh tuân thủ điều trị<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Bakris G, Briasoulis A, Dahlof B, Jamerson K, Weber MA, Kelly<br />
RY, et al. (2013), "Comparison of benazepril plus amlodipine or<br />
hydrochlorothiazide in high-risk patients with hypertension<br />
and coronary artery disease.". Am J Cardiol, 112(2), 255-259.<br />
Cheng J, Zhang W, Zhang X (2014), "Effect of AngiotensinConverting Enzyme Inhibitors and Angiotensin II Receptor<br />
Blockers on All-Cause Mortality, Cardiovascular Deaths, and<br />
Cardiovascular Events in Patients With Diabetes Mellitus: A<br />
Meta-analysis". JAMA Intern Med,174(5), 773-85.<br />
Hoàng Trung Vinh (2007), "Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa<br />
yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường tip 2". Nguyễn Hải Thủy.<br />
Nội tiết và chuyển hóa, 339-344. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
Kang AY, Park SK, Park SY, Lee HJ, Han Y, Lee SR, et al. (2011),<br />
"Therapeutic Target Achievement in Type 2 Diabetic Patients<br />
after<br />
Hyperglycemia,<br />
Hypertension,<br />
Dyslipidemia<br />
Management". Diabetes Metab J, 35(3), 264-272.<br />
McFarlane SI, Castro J, Kaur J, Shin JJ, Kelling D (2005), "Control<br />
of Blood Pressure and Other Cardiovascular Risk Factors at<br />
Different Practice Settings: Outcomes of Care Provided to<br />
Diabetic Women Compared to Men". The Journal of Clinical<br />
Hypertension, 7(2), 73-80.<br />
Naik AD, Kallen MA, Walder A, Street RL. (2008), "Improving<br />
Hypertension Control in Diabetes Mellitus .The Effects of<br />
Collaborative and Proactive Health Communication".<br />
Circulation, 117, 1361-1368.<br />
Nelson KM, Chapko MK, Reiber G, Boyko EJ. (2005), "The<br />
Association between Health Insurance Coverage and Diabetes<br />
Care; Data from the 2000 Behavioral Risk Factor Surveillance<br />
System". Health Services Research, 40(2), 361-372.<br />
Phạm Như Hảo. (2013). Tỉ lệ đạt HA mục tiêu và các yếu tố liên<br />
quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một phòng khám chuyên<br />
khoa nội tiết. Luận văn tốt nghiệp Nội trú Đại học Y Dược<br />
TpHCM.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
27/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
30/10/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
23<br />
<br />