Tình hình lao HIV tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2007-2012
lượt xem 2
download
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có dịch tễ lao/HIV còn phức tạp. Bài viết trình bày mô tả tình hình bệnh nhân lao/HIV thu nhận điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên qua 5 năm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu toàn bộ trên 4322 bệnh nhân lao nhập viện từ 2007 – 2012, trong đó có 309 lao/HIV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình lao HIV tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2007-2012
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 TÌNH HÌNH LAO/HIV TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012 Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Hà Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thái Nguyên là tỉnh miền núi có dịch tễ lao/HIV còn phức tạp. Mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh nhân lao/HIV thu nhận điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên qua 5 năm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu toàn bộ trên 4322 bệnh nhân lao nhập viện từ 2007 – 2012, trong đó có 309 lao/HIV. Kết quả: bệnh nhân Lao/HIV có tỷ lệ nam (92.88%) và nữ (7.12%); nhóm tuổi là từ 30-39 tuổi chiếm 60,5%. Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14%; trong số lao phổi là 11,18%. Thể lao/HIV trong tổng số lao có AFB (+) là 3,72% và AFB (-) là 0,69%. Phân bố các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+) 52,10%; lao phổi AFB (-) 9,71%; lao màng phổi 21,36%, lao hạch đơn thuần 7,12%; lao phối hợp 9,71%. Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị là 4,9%, tử vong là 9,7%. Tỷ lệ lao/HIV qua các năm (2007 -2012) lần lượt là: 1,6%;1,8%;1,6%;1,5% và 0,7%. Kết luận: trong 5 năm qua, tình hình lao/HIV tại Thái Nguyên có xu hướng giảm. Từ khóa: lao/HIV, AFB (+), AFB (-), HIV (+). THE SITUATION OF TB / HIV IN THAI NGUYEN TUBERCULOSIS AND LUNG DISEASE HOSPITAL PERIOD 2007 – 2012 Nguyen Trung Hieu, Hoang Ha ThaiNguyen University of Medical and Pharmacy SUMMARY Background: The epidemiological characteristics of TB/ HIV at Thai Nguyen province mountainous was very complex. Objectives: Describe the situation of TB/HIV patients treated in Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Disease Hospital in 5 years. Methods: A cross-sectional study with a sample size was 4322 TB patients hospitalized from 2007 to 2012 in which there were 320 TB/HIV patients. Results: In TB/HIV patients, male was 92.88% and female was 7.12%; age group of 30-39 years was 60.5%. The percentagee of TB/HIV patients in the total TB patient was 7.14%; in which TB lung patient was 11.18%. TB/HIV in the total TB patient: AFB was 3.72% and AFB was 0.69%. Distribution of tuberculosis forms among HIV: tuberculosis AFB+ was 52.10%; tuberculosis AFB- was 9.71%; pleural TB was 21.36%, lymphadinitis TB was 7.12%; combined TB was 9.71%. The rate of TB/HIV default treatment was 4.9%, the fatality rate was 9.7%. The rate of TB/HIV over the years (2007 -2012) was respectively: 1.6%; 1.8%; 1.6%; 1.5% and 0.7%. Conclusion: In the past five years, the situation of TB/HIV in Thai Nguyen tends to decrease. Keywords: TB/HIV, AFB positive, AFB negative, HIV (+). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do virus HIV có rất ít các dấu hiệu đặc trưng, mà chủ yếu là triệu chứng của những bệnh cơ hội do hậu quả của sự suy giảm về số lượng và chất lượng của các tế bào miễn dịch gây ra. Lao là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội quan trọng nhất ở người nhiễm HIV, đặc biệt ở những nước có tần suất nhiễm lao cao [6]. Việc phát hiện và kiểm soát lao ở những người nhiễm HIV đang 45
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 trở nên khó khăn, vì các triệu chứng lâm sàng và Xquang thường không điển hình, tỷ lệ lao kháng thuốc tăng cao. Đa số bệnh nhân nằm trong quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như người nghiện chích ma tuý, gái mại dâm ..., nên thường kém tuân thủ điều trị và rất khó kiểm soát. Tại Việt Nam số bệnh nhân lao nhiễm HIV được phát hiện ngày một gia tăng. Tại Thái Nguyên, trong 5 năm trở lại đây số lao/HIV vào viện khá cao và có nhiều biến động. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề thời sự này. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh nhân lao/HIV thu nhận điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên qua 5 năm. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Gồm 309 bệnh nhân Lao/HIV(+) điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên từ 04/2012 đến 10/2012. * Tiêu chuẩn chọn: - Bệnh nhân lao theo HHCL&BP, và CTCLQG,1999: Lao phổi (+), (-); lao màng phổi, lao hạch, lao phối hợp [1]. - HIV(+) theo CTCLQG: có 2 trong 3 thử nghiệm (ELISA; miễn dịch nhanh; ngưng kết hạt Serodia) [2], [3], [4]. * Tiêu chuẩn loại: - Bệnh nhân HIV(+), nhưng không mắc lao. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu, lấy mẫu toàn bộ. - Tiến hành trên tổng số 4322 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 309 bệnh nhân mắc Lao/HIV điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên. 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Lâm sàng: tuổi, nhóm tuổi, giới. - Tỷ lệ các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+); lao phổi AFB (-); lao màng phổi; lao hạch đơn thuần; lao phối hợp. - Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao. - Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao phổi. - Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị; tử vong. - Tỷ lệ lao/HIV qua các năm. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu. - Chẩn đoán các thể lao theo Chương trình chống lao quốc gia 1999 [1]. - Chẩn đoán HIV(+) theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế [2], [3], [4]. 2.5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học. Sử dụng phần mền Epi info và SPSS. 46
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 3. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm giới và nghề nghiệp của bệnh nhân Lao/HIV (+) Các chỉ số Số BN (n = 309) Tỷ lệ % p Nam 287 92,90 Giới
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 Đồ thị số 1: Tỷ lệ bệnh nhân lao/HIV trong số lao chung qua 5 năm Nhận xét: Tỷ lệ mắc HIV trong số các bệnh nhân lao chung là 7,15%, cao nhất trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 (9,17%). Trong đó thấp nhất trong giai đoạn tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 (3,5%). Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao chung (4322) qua 5 năm: tương ứng theo từng năm từ 2007 - 2012: 1,6%; 1,8%; 1,6%; 1,5%; 0,7%. Bảng 4 : Kết quả điều trị bệnh nhân Lao/HIV Kết quả điều trị Bệnh nhân Tỷ lệ % Ra viện 256 82,60 Chuyển viện 8 2,60 Nhẹ xin về, trốn, bỏ, điều trị 15 4,90 Nặng xin về, tử vong 30 9,70 Tổng số 309 100% Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ra viện là cao nhất (82,6%). Tỷ lệ những trường hợp nặng xin về và tử vong còn cao (9,7%). Chuyển viện chiếm 2,6% và bỏ trị chiếm 4,9%. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm về giới và tuổi của bệnh nhân * Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân Lao/HIV(+) có tỷ lệ nam giới (92,88%) cao hơn rất nhiều so với nữ (7,12%). Kết quả này theo báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS của TTYT thành phố Thái Nguyên năm 2009 có tỷ lệ nam 89,77% và nữ là 10,19% [5]. Tỷ lệ nam giới Lao/HIV cao hơn là do bình thường tỷ lệ bênh nhân lao nam giới cũng cao hơn nữ giới. Nhiều nghiên cứu giải thích hiện tượng chênh lệch trên có lý do chủ yếu là do bệnh nhân nữ có tâm lý ngại đi khám phát hiện lao vì vậy tỷ lệ này trong Lao/HIV cũng thấp đi. * Về tuổi: chúng ta biết dịch HIV đã làm thay đổi tình hình mắc bệnh lao và làm đảo ngược tỷ lệ này do người nhiễm HIV dễ mắc và dễ chuyển thành lao bệnh chủ yếu ở nhón tuổi trẻ. Vì vậy trong tương lai, số mắc lao mới trong nhóm tuổi trẻ sẽ là chỉ số có giá trị để gián tiếp xác định hiệu quả hoạt động chống lao. Nghiên cứu này cho thấy lứa tuổi mắc Lao/HIV từ 30 đến 39 chiếm 60,5% cao hơn rõ rết so với các nhóm tuổi khác. Thống kê cũng cho thấy có tới 97,7% số mắc trong độ tuổi từ 20 - 59. Kết quả này gián tiếp nói lên quá trình lây lao từ bệnh nhân lao ngoài cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người có HIV là khá thường gặp, vì vậy tuyên truyền phòng chống lao trong người HIV là rất cần thiết. 4.1. Tình hình bệnh nhân Lao/HIV qua 5 năm (2007 – 2012) * Tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14% qua 5 năm, ở mức trung bình so với cả nước. Theo số liệu điều tra của Chương trình chống lao và Chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 8% số bệnh nhân lao nhiễm HIV. Tỷ lệ mắc lao trong số người nhiễm HIV thì vẫn chưa xác định được một cách chính xác. Kết quả này ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 là 15,9%. * Thống kê về tỷ lệ lao/HIV trong số lao phổi, thì rõ ràng tỷ lệ này tập trung hơn và cho kết quả cao hơn (11,18%). Chúng tôi cũng rất cân nhắc về 2 tỷ lệ 7,14% và 11,18% là cao hay thấp so với các tỉnh trong cả nước. Vì hiện nay các thống kê, báo cáo về thể bệnh lao còn khá phức tạp, nhất là các thể lao âm tính, chưa có tiêu chuẩn vàng chẩn 48
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 đoán, thêm nữa các thể bệnh lao ở người HIV càng phức tạp. Vì vậy chúng tôi vẫn đưa ra 2 chỉ số này để mô tả tình trạng lao/HIV của Thái Nguyên. * Tỷ lệ phân bố các thể lao trong số bệnh nhân Lao/HIV cho thấy số trường hợp lao phổi AFB(+) chiếm tỷ lệ cao hơn so với các trường hợp Lao phổi AFB(-) (52,1% và 9,7%), còn lại là các thể lao khác như lao màng phổi (21,36%), lao hạch (7,12%) và lao phối hợp 9,71%. Như vậy việc xác định lao phổi AFB (+) chiếm hơn một nửa số trường hợp (52,1%) cho thấy chất lượng chẩn đoán được nâng cao, nhiều hơn so với nghiên cứu cũng tại Thái Nguyên giai đoạn 2004 -2006 chỉ là 32% [5]. Cũng như vậy tỷ lệ chẩn đoán lao phổi AFB (-) đã giảm từ 38,4% đến nay chỉ còn 9,7% [5]. Gần đây, chất lượng chẩn đoán lao nói chung, cũng đã được nâng lên, đặc biệt nhiều bệnh viện và tuyến cơ sở đã đươctrang bị kỹ thuật và thiết bị như xét nghiệm PCR, chụp phim phổi XQ tăng sáng, chụp phổi CT scaner ... vì vậy có tác động tích cực làm thay đổi tỷ lệ các thể lao/HIV theo xu hướng có chất lượng hơn trước đây. * Một số kết quả điều trị Lao/HIV: tỷ lệ bệnh nhân ra viện là đạt 82,6%. Tỷ lệ những trường hợp nặng xin về và tử vong còn cao 9,7%. Chuyển viện chiếm 2,6% và bỏ trị chiếm tỷ lệ cũng rất cao 4,9%. Các kết quả này đều kém hơn đáng kể so với kết quả điều trị bệnh nhân lao không có HIV. Hiện nay khó khăn lớn nhất trong công tác điều trị lao đồng nhiễm HIV không thuộc về phía nhà nước hay năng lực của các chương trình mà là về phía bản thân người bệnh. Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể vượt qua “cú sốc” khi mang trong mình cả hai căn bệnh. Nhiều người mắc lao khi biết mình bị nhiễm HIV thường từ chối điều trị. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý và phòng, chống lây lan bệnh lao ra cộng đồng. Bên cạnh đó việc điều trị cùng một lúc hai loại bệnh thường gây tương tác, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị lao và điều trị HIV. Việc điều trị phải tiến hành lâu dài cũng là một thách thức lớn không chỉ với người bệnh mà còn đối với các cán bộ điều trị và quản lý. Riêng về điều trị bệnh lao/HIV, vấn đề cần tăng cường công tác giám sát, quản lý để người bệnh tuân thủ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian sẽ là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công của điều trị. Để làm được điều này cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Chương trình phòng chống lao và Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Từ đó sẽ góp phần điều trị khỏi bệnh lao, ổn định về HIV/AIDS cho người bệnh, giảm nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng * Về xu hướng mắc Lao/HIV: ở biểu đồ 1 cho thấy tình hình mắc Lao/HIV qua 5 năm có xu hướng giảm xuống, cụ thể trong năm gần đây. Tỷ lệ mắc HIV trong số các bệnh nhân lao chung là 7,15%, cao nhất trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 (9,17%). Trong đó thấp nhất trong giai đoạn tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 (3,5%). Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao chung (4322) qua 5 năm: tương ứng theo từng năm từ 2007 - 2012: 1,6%; 1,8%; 1,6%; 1,5%; 0,7%. Kết quả trên đây là một tín hiệu tích cực của công tác phòng chống lao/HIV tại Thái Nguyên. Tuy nhiên cần có những báo cáo tổng hợp của cả hai Chương trình phòng chống lao và Chương trình phòng chống HIV/AIDS Thái Nguyên để có nhận định toàn diện và định hướng chính xác hơn. 5. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 309 bệnh nhân lao/HIV(+) vào điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên trong 5 năm trong tổng số 4322 bệnh nhân lao, chúng tôi rút ra kết luận như sau: 49
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 -Bệnh nhân Lao/HIV có tỷ lệ nam (92,88%) và nữ (7,12%). -Nhóm tuổi là từ 30-39 tuổi chiếm 60,5%. -Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14%; trong số lao phổi là 11,18%. -Thể lao/HIV trong tổng số lao có AFB (+) là 3,72% và AFB (-) là 0,69%. -Phân bố các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+) 52,10%; lao phổi AFB (-) 9,71%; lao màng phổi 21,36%, lao hạch đơn thuần 7,12%; lao phối hợp 9,71%. -Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị là 4,9%, tử vong là 9,7%. -Tỷ lệ lao/HIV qua các năm (2007 -2012) lần lượt là: 1,6%;1,8%;1,6%;1,5% và 0,7%. Kiến nghị: Y tế cơ sở cần phát huy tốt công tác phát hiện và phòng chống lao cho bệnh nhân HIV nhằm duy trì xu hướng giảm mắc lao/HIV tại Thái Nguyên như năm 2011 vừa qua. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao", (Ban hành kèm theo Quyết định số 979 /QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Số: 979/QĐ-BYT). 2. Bộ Y tế (2012), Quyết định 2497/QĐ-BYT năm 2012 phê duyệt Khung kế hoạch phối hợp giữa Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS và Dự án Phòng, chống bệnh Lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế, giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 3. Bộ Y tế (2011), Quyết định 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4. Bộ Y tế (2011), "Triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2011". 5. Hoàng Hà, Chu Thị Mão, (2008), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và tình hình mắc lao trong nhóm người có HIV(+) tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên", HNKHCN năm 2008 trường ĐHYTN, số 6. 6. Yumo HA, Kuaban C, and Neuhann F "WHO recommended collaborative TB/HIV activities: evaluation of implementation and performance in a rural district hospital in Cameroon", Pan Afr Med J, 10, pp. 30. 50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng
5 p | 67 | 4
-
Bài giảng điều trị HIV : Lao và HIV part 6
5 p | 81 | 3
-
Lao màng não ở người nhiễm hay không nhiễm HIV: Hình ảnh lâm sàng, thay đổi dịch não tủy, đặc tính hình ảnh học
9 p | 46 | 3
-
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 19/2018
121 p | 49 | 3
-
Nguyên nhân tử vong theo nhóm tuổi tại tỉnh Điện Biên năm 2017
9 p | 27 | 3
-
Một số đặc điểm của học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh Hà Nam năm 2011
6 p | 50 | 2
-
Thực trạng đồng nhiễm HIV ở bệnh nhân lao tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017
6 p | 85 | 2
-
Tình hình duy trì điều trị methadone và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tại các cơ sở điều trị methadone tại tỉnh Bình Dương năm 2023
6 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn