Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHÁNG THUỐC LAO Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB(+)/HIV<br />
TẠI BV.PHẠM NGỌC THẠCH:<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG<br />
Phạm Long Trung*, Lê Hồng Ngọc *, Lê Hồng Vân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Lao là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV. Việc chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV rất<br />
khó khăn, nhất là các trường hợp lao kháng thuốc. Xác định sớm tình trạng kháng thuốc giúp cho việc điều trị lao<br />
được đúng đắn và hiệu quả, là ưu tiên trong kiểm soát lao.<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi<br />
AFB(+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.<br />
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết quả kháng sinh đồ lao<br />
nhập viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009, trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất<br />
một thuốc kháng lao hàng thứ nhất.<br />
Kết quả: Tỉ lệ kháng thuốc chung là 53%, trong đó nhóm bệnh nhân mới có tỉ lệ kháng thuốc là 48% và<br />
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có tỉ lệ kháng thuốc lên đến 67%. Tỉ lệ kháng thuốc cao ở nhóm bệnh<br />
nhân mới có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn 16,5 hay không có hình ảnh tràn dịch màng phổi kèm theo trên Xquang<br />
phổi. Đối với nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao, bệnh nhân số lượng AFB(+) trong đàm từ 2(+) đến 3(+) có<br />
tỉ lệ kháng thuốc cao hơn nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+) trong đàm từ 1/100 đến 1(+).<br />
Kết luận: Bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có tỉ lệ kháng thuốc quá cao vì vậy nên thực hiện kháng sinh đồ<br />
lao cho tất cả đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB(+) đồng nhiễm HIV hoặc nếu không thì nên thực hiện kháng<br />
sinh đồ lao cho các đối tượng nguy cơ cao trên. Ngoài ra, chương trình chống lao quốc gia nên xem xét lại các<br />
phát đồ chống lao dành cho bệnh nhân lao/HIV, nhất là phác đồ tái phát.<br />
Từ khóa: kháng thuốc lao, lao phổi AFB +/HIV<br />
ABSTRACT<br />
DRUG RESISTANCE TUBERCULOSIS IN SMEAR POSITIVE PULMONARY TUBERCULOSIS<br />
COINFECTED WITH HIV PATIENTS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL: CHINICAL AND<br />
PARACLINICAL FEATURES.<br />
Pham Long Trung, Le Hong Ngoc, Le Hong Van<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 442 - 446<br />
Background: TB is the leading cause of death in HIV patients. The diagnosis of TB is difficult in those<br />
patients, especially when it is drug-resistant TB. Determination of drug-resistance TB early helps the treatment<br />
proper and effective, and is a priority in tuberculosis control.<br />
Method: A total number of 198 patients smear positive pulmonary tuberculosis co-infected with HIV<br />
having DST results hospitalized Pham Ngoc Thach Hospital from 1/2009 - 12/2009 were taken into the study.<br />
Out of 198 patients, 105 patients resist to at least one first line TB drug.<br />
Results: The overall resistance rate is 53%, the resistance of new patients is 48% and of previously treated<br />
patients is 67%. The resistance rate in new patients with body mass index less than 16.5 or without pleural<br />
*Bệnh lao và phổi Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bộ môn Nội tổng quát ĐHYD TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Hồng Ngọc, Email: christiengoc@yahoo.com, ĐT: 0908 562 040<br />
<br />
442<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
effusion on chest X-ray is statistically higher than those with BMI more than 16.5 or with pleral effusion. In<br />
previously treated patients, AFB (+) from the 2(+) to 3 +) have higher drug resistance rate than AFB (+) from<br />
1/100 to 1(+).<br />
Conclusion: Since the drug resistance rate is too high in smear positive pulmonary tuberculosis co-infected<br />
HIV, the drug susceptibility testing should be done for every AFB(+)/HIV patient or for high risk group. Besides,<br />
the National TB control Programs regiment for TB/HIV patients should revised, especially the relapse regimen.<br />
Keywords: Drug resistance tuberculosis, HIV, smear positive, tuberculosis, resistance rate, clinical,<br />
paraclinical.<br />
tế xã hội còn nhiều thiếu thốn, việc thực hiện<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
kháng sinh đồ cho tất cả bệnh nhân lao phổi<br />
Trên 12 thập kỷ qua, kể từ ngày Robert<br />
AFB(+) – HIV(+) là không khả thi. Vì vậy, chúng<br />
Kock phát hiện vi khuẩn lao, bệnh lao vẫn là<br />
tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát<br />
một vấn đề y tế công cộng trầm trọng, đặc biệt<br />
mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng, cận<br />
là ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có<br />
lâm sàng và kháng thuốc lao nhằm dự báo sớm<br />
Việt Nam. Ngoài ra, sự trỗi dậy của dòng vi<br />
tình trạng kháng thuốc, hy vọng góp phần nào<br />
khuẩn lao kháng thuốc, đặc biệt là đa kháng<br />
định hướng cho các bác sĩ lâm sàng quyết định<br />
thuốc, siêu kháng thuốc và đồng nhiễm HIV<br />
thực hiện kháng sinh đồ lao ở nhóm đối tượng<br />
đã làm cho tình hình lao vốn trầm trọng, nay<br />
bệnh nhân này.<br />
càng nặng nề hơn(3,9).<br />
Tại Việt Nam, từ năm 2000 – 2005, số người<br />
nhiễm HIV đã tăng gấp đôi và lên đến 260.000<br />
trường hợp với lưu hành độ là 0,5% ở lứa tuổi 15<br />
– 49. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai<br />
đoạn từ 1997 – 2002 tỉ lệ nhiễm HIV tăng từ 1,5%<br />
lên 9% ở bệnh nhân lao nói chung, và từ 31% lên<br />
95% ở bệnh nhân lao có nghiện chích. Lao là<br />
bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV.<br />
Việc chẩn đoán lao (bao gồm lao đa kháng thuốc<br />
và lao siêu kháng thuốc) ở bệnh nhân HIV rất<br />
khó khăn và dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý<br />
nhiễm khuẩn cơ hội khác. Một số nghiên cứu<br />
cho thấy tỷ lệ kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao –<br />
HIV(+) cao hơn ở bệnh nhân lao – HIV(-). Tại<br />
một số quốc gia, tất cả bệnh nhân đồng nhiễm<br />
lao – HIV đều được kiểm tra tình trạng kháng<br />
thuốc bằng kháng sinh đồ lao. Tuy nhiên, thời<br />
gian cho kết quả của kháng sinh đồ lao khá lâu<br />
nên bệnh nhân đồng nhiễm lao – HIV(+) kháng<br />
thuốc lao phải trải qua một thời gian điều trị<br />
không phù hợp trước khi có được phát đồ điều<br />
trị chính xác. Vì vậy, việc xác định sớm tình<br />
trạng kháng thuốc là một trong những ưu tiên<br />
trong việc kiểm soát bệnh lao, cho phép điều trị<br />
đúng đắn và hiệu quả(1,4,6,7). Tuy nhiên, tại Việt<br />
Nam, với gánh nặng lao cao và tình trạng kinh<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết<br />
quả kháng sinh đồ lao nhập viện bệnh viện<br />
Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV(+) từ<br />
18 tuổi trở lên có kết quả kháng sinh đồ lao nhập<br />
viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng<br />
1/2009 – 12/2009.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là lao<br />
phổi AFB(+) có kết quả kháng sinh đồ lao và có<br />
xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhiễm<br />
HIV(+).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Không thỏa các điều kiện trên; nhỏ hơn 18<br />
tuổi; bệnh nhân soi đàm AFB(+) nhưng cấy đàm<br />
âm tính; kết quả cấy đàm dương tính nhưng<br />
định danh không phải là M. tuberculosis.<br />
<br />
443<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Các đối tượng nghiên cứu sau khi được khai<br />
thác hành chính, tiền căn, bệnh sử, thăm khám<br />
lâm sàng cũng như các kết quả xét nghiệm, đặc<br />
biệt là kết quả kháng sinh đồ lao được chia<br />
thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân mới và nhóm<br />
bệnh nhân có tiền căn điều trị lao. So sánh đặc<br />
điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở<br />
nhóm bệnh nhân mới kháng thuốc và nhóm<br />
bệnh nhân mới nhạy cảm thuốc; so sánh đặc<br />
điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở<br />
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao kháng<br />
thuốc và nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao<br />
nhạy cảm thuốc.<br />
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần<br />
mềm SPSS 17.0. Sự tương quan khảo sát bằng<br />
phép kiểm χ (hiệu chỉnh Yates nếu tần số lý<br />
2<br />
<br />
thuyết