Thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân đã điều trị lao phổi tại Bệnh viện Phổi trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020
lượt xem 2
download
Bài viết tìm hiểu thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân đã điều trị lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân đã điều trị lao phổi tại Bệnh viện Phổi trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN NẤM PHỔI ASPERGILLUS MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐÃ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 12/2019 ĐẾN THÁNG 02/2020 BSCKII. Nguyễn Thị Huyến BV Phổi Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân đã điều trị lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 50 bệnh nhân có tiền sử điều trị lao phổi, có tổn thương trên Xquang phổi hoặc CT - ngực, được làm xét nghiệm IgG Aspergillus tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020. Chúng tôi phân tích kết quả ở 29/50 bệnh nhân được chẩn đoán nấm phổi mạn tính. Kết quả: 58% được chẩn đoán CPA (CPA: Chronic Pulmonary Aspergillus) trong quần thể bệnh nhân có tiền sử điều trị lao. Triệu chứng lâm sàng gặp ở bệnh nhân nấm phổi Aspergillus mạn tính: 93,1% bệnh nhân CPA có kết quả xét nghiệm IgG Aspergillus dương tính, 31% bệnh nhân CPA cấy Aspergillus dương tính trong đờm hoặc dịch phế quản. Triệu chứng ho chiếm 93,1%, khạc đờm 79,3%; 68,9% có triệu chứng khó thở; sốt chiếm 34,5%; ho ra máu chiếm 44,8%. Bệnh nhân CPA có bệnh phổi từ trước như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản chiếm 13,8%; đái tháo đường 10,3%, tràn khí màng phổi 6,9%. Hình ảnh tổn thương trên CT - ngực: Hình ảnh dày màng phổi hay gặp nhất chiếm 82,8%; 75,9% giãn phế quản, hình ảnh hang chiếm 59,6%; hình ảnh u nấm 31%. Ít gặp nhất là đông đặc, Halo sign: 3,4% và 6,8%. Kết luận: Nấm phổi Aspergillus mạn tính là di chứng lâu dài và thường gặp sau điều trị lao phổi. Từ khóa: Nấm phổi Aspegillus mạn tính. ABSTRACT Chronic Pulmonary Aspergillosis (CPA) is an uncommon and problematic pulmonary disease, complicating many other respiratory disorders, example tuberculosis disease, COPD. Objective: Actual situation of diagnosing Chronic Pulmonary Aspergillosis among patients with a history of treatment pulmonary tuberculosis at Vietnam National Lung Hospital from December 2019 to February 2020. Study methods: Cross - sectional descriptive study. Results: 58% were diagnosed with CPA in a patients with a history of tuberculosis pulmonary. 93.1% of patients with CPA had positive IgG Aspergillus, 31% of CPA patients had Aspergillus positive in sputum or BAL. The most common clinical symptoms were cough 93.1%, sputum cough 79.3%; dyspnea 68.9%; fever 34.5%; hemoptysis 44.8%. Patients with CPA who had COPD, bronchiectasis 13.8%; diabetes 10.3%, pneumothorax 6.9%. CT-scanners: 82.8% pleural thickening; 75.9% bronchiectasis, 59.6% carvity; 31% aspergilloma. The least common are consolidations, Halo sign: 3.4% and 6.8%. Conclusion: Chronic Pulmonary Aspergillosis is a long - term sequelae and common condition after treatment of tuberculosis pulmonary. Key words: Chronic Pulmonary Aspergillosis. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm phổi mạn tính là tình trạng nhiễm nấm Aspergillus kéo dài thường trên 3 tháng ở phổi, căn nguyên chủ yếu do Aspergillus fumigatus [1],[2]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người có suy giảm 47
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII miễn dịch nhẹ với tình trạng phổi trước đó bình thường hoặc ra trên bệnh nhân có tiềm ẩn bệnh lý về phổi như tiền sử đã điều trị bệnh lao, COPD [3]. Ước tính đến nay có khoảng 3 triệu người mắc bệnh nấm phổi Aspergillus mạn tính trên thế giới. Và theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ tử vong 50 - 85% trong vòng 5 năm, với các yếu tố tiên lượng được xác định. Dịch tễ bệnh lao nước ta còn cao xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và xếp thứ 13 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Một trong những di chứng sau khi điều trị lao là phát triển nấm phổi Aspergillus mạn tính có hay không có u nấm. Gánh nặng toàn cầu của nấm phổi Aspergillus sau lao phổi là vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Bệnh nhân sau điều trị lao phổi hang thì khoảng 22% trong số bệnh nhân này phát triển thành nấm phổi mạn tính (CPA), nó còn phát triển cả ở những bệnh nhân lao phổi không hang. Việt Nam ước tính có 55.000 ca nấm phổi mạn tính. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị chưa được quan tâm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính ở bệnh nhân đã điều trị lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Bệnh nhân có tiền sử lao phổi đã hoàn thành điều trị. - Có tổn thương trên Xquang hoặc CT- ngực. - Được làm xét nghiệm IgG Aspergillus. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - HIV. - Lao phổi tái phát. - Bệnh lý phối hợp ung thư phổi. - Bệnh nhân có tiền sử lao phổi nhưng không chụp được Xquang ngực hoặc CT-ngực - Bệnh nhân không làm được xét nghiệm IgG Aspergillus. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính theo David W. Denning năm 2016, có đủ 3 tiêu chuẩn: - Lâm sàng (có giá trị gợi ý) trong thời gian 3 tháng gần đây: + Ho khạc đờm, khò khè tính chất đờm. + Ho ra máu, mức độ ra máu. + Khó thở, mức độ khó thở. + Gầy sút cân. + Sốt. + Nghe phổi có rale. 48
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 - Có tổn thương trên Xquang hoặc CLVT ngực: + Đông đặc. + Hang đơn độc hay nhiều hang/ có thành dày. + Hình ảnh u nấm. + Dày màng phổi gần hang. + Dấu hiệu Halo. + Xơ hóa. + Khí phế thũng. + Giãn phế quản. + Nốt quanh tiểu thùy phế quản. + Tổn thương khác. - Xét nghiệm vi sinh: + Bằng chứng trực tiếp: Nuôi cấy Aspergillus dương tính trong đờm hoặc/và dịch phế quản. Hoặc/ và: + Bằng chứng gián tiếp: IgG Aspergillus dương tính trong huyết thanh. 2.2. Thời gian, địa điểm 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 12/2019 đến tháng 02/2020. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Phổi Trung ương. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. 2.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong giai đoạn 12/2019 đến tháng 02/2020. 2.5. Phương pháp thu thập số liệu: Hỏi bệnh và thăm khám trực tiếp bệnh nhân, ghi thông tin vào bệnh án nghiên cứu. 2.6. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tỉ lệ CPA trong quần thể bệnh nhân có tiền sử điều trị lao phổi N=50 % CPA 29/50 58 Nhận xét: 58% bệnh nhân được chẩn đoán CPA trong quần thể bệnh nhân có tiền sử lao phổi. Theo BTS năm 1960, nghiên cứu 500 bệnh nhân sau điều trị lao sau 12 tháng và 36 tháng và còn hang lớn hơn 2,5cm; kết quả cho thấy 25% bệnh nhân có kháng thể với Aspergillus trong máu, cùng với đó là 14% bệnh nhân có cả hình ảnh u nấm và kháng thể Aspergillus trong máu, tỉ lệ này tiếp tục tăng lên thành 22% sau 3-4 năm. Theo một nghiên cứu của Denning và cộng sự (cs) năm 2011 cho thấy có khoảng 10-30% bệnh nhân sau điều trị lao còn tồn tại hang bị mắc CPA, trong trường hợp không có hang thì tỉ lệ này chỉ là 1-4%. 49
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Kết quả của chúng tôi cao hơn do bệnh nhân của chúng tôi có những người có thời gian sau điều trị lao phổi kéo dài đến 30 năm. Kết quả này cần có thêm nghiên cứu để công bố. 3.2. Tỉ lệ chẩn đoán nấm phổi Aspergillus mạn tính dựa vào cấy nấm, IgG Aspergillus CPA n= 29 Tỉ lệ % Cấy nấm 9 31 IgG aspergillus 27 93.1 Nhận xét: 93,1% có xét nghiệm IgG Aspergillus dương tính ở bệnh nhân CPA, 9/29 bệnh có kết quả cấy nấm dương tính trong đờm và/hoặc dịch phế quản. Theo D.W.Denning năm 2015, IgG Aspergillus chẩn đoán được trên 95% bệnh nhân nấm phổi Aspergillus mạn tính. Theo tác giả Xiuqing Ma và cs tiến hành năm 2019, cấy nấm dương tính chiếm 50%; Ig G Aspergillus độ nhạy từ 71,4-78,6%. Theo Yasuhiko Kitasato và cs so sánh giá trị của Galactomanan và IgG trong chẩn đoán CPA ở 28 bệnh nhân cho thấy: giá trị dự báo dương tính đạt 89,3%. 3.3. Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng lâm sàng N % Ho 27 93,1 Khó thở 20 68,9 Sốt 10 34,5 Ho máu 13 44,8 Sụt cân 16 31 Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ho chiếm 93,1%; 68,9% có triệu chứng khó thở; sốt chiếm 34,5%; ho ra máu chiếm 44,8%. Kết quả của chúng tôi tương tự tác giả Xiuqing Ma và cs tiến hành năm 2019, ho chiếm 76,2%; khạc đờm chiếm 71,4%, sốt chiếm 45,2%, khó thở 40,5%; ho ra máu chiếm 26,2%. Godet và cs (2015) cho thấy ho gặp tới 86,8% trường hợp, khạc đờm chiếm 75,5%, ho ra máu chiếm 48,1% và gầy sút ở 51% trường hợp. 3.4. Đặc điểm tổn thương trên phim cắt lớp vi tính Tổn thương trên CT ngực n=29 Tỉ lệ % Đông đặc 1 3.4 Hang 24 59,6 U nấm 9 31 Dày màng phổi 24 82.8 Dấu hiệu Halo sign 2 6.8 Xơ hóa, xơ hóa 2 phổi 9 31 50
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Tổn thương trên CT ngực n=29 Tỉ lệ % Khí phế thũng 9 31 Giãn phế quản 22 75.9 Nốt quanh tiểu phế quản 13 44.8 Nhận xét: Hình ảnh dày màng phổi hay gặp nhất chiếm 82,8%; 75,9% là giãn phế quản, hình ảnh hang chiếm 59,6%; hình ảnh u nấm 31%. Ít gặp nhất là đông đặc, halo sign: 3,4% và 6,8%. Cũng theo tác giả Xiuqing Ma và cs tiến hành năm 2019, hình ảnh hay gặp nhất là 28,6% giãn phế quản; đông đặc chiếm 19%; u nấm chiếm 4,8%; hình ảnh halo sign thấp nhất chiếm 2,4%. 3.5. Bệnh nhân nấm phổi Aspergillus mạn tính có bệnh đồng mắc Các bệnh đồng mắc N Tỉ lệ % COPD 4 13.8 Đái tháo đường 3 10.3 Tràn khí màng phổi 2 6.9 Giãn phế quản 4 13.8 Nghiện rượu xơ gan 2 6.9 Nhận xét: 13,8% bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi COPD, giãn phế quản. Đái tháo đường chiếm 10,3%; 6,9% bệnh nhân có tiến sử tràn khí màng phổi, nghiện rượu, xơ gan. Theo tác giả Xiuqing Ma và cs tiến hành năm 2019 tiến hành 42 bệnh nhân CPA trên 202 bệnh nhân giãn phế quản chiếm 28,6%, 19% bệnh nhân COPD; 14,3% có đái tháo đường. IV. KẾT LUẬN 58% bệnh nhân được chẩn đoán CPA trong quần thể bệnh nhân có tiền sử điều trị lao phổi. IgG Aspergillus chẩn đoán CPA được 93,1%; cấy nấm Aspergillus dương tính trong đờm hoặc/và dịch phế quản là 31%. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ho chiếm 93,1%, khạc đờm 79,3%; ho ra máu chiếm 44,8%. Hình ảnh dày màng phổi hay gặp nhất chiếm 82,8%; hình ảnh hang chiếm 59,6%; hình ảnh u nấm 31%. Ít gặp halo sign: 6,8%. 13,8% bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi COPD, giãn phế quản. Đái tháo đường chiếm 10,3%; 6,9% bệnh nhân có tiền sử tràn khí màng phổi, nghiện rượu, xơ gan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Denning D.W. (2001). Chronic forms of pulmonary aspergillosis. Clin Microbiol Infect, 7 Suppl 2, 25–31. 2. Denning D.W., Pleuvry A., and Cole D.C. (2011). Global burden of chronic pulmonary aspergillosis as a sequel to pulmonary tuberculosis. Bull World Health Organ, 89(12), 864–872. 3. Ma, X., Wang, K., Zhao, X., Liu, Y., Li, Y., Yu, X., Li, C., Denning, D. W., & Xie, L. (2019). Prospective study of the serum Aspergillus-specific IgG, IgA and IgM assays for chronic pulmonary aspergillosis diagnosis. BMC infectious diseases, 19(1), 694. https://doi.org/10.1186/s12879-019-4303-x 4. Al-Shair K., Muldoon E.G., Morris J., et al. (2016). Characterisation of fatigue and its substantial impact on health status in a large cohort of patients with chronic pulmonary aspergillosis (CPA). Respir Med, 114, 117–122. 5. Godet C., Philippe B., Laurent F., et al. (2014). Chronic pulmonary aspergillosis: an update on diagnosis and treatment. Respiration, 88(2), 162–174. 2 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Ở TRẺ EM
17 p | 113 | 10
-
Hội chứng Behcet (hội chứng Hughes - Stovin)
6 p | 97 | 9
-
Giải pháp nào cho trái tim mỏi mệt?
5 p | 68 | 4
-
Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nội trú tại khoa Nội, Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, năm 2021 và 2022
11 p | 4 | 3
-
Bài giảng Nội bệnh lý 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
76 p | 10 | 3
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị nội trú bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
6 p | 42 | 3
-
Áp dụng hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng người lớn ở Việt Nam: Trở ngại thực tế và những biện pháp khắc phục
5 p | 30 | 3
-
Chương trình sàng lọc ung thư phổi sử dụng chụp CT liều thấp trên nhóm người nguy cơ cao: Tổng quan tài liệu và thực tế tại Việt Nam
6 p | 6 | 2
-
Nhận xét tình hình tăng áp động mạch phổi nặng tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
11 p | 35 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng kháng thuốc chống lao hàng một ở bệnh nhân lao phổi có HIV/AIDS tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng năm 2018-2021
7 p | 6 | 2
-
Kỹ thuật sinh thiết tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng
39 p | 79 | 2
-
Kết quả quản lý chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật cắt thùy phổi điều trị ung thư tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn