Nguyễn Mạnh Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 124 - 128<br />
<br />
TÌNH HÌNH SINH SẢN CỦA BÒ CÁI LAI SIND VÀ BÒ VÀNG NUÔI TẠI<br />
MỘT SỐ KHU VỰC CỦA VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ<br />
BẰNG KÍCH DỤC TỐ HUYẾT THANH NGỰA CHỬA<br />
Nguyễn Mạnh Hà*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đề tài tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động sinh sản của đàn bò cái nuôi tại một số<br />
địa phƣơng trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Kết quả theo dõi trên 588 bò lai Sind và<br />
354 bò vàng cho thấy:<br />
- Tuổi dộng dục lần đầu của bò cái hậu bị tập trung chủ yếu từ 15-24 tháng tuổi (bò vàng địa<br />
phƣơng chiếm 81,82%, bò lai Sind 76,19%). Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ chủ yếu là 4<br />
tháng (bò vàng địa phƣơng chiếm 75,17%, bò lai Sind 70,00%).<br />
- Bò có biểu hiện chậm sinh còn chiếm tỷ lệ khá cao, bò cái hậu bị ngoài 25 tháng tuổi mới động<br />
dục lần đầu là là 18,07% (bò vàng) và 23,79% (bò lai Sind), bò cái sinh sản ngoài 4 tháng sau đẻ<br />
mới động dục trở lại là 24,83% (bò vàng) và 30,00% (bò lai Sind).<br />
Nghiên cứu sử dụng kích dục tố huyết thanh ngựa chửa (PMSG) trên 36 bò cái hậu bị chậm động<br />
dục lần đầu và 64 bò cái sinh sản chậm động dục trở lại sau đẻ cho kết quả tốt: tỷ lệ bò động dục<br />
sau khi đƣợc tiêm PMSG là 86,11% đối với bò cái hậu bị và 73,43% đối với bò cái sinh sản.Tỷ lệ<br />
bò phối giống có chửa sau khi đƣợc tiêm PMSG là 75,42% đối với bò cái hậu bị và 72,34% đối<br />
với bò cái sinh sản<br />
Từ khoá: Chu kỳ, động dục, bò, PMSG, kích dục tố<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay nghề chăn nuôi bò đang có xu thế<br />
phát triển nhanh và mạnh. Với một nƣớc mà<br />
phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông nhƣ<br />
ở nƣớc ta thì chăn nuôi nói chung và chăn<br />
nuôi bò nói riêng là một nghề giữ vai trò quan<br />
trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần<br />
ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo đối với<br />
ngƣời nông dân.<br />
Khu vực trung du, miền núi phía Bắc có điều<br />
kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi bò.<br />
Theo con số thống kê hàng năm cho thấy đàn<br />
bò nuôi ở các địa phƣơng đang có xu hƣớng<br />
tăng về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đáp ứng nhu<br />
cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.<br />
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần<br />
to lớn cho sự phát triển chăn nuôi bò là việc<br />
duy trì và phát triển đàn bò cái sinh sản. Khả<br />
năng sinh sản càng cao càng nhanh chóng<br />
cung cấp đƣợc nhiều con giống cùng nhiều<br />
loại sản phẩm khác.<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên tốc độ phát triển đàn bò trong khu<br />
vực còn chậm, một trong những nguyên nhân<br />
là do khả năng sinh sản của đàn bò cái thấp,<br />
biểu hiện ở một số mặt nhƣ: chậm động dục<br />
lần đầu, chậm động dục trở lại sau khi cai<br />
sữa… Đề tài đƣợc triển khai tiến hành nhằm<br />
mục đích đánh giá khả năng sinh sản của đàn<br />
bò cái nuôi tại một số địa phƣơng trong khu<br />
vực đồng thời đƣa ra giải pháp nâng cao khả<br />
năng sinh sản đối với đàn bò bằng kích dục tố<br />
huyết thanh ngựa chửa.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
- Bò hậu bị và bò cái sinh sản bình thƣờng<br />
thuộc giống bò lai Sind và bò vàng địa phƣơng<br />
- Bò hậu bị và bò cái sinh sản (bò lai Sind và<br />
bò vàng địa phƣơng) có biểu hiện chậm sinh.<br />
- Kích dục tố huyết thanh ngựa chửa (PMSG)<br />
do Viện Chăn nuôi phối hợp sản xuất<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Xác định tuổi xuất hiện động dục lần đầu.<br />
<br />
Tel: 0912 004 814, E.mail: anhnguyenha@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
124<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 124 - 128<br />
<br />
- Xác định khả năng chửa đẻ của bò.<br />
- Xác định thời gian động dục trở lại sau đẻ.<br />
- Kết quả gây động dục cho bò chậm sinh<br />
bằng PMSG.<br />
- Kết quả phối giống cho bò sau khi<br />
tiêm PMSG.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng<br />
vấn chủ nuôi gia súc để thu thập thông tin về<br />
hoạt động sinh dục của bò nuôi tại nông hộ.<br />
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân lô so sánh<br />
đối với các trƣờng hợp chậm sinh sử dụng<br />
kích dục tố huyết thanh ngựa chửa<br />
Lô đối chứng (ĐC): không tiêm PMSG.<br />
<br />
Tuổi động dục lần đầu ở bò hậu bị (cái tơ) tập<br />
trung chủ yếu trong độ tuổi từ 15 – 24 tháng:<br />
ở bò lai Sind chiếm 76,19%; bò vàng chiếm<br />
81,92%. Tỷ lệ động dục ở giai đoạn 15-24<br />
tháng tuổi ở bò vàng cao hơn so với bò lai<br />
Sind, sự sai khác ở đây là rõ rệt và có ý nghĩa<br />
về mặt thống kê (P < 0,05). Kết quả này phù<br />
hợp với kết quả nghiên cứu đã công bố [1],<br />
[3], [4], [5], [6].<br />
<br />
Lô thí nghiệm (TN): tiêm PMSG với liều 10<br />
đvc/kgP.<br />
<br />
Khả năng chửa đẻ là chỉ tiêu phản ánh năng<br />
suất sinh sản của bò cái. Khả năng chửa đẻ<br />
thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ phối giống có<br />
chửa so với số bò động dục và tỷ lệ đẻ so với<br />
số bò phối có chửa. Tỷ lệ phối giống có chửa<br />
và tỷ lệ đẻ càng cao chứng tỏ khả năng sinh<br />
sản ở bò tốt. Theo dõi tỷ lệ bò có chửa bằng<br />
thụ tinh nhân tạo tại một số địa phƣơng trong<br />
khu vực miền núi phía Bắc chúng tôi thu<br />
đƣợc kết quả ở bảng 2.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Khả năng sinh sản của bò cái<br />
Tuổi động dục lần đầu<br />
Tuổi động dục lần đầu đánh giá mức độ thành<br />
thục tính dục của bò cái trong điều kiện nuôi<br />
dƣỡng cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh. Kết<br />
quả điều tra ở bảng 1 cho thấy:<br />
<br />
Nhƣ vậy tỷ lệ bò cái hậu bị ngoài 25 tháng<br />
tuổi mới xuất hiện động dục lần đầu là khá<br />
cao: bò lai Sind 23,79% và bò vàng địa<br />
phƣơng là 18,07%<br />
Khả năng chửa đẻ của bò<br />
<br />
Bảng 1. Tuổi động dục lần đầu<br />
Giống<br />
<br />
n<br />
<br />
Lai Sind<br />
Bò vàng<br />
<br />
588<br />
354<br />
<br />
15-24<br />
số con<br />
448<br />
290<br />
<br />
Thời gian xuất hiện động dục (tháng tuổi)<br />
25-36<br />
> 36<br />
%<br />
số con<br />
%<br />
số con<br />
76,19 a<br />
137<br />
23,29<br />
3<br />
81,92 b<br />
63<br />
17,79<br />
1<br />
<br />
%<br />
0,50<br />
0,28<br />
<br />
Ghi chú: Những chữ cái theo cột dọc khác nhau thì sự sai khác là có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Bảng 2. Khả năng chửa đẻ của bò cái<br />
Giống<br />
Nhóm bò<br />
1. Bò cái HB<br />
- Số bò động dục<br />
- Số bò phối giống có chửa<br />
- Số bò đẻ/ bò có chửa<br />
2. Bò cái SS<br />
- Số bò động dục<br />
-Số bò phối giống có chửa<br />
- Số bò đẻ/số bò có chửa<br />
<br />
Bò Lai Sind<br />
Số con (con)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Bò Vàng<br />
Số con (con)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
588<br />
267<br />
215<br />
<br />
45,41a**<br />
80,52<br />
<br />
354<br />
153<br />
126<br />
<br />
43,22a*<br />
82,35<br />
<br />
510<br />
282<br />
248<br />
<br />
55,29b**<br />
87,94<br />
<br />
294<br />
151<br />
127<br />
<br />
51,36b*<br />
84,10<br />
<br />
Ghi chú: - So sánh trong cùng hàng ngang các chữ cái giống nhau thì không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)<br />
<br />
- So sánh trong cùng cột dọc: Ký hiệu * chỉ sự sai khác<br />
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Ký hiệu ** chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P <<br />
0,01<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
125<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:<br />
- Đối với bò cái hậu bị: Tỷ lệ có chửa đối với<br />
bò lai Sind là 45,41%, đối với bò Vàng<br />
43,22%. Mặc dù tỷ lệ thụ thai ở bò lai Sind có<br />
cao hơn so với bò vàng một chút song sự<br />
chênh lệch không rõ rệt, không có ý nghĩa về<br />
mặt thống kê (P > 0,05)<br />
- Đối với bò cái sinh sản: Tỷ lệ có chửa đối với<br />
bò lai Sind là 55,29% cao hơn so với bò vàng<br />
là 51,36%, tuy nhiên sự sai khác này không rõ<br />
rệt, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).<br />
Nhƣ vậy trong cùng một nhóm (nhóm bò cái<br />
hậu bị và nhóm bò cái sinh sản), tỷ lệ có chửa<br />
của bò sau khi đƣợc phối giống bằng thụ tinh<br />
nhân tạo còn thấp, không có sự khác nhau<br />
giữa bò lai Sind và bò vàng.<br />
Tuy nhiên tỷ lệ có chửa sau khi phối giống<br />
bằng thụ tinh nhân tạo giữa bò cái hậu bị và<br />
bò cái sinh sản chênh lệch nhau khá lớn:<br />
- Đối với bò lai Sind: Tỷ lệ có chửa của bò cái<br />
hậu bị đạt 45,41% trong khi đó tỷ lệ này ở bò<br />
cái sinh sản đạt 55,29%, sự sai khác khá rõ rệt<br />
(P < 0,01).<br />
- Đối với bò vàng: Tỷ lệ có chửa của bò cái<br />
hậu bị đạt 43,22% trong khi đó tỷ lệ này ở bò<br />
cái sinh sản đạt 51,36%, sự sai khác khá rõ rệt<br />
(P < 0,05).<br />
Ở tất cả các nhóm bò, tỷ lệ đẻ trên 80% (từ<br />
80,52 - 87,94%) là khá cao song tỷ lệ phối<br />
giống có chửa thấp là một trong những<br />
nguyên nhân làm giảm khả năng chửa đẻ của<br />
bò từ đó làm cho năng suất sinh sản của bò<br />
trong khu vực thấp.<br />
Thời gian động dục trở lại sau đẻ<br />
Thời gian động dục trở lại sau đẻ là một chỉ<br />
tiêu đánh giá sức sản xuất của gia súc cái.<br />
Theo dõi chỉ tiêu này trên đàn bò nuôi trong<br />
khu vực thu đƣợc kết quả ở bảng 3.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Động dục trở lại<br />
sau đẻ ở bò cái sinh sản diễn ra chủ yếu trong<br />
khoảng thời gian 4 tháng: bò lai Sind chiếm<br />
70,00%; bò vàng chiếm 75,17%. Tỷ lệ này ở<br />
bò vàng cao hơn một chút so với bò lai Sind<br />
nhƣng sự sai khác này không có ý nghĩa về<br />
mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả của đề tài<br />
tƣơng đƣơng với một số kết quả nghiên cứu<br />
đã đƣợc công bố [4], [5].<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
126<br />
<br />
62(13): 124 - 128<br />
<br />
Bảng 3. Thời gian động dục trở lại sau đẻ<br />
Thời gian xuất hiện động dục<br />
≤ 4 tháng<br />
Giống<br />
Lai Sind<br />
Bò vàng<br />
<br />
n<br />
510<br />
294<br />
<br />
> 4 tháng<br />
<br />
Số<br />
con<br />
<br />
%<br />
<br />
357<br />
<br />
70,00a<br />
<br />
221<br />
<br />
a<br />
<br />
75,17<br />
<br />
Số<br />
con<br />
<br />
%<br />
<br />
153<br />
<br />
30,00<br />
<br />
73<br />
<br />
24,83<br />
<br />
Ghi chú: Những chữ cái theo cột dọc giống nhau thì sai<br />
khác là không có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Kết quả sử dụng PMSG đối với bò cái có<br />
biểu hiện chậm sinh<br />
Kết quả gây động dục ở bò chậm sinh sản<br />
bằng PMSG<br />
Sử dụng PMSG tiêm cho bò có chậm sinh,<br />
kết quả thu đƣợc ở bảng 4<br />
Bảng 4. Kết quả gây động dục ở bò chậm sinh<br />
bằng PMSG<br />
<br />
Loại bò<br />
*. Bò cái hậu bị:<br />
- TN<br />
- ĐC<br />
*. Bò cái sinh sản:<br />
- TN<br />
- ĐC<br />
<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Số bò<br />
Số bò<br />
Tỷ lệ<br />
động<br />
tiêm<br />
động<br />
dục<br />
(con)<br />
dục (%)<br />
(con)<br />
36<br />
22<br />
<br />
31<br />
9<br />
<br />
86,11***<br />
40,91***<br />
<br />
64<br />
40<br />
<br />
47<br />
12<br />
<br />
73,43***<br />
30,00***<br />
<br />
Ghi chú: So sánh trong cùng cột dọc, ký hiệu *** chỉ sự<br />
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001<br />
<br />
Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy: PMSG có tác<br />
dụng kích thích gây động dục rõ rệt đối với<br />
bò chậm sinh.<br />
Đối với bò hậu bị tỷ lệ xuất hiện động dục ở<br />
bò TN đƣợc tiêm PMSG cao hơn nhiều so với<br />
lô ĐC không tiêm (86,11% ở lô TN, 40,91%<br />
ở lô ĐC với P < 0,001).<br />
Nhƣ vậy đối với những bò cái hậu bị chậm<br />
xuất hiện động dục, PMSG đã có tác dụng<br />
kích thích sự hoạt động của buồng trứng để<br />
hình thành chu kỳ động dục.<br />
Kết quả sử dụng PMSG kích thích bò hậu bị<br />
chậm xuất hiện động dục lần đầu cũng đã<br />
đƣợc nghiên cứu bởi Lê Xuân Cƣơng và cs<br />
(1979) [2] cho tỷ lệ động dục từ 85%-100%<br />
Đối với bò cái sinh sản chậm động dục lại sau<br />
đẻ, ở lô TN mặc dù hiệu quả gây động dục<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
không cao nhƣ ở lô cái hậu bị TN song cũng<br />
đạt 73,43% cao hơn so với lô ĐC không tiêm<br />
chỉ đạt 30,0% (với P < 0,001).<br />
Nhƣ vậy PMSG có tác dụng rõ rệt trong việc<br />
khôi phục lại chu kỳ động dục bình thƣờng ở<br />
những bò chậm sinh.<br />
Với đặc điểm đàn bò ở khu vực miền núi có<br />
tỷ lệ chậm sinh không nhỏ, với điều kiện chăn<br />
nuôi còn cha phát triển thì PMSG là một biện<br />
pháp kỹ thuật có thể sử dụng một cách rộng<br />
rãi để kích thích sinh sản đối với bò có biểu<br />
hiện chậm sinh.<br />
Kết quả phối giống ở bò sau khi tiêm PMSG<br />
Phối giống cho bò động dục bằng thụ tinh<br />
nhân tạo, phối vào thời điểm từ 6 đến 12 giờ<br />
sau khi bò bắt đầu có biểu hiện động dục đầu<br />
tiên chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 5<br />
Bảng 5. Kết quả phối giống ở bò<br />
<br />
Nhóm bò<br />
<br />
Số bò<br />
được<br />
phối<br />
<br />
Số bò<br />
có chửa<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
đạt<br />
<br />
Con<br />
<br />
Con<br />
<br />
%<br />
<br />
* Bò cái hậu bị<br />
- Lô TN<br />
- Lô ĐC<br />
<br />
31<br />
9<br />
<br />
25<br />
4<br />
<br />
75,42a<br />
44,44<br />
<br />
* Bò cái sinh sản<br />
- Lô TN<br />
- Lô ĐC<br />
<br />
47<br />
12<br />
<br />
34<br />
7<br />
<br />
72,34a<br />
58,33<br />
<br />
Ghi chú: - Trong cùng cột dọc các chữ cái giống nhau<br />
thì không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).<br />
<br />
- Đối với bò đƣợc tiêm PMSG, tỷ lệ bò có<br />
chửa/số bò đƣợc phối ở bò sinh sản thấp hơn<br />
so với bò cái hậu bị (72,34% cái sinh sản,<br />
75,42% cái hậu bị). Tuy nhiên sự sai khác<br />
này không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê<br />
(P > 0,05), chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên<br />
cứu thêm, với số lƣợng mẫu lớn hơn.<br />
- Đối với bò ở các lô ĐC không tiêm PMSG,<br />
rõ ràng có xuất hiện động dục nhƣng tỷ lệ<br />
phối đạt không cao, có xu hƣớng thấp hơn so<br />
với các lô đối chứng tƣơng ứng:<br />
+. Cái hậu bị ở lô ĐC đạt 44,44% so với cái<br />
hậu bị lô TN đạt 75,42%<br />
+. Cái sinh sản lô ĐC đạt 58,33% so với cái<br />
sinh sản lô TN đạt 72,34%<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 124 - 128<br />
<br />
Nguyên nhân ở đây có lẽ là ở các bò chậm<br />
sinh do bị ảnh hƣởng của các yếu tố gây ức<br />
chế hoạt động của buồng trứng. Buồng trứng<br />
có quá trình phát triển, chín của nang trứng<br />
song không có nang trội nên mặc dù có những<br />
cá thể vẫn có biểu hiện động dục nhƣng là<br />
động dục giả, động dục không có trứng rụng...<br />
kết quả cho tỷ lệ thụ thai thấp.<br />
Tuy nhiên trong cùng một lô sự sai khác về tỷ<br />
lệ phối đạt giữa bò TN và bò ĐC khá rõ rệt,<br />
điều đó chứng tỏ khi sử dụng PMSG tiêm cho<br />
bò chậm sinh đã có tác dụng kích thích động<br />
dục, rụng trứng và tỷ lệ thụ thai cao.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động sinh<br />
sản và ứng dụng kích dục tố huyết thanh ngựa<br />
chửa để làm tăng khả năng sinh sản của đàn<br />
bò nuôi tại một số địa phƣơng trong khu vực<br />
chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:<br />
Tuổi xuất hiện động dục lần đầu của bò hậu bị<br />
chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 15-24<br />
tháng tuổi (bò vàng địa phƣơng chiếm<br />
81,82%; ở bò lai Sind chiếm 76,19%), tuổi<br />
động dục trở lại sau đẻ của bò sinh sản tập<br />
trung chủ yếu trong khoảng thời gian 4 tháng<br />
(bò vàng địa phƣơng chiếm 75,17%; ở bò lai<br />
Sind chiếm 70,02%).<br />
Bò hậu bị có tuổi động dục lần đầu ngoài 25<br />
tháng tuổi (bò vàng là 18,07%; đối với bò lai<br />
Sind là 23,79%) và bò cái sinh sản động dục<br />
trở lại sau đẻ sau 4 tháng (ở bò vàng là<br />
24,83% còn ở bò lai Sind là 30,0%) còn<br />
chiếm một tỷ lệ khá cao, đây là những cá thể<br />
bò có biểu hiện chậm sinh ảnh hƣởng không<br />
nhỏ tới hiệu quả ngành chăn nuôi.<br />
Sử dụng PMSG có tác dụng hồi phục chu kỳ<br />
động dục rõ rệt đối với bò cái có biểu hiện<br />
chậm sinh: bò hậu bị tỷ lệ xuất hiện động dục<br />
86,11% so với 40,91% ở lô ĐC không tiêm<br />
(với P < 0,001); bò cái sinh sản chậm động<br />
dục lại sau đẻ tỷ lệ động dục đạt 73,43% ở lô<br />
TN cao hơn so với lô ĐC không tiêm chỉ đạt<br />
30,0% (với P < 0,001).<br />
Kết quả phối giống ở bò thí nghiệm đƣợc<br />
tiêm PMSG khá cao: 72,34% cái sinh sản và<br />
75,42% cái hậu bị. Mặc dù lƣợng mẫu chƣa<br />
nhiều cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhƣng rõ<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
127<br />
<br />
Nguyễn Mạnh Hà<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ràng PMSG đã có tác dụng tốt trong việc hồi<br />
phục chu kỳ động dục, gây động dục và rụng<br />
trứng ở bò.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Văn Bình (2001), "Năng suất sinh<br />
sản của bò Red Shindhi nuôi tại nông trƣờng hữu<br />
nghị Việt Nam-Mông Cổ, Ba Vì- Hà Tây", Tạp<br />
chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (2), tr. 47.<br />
[2]. Lê Xuân Cƣơng, Nguyễn Nhƣ Hiền (1975),<br />
"Kết quả nghiên cứu điều chế và sử dụng huyết<br />
thanh ngựa chửa", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông<br />
nghiệp (10), trang 43.<br />
[3]. Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Kim<br />
Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Trọng Lạp, Bùi<br />
Thế Đức, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Toản, Ngô<br />
<br />
62(13): 124 - 128<br />
<br />
Đình Tân (2001), "ảnh hƣởng của các mức dinh<br />
dƣỡng khác nhau đến khả năng sinh trởng và phát<br />
triển của đàn bê lai hƣớng sữa (HF x LS) nuôi<br />
trong các hộ gia đình ", Tạp chí nông nghiệp và<br />
PTNT (7), tr. 457-458.<br />
[4]. Nguyễn Văn Thu (2004), "Đặc điểm giống<br />
tính năng sản xuất của bò sữa và bò kiêm dụng ở<br />
đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí chăn nuôi,<br />
Hội chăn nuôi Việt Nam (3), tr. 13-15.<br />
[5]. Trần Văn Tƣờng, Phan Đình Thắm (1999),<br />
"Khả năng sinh trởng và sinh sản của bò lai F1<br />
(đực Red Shindhi x cái địa phƣơng) trên địa bàn<br />
Thái Nguyên", Tạp chí chăn nuôi, Hội chăn nuôi<br />
Việt Nam (6), tr. 16-17.<br />
[6]. Phùng Vũ (2002), "Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa<br />
ở các hộ và trang trại các tỉnh phía Bắc", Tạp chí<br />
chăn nuôi, Hội chăn nuôi, (6), tr. 35<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
REPRODUCTION OF SHIND CROSS-BRED AND LOCAL COW IN THE NORTH<br />
MOUTAINOUS AREA AND APPLYING THE PREGNANT MARE'S SERUM<br />
GONADOTROPIN HORMONE (PMSG) TO STIMULATE OESTRUS<br />
FOR THE COWS<br />
Nguyen Manh Ha<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
The result of study about reproduction on the reproductive cow:<br />
The first estrus cycle of girl cow starts from 15 to 24 months of birth. In this total of girl cows, the<br />
local yellow cow make up 81,82% and Shind cross-bred cow make up 76,19%.<br />
The estrus cycle of the reproductive cow return 4 months maximum after giving birth. This rate of<br />
local yellow cow is 75,17% and Shind cross-bred cow is 70,02%.<br />
There is a high rate of cow slow reproduction: For the girl cow, the local yellow cow start estrus<br />
cycle after 25 months of birth make up 18,07% and Shind cross-bred make up 23,79%; For the<br />
reproductive cow, the local yellow cow occur estrus after giving birth 4 months is 24,83% and the<br />
Shind cross-bred cow is 30,0%<br />
PMSG recovered the estrus cycle for the cows that have low reproduction. There are 86,11% the<br />
girl cows and 73,43% the reproductive cows appeared estrus cycle after PMSG injection.<br />
Key words: estrus, cycle, reproductive, cow; PMSG<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912 004 814, E.mail: manhnguyenha@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
128<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />