Tình hình tài chính . . .<br />
<br />
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA<br />
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM<br />
Tô Thị Thanh Trúc*<br />
Nguyễn Thị Diễm Hiền**, Trần Thanh Vũ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Bài viết nhằm đánh giá mối quan hệ giữa tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các<br />
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Dựa<br />
trên việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính, xem xét thông lệ chi trả cổ tức và thực<br />
tế chi trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, qua bài viết cho thấy, chính sách<br />
cổ tức có quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng<br />
thương mại Việt Nam vẫn đang chia cổ tức cao so với lợi nhuận thu được cũng như nhu cầu vốn cho<br />
phát triển. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại được sử dụng<br />
gồm mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động và các tỷ số thanh khoản. Các chỉ<br />
tiêu phản ánh chính sách cổ tức được sử dụng gồm tỷ lệ cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức.<br />
Từ khóa: ngân hàng thương mại, tình hình tài chính, chính sách cổ tức<br />
<br />
FINANCIAL SITUATION AND DIVIDEND POLICY OF<br />
THE VIETNAMESE BANKING SECTOR<br />
ABSTRACT<br />
The paper study the relationship between the financial position and dividend policy<br />
of Vietnamese joint-stock commercial banks from 2009 to 2013. Based on the evaluation of the<br />
indicators reflecting financial position and the analysis of payout policy, the paper shows that there<br />
exists a association between the dividend policy and the financial performance of Vietnamese banks.<br />
Another finding is that given the fund requirements to support growth, the Vietnamese commercial<br />
banks return a large fraction of earnings to their shareholders in dividends.Capital adequacy, asset<br />
quality, efficiency and liquidity are used as indicators of financial performance of the banks while<br />
dividend rate, payout ratio and dividend yield as proxies for dividend policy.<br />
Keywords: commercial banking, financial condition, dividend policy<br />
<br />
* ThS. GV. Khoa TCNH, Trường ĐH. Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM, Email: tructtt@uel.edu.vn<br />
** ThS. GV. Khoa TCNH, Trường ĐH. Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM, Email: hienntd@uel.edu.vn<br />
*** TS. GV. Khoa TCNH, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br />
<br />
43<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Đến mỗi mùa đại hội cổ đông, thông tin<br />
được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu có lẽ<br />
là những công bố của các công ty về kế hoạch<br />
chia cổ tức được trình trước đại hội cổ đông.<br />
Đối với ngành ngân hàng (NH), tại mùa đại<br />
hội cổ đông năm nay, bên cạnh việc mua bán<br />
và sáp nhập, xử lý nợ xấu thì chia cổ tức là<br />
một vấn đề được mong đợi đối với cổ đông.<br />
Điều này theo nhận định của các chuyên gia,<br />
trong thời gian qua các NH chia cổ tức ở mức<br />
thấp so với các công ty phi tài chính, thậm chí<br />
một số NH trong nhiều năm liền không trả<br />
cổ tức. Thêm vào đó, theo thông tin từ Ngân<br />
hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2015 mức<br />
chia cổ tức của mỗi NH có thể sẽ phụ thuộc<br />
vào sự chấp nhuận của NHNN sau khi đã xem<br />
xét kỹ lưỡng chất lượng tài sản và kết quả<br />
kinh doanh. Có nghĩa là các NH yếu kém với<br />
tỷ lệ nợ xấu cao hoặc những NH đang trong<br />
quá trình tái cấu trúc sẽ không được phép trả<br />
cổ tức.<br />
Như vậy, cổ tức NH rõ ràng là một thông<br />
điệp có hiệu lực mạnh mẽ về thực chất hiệu<br />
quả hoạt động, rủi ro và triển vọng của các<br />
NH. Ngược lại, việc chi trả cổ tức của NH<br />
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nội tại của bản<br />
thân từng NH, tình hình hoạt động chung của<br />
ngành và những quy định quản lý của nhà<br />
nước. Bài viết này nhằm đánh giá lại chính<br />
sách cổ tức của ngành NH trong thời gian qua<br />
cùng với hiệu quả hoạt động, thanh khoản, nợ<br />
xấu, chất lượng tài sản của các NH để thấy<br />
được mối liên hệ giữa các yếu tố tài chính và<br />
chính sách cổ tức của NH.<br />
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp<br />
nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết<br />
Cổ tức là phần chi trả của công ty cổ phần<br />
cho các cổ đông của họ, thường là chi trả lợi<br />
<br />
nhuận. Khi công ty kinh doanh có lời thì công<br />
ty có thể tái đầu tư hoặc chia lợi nhuận sau<br />
thuế cho cổ đông, phần lợi nhuận chia cho cổ<br />
đông được gọi là cổ tức. Hình thức phổ biến<br />
nhất của cổ tức là tiền mặt, ngoài ra các công<br />
ty có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức<br />
thường được phát biểu dưới dạng một số tiền<br />
cụ thể cho mỗi cổ phiếu (cổ tức trên một cổ<br />
phiếu), một tỷ lệ phần trăm so với giá cổ phiếu<br />
(tỷ suất cổ tức), riêng ở Việt Nam, cổ tức được<br />
phát biểu bằng một tỷ lệ % so với mệnh giá cổ<br />
phiếu. Những vấn đề liên quan đến chính sách<br />
cổ tức của một công ty bao gồm:<br />
yy Công ty nên trả cho cổ đông bao nhiêu<br />
trong số dòng tiền tự do của mình?<br />
yy Liệu họ nên trả lượng tiền mặt này cho<br />
cổ đông bằng cách tăng cổ tức chi trả hay<br />
bằng cách mua lại cổ phần?<br />
yy Họ có nên duy trì một chính sách phân<br />
phối ổn định và nhất quán, hay chính sách chi<br />
trả cổ tức nên thay đổi tùy thuộc vào kết quả<br />
hoạt động của công ty?<br />
Một công ty có thể theo đuổi chính sách<br />
cổ tức thụ động, chính sách có tỷ lệ chi trả cao<br />
hoặc thấp. Những tranh luận ủng hộ cho một<br />
chính sách chi trả nào đó dựa trên cở sở ảnh<br />
hưởng của chính sách đó đến giá trị tài sản<br />
của cổ đông.<br />
Theo quan điểm của Miller và Modigliani<br />
(1961), trong một thị trường vốn hoàn hảo và<br />
giả định chính sách đầu tư của công ty độc<br />
lập với quyết định phân phối thì giá trị công<br />
ty độc lập với chính sách cổ tức. Yếu tố tạo<br />
nên giá trị doanh nghiệp là các quyết định đầu<br />
tư, bởi vì quyết định đầu tư tạo ra thu nhập và<br />
dòng tiền trong tương lai cho doanh nghiệp.<br />
Các công ty nên chia cổ tức từ lợi nhuận còn<br />
lại sau khi các dự án NPV dương đã được<br />
thực hiện.<br />
Myron Gordon (1959) cho rằng cổ tức<br />
44<br />
<br />
Tình hình tài chính . . .<br />
<br />
dễ dự đoán hơn lãi vốn, các nhà quản lý có<br />
thể ổn định cổ tức nhưng họ không thể kiểm<br />
soát giá cổ phiếu. Và như vậy, khi giữ lại lợi<br />
nhuận để tái đầu tư, công ty đã thay thế dòng<br />
cổ tức chắc chắn ở hiện tại cho cổ đông bằng<br />
một dòng tiền xa hơn, không chắc chắn trong<br />
tương lai.<br />
Nghiên cứu của Bhattacharya (1979),<br />
Miller và Rock (1985), John và William<br />
(1985) cho rằngtrongđiều kiện bất cân xứng<br />
thông tin, các nhà quản lý sử dụng việc chi trả<br />
cổ tức để đưa ra thông tin về triển vọng của<br />
công ty đến thị trường. Nhà đầu tư sẽ dựa vào<br />
việc chia trả cổ tức để đánh giá tình hình tài<br />
chính hiện tại và triển vọng hoạt động tương<br />
lai của công ty.<br />
Một tranh luận khác ủng hộ chính sách trả<br />
cổ tức cao là lý thuyết đại diện, giả định của<br />
lý thuyết này là các nhà quản lý không phải<br />
luôn hành động theo lợi ích của cổ đông là<br />
tối đa hóa giá trị cổ phiếu do có sự mâu thuẫn<br />
quyền lợi giữa ban điều hành và cổ đông.<br />
Theo Jensen (1986), khi lợi nhuận giữ lại cao<br />
các nhà quản lý công ty thường đầu tư vào<br />
những dự án xấu. Do đó, chính sách cổ tức<br />
cao làm tăng giá trị công ty bởi vì nó giảm<br />
dòng tiền tự do mà ban điều hành có thể tùy<br />
nghi sử dụng và do đó kiểm soát được vấn đề<br />
đầu tư quá mức.<br />
Ủng hộ cho chính sách chi trả cổ tức thấp<br />
có lý thuyết chi phí giao dịch. Theo lý thuyết<br />
này, công ty có thể chịu chi phí cho việc chia<br />
cổ tức cao, trong khi đó cổ đông cũng có thể<br />
chịu chi phí trong quá trình nhận cổ tức và tái<br />
đầu tư thu nhập nhận được này. Khi chi trả cổ<br />
tức, công ty phải huy động vốn từ bên ngoài<br />
để đáp ứng các nhu cầu đầu tư và phải chịu<br />
các chi phí phát hành, nếu công ty phải huy<br />
động vào thời điểm không thuận lợi, chi phí<br />
huy động vốn sẽ rất cao. Theo Bhattacharya<br />
<br />
(1979), chi phí giao dịch phát sinh trong việc<br />
phải dùng đến nguồn tài trợ bên ngoài chính<br />
là chi phí của cổ tức.<br />
Về mặt lý thuyết, các công ty cổ phần sẽ<br />
lựa chọn chính sách cổ tức sao cho đạt được<br />
mục tiêu trong dài hạn là tối đa hóa giá trị tài<br />
sản của cổ đông trên cơ sở xem xét các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến quyết định cổ tức của họ. Các<br />
yếu tố này có thể được chia thành bốn nhóm<br />
chính: (1) quy định quản lý của nước sở tại và<br />
các ràng buộc trong các khế ước vay nợ, (2)<br />
tính sẵn có của tiền mặt, (3) các cơ hội đầu tư,<br />
(4) tính sẵn có và chi phí sử dụng các nguồn<br />
vốn khác, và (5) các tác động của chính sách<br />
cổ tức lên chi phí vốn cổ phần.<br />
Ở Việt Nam theo quy định của Luật Doanh<br />
nghiệp năm 2005 và năm 2014, công ty cổ<br />
phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi đã<br />
hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài<br />
chính khác theo quy định của pháp luật; trích<br />
lập các quỹ và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy<br />
định của pháp luật và điều lệ công ty. Sau khi<br />
trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo<br />
đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ<br />
tài sản khác đến hạn.<br />
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp<br />
kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chính cho hoạt<br />
động kinh doanh là tiền gửi của dân cư,những<br />
thất bại trong hoạt động của một NH có ảnh<br />
hưởng đến toàn bộ hệ thống NH và của cả nền<br />
kinh tế. Cho nên quản trị ngân hàng không<br />
chỉ vì lợi ích của cổ đông, mà quyền lợi của<br />
người gửi tiền và lợi ích của xã hội cũng cần<br />
được bảo vệ. Chính vì thế, chính sách cổ tức<br />
của các NH ngoài việc phải tuân thủ các quy<br />
định chung áp dụng cho các doanh nghiệp còn<br />
chịu sự kiểm soát của NH nhà nước. Tại điểm<br />
a, khoản 2, điều 59 Luật NH Nhà nước đã quy<br />
định “Tùy theo tính chất và mức độ rủi ro, NH<br />
Nhà nước được áp dụng các biện pháp như<br />
45<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần,<br />
chuyển nhượng tài sản; hạn chế việc mở rộng<br />
phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; hạn<br />
chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số<br />
hoạt động NH… đối với đối tượng thanh tra,<br />
giám sát NH”. Dựa theo đó, từ năm 2012 NH<br />
nhà nước đã ra chỉ thị “NH nào không trích<br />
lập đủ dự phòng rủi ro thì không được chia<br />
cổ tức. NHNN sẽ có biện pháp thanh tra, giám<br />
sát cần thiết để đảm bảo lợi nhuận của NH<br />
trước tiên để giải quyết nợ xấu”. Ngay trước<br />
mùa đại hội cổ đông năm 2015, vào cuối<br />
tháng 3/2015 vừa qua, NH Nhà nước cũng đã<br />
yêu cầu các NHTM báo cáo về kế hoạch chi<br />
trả cổ tức dự kiến năm 2014; trên cơ sở quy<br />
mô nợ xấu, rủi ro tiềm ẩn, mức độ trích lập<br />
đủ dự phòng rủi ro theo đánh giá chất lượng<br />
tín dụng của NH Nhà nước để xác định mức<br />
chia cổ tức.<br />
Như vậy, đối với ngành ngân hàng, ngoài<br />
những yếu tố thông thường tác động đến chính<br />
sách cổ tức, mà quan trọng nhất là khả năng<br />
sinh lợi,thì những yếu tố đặc trưng đo lường<br />
sức khỏe tài chính của ngân hàng như độ an<br />
toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản rõ<br />
ràng có liên quan mật thiết đến quyết định<br />
chia cổ tức. Các chỉ tiêu tài chính đo lường<br />
các yếu tố này không chỉ được công bố bởi<br />
bản thân các NHTM để phục vụ cho việc<br />
giám sát của các cơ quan chức năng và nội bộ<br />
ngân hàng mà còn có các giới hạn phải tuân<br />
thủ do NHNN đưa ra. Dưới đây là cách tính<br />
toán và hàm ý đánh giá của một số chỉ tiêu.<br />
Mức độ an toàn vốn, thể hiện số vốn NH<br />
có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của<br />
ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều<br />
rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn để<br />
hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn<br />
thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro<br />
cao hơn. Chỉ tiêu này được thể hiện qua các tỷ<br />
<br />
số Vốn tự có/ Tài sản điều chỉnh theo trọng số<br />
rủi ro, Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản<br />
Chất lượng tài sản, chỉ tiêu tổng hợp nói<br />
lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán,<br />
khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của<br />
một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt<br />
động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản<br />
của nó, nên cùng với việc đảm bảo an toàn<br />
vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có<br />
là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng<br />
hoạt động an toàn. Chỉ tiêu này bao gồm các<br />
tỷ số Nợ xấu/Dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/<br />
Dư nợ, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Dư<br />
nợ, Dư nợ theo lĩnh vực kinh tế / Tổng dư nợ<br />
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt<br />
động, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh và<br />
mức độ phát triển của một NHTM, bao gồm<br />
các tỷ số NIM = Thu nhập lãi thuần/Tài sản<br />
có sinh lời, ROA = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ<br />
sở hữu, ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở<br />
hữu, Thu nhập ròng từ lãi / tổng thu nhập, Thu<br />
nhập từ giao dịch tài chính / Tổng thu nhập,<br />
Chi phí nhân viên / Tổng chi phí<br />
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ thanh<br />
khoản, bao gồm: Tài sản thanh khoản/tổng<br />
tài sản, Tài sản thanh khoản / Nguồn vốn ngắn<br />
hạn. Những ngân hàng thiếu hụt khả năng<br />
thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không<br />
lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất<br />
dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công<br />
chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ<br />
ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu của bài viết chủ<br />
yếu là phân tính định tính, thông qua tính toán<br />
các chỉ số đánh giá hoạt động, thanh khoản,<br />
chất lượng tài sản và chính sách cổ tức của<br />
các NH, phân tích diễn biến các tỷ số này qua<br />
thời gian của toàn bộ các NH trong mẫu phân<br />
tích. Mẫu dữ liệu cũng được phân chia thành<br />
46<br />
<br />
Tình hình tài chính . . .<br />
<br />
các nhóm để có thể tìm thấy được quy luật<br />
chung theo thời gian và theo nhóm NH. Đầu<br />
tiên các NH được chia thành hai nhóm: (1)<br />
có vốn nhà nước (NN) và không có vốn nhà<br />
nước. Sau đó, nhóm NH không có vốn NN lại<br />
được theo hai cách. Cách thứ nhất là: (1) có<br />
chia cổ tức; (2) không chia cổ tức và cách thứ<br />
hai chia theo tỷ lệ cổ tức, các NH này được<br />
chia thành 3 nhóm: (1) dưới 5%; (2) từ 5 đến<br />
10%; (3) trên 10%.<br />
Các tỷ số trong phân tích được tính toán<br />
từ các số liệu thu thập được ban đầu, sau đó<br />
được phân nhóm, tính trung bình cho tổng thể<br />
và từng nhóm. Các tính toán và đồ thị được<br />
thực hiện bằng excel.<br />
Các tỷ số chủ yếu được sử dụng phân tích<br />
được liệt kê dưới đây<br />
Nhóm chỉ tiêu đánh giá chính sách<br />
cổ tức:<br />
- Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức/Mệnh giá cổ phiếu<br />
- Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ<br />
phiếu/Lợi nhuận một cổ phiếu (cổ tức năm<br />
nay, lợi nhuận năm trước)<br />
- Tỷ suất cổ tức = Cổ tức/Giá cổ phiếu<br />
Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài<br />
chính của NH<br />
- Mức độ an toàn vốn: CAR = Vốn chủ<br />
sở hữu/ Tài sản có điều chỉnh rủi ro. Nhằm<br />
bảo vệ người gửi tiền và tăng tính ổn định<br />
và hiệu quả của hệ thống tài chính, các NH<br />
thương mại phải tuân theo các quy định về<br />
an toàn vốn của cơ quan quản lý hoặc của ủy<br />
ban giám sát NH BASEL. Để đảm bảo tỷ lệ<br />
an toàn vốn như quy định, các NH có thể phát<br />
hành thêm cổ phiếu để huy động vốn chủ sở<br />
hữu hoặc giảm phân phối tiền mặt bao gồm<br />
chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu và chia thưởng<br />
cho nhân viên. Như vậy chúng ta có thể kỳ<br />
vọng rằng những NH có tỷ lệ an toàn vốn thấp<br />
sẽ hạn chế chi trả cổ tức, trong khi những NH<br />
<br />
vốn đã có tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ sẵng lòng<br />
chia cổ tức ở mức cao hơn.<br />
- Chất lượng tài sản: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ<br />
xấu/Dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư<br />
nợ, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ.<br />
Phần lớn tài sản của các NH nằm ở các khoản<br />
cho vay, nên chất lượng tài sản cỏ thể được<br />
đánh giá qua chất lượng khoản vay, được thể<br />
hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn hay dự<br />
phòng rủi ro tín dụng. Một NH có tỷ lệ nợ xấu<br />
cao sẽ bị hạn chế chia cổ tức vì theo quy định,<br />
NH phải trích lập đầy đủ dự phòng trước khi<br />
chia cổ tức.<br />
- Hiệu quả hoạt động: NIM = Thu nhập<br />
lãi thuần/Tài sản có sinh lời, ROA = Lợi nhuận<br />
ròng/Vốn chủ sở hữu, ROE = Lợi nhuận ròng/<br />
Vốn chủ sở hữu. Rõ ràng cổ tức được chia từ<br />
lợi nhuận, nên NH có ROE cao sẽ có khả năng<br />
chia cổ tức cao.<br />
- Các tỷ số thanh khoản: Tài sản thanh<br />
khoản/tổng tài sản. Về lý thuyết, cổ tức được<br />
chia từ lợi nhuận nhưng cổ tức tiền mặt lại<br />
lấy từ tiền mặt của NH. Khi chia cổ tức, một<br />
lượng tiền mặt lớn được lấy ra khỏi, hoặc trừ<br />
ra khỏi khoản mục tiền mặt của NH nên tỷ số<br />
thanh khoản rõ ràng có ảnh hưởng đến chính<br />
sách cổ tức của các NH. NH sẽ không thể thực<br />
hiện việc chi trả cổ tức nếu việc đó ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến trạng thái thanh khoản cho<br />
dù NH có thể có lợi nhuận cao.<br />
Dữ liệu cho phân tích này là dữ liệu thứ<br />
cấp từ các báo cáo tài chính, các công bố của<br />
các NH, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác<br />
nhau: website của sở giao dịch chứng khoán<br />
TP. HCM, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,<br />
các công ty chứng khoán và các NH. Số liệu<br />
cho phân tích được thu thập từ 29 NH trong<br />
giai đoạn 2009 đến 2013, riêng dữ liệu về cổ<br />
tức được thu thập cho các năm từ 2011 -2013.<br />
Tổng số tiền chi trả cổ tức được thu thập từ<br />
47<br />
<br />