Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
lượt xem 5
download
Bài viết Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng khảo sát, khái quát tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, trồng nấm. Đồng thời, thể hiện mối tương quan giữa hiện trạng phát thải phế phẩm nông nghiệp và thực tế ứng dụng công nghệ vi sinh trong việc tái sử dụng nguồn dinh dưỡng dồi dào này vào trồng trọt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 Tình hình ứng dụng Công nghệ Vi sinh trong xử lý phụ phẩm Nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng The Application of Microbiological Technology for the Treatment of Agricultural by-products in Da Nang city Vũ Thùy Dương1*, Nguyễn Thị Thanh Thủy1, Trần Thị Hoàng Oanh1 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng * Tác giả liên hệ: duongthuy.158@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại Đà Nẵng, đồng thời, điều tra tình trạng ứng dụng công nghệ vi sinh trong quá trình xử lý. Kết quả điều tra trên 48 hộ trồng trọt với lượng phế thải khoảng 70.615 kg/năm trong đó 34% phế thải được áp dụng chế phẩm vi sinh ủ thành phân bón, 12% sử dụng làm nguyên liệu trồng nấm và 14% làm thức ăn chăn nuôi. Công nghệ vi sinh chưa thực sự phát huy xử lý chất thải chăn nuôi trong 25 hộ tham gia khảo sát. Với tổng lượng chất thải 344.930 kg/năm, có 85% được xử lý ủ thành phân hữu cơ mà không áp dụng công nghệ vi sinh, 4,49% được bán, 0,2% được bón trực tiếp cho cây và 10,28% được thải trực tiếp ra môi trường. Với ngành trồng nấm, người nông dân chưa tiếp cận với quy trình xử lý bã thải, 54,34% lượng bã thải được thu mua bởi các cơ sở sản xuất phân bón, chỉ khoảng 30,82% được người dân ủ làm phân hữu cơ, 6,52% thải trực tiếp ra môi trường, 7,52% được tái sử Từ khóa: dụng trồng nấm và 0,80% bón trực tiếp cho cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nâng cao nhận thức người dân về vai Chế phẩm vi sinh, phế phụ trò của chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp là điều phẩm nông nghiệp, bã thải cần thiết, đặc biệt trong định hướng hướng tới ngành nông nấm, compost. nghiệp hữu cơ, bền vững và không phát thải. ABSTRACT This research investigated the collection, treatment for agricultural by-products in Da Nang and the application of microbiological technology for them. Results, there are about 70,615 kg per year of waste amount on surveied 48 farming in cultivation, inside 34% of waste is collected and composted with microbial products, 12% is used as raw materials for mushroom cultivation and 14% is used as livestock food. Microbiological technology has not been applicated in livestock waste treatment in 25 surveied facilities. There are about 344,930 kg per year of waste amount tin this survey, inside 85% of waste is collected and composted without microbial products, 4.49% is sold, 0,2% is applied directly for plants and 10.28% is discharged directly into the environment. In the mushroom industry, farmers have 73
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 not yet approached the waste disposal process, 54.34% of the waste is sold for fertilizer producers, only 30.82% is composted without application of microbiological products, 6.52% is directly discharged into the environment, 7.52% is reused for Keywords: mushroom cultivation and 0.80% is directly fertilized for plants. The results suggest that raising fammer's awareness of the role Microbial products, agricultural of microbiological product in agricultural production is by-products, mushroom waste, essential, especially in the organic agriculture, sustainable and compost. zero-emission agriculture. 1. Giới thiệu Nông nghiệp bền vững, không phát thải là xu hướng tất yếu và bắt buộc trong phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Một trong những giải pháp hàng đầu hướng tới ngành sản xuất xanh là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh. Nghiên cứu nhằm khảo sát, khái quát tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, trồng nấm. Đồng thời, thể hiện mối tương quan giữa hiện trạng phát thải phế phẩm nông nghiệp và thực tế ứng dụng công nghệ vi sinh trong việc tái sử dụng nguồn dinh duỡng dồi dào này vào trồng trọt. 2. Cơ sở lý thuyết Sự ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp của Cuộc cách mạng Xanh bắt đầu ở Mexico năm 1944, khiến cho ngành nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào phân bón hóa học (Bùi Thị Phương, 2019). Mỗi năm ngành nông nghiệp trong nước tiêu thụ 11 triệu tấn phân bón, trong đó hơn 9 triệu tấn phân bón vô cơ (Trần Minh Hiền và cs., 2013). Hiệu quả sử dụng phân bón hóa học nhanh nhưng không cao, việc lạm dụng quá mức khiến cho nhiều vùng đất trở nên bạc màu, sâu bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng ngành nông nghiệp, môi trường và sức khỏe con người. Do đó, việc phát triển, sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam kể cả trước mắt và lâu dài (Chỉ thị 11/CT- BNN-BVTV, 2020). Trong đó, tận dụng nguồn phế phụ phẩm dồi dào hiện có, cùng với ứng dụng công nghệ sinh học, xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững, không phát thải là xu hướng tích cực, định hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, hiện nay nhìn nhận của người nông dân về nông nghiệp bền vững chưa rõ ràng, chưa thực sự hiểu các giá trị của các phụ phẩm phát sinh. Nguồn phế phụ phẩm từ nông nghiệp đa số bị vứt bỏ, trong khi đó, người dân phải chi trả kinh phí khá lớn cho việc mua phân bón. Tại Hội thảo online do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức vào tháng 9/2021, theo Tổ công tác 970 báo cáo số liệu Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm của nước ta trong năm 2020 ước tính khoảng trên 150,3 triệu tấn, trong đó: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt và 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi. Đây là nguồn nguyên liệu tái tạo, nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất tuần hoàn. Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn chưa nhìn nhận đúng về giá trị của phế phụ phẩm, cụ thể chỉ khoảng 56,3% rơm được sử dụng cho các mục đích như thức ăn cho vật nuôi, độn chuồng, làm nấm, phủ luống, làm phân…; lượng lớn còn lại được đốt ngay tại ruộng gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông, lãng phí nguồn dinh dưỡng (Triệu Quốc Dương, 2021). Lê Phú Tuấn cùng cộng sự (2016) đã nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Lượng phụ phẩm phát sinh từ nông nghiệp khá lớn, tuy nhiên vẫn chưa được nông dân sử dụng hợp lý, không hiệu quả. 83,3% được người dân đốt bỏ, 11,1% tận dụng làm thức ăn gia súc, ủ phân hữu cơ 0%. Với cách xử lý hiện tại làm tổn thất một lượng 74
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 lớn chất hữu cơ, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh trong ủ phụ phẩm của nhóm tác giả thành phân compost đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho cây trồng, và được đánh giá là một giải pháp hiệu quả kinh tế cho nông nghiệp đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyễn Thị Minh (2016) đã ứng dụng 5 chủng vi sinh vật vào xử lý phế phụ phẩm từ trồng nấm làm giá thể hữu cơ trồng rau an toàn. Kết quả chất lượng về hàm lượng dinh dưỡng, vi sinh và pH của giá thể đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của rau mà không tốn thêm chi chí bổ sung dinh dưỡng khác. Thực nghiệm trên đối tượng rau mồng tơi đã cho năng suất tăng 20,34%, giảm sâu bệnh 15% so với trồng trên đất phù sa sông Hồng có bổ sung khoáng, lân và ure. Đồng thời, rau trồng trên giá thể từ xử lý bã nấm có chất lượng đạt tiêu chuẩn rau an toàn, không chứa vi sinh vật gây hại và kim loại nặng. Kết quả tổng hợp của Gleel Mosa và cộng sự (2016) đã khẳng định vai trò phân bón hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm, giúp quản lý, tái tạo nguồn dinh dưỡng của thực vật; bổ sung và thay thế hoàn toàn cho phân bón hóa học trong nông nghiệp bền vững. Bổ sung chế phẩm vi sinh trong phân hữu cơ giúp cải thiện tăng trưởng, năng suất của vườn táo, đồng thời được xem như một công cụ quản lý dịch hại, giảm thiểu thuốc diệt côn trùng, duy trì môi trường trong sạch, an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe con người. Nghiên cứu cũng đề cập đến ảnh hưởng tích cực của phân hữu cơ sinh học đến sức khỏe, tính bền vững của đất và hiệu quả chi phí cho người nông dân. Deepak Bhardwaj và cộng sự (2014) qua nghiên cứu đã khẳng định lại một lần nữa việc lạm dụng phân bón có nguồn gốc hóa học đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Trong khi đó, việc khai thác nguồn vi sinh vật trong sản xuất phân bón là biện pháp quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp bởi lý do an toàn đối với cây trồng, con người, vật nuôi và môi trường. Mariangela Diacono (2019) xây dựng hệ thống kinh tế tuần hoàn (circular economy) thúc đẩy việc tái chế rác thải nông nghiệp trên mô hình luân canh bí xanh và rau diếp. Lượng CO2 phát thải trong các mô hình thử nghiệm tương ứng là ủ kị khí phân bò và phế phụ phẩm 63,9 kg/mg phân, ủ bã ô liu bổ sung phân xanh 67,0 kg/mg phân. Tổng lượng CO2 phát thải cho hai vụ đánh giá cao nhất là nghiệm thức đối chứng dương sử dụng phân bón hữu cơ hiện có trên thị trường, thấp nhất là ủ bã ô liu có bổ sung phân xanh. Sản lượng bí xanh và rau diếp trên tất cả nghiệm thức thử nghiệm tương đương nhau, chứng minh được tính khả thi của quy trình tái sử dụng rác thải nông nghiệp và tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp bền vững nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát thực tế thông qua các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về việc phát sinh phế thải trong sản xuất nông nghiệp, tình hình thu gom, xử lý và ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý phế phụ phẩm. Vùng khảo sát tập trung tại huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ là 2 huyện tập trung phát triển nông nghiệp tại Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là hộ nông dân trồng trọt, chăn nuôi và trồng nấm. Nhóm nghiên cứu phối hợp với Hội Nông dân tại địa phương khảo sát thông tin thứ cấp liên quan đến đối tượng phỏng vấn, từ đó tính toán và lựa chọn số lượng mẫu điều tra theo công 𝑁 thức: 𝑛 = 1+𝑁×𝑒 2 Trong đó: n: số mẫu cần điều tra, N: tổng số mẫu (tổng số hộ tham gia loại hình nông nghiệp tại địa phương), e: độ sai số được tính bằng % của sai số gốc, trong giới hạn đề tài chọn e = 40% để thống kê, lựa chọn đối tượng khảo sát. Số liệu được thống kê và xử lý trên phần mềm Microsofl Excel. 75
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1.1. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong trồng trọt 48 hộ trồng trọt được lựa chọn phỏng vấn, với tổng diện tích canh tác là 119.150m2. Trong đó, trong đó có 21 hộ (43,75%) trồng lúa, 13 hộ (27,08%) trồng rau và 14 hộ (29,17%) trồng hai đối trượng trên. Sản lượng lúa trung bình ước tính 250 - 350 kg/sào/vụ, tại Đà Nẵng và đa số khu vực miền Trung mỗi năm trồng 2 vụ lúa; khối lượng rau, củ, quả trung bình khoảng 500kg/sào/năm (sào = 500m2). Rác thải phát sinh trong trồng trọt chủ yếu là rơm rạ, thân, rễ cây và cỏ; phần lớn đều là rác thải hữu cơ và có khả năng phân hủy cao. Trong đó, phụ phẩm từ cây lúa chiếm khối lượng khá lớn, theo ước tính khoảng 150 - 200 kg rơm/sào/vụ. Theo điều tra thống kê lượng phụ phẩm trồng trọt phát sinh ước tính khoảng 70.615 kg/năm. Hiện nay, nông dân thu gom tập trung chủ yếu với rơm rạ, đối với nguồn phát sinh từ trồng rau khối lượng không nhiều, chia nhỏ theo ngày thu hoạch nên được người dân xử lý bằng cách vứt bỏ hoặc chôn vùi vào đất. Kết quả thống kê về phương pháp thu gom và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp hiện nay tại 48 hộ dân được thể hiện qua Hình 1. Hình 1. Phương pháp thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt Kết quả điều tra cho thấy 23.800 kg rác thải (tương ứng hơn 34%) được ủ làm phân bón, sử dụng cho trồng trọt; 16.800 kg phế phụ phẩm (tương ứng 24%) đốt bỏ trực tiếp trên đồng ruộng, khoảng 10.300 kg (tương ứng 15%) được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi; 11.420kg bị chôn vùi, bỏ lại trên đồng ruộng, 8.295 kg (khoảng 12%) chất thải được tái sử dụng làm nguyên liệu. Như vậy, một lượng lớn phế thải từ trồng trọt, tương đương khoảng 28.220kg xử lý chưa đúng cách bằng việc đốt hoặc vứt bỏ trên ruộng, việc xử lý này không chỉ lãng phí nguồn dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên mà còn gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, với tổng lượng phụ phẩm như trên nếu có biện pháp ủ xử lý phù hợp, các hộ sẽ tự sản xuất được lượng phân bón hữu cơ tương đương khoảng hơn 42.000 kg, đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu phân ủ mà người dân phải mua từ nguồn ngoài. Có 27 hộ (chiếm 56%) đã biết đến vai trò, ứng dụng CPVS trong nông nghiệp, 21 hộ trong số đó, sử dụng CPVS trong hoạt động sản xuất với các mục đích như: ủ phân (chiếm 50%), kích thích sinh trưởng cây (chiếm 11,11%), cải tạo chất lượng đất (25%) và phòng trừ bệnh cây trồng (13,89%). 4.1.2. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi Nghiên cứu tiến hành điều tra 25 hộ chăn nuôi, 7 hộ nuôi gia súc và 7 hộ nuôi cả 2 đối tượng gia súc, gia cầm. Trong đó, quy mô chăn nuôi cũng khác nhau, đối với gà/vịt có 9 hộ nuôi quy mô 1.000 76
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 con/năm; đối với bò/lợn có 6 hộ với quy mô
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 Hình 3. Tỷ lệ các loại bã thải trồng nấm từ 32 hộ khảo sát Tương ứng với nguyên liệu đầu vào, tổng lượng bã thải trồng nấm khoảng 798,1 tấn/năm, trong đó, khối lượng bã thải rơm 444,9 tấn/năm (tương đương mỗi hộ trồng nấm mỗi năm thải ra gần 37,08 tấn/năm), bã thải mùn cưa khoảng 281,2 tấn/năm (tương đương mỗi hộ trồng nấm mỗi năm thải ra khoảng hơn 28,12 tấn/năm) và bã thải bông khoảng 72 tấn/năm từ 1 hộ sản xuất nấm rơm công nghệ cao. Khi bắt đầu tham gia sản xuất nấm, hầu hết các hộ đã tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn đào tạo về kỹ thuật trồng nấm, tuy nhiên, các hộ chưa được tiếp cận với quy trình xử lý bã thải, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Phương thức thu gom và xử lý bã thể hiện Hình 3.8. Theo đó, có 1 hộ sử dụng bã thải và bón trực tiếp cho cây trồng, với khối lượng bã là 6,4 tấn (chiếm 0,80% tổng bã thải), 3 hộ trực tiếp vứt ra môi trường hoặc chôn lấp với khối lượng bã khoảng 52 tấn (chiếm 6,52% tổng bã thải), 4 hộ ủ làm phân và tái sử dụng cho trồng cây với lượng bã gần 245,98 tấn (chiếm 30,82%), 2 hộ tái sử dụng làm nguyên liệu trồng nấm với khối lượng bã khoảng 60 tấn (chiếm 7,52%) và 9 hộ bán lại hoặc cho các cơ sở trồng rau với khối lượng bã khoảng hơn 433,72 tấn (chiếm 54,34%). Hình 4. Phương thức thu gom, xử lý bã thải trồng nấm Trong 19 hộ điều tra, duy nhất có 01 hộ có sử dụng CPVS trong quá trình ủ xủ lý nguyên liệu đầu vào. Còn hầu hết không áp dụng CPVS trong ủ xử lý bã sau trồng. Trong 4 hộ làm phân ủ, bã thải được chất đống tự hoai và không bổ sung thêm CPVS hay CPSH. Ngoài ra, hình thức vứt và chôn lấp trực tiếp bã ra môi trường khiến cho mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường các hộ cần có biện pháp phù hợp hơn. Kết quả thống kê, đa số các hộ trồng nấm, chọn biện pháp bán bã thải cho nhà vườn trồng rau sạch hoặc các cơ sở sản xuất phân bón, giá thể trồng rau. 78
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 4.2. Thảo luận Phụ phẩm phát sinh từ trồng trọt có giá trị dinh dưỡng cao và có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn. Do vậy, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ là một sự lãng phí rất lớn nguồn dinh dưỡng cũng như góp phần gây ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra của nghiên cứu trên 48 hộ trồng trọt với tổng khối lượng phụ phẩm phát sinh khoảng 70.615 kg/năm, đây thật sự là mối đe dọa cho môi trường nếu không được xử lý khoa học. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn nguồn bã thải đã được tái sử dụng với các mục đích khác nhau như 34% được ủ làm phân hữu cơ cung cấp cho trồng trọt, 12% sử dụng làm nguyên liệu trồng nấm và khoảng 15% làm thức ăn chăn nuôi. Hầu hết các hộ thu gom và ủ bã trồng trọt thành phân bón đều áp dụng công nghệ vi sinh trong quy trình xử lý. Việc áp dụng công nghệ vi sinh trong quá trình ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp giúp đẩy nhanh quá trình hoai mục, bên cạnh đó giúp tiêu diệt các nấm, bệnh hại, và các vi sinh vật gây bệnh trên cây, giúp tạo nguồn phân bón đảm bảo chất lượng và hạn chế lây lan bệnh trên đồng ruộng. Tuy nhiên,vẫn còn một khối lượng lớn phế thải chưa được xử lý đúng cách khoảng 24% vứt bỏ trên ruộng hoặc đốt bỏ, hình thức xử lý này vừa gây lãng phí nguồn dinh dưỡng vừa gây mất mỹ quan và vừa gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhằm đảm bảo chất lượng môi trường đô thị, hiệu quả chăn nuôi, ngăn ngừa bệnh tật cũng như đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế, Đà Nẵng hạn chế các hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, đặt biệt các hộ nằm trong thành phố, khu dân cư đông đúc. Kết quả khảo sát trên 25 hộ với tổng lượng chất thải ước tính khoảng 344.930 kg/năm. Hầu hết chất thải phát sinh từ chăn nuôi đều được thu gom và xử lý, trong đó chỉ khoảng 0,2% chất thải được thu và bón trực tiếp cho cây, 4,49% được thu và bán cho cơ sở sản xuất phân, 10,28% thải trực tiếp ra môi trường, còn 91% lượng chất thải được thu gom và ủ thành phân hữu cơ để sử dụng cho trồng trọt. Tuy nhiên, việc ứng dụng chế phẩm vi sinh trong giảm mùi hôi chuồng trại cũng như xử lý chất thải chưa được quan tâm, các chất thải vẫn để tự hoai mục. Việc cung cấp nguồn vi sinh vật có ích từ chế phẩm không chỉ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hoai mục, mà còn giúp giảm mùi hôi trong quá trìnhh ủ, và quan trọng hơn giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, có hại trong phân. Từ đó, tạo nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thực sự hiểu về vấn đề này. Đối với quá trình trồng nấm, bã thải sau trồng chứa nguồn dinh dưỡng khá lớn, do đó, đây cũng được xem như một nguồn nguyên liệu hữu cơ dồi dào và nếu không có biện pháp xử lý cũng là mối đe dọa với môi trường. Kết quả nghiên cứu trên 19 hộ trồng nấm có tổng lượng bã thải khoảng 798,1 tấn/năm, trong đó bã rơm chiếm 56%, mùn cưa chiếm 35% và bông thải chiếm 9%. Có khoảng 0,8% được người dân bón trực tiếp cho cây trồng, 6,52% chôn lấp hoặc thải ra môi trường, 30,82% được sử dụng làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ cung cấp cho trồng trọt, 7,52% được tái sử dụng trồng nấm và hơn 54,34% được bán cho các cơ sở sản xuất phân bón. Trong 4 hộ áp dụng ủ phân hữu cơ, chỉ 1 hộ áp dụng công nghệ vi sinh, còn các hộ để tự hoai, việc xử lý này gây kéo dài thời gian ủ, đồng thời chất lượng phân ủ không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ gây bệnh cho các đợt trồng nấm tiếp theo cũng như phát tán nấm bệnh trong trồng trọt. Một thực tế còn được nhận thấy, phần lớn các hộ trồng nấm chất đống bã thải và bán cho công ty sản xuất phân bón, việc này cũng giúp người dân giảm một phần công lao động cho việc xử lý bã, đem lại nguồn thu nhập cho người dân tuy nhiên không nhiều (2.000 - 4.000/bao 50kg). Với mục tiêu hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, trong khi các hộ dân trồng nấm đều tham gia trồng trọt, việc người dân ứng dụng quy trình phù hợp để tái sử dụng nguồn bã thải thành phân bón cho trồng trọt là rất cần thiết, tuy nhiên kết quả khảo sát hiện tại, nguồn dinh dưỡng này chưa được quay vòng hợp lý và thất thoát ra ngoài nhiều, đồng thời người dân phải chi trả kinh phí lớn cho việc mua phân bón, điều này còn nhiều bất cập. Điều này khiến cho chi phí nguyên liệu trồng trọt tăng cao, lợi nhuận từ làm nông hạn chế. 79
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 5. Kết luận Ngành nông nghiệp Đà Nẵng đang từng bước thay đổi, phù hợp với định hướng của thành phố Đà Nẵng nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung theo hướng nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp bền vững và không phát thải, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm môi trường sinh thái phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để thực hiện đúng với định hướng, bên cạnh việc người dân tiếp cận với các quy trình, công nghệ sản xuất chế biến theo hướng công nghệ cao, tiến tiến thì cần chú trọng và quan tâm đúng mức với các nguồn chất thải phát sinh, để đảm bảo mô hình nông nghiệp không phát thải. Việc áp dụng công nghệ vi sinh là một trong những biện pháp hàng đầu và hiệu quả trong quá trình này. Để phổ biến và áp dụng hiệu quả công nghệ vi sinh trong xử lý các chất thải nông nghiệp cần có một số giải pháp: - Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân về quy trình xử lý chất thải nông nghiệp. Làm cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng về vai trò của chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp và đặc biệt trong quy trình xử lý chất thải. - Tăng cường nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện công nghệ, quy trình, đặc biệt là chất lượng chế phẩm vi sinh. Giúp tăng hiệu quả quá trình ủ, rút ngắn thời gian, hạn chế mầm bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhân công, để người nông dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện. - Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện về chính sách, tài chính đối với các hộ dân thực hiện mô hình nông nghiệp không phát thải, tận dụng tối đa nguồn chất thải phát sinh trong nông nghiệp. Tài liệu tham khảo Bùi, T. P. (2019). Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành, động lực tăng trưởng từ phân bón chất lượng cao, Báo cáo ngành Phân bón – FPT Securities. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020). Chỉ thị sô 117/CT-BNN-BVTV. Deepak, B., Mohammad, W. A., Ranjan, K. S., & Narendra T. (2014), Biofertilizers function as key player in sustainable agriculture by improving soil fertility, plant tolerance and crop productivity. Microbial Cell Factories, 13(66). Lê, P. T., Vũ, T. K. O., & Nguyễn, T. T. P. (2016). Nghiên cứu xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sử dụng chế phẩm vi sinh tại xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 6, 101-108. Mariangela, D., Alessandro, P., Elena, T., Francesco, M., & Corrado, C. (2019). Recycling agricultural wastes and by-products in organic farming: Biofertilizer production, yield performance and carbon footprint analysis, Sustainability, 11(3824). Mosa, W. F. A. E. G., Paszt, L. S., Frac, M., & Trzcinski. P. (2016). Microbial Products and Biofertilizers in Improving Growth and Productivity of Apple. Polish Journal of Microbiology, 65(3), 243-251. Nacy J. B., Helen F. S., Clair E. H., Database reviews and Report. Issué in Science and Technology Librarianship.Pennsylvania, 2004. Nguyễn, T. M. (2016). Nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm trồng nấm làm giá thể hữu cơ trồng rau an toàn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1781-1788. Trần, M. H., Trần, T. K. C., Mai, T. T., Ngô, T. B. N., Đỗ, T. B., & ctv. (2013). Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh. 80
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 8 (4), 2022 Triệu, Q. D. (2021). Hiện trạng phụ phẩm nông, lâm, thủy sản và đề xuất giải pháp cho vùng Nam Bộ, Hội thảo online Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang. Retrieved from http://www.khuyennonghaugiang.com.vn/Default.aspx?tabid=1437&ndid=4434. 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học
2 p | 192 | 37
-
Mô hình ứng dụng công nghệ cao dựa trên chuỗi giá trị cà phê: Nghiên cứu trường hợp Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Quyết Tiến, tỉnh Đắk Lắk
11 p | 68 | 9
-
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ nghiên cứu phát triển cây chè đặc sản xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
6 p | 95 | 8
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho 20 ha măng tây, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
6 p | 56 | 8
-
Cơ sở khoa học và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin để dự báo lượng phân bón cần thiết cho một số cây trồng chính ở Đồng Nai
13 p | 104 | 7
-
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn
85 p | 25 | 5
-
Kết quả bước đầu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 80 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ôzôn để xử lý mùi hôi phát sinh từ một số trại chăn nuôi gà tại tỉnh Vĩnh Long
10 p | 28 | 4
-
Ứng dụng công nghệ IoT giám sát môi trường cho mô hình trồng rau - nuôi cá (Aquaponics) quy mô nhỏ trong hộ gia đình
12 p | 12 | 4
-
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp - kinh nghiệm thành công từ một số hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
11 p | 47 | 4
-
Phân tích yếu tố trình độ lao động và đào tạo nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng
9 p | 39 | 3
-
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu cá xa bờ: Thực trạng và định hướng
10 p | 10 | 3
-
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
10 p | 14 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất măng tây của nông hộ tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
10 p | 4 | 2
-
Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để phát triển đàn trâu lai Murrah tại Vĩnh Phúc
10 p | 33 | 2
-
Hiệu quả các mô hình trồng xoài ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
10 p | 41 | 2
-
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xác định tính đồng nhất, tính khác biệt và tính ổn định của lúa phục vụ cho khảo nghiệm DUS
7 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn