TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
lượt xem 7
download
Sự chiếm lĩnh của trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương phản ánh một yêu cầu nhất quán được nêu ra là đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ cho toàn thể các tiết diện trang trí. Cũng như ở các công trình khác, đề tài trang trí trong nghệ thuật khảm sứ cũng như các chất liệu khác phải chuyển tải tinh thần và nội dung Nho giáo như một thuộc tính tư tưởng của Triều Nguyễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
- TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
- Sự chiếm lĩnh của trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương phản ánh một yêu cầu nhất quán được nêu ra là đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ cho toàn thể các tiết diện trang trí. Cũng như ở các công trình khác, đề tài trang trí trong nghệ thuật khảm sứ cũng như các chất liệu khác phải chuyển tải tinh thần và nội dung Nho giáo như một thuộc tính tư tưởng của Triều Nguyễn. Nhưng các nghệ nhân khảm sứ đã Việt hóa, dân gian hóa những đề tài và kiểu thức trang trí một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo và họ đã tạo ra những sự chuyển dịch đề tài mang đậm cốt cách tâm hồn dân tộc làm cho mỗi hình tượng sống động và gần gũi đầy biểu cảm qua chất liệu khảm sứ, từ đó sự cảm nhận đề tài trở nên đa dạng theo tâm thức người Việt. Trong quá trình tiếp cận khai thác các tư liệu nghiên cứu mỹ thuật của người Pháp trước đây chúng tôi phát hiện có một chuyên khảo về lăng Kiên Thái Vương được đăng trên tập Bulentin des ami vieux Hue ( B.A.V.H), tập XII năm 1925, của hai tác giả người Pháp là BS.GAIDE và H. PEYSSONNEAUX với những thông tin lý thú và đầy gợi mở về nghệ thuật kiến trúc, trang trí nói chung và trang trí khảm sứ nói riêng.Khi xem tổng mục tài liệu văn hóa-mỹ thuật từ 1925 đến nay và những gì đã thu thập được, chúng tôi thấy ngoại trừ bài chuyên khảo nói trên còn về sau các nghiên cứu văn hóa, lịch sử rất ít nhắc đến cuộc đời của hoàng tử Kiên Thái Vương. Nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu văn hóa- mỹ thuật có uy tín hiện nay và cả các công trình nghiên cứu kiến trúc thời Nguyễn cũng hầu như không còn nói
- đến lăng Kiên Thái Vương.Trong chuyên khảo của BS.GAIDE và H. PEYSSONNEAUX chủ yếu các tác giả viết về kiến trúc với những mô tả tỷ mỷ và có định hướng rõ ràng về một công trình giới thiệu và hướng dẫn du lịch như nhiều chuyên khảo và bài viết khác bấy giờ của các tác giả Pháp và Việt theo tôn chỉ của tạp chí B.A.V.H.Tuy nhiên trong chuyên khảo hai tác giả trích lại từ một bài viết của Baille trước đó đánh giá về nghệ thuật trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương đã làm cho chúng tôi lưu ý: “ Người ta cũng thấy được ở ngôi lăng này những hình trang trí khảm rất phong phú và rất có hiệu quả. Những người thợ trang trí đã biết rút từ sự phối hợp màu sắc của những mảnh sành sứ ra vẽ đẹp mỹ diệu.”. ( Hà Xuân Liêm dịch) [1.6]. Vậy thực hư thế nào ? Liệu các giá trị trang trí khảm sứ này có còn không? Chúng có giá trị lịch sử và thẩm mỹ như thế nào?..Những câu hỏi đó cuối cùng dẫn chúng tôi đến việc tổ chức cuộc khảo sát lăng Kiên Thái Vương vào tháng 1/2006 và tháng 9/2006, điều thú vị là sau hơn 80 năm những người đi tìm lại dấu tích nghệ thuật xưa lại hành trình theo đúng hướng dẫn của tập chuyên khảo du lịch nói trên và khi đã xâm nhập vào công trình này chúng tôi thật sự bị cuốn hút với những gì còn lại trầm mặc, rêu phong mà vẫn lay động bởi sự xưa cổ nhưng đa dạng và độc đáo không chỉ ở nghệ thuật trang trí khảm sứ mà cả ở cấu trúc kiến trúc, quy mô và tính chất thẩm mỹ tạo hình khá khác lạ của lăng Kiên Thái Vương . I.VàI NéT Về HOàNG Tử KIÊN THáI VƯƠNG
- Theo Nguyễn Phước tộc thế phả, hoàng tử Kiên Thái Vương tức Nguyễn Phúc Hồng Cai là con trai thứ 26 của vua Thiệu Trị, ông sinh năm 1845, mất năm 1876 khi mới 31 tuổi. Trong sử sách Triều Nguyễn ghi nhận Kiên Thái Vương là một người có chí khí, chăm chú học hành, trọng đức hạnh, cần kiệm nên năm 1865 được phong là Kiến quốc Công. Kiên Thái Vương cũng là người biết coi trọng phép tắc, lễ nghĩa và chính trực. Trong buổi giao thời của lịch sử những năm nửa sau thế kỷ XIX, ông đã biết vượt qua những trở ngại và sự nhạy cảm chính trị để khẳng định mình. Khi nghe tin ông mất, vua Tự Đức đã tỏ rõ sự thương tiếc và Triều đình đã dành cho ông sự trọng thi khác thường . Năm 1885 khi vua Đồng Khánh lên ngôi đã tôn ông là Phụ Kiên Thái Vương. Lăng tẩm của ông được xây cất tại khu vực sát lăng Đồng Khánh - Điện Ngưng Hy với nghệ thuật trang trí nề họa, đắp nổi, chạm đá, pháp lam và khảm sứ chiếm lĩnh chủ đạo. Trong lịch sử thời Nguyễn còn ghi nhận những điều cá biệt trong gia đình của Kiên Thái Vương bởi vì ông là cha đẻ của 3 vị vua Đồng Khánh - Kiến Phúc - Hàm Nghi. Đây là điều vô cùng hiếm không chỉ ở trong các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn có thể là rất hiếm ở á Châu. Do vua Tự Đức không có con nên từ nhỏ nhà vua đã đưa Đồng Khánh và Kiến Phúc vào làm con nuôi và dành nhiều sự chăm sóc, dạy dỗ.Tuy nhiên những bất ổn chính sự lúc bấy giờ, sự suy tàn của nhà Nguyễn, sự can thiệp, xâm lược của Pháp đã làm cho cuộc đời của ba vị vua trẻ trở nên éo le, bi kịch. Vì thế trong dân gian có truyền tụng
- câu: “ Một nhà sinh đặng 3 vua, vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”. Những tính chất đặc biệt ở thân thế Hoàng Tử Kiên Thái Vương và sự biến đổi của thời cuộc, chính sự lúc bấy giờ cũng như sự ngưỡng vọng thành kính của vua Đồng Khánh đối với cha đã làm cho việc xây cất lăng chứa đựng những yếu tố tâm linh huyền bí với cấu trúc của lăng mang những dấu ấn riêng không chỉ trong quy mô tổng thể, tỷ lệ, không gian mà cả trong trang trí, tạo hình và tính thẩm mỹ độc đáo của nó. II.TổNG QUAN Về LĂNG HOàNG Tử KIÊN THáI VƯƠNG Lăng Hoàng tử Kiên Thái Vương được vua Đồng Khánh cho xây dựng từ ngay sau khi ông lên ngôi (1885). Trong bài viết của BAILLE cho biết để xây cất lăng Kiên Thái Vương, triều đình đã trưng tập hàng vạn thợ thuyền khắp mọi nơi,công sức đào, đắp, cải tạo cả một vùng đồi núi là rất lớn và đích thân vua Đồng Khánh đã đến ngự tại công trường nhiều ngày để chăm lo xây dựng và hoàn thiện đồ án, chủ toạ buổi xây dựng bia Thần công Thánh đức. Tổng thể mặt bằng của lăng không có thành bao xác định ranh giới như các lăng hoàng thân quốc thích hay lăng các vua, nhưng lại được định vị rất rõ không gian từ cổng chính gồm những pano pháp lam và trụ đá khắc văn với tấm bia đặt ở giữa, còn gọi là bia Tam vương (Vua Đồng Khánh - Kiến Phúc - Hàm Nghi), từ đây sẽ dẫn đến khuôn viên lăng mộ bằng hai đường ven chứ không theo trục đạo chính như các lăng trước và sau đó. Lăng Kiên Thái Vương cũng rất lạ với 2 bi đình trái và phải, chúng như điểm nhấn và
- khẳng định vị thế của chủ nhân .Tiếp đến là thành bao (Thành ngoại) cao chừng 1m80, vì vậy che khuất tầm nhìn vào các cụm kiến trúc bên trong. Thành trong với cổng gạch vòm cung truyền thống của Thời Nguyễn, với lớp lớp các ô hộc trang trí gạch hoa và khảm sứ đắp nổi. Bên trong là bình phong và tẩm của Hoàng tử Kiên Thái Vương. Nhìn chung bố cục của lăng là cân xứng, đăng đối với trục chính hướng Nam theo thuật Phong thuỷ rất được coi trọng lúc bấy giờ. Với những đặc trưng về kết cấu kiến trúc, đã dẫn đến những yêu cầu riêng về tạo hình trang trí cho tổng thể của lăng. Nằm gần với lăng Đồng Khánh - Tự Đức, lăng Kiên Thái Vương có một vị trí khá kín đáo, khiêm nhường nhưng vẫn toát lên tính hoành tráng, thâm trầm trong không gian thiên nhiên trữ tình, sâu lắng gợi lên những liên tưởng tâm linh lắng đọng, tĩnh lặng mà xao động lòng người. Kiến trúc lăng Kiên Thái Vương thật sự là dấu ấn độc đáo về sự hài hòa không gian, về cấu trúc và tính biểu cảm, trong đó hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình, những giá trị đã được hình thành và vượt lên trên mọi khó khăn của buổi giao thời phức tạp, suy tàn không tránh khỏi của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX. III. TíNH KHáC BIệT Và ĐộC ĐáO TRONG KHảM Sứ Khi nói đến khảm sứ trong mỹ thuật Cung đình thời Nguyễn, hầu hết mọi người liên tưởng trước hết là lăng Khải Định với toàn bộ nội thất được khảm sứ, thuỷ tinh màu lộng lẫy, hoành tráng. Tuy nhiên ở ngoại thất lăng Khải Định chỉ sử dụng chất liệu đắp nổi nề hoạ chứ không có
- sứ khảm. Khác với lăng Khải Định, hầu hết mặt tiền và diện ngoài, trong của bửu thành, bình phong chính, cổng , trụ cột, các tượng Lân, Rồng, lăng Kiên Thái Vương đều được khảm sứ. Nếu xét về lịch sử thì lăng Kiên Thái Vương là lăng có khảm sứ màu sớm nhất trong hệ thống các lăng của vua, chúa và các Hoàng thân. Đứng giữa không gian của núi đồi, trong khu rừng thông rậm rì quanh năm và những sườn đồi cỏ xanh phủ kín, ta mới thấy hết vẻ đẹp và sự trang nhã của khảm sứ tại lăng Kiên Thái Vương. Có thể nói ở lăng Kiên Thái Vương khảm sứ không nhằm đạt đến trình độ tinh xảo, tỷ mỉ và chính xác như ở các lăng và cung điện khác, cũng chính vì vậy mà cũng không có nơi nào sau này có được vẻ đẹp hồn hậu, bình dị và mộc mạc dân gian như khảm sứ ở đây. Tại lăng Kiên Thái Vương dường như đồng thời có hai phong cách trang trí và kỹ thuật chất liệu khác nhau. Cũng có thể có đến hai hay nhiều phường thợ thực hiện từ nề họa cho đến khảm sứ. Trong các sách sử Triều Nguyễn cho biết các thợ nề khảm được tập hợp lại trong Nê ngoã tương cục, họ trở thành các thợ cung đình chuyên trang trí, xây dựng các cung điện, lăng tẩm. ở lăng Kiên Thái Vương bộc lộ các phong cách, bút pháp khảm sứ khác nhau, đây là một điểm khá đặc biệt trong trang trí khảm sứ thời Nguyễn. Tuy nhiên chính điều này cũng góp phần tạo nên tính độc đáo trong mỗi phong cách, tính riêng biệt ở từng pano trang trí hay phần tường có khảm sứ kết hợp với nề họa. Có thể xếp các cấu trúc trang trí ở hai bi đình là phong cách cung đình hàn lâm với những điển tích cổ Trung Hoa được coi là mẫu mực của sự biểu thị phẩm chất quân
- tử Nho giáo. Trên các ô hộc lớn nhỏ của bi đình là sự chiếm lĩnh gần như tuyệt đối của đề tài Nhị thập Tứ hiếu- ca ngợi đạo hiếu đã được thể hiện bằng khảm sứ. Tính chất của bố cục của các pano như những tranh bích hoạ Phương Đông cổ, sử dụng lối phối cảnh tam viễn và thấu thị bình đồ quen thuộc. Nhưng module sứ ở đây thường được cắt nhỏ vụn hơn so với các vị trí khảm sứ khác, tính tỷ mỉ thể hiện rõ ràng từng chi tiết tả người, vật, các con thú và cách thức cắt gọt rất gần với phong cách khảm sứ ở lăng Khải Định sau này, tuy nhiên phần lớn các đề tài gương hiếu đều không còn nguyên vẹn, nhiều điểm trang trí đã bị mất dấu chỉ còn vữa nền, nề họa vì vậy ngày nay để nhận biết mỗi điển tích trong Nhị thập tứ hiếu cũng khá khó khăn.Tại các đầu hồi Bi đình chất liệu khảm sứ cũng rất phù hợp với diễn tả các kiến thức mặt hổ phù (Rồng ngang), đó là kiểu đầu rồng với góc nhìn chính diện đăng đối. Kiểu thức mặt rồng được diễn tả bằng sứ màu ở các đầu hồi Bi đình trái và phải đã làm nổi bật cả một bình diện kiến trúc, phần nền còn kết hợp với hoa lá, lá lật và cụm hoa văn kỷ hà, vì vậy các mặt rồng càng gây được ấn tượng thị giác sâu sắc. Mỗi cụm sứ màu diễn tả đám mây xoán tròn, mây tia lửa, đạt đến trình độ khảm ghép sứ với kỹ thuật chỉnh hình khá cao. Chúng tạo nên được các mảng trang trí motif chính và phụ, nhắc lại các nét sóng, mây, hoa lá rất chặt chẽ, hợp lý và sinh động. Cũng đề tài này trong chất liệu đất nung (điện Ngưng Hy - Lăng Đồng Khánh) hay đắp nổi nề vữa ở Triệu Miếu thì tính trang trí “thuần chất” sứ màu ở lăng Kiên Thái Vương có nhiều dấu ấn riêng do đặc tính kỹ thuật , yếu tố tạo chất và độ bóng của vật liệu trang trí..
- Ngược lại với những trang trí khảm sứ ở hai bi đình, toàn bộ phần còn lại ở cổng, bình phong, tường thành phía trước và các trụ cột, các con thú đều thể hiện bằng phong cách trang trí - tạo hình khảm sứ khác hẳn, đó là một lối cắt gọt mảnh sứ phóng túng, ngẫu nhiên và ít lệ thuộc vào chi tiết phải mô tả. Tại con cá đắp nổi ở 2 cạnh trước thành ngoài của lăng ta thấy hình tượng cá cũng khá đặc biệt, bởi vì ở những nơi khác con cá với ý nghĩa biểu thị sự ấm no, dư thừa, phồn thực thường được gắn trên cao, còn với ý nghĩa cá vượt vũ môn thì còn được thể hiện trên sóng mây nước sinh động hơn. Tại lăng Kiên Thái Vương, cá được đặt sát nền đất với các mảng khảm sứ dày đặc, chúng hòa cùng với hoa lá, cỏ cây tạo nên một chất nền trang trí bình dị, tao nhã thật sự.Từ vị trí khảm sứ như vậy cho thấy đây là lần đầu tiên ta ngắm nhìn con cá - một linh vật trong bộ bát linh - không phải ngước mắt lên như thông lệ mà là nhìn xuống như sự chiêm nghiệm chính vào môi trường tự nhiên hiện thực cố hữu của nó. Cũng tại lăng này các module mảnh sứ cắt gọt khá lớn, khác hẳn với mảnh sứ ở hai bi đình, đây cũng là một dấu ấn của phong cách khảm sứ dân gian của Huế mà ngày nay vẫn còn thấy ở trang trí khảm sứ ở các làng xã quanh Huế, chúng có một vẻ đẹp chân chất, đôi chút phóng túng và mang đậm hơi thở bình dị của cuộc sống.Những trang trí khảm sứ như vậy làm chúng ta nhớ lại những trang trí khảm sứ ở các phủ chúa mà Lê Quý Đôn đã viết trong Phủ biên tạp lục vào thế kỷ XVIII. Nghệ thuật khảm sành sứ Huế phát triển mạnh dưới thời các chúa Nguyễn khi ở Đàng Trong những phủ chúa được xây dựng ở nhiều vùng, những trung tâm kinh tế-văn hóa hình thành và có một sức lan tỏa mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
- chung của vùng đất Thuận Hóa.Từ nhu cầu trang trí trong đời sống dân gian, người dân đã sử dụng mảnh sứ khảm ghép trang trí ở các chùa chiền, am miếu, bình phong, bể cạn.Từ đó chất liệu khảm sành sứ đã được sử dụng nhiều trong trang trí phủ chúa, nghĩa là từ dân gian, chất liệu đơn giản, dễ kiếm này đã len lỏi và có mặt trong trang trí kiến trúc nhà nước . Tại bình phong chính của tường thành trong, khảm sứ chiếm lĩnh cả 2 mặt trong và ngoài với các motip trang trí long ẩn vân, lưỡng long chầu mặt hổ phù, dơi, các loại quả trong bộ bát quả và các vật trong bộ bát bửu, nhưng còn nhìn được rõ nhất là quả lựu, đào, bồng, bầu Thái cực, đôi ống sáo, lá lật...Có thể nói từ cấu trúc cho đến trang trí khảm sứ tại bình phong này cũng rất khác biệt vì chiều cao bình phong chỉ chừng 0m80, vì vậy ý nghĩa tâm linh của sự chắn, che không còn là yếu tố cơ bản mà chúng lại tạo nên sự đan xen, thâm nhập không gian rộng mở và phóng khoáng hơn. Hình rồng ở hai bờ thành trong lại cho thấy xu hướng khảm sứ lan tỏa sâu và biến đổi kết cấu bố cục kiến trúc đã được thực hiện một cách khéo léo và vừa đủ để không làm mất tính bao quát không gian và định vị của kiến trúc.Những đường chuyển động của rồng với các chiều hướng khác nhau đã càng làm nổi bật các tiết diện sứ phủ kín trên mình rồng. Nhờ có những khối tròn uốn lượn và sự bay bổng từ các diện màu lớn diễn tả mây lửa, sóng nước, vảy rồng, bờm và các nhịp điệu sinh động của hình mảng lồi-lõm mà hiệu quả tạo hình khảm sứ trở nên sinh
- động với ngôn ngữ trang trí đạt được sức cuốn hút mạnh mẽ . Điều này về sau rất được chú ý trong trang trí khảm sứ tại lăng Khải Định và một số công trình khác tại Đại Nội.. Mặt tiền của vòm cổng được trang trí các dải hoa cúc, lá lật, mây nước, sóng, dơi, rồng nhưng có lẽ đặc biệt nhất là có các mảng khảm bằng những chiếc đĩa sứ nguyên chiếc lớn nhỏ khác nhau, hiện nay có khá nhiều đĩa đã mất, một số đĩa còn lại có trang trí men lam, hoa văn lam, chúng được coi là thành phần bố cục của trang trí khảm sứ, trong những cấu trúc mảng lớn chúng như một motif trang trí chủ đạo, tạo nên ngôn ngữ chính của khảm sứ. Đây cũng là một trong những điểm độc đáo của khảm sứ tại lăng Kiên Thái Vương mà không có ở bất cứ lăng nào khác sau này. (Lăng Khải Định có ghép thêm nhiều vật như đồng hồ, mề -đay.. nhưng không tạo ra mảng). Chất kết dính ở nề họa và trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương cũng được chế tác từ vật liệu truyền thống, bằng chứng rõ nhất là từ các phần bong rạn, vỡ của các mảng khảm và nề họa-đắp nổi với tính xốp thô nhẹ, thẩm màu nhưng khá bền của các lớp vữa bột, điều này cũng khá giống ở khảm sứ tại bình phong Thái Miếu trong Đại Nội, phần lộ diện của chất vữa kết dính này chúng tôi có thêm những phán đoán sâu hơn về các chất phối hợp như vôi hàu, mật mía, bột giấy và giấy, một số lá cây xơ và nhựa cây. Trên bình diện màu sắc, khảm sứ tại lăng Kiên Thái Vuơng chủ đạo một gam màu xanh xám trắng, vì vậy cường độ bắt sáng khá mạnh.
- Chính điều này làm cho cảnh sắc của lăng phần nào thêm phần sáng sủa trong không gian xanh tươi của rừng thông lộng gió. Nếu so sánh với các cụm trang trí khảm sứ tại cổng Hiển Nhân, cổng Chưởng Đức, cổng Tam quan cung Trường sanh, Thái Bình lâu... thì khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương dù màu nhẹ đơn sắc, chứ không rực rỡ và thật khác xa với sự tươi tắn, đa sắc như ở các công trình nói trên. Điều rất đồng nhất là khảm sứ trang trí lăng Kiên Thái Vương cũng như khảm sứ ở nhiều lăng khác thực sự đã tôn thêm vẻ đẹp của công trình kiến trúc như một tác giả viết : “ Gốm sứ trang trí kiến trúc là một bộ phận cấu thành cực kỳ quan trọng của một kiến trúc...Sử dụng chất liệu gốm sứ trong kiến trúc có thể làm giảm bớt những khuyết tật.”[2.42].Qua nghiên cứu khảm sứ tại lăng Kiên Thái Vương với tính đa diện về bút pháp-kỹ thuật-đặc trưng nghệ thuật đã làm cho việc nhận định về chất liệu khảm sứ có thêm những cơ sở khoa học bền vững hơn. Là một chất liệu quan trọng bên cạnh nhiều chất liệu tạo hình khác trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sứ có mặt, tụ hội trong nhiều tổ hợp tạo hình kiến trúc và làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật, giá trị truyền thống và tài năng của các nghệ nhân Việt Nam thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX. Những vấn đề về giá trị nghệ thuật khảm sứ Huế phản ánh mối liên hệ sâu xa với lịch sử thời các chúa Nguyễn kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào Huế cho đến khi nhà Nguyễn suy tàn. Những đặc tính riêng của khảm sứ cũng như một số thể loại mỹ thuật khác nói lên sự liên hệ với tầm vóc văn hóa khu vực, với khí chất trời đất, sông núi và đặc tính tâm hồn con người Huế. Nghệ thuật khảm sứ chỉ có thể phát sinh, phát triển và tồn tại trong những quan hệ nhân sinh - văn hóa đậm
- đặc chất khu vực - miền Trung và cung đình như vậy.Tuy nhiên từ những đổ nát trên trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương cũng cho thấy những hạn chế của kỹ thuật chất liệu dân gian này, rõ nhất là mặc dù độ bền không kém xi- măng sau này nhưng khi đã bị thẩm thấu nước thì sự hư hại sẽ nhanh chóng lan ra diện rộng, trong khi ở xi-măng thì sự hư hại thường chỉ là cục bộ.Đây cũng là điều cần lưu ý khi phục chế khảm sứ ở lăng này. Sự chiếm lĩnh của trang trí khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương phản ánh một yêu cầu nhất quán được nêu ra là đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ cho toàn thể các tiết diện trang trí. Cũng như ở các công trình khác, đề tài trang trí trong nghệ thuật khảm sứ cũng như các chất liệu khác phải chuyển tải tinh thần và nội dung Nho giáo như một thuộc tính tư tưởng của Triều Nguyễn. Nhưng các nghệ nhân khảm sứ đã Việt hóa, dân gian hóa những đề tài và kiểu thức trang trí một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo và họ đã tạo ra những sự chuyển dịch đề tài mang đậm cốt cách tâm hồn dân tộc làm cho mỗi hình tượng sống động và gần gũi đầy biểu cảm qua chất liệu khảm sứ, từ đó sự cảm nhận đề tài trở nên đa dạng theo tâm thức người Việt. Dù rất gần với các lăng nổi tiếng, nhưng có thể do được đặt để ở một vị trí kín đáo, nên lâu nay nghệ thuật kiến trúc và đặc biệt khảm sứ ở lăng này chưa được chú ý nghiên cứu. Với những gì còn lại cho thấy khảm sứ ở lăng Kiên Thái Vương đã gắn kết và làm đẹp cho tổng thể của lăng, khảm sứ đã tạo ra sự hài hòa giữa chức năng trang trí với chức
- năng kiến trúc, khảm sứ tạo nên được nhiều lớp không gian tinh tế, có tính dẫn dắt từng bước vào sân trong công trình với sự thận trọng của không gian nghiêm trang của chốn tưởng niệm. Tóm lại trên bình diện nghệ thuật khảm sứ, tại lăng Kiên Thái Vương có những cái cá biệt và đặc sắc như sau: 1. Cá biệt về xử lý đề tài và sắp đặt vị trí các hình tượng trong trang trí kiến trúc ( Đặc biệt là hình tượng cá, rồng ở hai đầu bờ thành ngoài). 2. Độc đáo trong cách thức thể hiện với tính tạo hình-trang trí đa phong cách (Dân gian ở bửu thành và cung đình ở các bi đình) 3. Kỹ thuật chất liệu gần với các kỹ thuật nề vữa truyền thống.Điều mà sau này khi trang trí ở lăng Khải Định đã ít được sử dụng. 4. Tạo lập được một hệ màu khá đơn sắc nhưng hài hòa với yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc, phù hợp với không gian tưởng niệm ở lăng tẩm.Phù hợp với sự khiêm nhường và tâm thức của người đã khuất. 5. Sự hài hòa và đan xen chất liệu khảm sứ trong sự biểu cảm chức năng kiến trúc đã phản ánh sâu sắc yêu cầu biểu hiện tâm linh và chức năng kiến trúc.(Kiểu thức hình rồng khảm sứ ở bờ thành trong chỉ duy nhất chỉ có ở lăng Kiên Thái Vương). Hiện nay lăng Kiên Thái Vương đang bị xuống cấp, hư hại nhiều, do đó trong thời gian đến cần có những nghiên cứu toàn diện hơn, làm rõ hơn nghệ thuật trang trí khảm sứ với những tính cá biệt, độc đáo của phong
- cách tạo hình sâu đậm tinh thần nhân văn dân gian đặc sắc, độc đáo. Từ đó làm cho lăng thực sự có vị thế trong dòng chảy di sản văn hoá thời Nguyễn, đó cũng là một phần góp vào sự quảng bá và giữ gìn phát huy các giá trị di sản văn hóa trong đời sống nghệ thuật hôm nay. PHAN THANH BÌNH TàI LIệU THAM KHảO 1.Những người bạn Cố Đô Huế -Tập XII năm 1925 NXB Thuận Hóa (2002). Huế 2. Đặng Hữu Tuyền.(1977)Ghi chép về gốm sứ trang trí kiến trúc kinh thành Huế. Khảo cổ học (4).tr 42-45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời
2 p | 332 | 92
-
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỬU PHẨM LIÊN HOA
10 p | 177 | 39
-
Uống trà để đẹp hơn từng ngày
4 p | 123 | 23
-
Nhà điêu khắc Alexander Cadder
17 p | 95 | 15
-
TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ MỸ THUẬT TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
16 p | 122 | 13
-
Nghệ thuật cắt sách 3D của Nhật
8 p | 166 | 11
-
Kỹ thuật chụp ảnh - Silent Mode với các dòng máy EOS Mark III
7 p | 128 | 11
-
Giá trị văn hóa ẩm thực của các tộc người thiểu số ở tỉnh Hà Giang trong phát triển kinh tế, du lịch hiện nay
10 p | 72 | 10
-
Điểm mặt các cô nàng blogger Châu Á đầy cá tính
18 p | 64 | 7
-
Tượng độc nhất vô nhị của tổ phái Thiếu lâm ở chùa Đà Nẵng
9 p | 96 | 7
-
Sáng tạo với áo thun kẻ ngang
6 p | 125 | 5
-
Vẽ họa tiết báo in sáng tạo cho móng
4 p | 113 | 4
-
Khác biệt lạ lùng với xu hướng Glam Punk
13 p | 80 | 3
-
Mối tương đồng cảm hứng của Xình ca Cao Lan với dân ca giao duyên các dân tộc miền núi phía Bắc
8 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn