Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị
lượt xem 2
download
Bài viết "Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị" trình bày ba hàm ý quản trị được nêu lên là cần tăng TST cho các Startup ở TP.HCM được chỉ ra là nên áp dụng các công cụ năng suất chất lượng hiện đại, thận trọng trong việc lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất trong quản trị và tăng cường giao lưu hợp tác, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ TÍNH SÁNG TẠO CỦA CÁC STARTUP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HÀM Ý QUẢN TRỊ Nguyễn Quang Trung1 TÓM TẮT Thông qua phân tích đo lường tính sáng tạo (TST) bằng OCAI (Cameron & Quinn, 2018) cho các quan sát 300 công ty khởi nghiệp (Startup) ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nghiên cứu này cho thấy thực trạng chỉ có 26,50% Startup được chọn quan sát có TST, trong khi 72,24% Startup mong muốn trở thành một tổ chức sáng tạo. Từ kết quả nghiên cứu, có ba hàm ý quản trị được nêu lên là cần tăng TST cho các Startup ở TP.HCM được chỉ ra là nên áp dụng các công cụ năng suất chất lượng hiện đại, thận trọng trong việc lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất trong quản trị và tăng cường giao lưu hợp tác, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ khóa: khởi nghiệp, startup, tính sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Startup có TST theo Block & Keller (2011) là một cấu trúc quản trị mà ở đó các thành viên tự chủ và tự quyết trong việc triển khai các phần việc nhằm đạt mục tiêu. Các nghiên cứu của Studholme (2014), Zhu & cộng sự (2018) cho rằng TST có tác động mạnh đến sự kết nối và năng lực đổi mới của các thành viên trong công ty, trong khi Cameron & Quinn (2011) nhìn nhận tổ chức có TST là một môi trường làm việc năng động, khuyến khích tối đa sáng kiến và vai trò cá nhân. TST là một nét tính cách Startup bắt nguồn từ các nhà quản trị và là yếu tố quan trọng của sự thành công (Block & Keller, 2011; Zhu & cộng sự, 2018). TP.HCM là đầu tàu kinh tế và là địa phương dẫn đầu cả nước về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thời điểm tháng 7/2019 có 23.679 Startup mới được cấp phép hoạt động, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2018. Sách trắng Doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2019 cho biết TP.HCM dẫn đầu cả nước về số DN đang hoạt động thời điểm 31/12/2018 với 228.267 DN, về số DN đang hoạt động bình quân trên 1000 dân năm 2018 là 26,5 DN. Số lượng Startup tại TP.HCM không ngừng tăng lên, trong đó Startup thương mại dịch vụ là chủ yếu (chiếm 76,9% năm 2015 và 80,7% năm 2019), nếu như năm 2015 thành phố có 30.931 Startup thì đến năm 2019 số này tăng lên 43.027, theo khu vực kinh tế thì tỷ lệ Startup thương mại dịch vụ luôn có vị trí cao nhất trong tổng số Startup (năm 2015 là 76,9%, 2017 là 78,37% và 2019 là 80,7%). TST ở các Startup được đề cập nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM, được dư luận xã hội và truyền thông cũng như các nhà sáng lập mô hình khởi nghiệp chú ý, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu liên quan tiếp cận vấn đề TST ở các Startup, tác giả cho rằng việc đặt vấn đề tìm hiểu TST ở các Startup để có được những hàm ý quản trị là rất cần thiết trong bối cảnh đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Các cấu trúc khác biệt và sáng tạo là điều kiện cơ bản cho sự thành công của các Startup, điều 1 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Email: trungnq@uef.edu.vn 557
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI này đã được khẳng định trên thế giới. Hai thập niên đầu thế kỷ 21, sự phát triển của thương mại điện tử và các thành tựu công nghệ số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang định hướng những thay đổi to lớn trong cấu trúc DN, phương thức quản trị với những thuộc tính tinh gọn, khác biệt, bản sắc trở thành yêu cầu tất yếu đối với Startup. Trong nghiên cứu này, TST được hiểu theo Cameron & Quinn (2011) là một môi trường làm việc năng động và sáng tạo, nhân viên chấp nhận rủi ro. Các nhà lãnh đạo được coi là người đổi mới và chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm và đổi mới là một cách liên kết trong tổ chức. Sự nổi bật được nhấn mạnh. Mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Sự sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ mới được coi là một thành công. Tổ chức thúc đẩy sự chủ động và tự do của cá nhân. Cameron & Quinn (2011) cũng cho rằng TST thể hiện thông qua các tổ chức luôn làm những điều mới, sáng tạo, đổi mới, hình dung tương lai, luôn thay đổi, tự do suy nghĩ và hành động, phá vỡ quy tắc, thử nghiệm chu đáo, học hỏi từ những sai lầm, thất bại nhanh chóng, các vai trò như doanh nhân và người nhìn xa trông rộng, nơi của những người có tầm nhìn xa nghiêng về quản trị rủi ro, không sợ bất trắc. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra TST là một nguồn lực tác động sâu sắc đến lợi thế cạnh tranh của các Startup (Wei & cộng sự, 2008; Schein, 2012), TST là điểm xuất phát của con đường phát triển Startup, các Startup mạnh chính là nhờ phá vỡ các mô hình truyền thống (Ries, 2017; Neuburger, 2018), các nghiên cứu vừa dẫn đều tán thành rằng nếu không nhất quán đầu tư cho TST thì các công ty khó lòng tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển được trong cơn lốc cạnh tranh thời kỳ số hóa phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, các Startup đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, có thể dẫn ra các nghiên cứu điển hình như Nguyễn Đình Mãi (2016), Trần Hoàng Ngân & cộng sự (2017), Trịnh Đức Chiều (2018) nghiên cứu chỉ ra hệ sinh thái khởi nghiệp chưa hoàn thiện trên nhiều khía cạnh và đề xuất các giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp cho TP.HCM; Từ góc nhìn hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có các nghiên cứu Đỗ Thu Hằng & cộng sự (2015), Đặng Đức Thành (2017), Trần Hoàng Ngân & cộng sự (2017), tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu về TST cho các Startup ở TP.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật định lượng thông qua đo lường TST bằng mô hình OCAI của Cameron & Quinn (2011) dựa trên sáu đặc tính là đặc điểm nổi bật (dominant characteristics), lãnh đạo tổ chức (organizational leadership), quản lý nhân viên (management of employees), chất kết dính tổ chức (organizational glue), trọng tâm chiến lược (strategic emphases) và tiêu chí thành công (criteria of success) để phân chia Dn thành bốn dạng tính chất là gia đình (clan – C), thứ bậc (hierarchy – H), thị trường (market – M) và sáng tạo (adhocracy – A), theo Cameron & Quinn (2011), tính chất đặc trưng của DN luôn là phối hợp của 4 kiểu C, H, M, A với tỉ lệ khác nhau nhưng tổng C+H+M+A = 100%. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp (primary data) được thu thập thông qua bản câu hỏi khảo sát OCAI từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2018, bản hỏi OCAI gồm 24 biến quan sát, với mọi mô tả ở hiện tại (now), mức điểm 01 là hoàn toàn không giống, 10 là hoàn toàn giống với phát biểu, với mọi mô tả ưu tiên (preferred), mức điểm 01 là hoàn toàn không nên có, 10 là hoàn toàn cần có. Đối tượng khảo sát là 300 Startup ở TP.HCM có tuổi từ 1 đến 4 năm hoạt động, không phân biệt năm thành lập, ngành 558
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ nghề kinh doanh và loại hình công ty. Dữ liệu thứ cấp (secondary data) được thu thập từ các tài liệu đã được xuất bản dưới dạng các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu lý thuyết có liên quan đến từ khóa trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, dữ liệu thứ cấp không bị giới hạn bởi thời gian. 4. Kết quả nghiên cứu Trong phạm vi báo cáo này với dung lượng cho phép, tác giả chỉ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, không trình bày chi tiết các kỹ thuật tính toán mô hình. Để thu thập mẫu nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu theo hạn ngạch (quota) được sử dụng, căn cứ số lượng biến quan sát, người nghiên cứu quyết định chọn quota là 300 công ty, thực tế số lượng công ty được lập danh mục là 500 công ty có tuổi từ 1 đến 4 năm hoạt động, sau ba đợt khảo sát bổ sung dữ liệu, tác giả và các cộng tác viên chỉ có thể xác minh được 412 công ty, thấp hơn mức ban đầu đề ra (88 công ty tương đương không xác minh được vì đang trong tình trạng không hoạt động kinh doanh). Trong 412 công ty xác minh được, có đến 103 bản không đạt yêu cầu, trong đó 72 công ty chối từ cung cấp thông tin, 31 công ty có phúc đáp nhưng không đạt yêu cầu. Có 309 công ty cho kết quả đủ tiêu chuẩn thống kê, tương ứng với 309 biên bản xác minh và 1.202 phiếu phúc đáp OCAI đạt yêu cầu (có 26 công ty thu được hơn 3 bản hỏi OCAI). Tác giả loại 9 công ty trong số 309 công ty này còn đúng hạn ngạch (quota) là 300 công ty, trong đó có 90 công ty (tương ứng 30%) chủ yếu với hoạt động thương mại hàng hóa, 67 công ty (tương ứng 22,33%) là đại lý thương mại, 52 công ty (tương ứng 17,33%) dịch vụ, 32 công ty (tương ứng 10,67%) kinh doanh thương mại và vận tải, còn lại 67 công ty (tương ứng 22,33%) kinh doanh những dịch vụ khác như cung ứng các dịch vụ thiết kế, tư vấn, tổ chức sự kiện thương mại. Sau khi thực hiện các phép tính toán đo lường của 300 Startup tại TP.HCM, tác giả ghi nhận ở hiện tại, tính gia đình có giá trị điểm số được ghi nhận cao nhất (33,38%), giá trị điểm số được ghi nhận thấp nhất thuộc về tính thứ bậc (15,44%), giá trị cụ thể ở bảng 1. Thống kê số lượng Startup theo tính chất đặc trưng, tác giả nhận thấy với mẫu n=300 thì hiện tại có 190 Startup (63,33%) đặc trưng tính gia đình, 81 Startup (27,00%) có TST, 17 Startup (5,67%) có tính thị trường và còn lại 12 Startup (4,00%) có tính thứ bậc. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra với mẫu n = 300 thì mong muốn cho tương lai có 237 Startup (79,00%) xác định mong muốn có TST, 47 Startup (15,67%) muốn tính gia đình, 13 Startup (4,33%) muốn tính thứ bậc. Bảng 1. Giá trị điểm số theo bốn tính chất OCAI (n=300) Giá trị Tính gia đình Tính thức bậc Tính thị trường Tính sáng tạo Cao nhất (Maximum) 33,38% 28,93% 31,38% 32,78% Thấp nhất (Minimum) 21,79% 15,44% 16,69% 18,87% Trung bình (Average) 27,84% 22,40% 23,97% 25,79% Dưới trung bình 163 (54,33%) 148 152 152 (Below average) (49,33%) (50,66%) (50,66%) Xem xét giá trị trung bình của các Startup, giá trị cao nhất thuộc về TST (0,2875), kế đến là tính gia đình (0,2572), tính thị trường (0,2376) và thấp nhất là tính thứ bậc (0,2177), thông số này có ý nghĩa Startup tại TP.HCM mong muốn có tính chất chủ đạo là TST ở tương lai (bảng 2). 559
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Bảng 2. So sánh đặc trưng tính gia đình và TST Tính gia đình Tính sáng tạo Đặc tính (chủ đạo hiện tại) (mong muốn tương lai) Nhà quản trị Người điều hành, người cố vấn, người Nhà sáng tạo, doanh nhân, người có lãnh đạo nhóm tầm nhìn xa trông rộng Định hướng Cam kết, truyền thông, phát triển Kết quả đầu ra sáng tạo, chuyển giá trị đổi, nhanh nhẹn Lý thuyết hiệu Phát triển nguồn nhân lực và sự tham gia Đổi mới, tầm nhìn và các nguồn lực quả có hiệu quả mới có hiệu quả Chiến lược Trao quyền, xây dựng đội ngũ, sự tham Sự thích thú, tạo ra các tiêu chuẩn nâng cao gia của các thành viên, phát triển nguồn mới, dự đoán nhu cầu, cải tiến liên chất lượng nhân lực, thông tin liên lạc mở tục, tìm giải pháp sáng tạo Nguồn: OCAI (2011) Xét mức độ cần thay đổi tính chất (mong muốn – hiện tại) nghiên cứu nhận thấy rằng tính gia đình (-0,0212), tính thứ bậc (-0,0063) và tính thị trường (-0,0020) đều có mong muốn giảm, trong đó độ giảm lớn nhất thuộc về tính gia đình, chỉ có TST (+0,0295) được mong muốn tăng lên. Theo Cameron & Quinn (2011), TST là sự kết hợp giữa phong cách hướng và linh hoạt, thường là tính chất ở các công ty tư nhân, DN vừa và nhỏ, những tổ chức mới được thành lập, đây là những tổ chức vừa khát khao xây dựng vị thế của mình đối với bên ngoài, vừa chưa có hệ thống quy định, chính sách chi tiết để định hướng các hành vi và hoạt động. Bảng 2. Kết quả đo lường tính chất tính chất Startup Tính chất Hiện tại Mong muốn Mong muốn – Hiện tại (max) Gia đình 0,2784 0,2572 -0,0212 (max -) Thứ bậc 0,2240 (min) 0,2177 (min) -0,0063 Thị trường 0,2397 0,2376 -0,0020 (max) Sáng tạo 0,2579 0,2875 +0,0295 (max +) Tổng 1,0000 1,0000 Hình 2. Số lượng Startup theo tính chất OCAI Về số lượng (hình 2), hiện có 81/300 (27,00%) Startup có TST là nổi trội hơn ba tính chất còn lại, thấp hơn 190/300 (63,33%) Startup có tính gia đình là nổi trội (bảng 3). Mong muốn tương lai, 560
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ có 237/300 (79%) Startup cho rằng cần phát triển TST. Với 63,33% Startup hiện tại có đặc trưng tính gia đình nhưng tương lai có 79,00% công ty mong muốn TST, chiếu theo quan điểm VHDN sẽ thúc đẩy và hỗ trợ các kế hoạch thay đổi, tuy nhiên nó cũng có thể là rào cản cho sự phát triển, tương tự đối với lợi thế cạnh tranh và quản trị chiến lược, mâu thuẫn từ nhu cầu thay đổi từ tính gia đình sang TST sẽ là một trong những thách thức không nhỏ, thậm chí là rào cản cho sự phát triển của các Startup. Mặt khác, đối với Startup thì TST là một điều kiện quan trọng, một tiêu chí hàng đầu của thành công (Studholme, 2014; Zhu & cộng sự, 2018; Neuburger, 2018), thậm chí Studholme (2014) còn nhìn nhận rằng Startup phải đầy sự sáng tạo và TST là sống còn đối với Startup, tuy nhiên phân tích giá trị TST của 300 Startup, tác giả nhận thấy công ty có giá trị TST cao nhất ở mức 32,78%, thấp nhất ở mức 18,87%, giá trị trung bình Average = 25,79%, có 152/300 (50,66%) công ty có chỉ số TST dưới mức trung bình, cho thấy sáng tạo chưa phải là tính chất đặc trưng của các Startup. 5. Kết luận nghiên cứu và những hàm ý quản trị 5.1. Kết luận nghiên cứu Kết quả đo lường OCAI cho thấy các Startup ở TP.HCM hiện nay có tính chất chủ đạo là tinh gia đình (clan), trong tương lai được kỳ vọng sẽ có tính chất chủ đạo là TST (adhocracy), kết quả này là minh chứng cho sự đồng thuận giữa các nhà quản trị Startup với giới học thuật về TST cần có trong khởi nghiệp. Tuy nhiên tính gia đình ở các Startup hiện tại được xác định trong nghiên cứu này cho thấy dù được nhận thức rõ về vai trò của TST (có 72,24% Startup mong muốn DN phát triển theo hướng sáng tạo), nhưng thực tế có rất ít các Startup thực hiện được (hiện chỉ có 26,50%), vậy nên thiếu TST chính là nguyên nhân khiến các Startup khó thành công (có hơn 80% Startup thất bại), thậm chí sự đối lập này có thể là dấu hiệu chỉ ra sự đối kháng giữa tính chất ban đầu và kỳ vọng thay đổi khiến các mô hình khởi nghiệp khó thành công, nhận định này cần được tiếp tục nghiên cứu phản biện hoặc làm rõ hơn trong tương lai. 5.2. Những hàm ý quản trị Hàm ý 1: Tán thành với quan điểm các tổ chức quy mô nhỏ tham gia các mạng sáng tạo tỏ ra có ưu thế và năng lực đổi mới, sáng tạo hơn nhiều các tổ chức quy mô lớn kiểu hình tháp, theo suy nghĩ của tác giả thì để điều chỉnh giảm tính gia đình, tăng TST như mong muốn, nhà quản trị Startup nên áp dụng các công cụ năng suất chất lượng hiện đại như 5S – Quản lý trực quan (visual management), Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing), thực hành Cải tiến liên tục (kaizen), năng suất xanh (green productivity), ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ. Hàm ý 2: để tăng TST cho Startup, tác giả cho rằng nhà quản trị cần thận trọng trong việc lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất trong quản trị bởi nó không chỉ đòi hỏi nhiều về chi phí và thời gian mà còn là lực cản lớn cho sự đổi mới, sáng tạo. Startup cần hạn chế sử dụng phương thức quản trị theo quá trình MBP (Management by Prosess) bởi vì bên cạnh khả năng kiểm soát dòng công việc và khả năng phát hiện, khắc phục sai lỗi, dễ cải tiến chất lượng, thiết lập các lưu đồ qui trình chặt chẽ, đúng chuẩn… thì nhược điểm lớn nhất của nó là do tất cả đều được quy trình hóa chặt chẽ nên đã hạn chế tinh thần đổi mới sáng tạo của nhân viên, tính chủ động của cấu trúc kinh doanh không cao, điều này là rào cản lớn cho TST, khó tương thích với DN khởi nghiệp. Hàm ý 3: Để tăng cường TST, các Startup cần tăng cường giao lưu, hợp tác, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung gồm các tổ chức thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp, các trường đại học, tổ chức tư nhân hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tiêu biểu như Vườn ươm DN Công nghệ cao TP.HCM; Trung 561
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ; Quỹ tăng tốc khởi nghiệp VN (VIISA) là quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn đầu, vừa là tổ chức thúc đẩy kinh doanh; các Startup nên tham gia các khu làm việc chung ở TP.HCM như Fablab Sai Gon, Dreamplex, Saigon Coworking, Citihub, Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM (ITP) để có được môi trường cộng hưởng cho đổi mới sáng tạo, từ đó tăng dần TST của mình vì sáng tạo rất khó có được trong ý thức tự thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Block, F. & Keller, M. (2011). State of Innovation. The U.S. Government’s Role in Technology Development. Paradigm Publishers, Boulder. Cameron, K. S., & Quinn, R. E. (2011). Diagnosing & changing organizational culture: Based on the competing values framework (Rev. ed.). San Francisco, CA: Jossey-Bass. Đặng Đức Thành (2017). Để phong trào khởi nghiệp thành công phát triển DN bền vững. Tạp chí Kinh tế và Dự báo 2017, số 2-3 tr.82-85. Đỗ Thu Hằng, Lương Minh Hà, Vương Thu Trang (2015). Khởi nghiệp VN: Từ niềm tin tới thực tế. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19/2015. http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/146-4259-khoi- nghiep-viet-nam--tu-niem-tin-toi-thuc-te.html Neuburger, H. (2018). How innovative companies are leading the way regarding company culture. https://www.eu-startups.com/2018/04/how-innovative-companies-are-leading-the-way- regarding-company-culture/ Ngô Thị Việt Nga, Vũ Trọng Nghĩa, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Phương Lan, Phạm Hương Thảo (2018). KSKD, Đại học Kinh tế Quốc dân, file:///C:/Users/DELL/Desktop/TXQTTH10_Bai1_v10015102203.pdf . Nguyễn Đình Mãi (2016). Đề xuất một số hoạt động hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo tại các địa phương tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa 2016, số 4 tr.15-18. Ries, E. (2017). The startup way: how modern companies use entrepreneurial management to transform culture & drive long-term growth. Crown Publishing Group Schein, E.H (2012). Organizational Culture & Leadership. Jossey-Bass Publishers: London. Studholme, N. E. (2014). Silicon Valley Startup Companies: A Question of Culture. CMC Senior Theses, pp.925-928. Trần Hoàng Ngân & cộng sự (2017). Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp tại TP.HCM. Học viện Cán bộ TP.HCM. Trịnh Đức Chiều (2018). Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Tạp chí Tài chính, 04/2018, Kỳ 1 (678), tr. 25-28. Wei, L., Liu, J., Zhang, Y. & Chiu, R. K. (2008). The role of corporate culture in the process of strategic human resource management: Evidence from Chinese Enterprises. Human Resource Management, Vol. 47, No. 4, pp.777-778. Zhu, B., Habisch, A. & Thogersen, J. (2018). The Importance of Cultural Values & Trust for Innovation — A European Study. https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S1363919618500172 . 562
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giảng dạy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh xây dựng các “đại học khởi nghiệp”
7 p | 110 | 20
-
Thực trạng môi trường khởi nghiệp của sinh viên các trường địa học tại Bình Dương
8 p | 106 | 11
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 2/2017
26 p | 66 | 7
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 26/2018
23 p | 29 | 7
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 29/2020
21 p | 26 | 6
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 12/2020
23 p | 19 | 6
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 3/2019
22 p | 24 | 6
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 1/2020
25 p | 42 | 6
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 27/2018
24 p | 47 | 6
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 48/2019
27 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn