YOMEDIA
ADSENSE
TÌNH THẾ CÁCH MẠNG 7
56
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hai là, không phải chỉ có các quan hệ xã hội hiện đang tồn tại mà cả các quan hệ xã hội trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người đang sống, bởi vì trong tiến trình lịch sử của mình, con người dù muốn hay không cũng phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌNH THẾ CÁCH MẠNG 7
- mà trước hết là các quan hệ sản xuất, bởi vì các quan hệ này đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các quan hệ xã hội khác. Hai là, không phải chỉ có các quan hệ xã hội hiện đang tồn tại mà cả các quan hệ xã hội trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người đang sống, bởi vì trong tiến trình lịch sử của mình, con người dù muốn hay không cũng phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó. Ba là, bản chất con người không phải là cái ổn định, hoàn chỉnh, bất biến sau khi xuất hiện, mà nó là một quá trình luôn biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ xã hội mà con người gia nhập vào. Tuy nhiên, khi nghiên cứu luận điểm: “Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, cần chú ý 2 điểm: Thứ nhất, khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc xác định bản chất con người mà chỉ muốn nhấn mạnh sự khác nhau về bản chất giữa con người và động vật; cũng như nhấn Page 450 of 487
- mạnh sự thiếu sót trong các quan niệm triết học về con người của các nhà triết học trước đó là không thấy được mặt bản chất xã hội của con người. Thứ hai, cần thấy rằng, cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất; do đó, trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, không thể tách rời cái sinh học trong con người, mà cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội. Câu 56: Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể – xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta hiện nay? 1. Cá nhân và nhân cách Trong quá trình tìm hiểu về con người, khái niệm cá nhân giúp ta tiếp cận với đặc điểm về chất của mỗi con người cụ thể. Đặc điểm ấy được thể hiện qua khái niệm nhân cách. Khi xem xét con người là đại diện của giống, loài thì con người tồn tại với tư cách là một cá nhân. Bất cứ một con người nào cũng là một cá nhân, đại diện cho giống, loài người, đồng thời là một phần tử đơn nhất tạo thành giống, loài ấy. Còn xem xét con người là thành Page 451 of 487
- viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì con người tồn tại với tư cách là nhân cách. Có thể hiểu: cá nhân là phương thức biểu hiện của giống, loài; còn nhân cách là phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân. Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất của con người cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nó là cái phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa thành viên xã hội này với thành viên xã hội khác. Song, với tư cách là thành viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì không phải bất cứ cá nhân nào cũng tồn tại như một nhân cách. Chỉ có thể nói đến cá nhân như một nhân cách từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của con người. Đây là thời kỳ mà các phẩm chất xã hội đã được hình thành đầy đủ và nhân cách đã trở thành chủ thể của chính mình. Nhân cách bao giờ cũng là cá nhân đã phát triển về mặt xã hội. Như vậy, nhân cách không phải được sinh ra mà nó được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách là quá trình xã hội hoá cá nhân, là kết quả tác động của tất cả các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào. Trong các quan hệ ấy tính tích cực của cá nhân được bộc lộ và Page 452 of 487
- thể hiện trong việc cá nhân phải thường xuyên điều chỉnh hành vi của mình. Sự phát triển năng lực tự đánh giá gắn liền với sự phát triển của tự ý thức, chúng làm cho “ cái tôi” ngày càng được khẳng định. “Cái tôi” qui định tính cách, định hướng các giá trị để hình thành các tình cảm xã hội của cá nhân. “Cái tôi” còn là cơ sở của sự tự đánh giá, mà nhờ vào nó mà cá nhân thấy được mình trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này, cũng có nghĩa là thế giới quan của cá nhân từng bước được hình thành và được củng cố. Đến lượt mình, thế giới quan giữ vai trò quyết định khả năng hành động có mục đích, có ý thức của cá nhân có nhân cách; đồng thời, nó trở thành chiếc cầu nối liền nhân cách với xã hội xung quanh. Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các quá trình sinh học – tâm lý – xã hội để xác lập “cái tôi”. Còn sự qui định toàn bộ hoạt động của “cái tôi” ấy là thế giới quan với tất cả các quan điểm, quan niệm, lý tưởng, niềm tin, hướng giá trị v.v.. của cuộc sống mà mỗi con người cá nhân phải trải qua trong xã hội. 2. Quan hệ biện chứng giữa cá nhân – tập thể – xã hội Page 453 of 487
- Mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể – xã hội không chỉ cho thấy quá trình hình thành nhân cách mà còn giúp ta hiểu về vai trò vừa là chủ thể, vừa là khách thể tác động của các lực lượng xã hội, của các quan hệ xã hội của con người trong đời sống cộng đồng. Ở đây, khái niệm cá nhân được hiểu là con người có nhân các, còn tập thể là hình thức liên hiệp các cá nhân hình thành từng nhóm xuất phát từ huyết thống, lợi ích, nhu cầu, nghề nghiệp v.v.. Tập thể có thể là gia đình, đơn vị dân cư, đơn vị sản xuất, v.v.. Khái niệm xã hội được xác định ở phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Rộng nhất là xã hội loài người, sau đó là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc v.v.. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là khâu trung gian của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chỉ có thể thông qua tập thể, mỗi thành viên của nó mới gia nhập vào xã hội. Trong tập thể, cá nhân được hình thành và phát triển về tất cả các mặt và những hình thức giao tiếp trực tiếp trong tập thể tạo ra diện mạo của mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân mang trong mình dấu ấn của tập thể, thì mỗi tập thể đều mang trong mình dấu ấn của cá nhân, bởi bản thân tập thể được hình thành từ chính những con người cụ thể, tức từ những cá nhân. Page 454 of 487
- Bản chất của quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Lợi ích sẽ liên kết hoặc chia rẽ các thành viên của nó. Trong tập thể có bao nhiêu thành viên thì bấy nhiêu lợi ích; và lợi ích được thể hiện qua nhu cầu đa dạng của mỗi cá nhân trong tập thể. Khả năng của tập thể thoả mãn nhu cầu cho mỗi cá nhân thường thấp hơn nhu cầu của mỗi cá nhân, song không phải do vậy mà cá nhân tách ra khỏi tập thể. Cá nhân luôn cần đến và có nhu cầu tập thể vì mỗi cá nhân không thể tồn tại hoặc phát triển một cách cô lập. Đó là cơ sở hình thành tính tập thể, tính cộng đồng, tính nhân đạo của nhân cách; và đó cũng là mối quan hệ biện chứng đầy mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể. Tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn này mà quan hệ giữa cá nhân và tập thể được duy trì, củng cố hay tan rã. Trong mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể – xã hội thì xã hội thể hiện với tư cách là tập thể của những tập thể. Đối với cá nhân, xã hội vừa là tổng thể những điều kiện xã hội của cá nhân, vừa là kết quả sự phát triển của bản thân từng cá nhân đó. C.Mác nói rằng: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như vậy”86. 86 C.Mác, Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.130. Page 455 of 487
- Trong mối quan hệ biện chứng này, xã hội luôn giữ vai trò quyết định, và nền tảng của các quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào quá trình kinh tế – xã hội và thúc đẩy quá trình đó phát triển cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Xã hội càng phát triển thì quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội càng đa dạng và phức tạp. Mỗi cá nhân ngày càng tiếp nhận được nhiều giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của mình. Đây không chỉ là động lực mà còn là mục đích của sự liên kết mọi thành viên của xã hội với nhau. Mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng đến xã hội, nhưng không như nhau. Mức độ và khuynh hướng ảnh hưởng của cá nhân đến xã hội tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có nhân cách vĩ đại có tác dụng tích cực đến sự phát triển của xã hội; còn những cá nhân có nhân cách thoái hoá thì gây ra những vật cản đối với sự phát triển đó. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có mặt khách quan và mặt chủ quan của nó. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ đạt được nền sản xuất xã hội, còn mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng qui luật về sự kết hợp giữa lợi ích. Do Page 456 of 487
- đó, mọi trường hợp nhân danh lợi ích xã hội, không quan tâm đến lợi ích cá nhân; hoặc ngược lại, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích của xã hội đều gây trở ngại cho việc phát triển của xã hội nói chung, của mỗi thành viên trong xã hội nói riêng. Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân; phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất trong mọi hoạt động là yêu cầu cơ bản trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể- xã hội. 3. Ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta hiện nay Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và ngay cả dưới chế độ XHCN, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại. Do đó, để giải quyết đúng đắn quan hệ cá nhân – xã hội cần phải tránh hai thái độ cực đoan: Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, chỉ trọng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích xã hội. Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, nhân danh lợi ích xã hội, không quan tâm đến lợi ích cá nhân… Cả hai thái độ cực đoan trên đây đều gây trở ngại cho việc phát triển xã hội nói chung, sự phát triển của mỗi thành viên của nó nói riêng. Page 457 of 487
- Ở nước ta hiện nay đang tồn tại nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những tác dụng tích cực của nó như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cho xã hội có khả năng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cá nhân ngày càng đa dạng và phong phú; và do lợi ích cá nhân được quan tâm đầy đủ hơn nên đã tăng tính năng động, tính tích cực tự giác của cá nhân, tạo điều kiện phát triển nhân cách. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng dẫn đến xu hướng tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt dẫn tới phân hoá thu nhập trong xã hội, từ đó dẫn tới mâu thuẫn giữa các lợi ích cá nhân, cũng như mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể, giữa cá nhân và xã hội; những mâu thuẫn này nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nhân cách nói riêng, của xã hội nói chung. Do đó, chúng ta phải phát huy những ưu thế, đồng thời phải phát hiện và tìm cách hạn chế khuyết tật của nền kinh tế thị trường nhằm tạo điều kiện phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra: Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong Page 458 of 487
- lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất trong mọi hoạt động là yêu cầu cơ bản trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể và xã hội. Câu 57: Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “Lấy dân làm gốc”. 1. Khái niệm quần chúng nhân dân và lãnh tụ Khái niệm quần chúng nhân dân được hiểu trong mối quan hệ với khái niệm lãnh tụ. Đó là hai yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng cách mạng của quá trình cải tạo kinh tế - chính trị – xã hội. Quần chúng nhân dân luôn luôn được xác định bởi: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần; Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai Page 459 of 487
- cấp đối kháng với nhân dân; Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Cũng giống như bất cứ khái niệm khoa học nào, khái niệm quần chúng nhân dân có nội hàm luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Nhưng dù có biến đổi thế nào chăng nữa, thì bộ phận những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần vẫn là lực lượng đông đảo nhất và đóng vai trò hạt nhân cơ bản của khái niệm quần chúng nhân dân. Khái niệm vĩ nhân nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa, biết nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đó của hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá - nghệ thuật… Những vĩ nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ. Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải Page 460 of 487
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn