Tính toán cải thiện hiệu năng thoát sét của điện cực tiếp địa đường dây trung thế của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội bằng mô phỏng số
lượt xem 6
download
Nghiên cứu này đề xuất sử dụng phương pháp mô phỏng số nhằm tính toán trị số điện trở một chiều và đáp ứng xung kích của các điện cực thường được sử dụng cho lưới điện trung thế của EVN Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính toán cải thiện hiệu năng thoát sét của điện cực tiếp địa đường dây trung thế của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội bằng mô phỏng số
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) TÍNH TOÁN CẢI THIỆN HIỆU NĂNG THOÁT SÉT CỦA ĐIỆN CỰC TIẾP ĐỊA ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI BẰNG MÔ PHỎNG SỐ CALCULATION FOR LIGHTNING PERFORMANCE IMPROVEMENT OF GROUNDING ELECTRODES OF EVN HANOI MEDIUM VOLTAGE DISTRIBUTION LINES Trần Anh Tùng Trường Đại học Điện lực Ngày nhận bài: 15/6/2023 Ngày chấp nhận đăng: 29/6/2023, Phản biện: TS Phạm Quang Phương Tóm tắt: Tần suất sự cố trên lưới điện phân phối của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội có nguyên nhân từ sét chiếm tỷ trọng tương đối cao trong những năm gần đây. Sự cố do sét có thể gây ra hư hỏng thiết bị và gián đoạn cung cấp điện của các đường dây tải điện trên không. Để cải thiện khả năng chịu sét của các đường dây này, hệ thống điện cực tiếp địa cần được tính toán, thiết kế sao cho có khả năng thoát sét tốt nhất. Nghiên cứu này từ đó đề xuất một phương pháp tính toán trị số điện trở một chiều và tổng trở xung kích trong miền thời gian của điện cực tiếp địa bằng mô phỏng số. Các mô phỏng số được áp dụng cho tiếp địa của đường dây trung thế của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Các kết quả đạt được cho phép kiểm tra và khuyến nghị các cấu hình điện cực phù hợp đối với các vùng đất có trị số điện trở suất đất cao và có thể ứng dụng rộng rãi cho các đường dây phân phối điện trung thế. Từ khóa: Điện trở tiếp địa, tổng trở xung kích, điện trở suất đất, dòng điện sét, Comsol. Abstract: Failure rate due to lightning strikes on the distribution lines of EVNHanoi is quite high during the past years. Lightning strikes can lead to the equipment damage and interruption of power supply of overhead distribution lines. The grounding electrode system should be calculated and designed to improve the lightning performance of these lines. This study then proposes a method to calculate the DC resistance and the impulse impedance in the time domain of the grounding electrode by numerical simulation. The simulation was applied to the grounding electrode of EVN Hanoi distribution lines. The obtained results allowed to verify and recommend suitable electrode configurations for areas with high soil resistivity values and can be widely applied to medium voltage distribution lines. Keywords: Grounding resistance, impulse impedance, soil resistivity, lightning current, Comsol. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhật Bản và Malaysia chỉ ra rằng sét là Thống kê ở một số nước như Trung Quốc, nguyên nhân chủ yếu gây ra mất điện Số 32 89
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) [1], [2], chiếm từ 40-70% tổng số lần mất Tỉ lệ SC do sét/ tổng số SC năm 2019-2021 của Công ty lưới điện cao thế điện [3]. Hiện nay có nhiều phương pháp 50 49 41 44 hiệu quả để giảm tần suất mất điện do sét 40 30 bao gồm việc sử dụng dây chống sét và 20 12 16 7 chống sét van. Đây là các giải pháp phổ 10 0 biến nhất trong bảo vệ chống sét để tăng NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 cường độ tin cậy của hệ thống phân phối Tổng số sự cố Sự cố do sét điện. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này như Hình 1. Tần suất sự cố do sét/tổng số sự cố Omiditora [4] chỉ ra rằng hiệu năng bảo trên lưới điện cao thế của EVNHà Nội vệ của dây chống sét phụ thuộc vào điện Tỉ lệ SC do sét/ tổng số sự cố năm 2021 của trở tiếp địa; Paulino [5] chứng minh rằng PC Đông Anh, Sơn Tây, Thường Tín dạng sóng của dòng điện sét ảnh hưởng 291 bởi điện trở suất của đất, chiều dài dây 124 148 146 tiếp địa và khoảng cách giữa sét và dây 78 42 PC ĐÔNG ANH PC SƠN TÂY (52,7%) PC THƯỜNG TÍN pha. (42,61%) (28,77%) Tổng số vụ sự cố Số vụ sự cố do sét Tài liệu [6] chỉ ra rằng điện trở tiếp địa, Hình 2. Tần suất sự cố do sét/tổng số sự cố thời gian đầu sóng và biên độ dòng sét là tại một số công ty điện lực của EVNHà Nội các thông số quan trọng khi phân tích trị Để giảm suất sự cố, một trong những giải số điện áp giáng trên cách điện và tần suất pháp quan trọng là cải thiện trị số điện trở phóng điện ngược. Tài liệu [7] cho thấy tiếp địa cho các đường dây này. Trị số các rằng tần suất phóng điện ngược được điện cực tiếp địa thường được tính toán giảm thấp khi điện trở tiếp địa được giảm bằng phương pháp giải tích. Tuy nhiên, thấp nhất có thể. Mặt khác, kết quả nghiên phương pháp này có hạn chế trong việc cứu trong tài liệu [8] cho thấy việc giảm xét đến cấu trúc, hình dạng bất kỳ của điện trở suất và hằng số điện môi của điện cực cũng như tính không đồng nhất đất cho phép giảm tần suất mất điện từ của điện trở suất của đất. Đặc biệt, các 13-32% trên lưới điện phân phối. Một số điện cực tại các khu vực đất có điện trở nghiên cứu khác như [9] cho thấy việc sử suất cao cần được bổ sung tiếp địa sẽ rất dụng cấu trúc dây tiếp địa kép đối với cột khó khăn trong việc tính toán để xác định điện thép là tối ưu. trị số phù hợp. Mặt khác, đáp ứng xung kích của điện cực tiếp địa đối với dòng sét Trong những năm gần đây, số vụ sự cố do có biên độ và tần số cao thường chưa nguyên nhân sét của các đường dây phân được tính toán và đo lường thực tế mà chỉ phối trên không của Tổng Công ty Điện thực hiện thí nghiệm đo điện trở tản một lực Hà Nội (EVN Hà Nội) chiếm tỷ trọng chiều. Chính vì vậy, nghiên cứu tính toán tương đối cao trong tổng số vụ sự cố như tổng trở xung kích của điện cực cần được báo cáo trong các Hình 1 và Hình 2. thực hiện bằng phương pháp mô phỏng số 90 Số 32
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) để phản ánh đúng bản chất vật lý của hiện hiện trong không gian ba chiều cho các tượng. Từ đó, nghiên cứu này đề xuất sử điện cực tiêu chuẩn RC1 (một cọc) và dụng phương pháp mô phỏng số nhằm điện cực cải tạo RC2 (hai cọc). Điện cực tính toán trị số điện trở một chiều và đáp RC2 được bổ sung thêm cọc có thể được ứng xung kích của các điện cực thường sử dụng thay thế cho RC1 tại các vị trí khi được sử dụng cho lưới điện trung thế của mà điện trở tản RC1 có trị số cao. Các EVN Hà Nội. điện cực bằng đồng được đặt trong một 2. MÔ PHỎNG ĐIỆN CỰC TIẾP ĐỊA miền không gian hình trụ tròn có thuộc ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ BẰNG MÔ tính của đất, có kích thước sao cho PHỎNG SỐ khoảng cách từ bề mặt bên của hình trụ đến tâm của điện cực lớn hơn ít nhất 5 lần 2.1. Mô hình mô phỏng tính toán điện trở tản một chiều bằng phương pháp bán kính của điện cực. phần tử hữu hạn Môđun AC/DC của chương trình Comsol Multiphysics được sử dụng để tính toán điện trở tản một chiều của điện cực. Hình 5. Biên Lumped port mô phỏng tính toán tổng trở xung kích của điện cực RC1 Hình 3. Mô hình mô phỏng điện cực RC1 Hình 6. Biên Lumped port mô phỏng tính toán tổng trở xung kích của điện cực RC2 Các điều kiện bờ được đặt trên mặt bên và mặt dưới của khối trụ với giả thiết điện Hình 4. Mô hình mô phỏng điện cực RC2 thế bằng 0, điều kiện bờ cách điện được Trên thực tế, các đường dây trung thế của gán cho mặt trên của khối trụ (Hình 3 và EVN Hà Nội thường được tiếp địa bằng Hình 4). Điện thế có trị số 1V được đặt điện cực dạng một cọc (RC1) do tính đơn vào các điện cực từ đó cho phép tính toán giản trong thi công. Mô phỏng ứng dụng trị số điện trở tản một chiều của các điện phương pháp phần tử hữu hạn được thực cực này. Số 32 91
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) 2.2. Mô hình mô phỏng tính toán tổng 3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG trở xung kích bằng phương pháp phần Thông số của hệ thống tiếp địa RC1 và tử hữu hạn RC2 được báo cáo trong Bảng 1. Các Môđun RF mô phỏng quá trình quá độ phần tiếp theo lần lượt giới thiệu các kết của sóng điện từ trong chương trình quả mô phỏng tính toán điện trở tản một Comsol Multiphysics được ứng dụng để chiều và tổng trở xung kích của các điện tính toán trị số tổng trở xung kích của các cực này. điện cực RC1 và RC2 trong miền thời gian. Biên Lumped port được gán cho bề Bảng 1. Thông số của hệ thống điện cực tiếp địa RC1 và RC2. mặt trên của khối trụ tròn để mô phỏng sự lan truyền của dòng điện sét qua điện cực Thông số Điện cực Điện cực như minh họa trên Hình 5 và Hình 6. RC1 RC2 Dòng điện được bơm vào biên Lumped Độ chôn sâu 0,8 m 0,8 m port có dạng xung kích để mô phỏng dòng Đường kính cọc 3 cm 3 cm điện sét. Trong nghiên cứu này, hai dạng sóng dòng điện sét có biên độ 10 kA, độ Độ dài cọc 2,5 m 2,5 m dốc 8/20 và 1,2/50 µs được mô phỏng. Khoảng cách 0 3,6 m cọc Các dạng sóng dòng điện xung kích này được giới thiệu trên Hình 7 và Hình 8. Điện trở suất 100 Ωm 100 Ωm của đất 3.1. Tính toán điện trở tản một chiều Phân bố điện trường tĩnh trên điện cực RC1 được giới thiệu trên Hình 9. Phân bố điện trường tĩnh trên điện cực RC2 được giới thiệu trên Hình 10. Hình 7. Dòng điện sét biên độ 10 kA, thời gian Trị số điện trở tản một chiều của các điện đầu sóng/thân sóng 8/20µs được sử dụng mô cực được báo cáo trong Bảng 2. phỏng tính toán trị số tổng trở xung kích Từ kết quả mô phỏng có thể thấy điện trở tản của 1 cọc RC1 có thể không đủ thấp tại các vùng đất có điện trở suất cao, cần phải thay thế bằng điện cực RC2. Mặt khác, phương pháp mô phỏng số cho thấy khả năng khuyến nghị và tính toán các cấu trúc điện cực hỗn hợp, ví dụ cấu trúc điện cực RC2. Từ đó, các cấu trúc điện Hình 8. Dòng điện sét biên độ 10 kA, thời gian đầu sóng/than sóng 1,2/50 µs được sử dụng cực phức tạp, tăng cường tia và cọc có thể mô phỏng tính toán trị số tổng trở xung kích được thiết kế, tính toán bằng phương pháp 92 Số 32
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) này để cải thiện khả năng thoát sét cho năng gây ra phóng điện ngược trên cách các đường dây trung thế. điện đường dây, đặc biệt khi xuất hiện các cú sét có độ dốc đầu sóng lớn. Chính vì vậy, các kết quả tính toán tổng trở xung kích của các điện cực RC1 và RC2 với các độ dốc đầu sóng khác nhau được báo cao trong phần này. Hình 11 giới thiệu trị số tổng trở xung kích và điện áp giáng trên điện cực RC1 khi thoát dòng sét biên độ 10 kA với đặc tính thời gian lần lượt là 8/20 và 1,2/50 µs. Từ kết quả tính toán có thể thấy rằng điện áp giáng trên điện cực Hình 9. Phân bố điện trường tĩnh trên điện trở cũng như cách điện của đường dây 35 kV RC1 đã có thể vượt ngưỡng chịu đựng xung kích (BIL=190 kV) khi tổng trở quá độ còn chưa giảm về trị số tĩnh (22 Ω như đã tính toán trong phần điện trở tản một chiều). Vì vậy có thể thấy rằng việc tính toán tổng trở xung kích là rất quan trọng trong thiết kế tiếp địa. Hình 12 giới thiệu trị số tổng trở xung kích và điện áp giáng trên điện cực RC2 khi thoát dòng sét biên độ 10 kA với đặc Hình 10. Phân bố điện trường tĩnh trên điện trở tính thời gian lần lượt là 8/20 và 1,2/50 µs. RC2 Bảng 2. Điện trở tản một chiều của điện cực tiếp địa RC1 và RC2 Điện cực Điện cực Thông số RC1 RC2 Điện trở tản 22,32 Ω 10,89 Ω một chiều 3.2. Tính toán tổng trở xung kích Điện trở tản một chiều không phản ánh được đáp ứng quá độ khi điện cực tản dòng điện xung kích do sét. Điều này có Hình 11. Tổng trở xung kích và điện áp giáng thể lý giải tại sao các điện cực tiếp địa có trên điện cực RC1 với dòng sét biên độ 10 kA, trị số điện trở một chiều thấp vẫn có khả thời gian 8/20 và 1,2/50 µs Số 32 93
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) 4. KẾT LUẬN Bài báo này giới thiệu phương pháp mô phỏng số sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn cho tính toán trị số điện trở tản và tổng trở tiếp địa của đường dây trung thế. Phương pháp được ứng dụng cho tính toán tiếp địa đường dây 35 kV trên lưới điện phân phối của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Các kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng phương pháp mô phỏng số rất phù Hình 12. Tổng trở xung kích và điện áp giáng trên điện cực RC2 với dòng sét biên độ 10 kA, hợp để tính toán các hệ thống điện cực có thời gian 8/20 và 1,2/50 µs cấu trúc phức tạp. Hệ thống điện cực RC2 Trị số tổng trở xung kích và điện áp phù hợp thay thế cho các điện cực RC1 giáng trên điện cực RC2 đã được giảm khi cần cải thiện khả năng thoát sét tại thấp so với điện cực RC1 do được bổ các vị trí cột xung yếu có điện trở suất sung thêm cọc. đất cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J. He; X. Wang; Z. Yu, R. Zeng, “Statistical Analysis on Lightning Performance of Transmission Lines in Several Regions of China” in IEEE Transactions on Power Delivery, 30, 1543–1551, 2015. [2] A. Rahiminejad, B. Vahidi, ”LPM-Based Shielding Performance Analysis of High-Voltage Substations Against Direct Lightning Strokes” in IEEE Transactions on Power Delivery, 32, 2218– 2227, 2017. [3] J. Wang, J. Liu, G. Wu, Q. Liu, W. Guo, “Research and application of jet stream arc-quenching lightning protection gap (JSALPG) for transmission lines” in IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, 22, 782–788, 2015. [4] M. Omidiora, M. Lehtonen, “Mitigation of Lightning Flashover from Tree to Medium Voltage Aerial Cable Using Shield Wire” in IEEE Transactions on Power Delivery, 32, 1924–1934, 2017. [5] J.O.S. Paulino, C.F. Barbosa, I.J.S. Lopes, W.D.C. Boaventura, G.C.D. Miranda, “Indirect Lightning Performance of Aerial Distribution Lines Considering the Induced-Voltage Waveform” in IEEE Transactions on Electromagnetic Compatibility, 57, 1123–1131, 2015. [6] S. Bunjongjit, A. Ngaopitakkul, “Relation of Influential Parameters to Back-Flashover on the Insulators in Transmission Tower” in International Review of Electrical Engineering, 10, 244–256, 2015. [7] J. Wang, D. Wu, “Development of an arc-extinguishing lightning protection gap for 35 kV overhead power lines” in IET Generation, Transmission and Distribution, 11, 2897–2901, 2017. [8] S. Visacro, F.H. Silveira, “The Impact of the Frequency Dependence of Soil Parameters on the 94 Số 32
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) Lightning Performance of Transmission Lines” in IEEE Transactions on Electromagnetic Compatibility, 57, 434–441, 2015. [9] Y. Huangfu, S. Wang, X. Tao, “Transient Lightning Impulse Performance Analysis for Composite Transmission Line Tower” in IEEE Transactions on Electromagnetic Compatibility, 57, 1103–1111, 2015. Giới thiệu tác giả: Tác giả Trần Anh Tùng tốt nghiệp đại học ngành hệ thống điện tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2007, nhận bằng Thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Bách khoa Grenoble, Cộng hoà Pháp năm 2008, nhận bằng Tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Paul-Sabatier, Toulouse, Pháp năm 2012. Hiện nay tác giả là Trưởng Bộ môn Mạng và Hệ thống điện, Khoa Kỹ thuật điện, Trường Đại học Điện lực. Lĩnh vực nghiên cứu: lưới điện thông minh, tính toán khả năng tải của cáp ngầm cao thế, vật liệu điện polyme và nanocomposite. Số 32 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều khiển thích nghi máy công cụ điều khiển số ( Adaptive Control of CNC Machine Tools)
9 p | 1179 | 379
-
CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊTÔNG
38 p | 364 | 110
-
Các hệ thống điều khiển điện tử trang bị trên hệ thống phanh
4 p | 290 | 104
-
Khái quát lý thuyết về hộp số tự động
20 p | 211 | 73
-
Bù công suất phản kháng nâng cao chất lượng điện năng lưới điện nông nghiệp
5 p | 141 | 19
-
Có nên đặt tập trung thiết bị bù công suất phản kháng (TBB) ở trạm biến áp 220/110 kV
4 p | 130 | 14
-
Tính toán vận hành tối ưu hệ thống điện EVN NPC giai đoạn 2013 - 2015
3 p | 102 | 10
-
Một phương pháp phân bổ tài nguyên tính toán để cải thiện năng lượng hệ thống điện toán biên
6 p | 51 | 6
-
Ứng dụng tính toán mô phỏng số nghiên cứu cải thiện đặc tính thủy động lực và hiệu suất đẩy chân vịt tàu thủy
5 p | 95 | 4
-
Xác định và giải pháp nâng cao chỉ số hiệu quả năng lượng cho tàu hiện đang khai thác Việt Thuận 30-02
6 p | 10 | 3
-
Điều khiển tắc nghẽn đa đường phía đầu nhận cho mạng content-centric network
6 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng giếng thoát nước đường kính lớn nhằm tăng cường khả năng tự ổn định mái dốc kết hợp thu nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên
9 p | 22 | 2
-
Nghiên cứu chế tạo, tính năng của màng tổ hợp ăn được HPMC/sáp ong thăm dò ứng dụng trong bảo quản chanh không hạt
15 p | 44 | 2
-
Nghiên cứu điều khiển thích ứng đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao độc lập
8 p | 49 | 2
-
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý các hợp đồng dầu khí trong nước
7 p | 68 | 1
-
Nâng cao chất lượng ước lượng hiệu thời gian đến trong bài toán định vị nguồn âm theo nguyên lý TDOA
8 p | 16 | 1
-
Phát triển nền tảng phần cứng cấu hình lại được đa lõi dựa theo kiến trúc NoC trên FPGA
5 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn