intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 quận và 1 huyện thuộc Hà Nội năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 quận và 1 huyện thuộc Hà Nội năm 2018 trình bày đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì; Xác định một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở người trưởng thành tại 2 quận nội thành và 1 huyện ngoại thành Hà Nội năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 quận và 1 huyện thuộc Hà Nội năm 2018

  1. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 Nghiên cứu gốc TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI 2 QUẬN VÀ 1 HUYỆN THUỘC HÀ NỘI NĂM 2018 Đỗ Hải Anh, Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Quang Dũng Trường Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì và xác định một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 573 người từ 1864 tuổi sống tại ở quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy và huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội năm 2018. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của người tham gia nghiên cứu lần lượt là 15,4% và 1,9% và không có sự khác biệt giữa nội thành (15,8% và 3,1%) và ngoại thành (15,0% và 1,0%) với p > 0,05. So với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có thể có khả năng cao hơn bị thừa cân-béo phì với OR= 3,03 (95%CI: 1,476,23) với p = 0,002. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ cao thừa cân và tỷ lệ thấp béo phì của người trưởng thành tại một số quận, huyện Hà Nội năm 2018. Yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì có thể là thói quen hút thuốc. Từ khoá: Thừa cân, béo phì, người trưởng thành, Hà Nội. THE OVERWEIGHT-OBESITY STATUS AND RELATED FACTORS AMONG ADULTS IN TWO URBAN DISTRICTS AND ONE RURAL DISTRICT IN HANOI CITY, 2018 ABSTRACT Aims: To investigate the prevalence overweight and obesity and some related factors among adults in Hanoi City. Methods: A cross-sectional study was conducted on 573 adults aged 1864 years living in Hai Ba Trung and Cau Giay urban districts, and Ba Vi rural district of Hanoi city, 2018. Results: The rates of overweight and obesity of the participants were 15.4% and 1.9%, respectively. There was no statistically significant difference in the rates of overweight and obesity between urban (15.8% and 3.1%) àn rural (15.0% and 1.0%) districts (p > 0.05). As compared to non-smoker, smokers may be more likely to get overweight and obesity (OR= 3,03; 95%CI: 1.476.23; p = 0.002). Conclusion: The study showed that a high rate of overweight and a low rate of obesity among adults in some districts of Hanoi in 2018. Smoking habits may be associated with overweight and obesity in the participants. Keywords: overweight, obesity, adults, Ha Noi.  Tác giả liên hệ: Đỗ Hải Anh Gửi bài: 13/9/2022 Chỉnh sửa: 24/9/2022 Email: dohaianh5@gmail.com Chấp nhận đăng: 9/12/2022 Xuất bản online: 22/2/2023 Doi: 10.56283/1859-0381/363 32
  2. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ thừa cân và béo phì đang gia là 1152 đô la và mỗi người phụ nữ tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, trưởng thành béo phì là 3613 đô la [5]. được mô tả là đại dịch và trở thành gánh Tại Việt Nam, năm 2015, tỷ lệ béo phì ở nặng y tế toàn cầu [1, 2]. Theo ước tính người trưởng thành chiếm 1,6% (1,3- của Tổ chức y tế thế giới, năm 2016, 2,1%) [2]. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở toàn cầu có hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi thành thị cao hơn so với ở nông thôn [8, trở lên bị thừa cân và trong số đó có 650 9]. triệu người béo phì, chiếm tỷ lệ tương Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Hai ứng là 39% và 13%. So với năm 1975, tỷ mươi năm trở lại đây, Hà Nội đã có sự lệ béo phì năm 2016 trên thế giới tăng phát triển nhanh chóng và vượt trội so gần gấp ba lần. Không chỉ gia tăng ở với nhiều địa phương khác trong cả nước những nước thu nhập cao, béo phì cũng về mọi mặt như kinh tế, hạ tầng, giao ngày càng phổ biến ở những nước thu thông... Sự phát triển nhanh chóng đó đã nhập trung bình hoặc thấp [3]. làm thay đổi nhiều đến thói quen ăn Thừa cân, béo phì liên quan chặt chẽ uống, lối sống, hoạt động thể chất... của đến các bệnh mạn tính không lây như người dân. Vậy với những thay đổi đó, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường typ thực trạng thừa cân và béo phì tại Hà 2, bệnh xương khớp, hội chứng ngưng Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố thở dẫn đến đột tử khi ngủ. Mỗi năm, nào liên quan đến thực trạng thừa cân và trên thế giới có hơn 2,8 triệu ca tử vong béo phì của người dân Hà Nội? Với bởi các bệnh liên quan đến thừa cân, béo mong muốn trả lời những câu hỏi trên phì [3, 4]. Thừa cân, béo phì còn ảnh nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp cải hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây sự thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho tự ti, stress, trầm cảm, làm tăng nguy cơ người trưởng thành tại Hà Nội cũng như biến chứng thai sản và giảm năng suất các vùng đô thị, chúng tôi tiến hành lao động [5]. Béo phì tác động đáng kể nghiên cứu với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá đến nền kinh tế bởi những chi phí chăm thực trạng thừa cân, béo phì và (2) Xác sóc sức khỏe cho những người mắc phải định một số yếu tố liên quan đến thừa tình trạng này [6, 7]. Tại Mỹ, chi phí bổ cân, béo phì ở người trưởng thành tại 2 sung hàng năm chăm sóc sức khỏe cho quận nội thành và 1 huyện ngoại thành mỗi người đàn ông trưởng thành béo phì Hà Nội năm 2018. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế và đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang tháng 11 và 12  Tiêu chuẩn lựa chọn năm 2018 tại quận Cầu Giấy, Hai Bà − Có hộ khẩu và thường xuyên sinh Trưng và huyện Ba Vì, thành phốHà sống tại địa điểm nghiên cứu; Nội. Đối tượng nghiên cứu là người − Trí tuệ minh mẫn để có thể trả lời trưởng thành từ 18-64 tuổi thỏa mãn các phỏng vấn; tiêu chuẩn sau: − Đồng ý tham gia nghiên cứu. 33
  3. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022  Tiêu chuẩn loại trừ − Đối tượng gặp khó khăn về nói; − Người mắc bệnh cấp, mạn tính tại − Người bị bệnh tâm thần; thời điểm điều tra; − Những người không có mặt tại địa − Người có dị tật ảnh hưởng đến điểm nghiên cứu trong thời điểm hình dáng cơ thể như: gù vẹo, các điều tra. dị tật bẩm sinh; 2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ Thực tế, chúng tôi đã tiến hành nghiên mẫu cho việc xác định một tỷ lệ: cứu trên 259 người trưởng thành ở quận ( ) Cầu Giấy, quận Hai bà Trưng và 314 ( ) người trưởng thành ở huyện Ba Vì. Trong đó: Chọn mẫu: − n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho − ước 1: họn ngẫu nhiên (bắt nghiên cứu. thăm) quận, huyện đưa vào nghiên − Z(1- α/2): là giá trị z được lấy ở độ cứu. tin cậy 95% (α = 0,05) → Z α/2= − ước 2: Đối với quận, huyện được 1,96. lựa chọn, bốc thăm chọn một − p: tỷ lệ thừa cân, béo phì của một phường/xã đưa vào nghiên cứu. nghiên cứu trước. Lấy p= 0,173 (tỷ − ước 3: ập danh sách tất cả các lệ thừa cân, béo phì của người từ đối tượng là người trưởng thành 18-69 tuổi trên toàn quốc trong (1864 tuổi) trong phường với sự điều tra của Bộ y tế năm 2015) giúp đỡ của cán bộ Trạm tế [10]. phường, xã. − d: mức độ sai số chấp nhận được, − ước 4: Tại mỗi phường, xã chọn ta chọn d = 0,05 toàn bộ đối tượng 1864 tuổi đồng Từ công thức, chúng tôi tính được cỡ ý tham gia nghiên cứu để phỏng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 220 vấn và đo chỉ số nhân trắc. người cho mỗi địa điểm nghiên cứu. 2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham - Vòng eo, vòng mông được đo bằng gia nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã được thước dây không co giãn, kết quả được thiết kế và thử nghiệm trước. Bộ phiếu ghi theo cm với một số lẻ. Vòng eo đo ở gồm các câu hỏi về nhân khẩu học, trình mức tương ứng với điểm giữa của bờ độ văn hóa, nghề nghiệp, một số yếu tố dưới xương sườn cuối với bờ trên mào liên quan đến thừa cân, béo phì như thói chậu trên đường nách giữa. Vòng mông quen ăn uống, hút thuốc lá, uống đo tại vùng to nhất của mông. rượu/bia, tập luyện thể chất. - Chiều cao đứng được đo bằng bằng Đo chỉ số nhân trắc, bao gồm cân thước gỗ, có độ chia chính xác tới nặng, chiều cao đứng và tỷ lệ mỡ cơ thể. milimét. Chiều cao được ghi theo cm và - Cân nặng được đo bằng cân SECA 1 số lẻ. Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân (Độ chính xác 0,1kg) và kết quả được không, đứng quay lưng vào thước đo. ghi theo kg với 1 số lẻ. Gót chân, mông, vai, đầu theo một 34
  4. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, (kg/m2) theo cách phân loại của WHO mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng [11,12]: Thừa cân (≥ 25), Tiền béo phì nằm ngang. Hai tay buông thõng theo (25,0–29,9), Béo phì độ I (30,0–34,9), hai bên mình. Kéo thanh chặn đầu của éo phì độ II (35,0–39,9), éo phì độ III thước từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh (≥ 40,0) đầu, nhìn vào thước, đọc kết quả. - Phần trăm (%) mỡ cơ thể: béo phì - Tỷ lệ (%) mỡ cơ thể được đo bằng khi tỉ lệ mỡ cơ thể > 25% ở nam và > máy đo điện trở sinh học OMRON của 35% ở nữ [11]. Nhật Bản. - Số đo vòng eo: béo bụng khi vòng Các ngưỡng phân loại eo > 90cm ở nam và > 80cm ở nữ [13]. - Chỉ số khối cơ thể (BMI - Body - Tỷ lệ vòng eo/vòng mông: được coi Mass Index) được tính theo cân nặng (kg) là cao khi giá trị này > 0,85 đối với nữ chia bình phương chiều cao (m). Đánh giá và > 0,9 đối với nam [11, 13]. tình trạng dinh dưỡng thông qua MI 2.4. Phân tích số liệu Số liệu được làm sạch, nhập bằng biểu thị dưới dạng giá trị trung bình và phần mềm Epidata 3.1 và được phân tích độ lệch chuẩn. 2 test được sử dụng để so bằng phần mềm SPSS 22.0 và Excel sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong 2013. Thống kê mô tả của các biến phân cùng một nhóm và giữa 2 nhóm nghiên loại và biến phụ thuộc được trình bày cứu. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý dưới dạng phân phối tần số và tỷ lệ phần nghĩa thống kê. trăm. Tất cả các giá trị đo được được III. KẾT QUẢ Bảng 1 trình bày đặc điểm đối tượng Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu tham gia nghiên cứu. Đối tượng tham gia ở ngoại thành không biết chữ hoặc có nghiên cứu chủ yếu là nữ, chiếm tỷ lệ học vấn tiểu học và trung học cơ sở cao 77,7%. So sánh tỷ lệ nam, nữ giữa nội hơn so với nội thành. Ngược lại, học cân thành và ngoại thành tương đương nhau, trung học phổ thông trở lên ở nội thành p > 0,05. cao hơn. Sự khác biệt về học vấn giữa Ở nội thành, đối tượng tham gia nội và ngoại thành có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu là lao động trí óc chiếm tỷ lệ p < 0,05. cao nhất với 47,1%; lao động chân tay Ở nội thành, tỷ lệ người tham gia chỉ chiếm 4,6%. Ở ngoại thành, lao động nghiên cứu sống độc thân chiếm 28,2%, chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,3% cao hơn so với 2,9% người sống ở ngoại và tỷ lệ lao động trí óc là 4,8%. Sự khác thành và sự khác biệt có ý nghĩa thống biệt về tỷ lệ lao động trí óc và lao động kê, p < 0,05. chân tay giữa nội và ngoại thành có ý nghĩa, p < 0,05. 35
  5. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu Đặc điểm Nội thành (n=259) Ngoại thành (n=314) p n % n % Giới tính Nam 54 20,8 74 23,6 > 0,05 Nữ 205 79,2 240 76,4 > 0,05 Nghề nghiệp ao động chân tay 12 4,6 271 86,3 < 0,05 ao động trí óc 122 47,1 15 4,8 < 0,05 Hưu trí 62 24,0 5 1,6 < 0,05 Nội trợ 11 4,2 4 1,3 > 0,05 Tự do 52 20,1 19 6,0 < 0,05 Học vấn Mù chữ 2 0,8 43 13,7 < 0,05 Tiểu học 3 1,2 71 22,6 < 0,05 Trung học cơ sở 20 7,7 145 46,2 < 0,05 Trung học phổ thông 80 30,9 43 13,7 < 0,05 Đại học, cao đẳng 140 54 12 3,8 < 0,05 Sau đại học 14 5,4 0 0 < 0,05 Tình trạng hôn nhân Độc thân 73 28,2 9 2,9 < 0,05 Kết hôn 177 68,3 279 88,8 < 0,05 Li dị 3 1,2 26 8,3 < 0,05 Khác 6 2,3 0 0 > 0,05 Bảng 2. Trung bình chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng mông của đối tượng tham gia nghiên cứu Nội thành Ngoại thành Tổng Chỉ số Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Chiều cao 166,410,0 155,75,3 162,25,7 153,56,9 163,96,2 154,56,3 (m) Cân nặng 64,0  9,1 53,3  8,1 58,5  8,0 51,3 7,0 60,7  8,9 52,2  7,6 (kg) BMI 23,1  2,9 22,0  3,2 22,2  2,6 21,8  2,7 22,5  2,8 21,9  3,0 (kg/m2) Vòng eo 83,7  8,6 76,8  8,9 79,5  7,9 76,6  7,8 80,8  8,3 76,7  8,3 (cm) Vòng 94,8  5,6 91,6  6,2 91,6 5,1 89,9  5,1 92,9  5,5 90,7  5,7 mông (cm) Số liệu trong bảng trình bày theo trung bình  độ lệch chuẩn. 36
  6. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 Chiều cao trung bình của đối tượng Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu tiền nam ở nội thành là 166,4  10,0 cm và béo phì chiếm 15,4% và béo phì độ I nữ là 155,7  5,3 cm. Chiều cao nam và chiếm 1,9%. Sự khác biệt về tỷ lệ người nữ ở nội thành đều cao hơn so với ngoại tiền béo phì, béo phì độ I giữa nội và thành. Chỉ số BMI trung bình ở mức ngoại thành không có ý nghĩa thống kê, bình thường ở cả nam và nữ (Bảng 2). p > 0.05 (Bảng 3). Bảng 3. Tình trạng dinh dưỡng dựa theo BMI của đối tượng tham gia nghiên cứu Tình trạng dinh Nội thành Ngoại thành Tổng pa dưỡng (n=259) (n=314) (n=573) n % n % n % Thiếu cân 23 8,9 29 9,2 52 9,1 > 0,05 (BMI 0,05 (BMI từ 18,5- 24,9) Tiền béo phì 41 15,8 47 15,0 88 15,4 > 0,05 (BMI: 25- 29,9) éo phì độ I 8 3,1 3 1,0 11 1,9 > 0,05 (BMI từ 30- 34,9) a Kiểm định 2 test Bảng 4. Tỷ lệ béo phì trung tâm dựa trên vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng mông và phần trăm mỡ cơ thể của đối tượng tham gia nghiên cứu Nội thành Ngoại thành Chỉ số (n= 259) (n=314) pa n % n % Vòng eo Nam (> 90 cm) 9 16,6 4 5,4 < 0,05 (cm) Nữ (> 80 cm) 67 32,7 70 29,2 > 0,05 pa 0,05 eo/vòng Nữ (> 0,85) 132 64,4 184 76,6 < 0,05 mông pa 0,05 mỡ cơ thể Nữ (>35%) 99 48,3 130 54,2 > 0,05 a p
  7. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 Kết quả ở Bảng 4 cho thấy: Nữ giới eo >90 cm ở nội thành cao hơn ngoại có tỷ lệ vòng eo cao, tỷ số vòng eo/vòng thành (p 0,85 ở ngoại thành cao hơn ở nộ nam giới (p
  8. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 tôi nhận thấy, tỷ lệ béo phì trung tâm ở huyết áp, chiếm từ 65% đến 75% nguy nữ cao hơn so với nam (40% so với cơ mắc bệnh cao huyết áp nguyên phát ở 5,1%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống người và góp phần phát triển bệnh thận kê, p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của Lê mãn tính [14, 15]. Thậm chí, ngay cả khi Thị Bạch Mai cũng cho thấy, tỷ lệ nữ có chỉ số MI bình thường, những người thừa cân, béo phì dựa vào phần trăm mỡ có vòng eo hoặc tỷ sốvòng eo/hông tăng cơ thể cao hơn so với nam, tương tự như cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim kết quả nghiên cứu của chúng tôi [8]. mạch từ hai đến ba lần. Trong đó, vòng Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra eo được cho là tốt nhất để đánh giá béo rằng, béo bụng hay béo phì trung tâm bụng cũng như mối liên quan tới bệnh được cho là phản ánh sự tích lũy mỡ mạch vành và tiểu đường [14]. Như vậy, trong các cơ quan nội tạng bao gồm mỡ dựa vào chỉ số vòng eo hay vòng ở gan, liên quan đến những bất thường eo/vòng mông, nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa bao gồm giảm dung nạp chuyển hóa liên quan đến béo bụng của glucose, giảm nhạy cảm insulin và tích đối tượng tham gia nghiên cứu của lũy chất béo bão hòa. Thừa cân quá mức, chúng tôi đều cao và nguy cơ đối với nữ đặc biệt là khi liên quan đến tăng mỡ nội cao hơn so với nam. tạng là nguyên nhân chính gây tăng 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì Thói quen ăn uống là nguyên nhân cân, béo phì với thói quen ăn bữa phụ gây thừa cân và béo phì. Ăn tối muộn của những người tham gia nghiên cứu. hoặc ăn khuya được chứng minh làm Như vậy, mặc dù ăn bữa phụ được tăng nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, chứng minh là nguy cơ gây thừa cân, béo tăng đường huyết và hội chứng chuyển phì nhưng theo chúng tôi, cần phải quan hóa [16]. Vì thế, không phải chỉ với tâm đến thực đơn của các bữa ăn đó. những người thừa cân và béo phì mà Bữa ăn phụ chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe những người có cân nặng bình thường khi thực đơn của bữa ăn đó bao gồm cũng cần phải điều chỉnh thời gian cũng những loại thực phẩm giàu năng lượng. như chế độ ăn hợp lý để có thể giảm Kết quả nghiên cứu cho thấy, người được trọng lượng cơ thể. Khi ăn bữa phụ uống rượu có khả năng thừa cân, béo phì và đặc biệt là bữa phụ vào buổi tối, họ cao gấp 1,46 lần (p> 0,05) và người hút nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuốc cao gấp 3 lần (p
  9. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 thường hoặc thiếu cân, có thể giải thích hiện được phân tích đa biến để đánh giá rằng họ có thói quen nhưng chưa ở mức các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa nghiện. Sử dụng một chút rượu, bia có cân-béo phì của người tham gia nghiên thể kích thích tiêu hóa giúp họ ăn ngon cứu và chỉ đưa vào 3 yếu tố là thói quen hơn nên dễ dẫn đến tăng cân hơn và khi hút thuốc lá, ăn bữa phụ buổi tối và uống lạm dụng hay sử dụng nhiều sẽ gây tác rượu/bia. Kết luận đơn biến chưa tính hại đến sức khỏe. đến yếu tố nhiễu và các yếu tố liên quan Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu khác có thể có sai số. Vì vậy, cần có của chúng tôi là người tham gia nghiên nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn và cứu tự nguyện và mỗi huyện/quận chỉ chọn mẫu đảm bảo ngẫu nhiên để mô tả chọn 1 xã/phường nên kết quả không thể tình trạng dinh dưỡng và đánh giá các đại diện cho quần thể nghiên cứu. Hơn yếu tố liên quan đối với tình trạng dinh nữa, nghiên cứu cắt ngang, chưa thực dưỡng ở người trưởng thành. V. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 573 người tỷ lệ vòng eo và tỷ số vòng eo/vòng mông 1864 tuổi tại Hà Nội năm 2018 cho thấy ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Tuy chưa tỷ lệ cao tiền béo phì (15,4%) và béo phì thể khẳng định, nghiên cứu bước đầu quan độ I chiếm tỷ lệ thấp (1,9%), và không có sát thấy những hút thuốc lá có tỷ lệ thừa sự khác biệt về các tỷ lệ này giữa nội và cân-béo phì cao hơn so với những người ngoại thành. Tỷ lệ béo trung tâm dựa trên không có thói quen này. Tài liệu tham khảo 1. Inoue Y, Qin B, Poti J, Sokol R, Gordon- 7. Plourde B, Sarrazin JF, Nault I, Poirier P. Larsen P. Epidemiology of obesity in adults: Sudden cardiac death and obesity. Expert Rev Latest trends. Curr Obes Rep, 2018:7:276– Cardiovasc Ther, 2014:12:1099– 1110. 288. 8. Lê Thị Bạch Mai, Lê Thị Hợp và cộng sự. 2. GBD 2015 Obesity Collaborators; Afshin A, Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Forouzanfar MH, Reitsma MB, et al. Health Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ. Effects of Overweight and Obesity in 195 Tạp chí y học Việt Nam. 2017;460:57- 63. Countries over 25 Years. N Engl J Med. 9. Cao Thị Thu Hương và ê Danh Tuyên. 2017:377(1):13-27 Thừa cân- béo phì và các yếu tố xác định hội 3. World Health Organization. Obesity and chứng chuyển hóa trên phụ nữ 25 – 59 tuổi overweight 2018. https://www.who.int/news- tại hai phường, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. room/fact-sheets/detail/obesity-and- Tạp chí y học Việt Nam. 2017; 4(1): 57- 63. overweight. 10. Bộ y tế và Cục y tế dự phòng (2015) Điều tra 4. Meldrum DR, Morris MA, Gambone JC. quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây Obesity pandemic: causes, consequences, and nhiễm, 2015. solutions, but do we have the will?. Fertil 11.World Health Organization (WHO) (1995) Steril. 2017:107(4): 833-839. Physical status: the use and interpretation of 5. Waters H, et al. Weighing down america: the anthropometry: report of a WHO Expert health and economic impact of obesity. Committee. Published 1995, Geneva, http://wwwmilkeninstituteorg/weighingdown Switzerland: WHO Technical Report Series america. Accessed March 5, 2016. 854; p 6. Upadhyay J, Farr O, Perakakis N, Ghaly W, 378 http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_ Mantzoros C. Obesity as a disease. Med Clin. 854.pdf 2018;102:13- 33. 40
  10. Đỗ Hải Anh và cs. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 18(5+6)2022 12 World Health Organization Western Pacific death in Europe. N Engl J Med. 2008:359(20): Region. The Asia-Pacific perspective: 2105–2120. redefining obesity and its treatment. 15. Hall ME, do Carmo JM, da Silva AA, Juncos https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/ LA, Wang Z, Hall JE. Obesity, hypertension, 206936/0957708211_eng.pdf and chronic kidney diseas. Int J Nephrol 13. Nguyễn Thị Xuyên (2015) Bệnh béo phì: Renovasc Dis, 2014;7: 75–88. Hướng dân chẩn đoán và điều trị bệnh nội 16.Yoshida J, Eguchi E, Nagaoka K, Ito T, tiết- chuyển hóa, Nhà xuất bản y học: Hà Nội. Ogino K. Association of night eating habits tr. 247- 254. with metabolic syndrome and its components: 14. Pischon T, Boeing H, Hoffmann K, et al. a longitudinal study. BMC Public Health. General and abdominal adiposity and risk of 2018;18(1):1366. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0