TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Summary<br />
KNOWLEDGES OF DIARRHEA AND SANITATIONS OF THE PEOPLE<br />
IN CHUC SON TOWN, A SUBURBAN OF HA NOI<br />
The aim of this study is to assess the knowledge of food hygiene and safety of the people in<br />
Chuc Son in 2009. Methods: This is a cross-sectional study of 384 housewives in Chuc Son. Results:<br />
The percentage of people who knew about the transmission of diarrhea by people infected with cholera to healthy people, or from sick human wastes through flies-to-food-to-people was high with 89%<br />
and 90.4%, respectively. 38.0% percent of people did not know about disease transmission through<br />
patient - to-waste - water - food route to people. Most people thought that shrimp sauce and dog meat<br />
accounted for 90.4% of pathogens. Many people also blamed salad leaves (77.3%) and blood (25.8%)<br />
for some infectious diseases. Knowledge of sanitation practices was high with 97.4% of the respondents threw household wastes to garbage truck, 2.6% of the people burned house wastes in their gardens. As for household sanitation accesses, 92.7% of the households had general drainage sewer<br />
system while only 7.3% has drainage line ponds. Conclusions: In general, the majority of people of<br />
Chuc Son knew the mode and sources of diarrhea. They also demonstrated excellent knowledge<br />
about sanitation practices to prevent pathogen infection causing diarrhea.<br />
Keywords: knowledge, practice, diarrhea, sanitation<br />
<br />
TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA<br />
HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI<br />
Nguyễn Đỗ Huy<br />
Viện Dinh dưỡng Quốc gia<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) và một số yếu tố liên quan, thực hiện<br />
trên 492 học sinh của hai trường tiểu học huyện Đông Anh, Hà Nội từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm<br />
2012. Kết quả cho thấy: Học sinh có nguy cơ thừa cân cao hơn 3,5 lần khi có cha thừa cân và 6,7 lần khi cả<br />
cha và mẹ đều thừa cân. Háu ăn, ăn nhanh, ăn nhiều và ăn thêm nhiều bữa phụ trong ngày đều làm tăng<br />
nguy cơ thừa cân, những học sinh có đặc tính trên có nguy cơ thừa cân cao gấp 2,5; 3,8; 6,0 và 2,9 lần so<br />
với những học sinh khác. Học sinh ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và ăn ít rau quả có nguy cơ<br />
thừa cân cao gấp 2,2; 2,6 và 2,0 lần so với những học sinh khác. Thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ<br />
thừa cân béo phì, những học sinh ít thể dục có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2,1 lần những học sinh<br />
thể dục thường xuyên.<br />
Từ khóa: thừa cân béo phì, yếu tố nguy cơ, học sinh tiểu học<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ sau khi đất nước đổi mới, đời sống kinh<br />
tế, xã hội của người dân được cải thiện, nhu<br />
cầu ăn no, mặc ấm không còn nữa mà thay<br />
vào đó là ăn ngon, đủ chất, và cân đối dinh<br />
dưỡng để tránh mắc phải những bệnh do mất<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
cân bằng dinh dưỡng gây ra, đặc biệt là tình<br />
trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh sự phát<br />
triển của kinh tế, các dịch vụ ăn uống cũng<br />
phát triển một cách nhanh chóng, các dịch vụ<br />
thức ăn nhanh, thức ăn đường phố ngày càng<br />
nhiều, các loại dịch vụ này đã và đang hấp<br />
159<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
dẫn trẻ em, đặc biệt là học sinh tiểu học, từ đó<br />
làm thay đổi thói quen và tập quán ăn uống<br />
của trẻ, đây cũng là một nguyên nhân quan<br />
trọng gây nên tình trạng thừa cân béo phì ở<br />
trẻ em tiểu học. Tỷ lệ học sinh tiểu học thừa<br />
cân béo phì sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thừa cân,<br />
béo phì của người trưởng thành. Hậu quả đối<br />
với sức khỏe của thừa cân béo phì gây ra là<br />
làm gia tăng các bệnh mãn tính không lây có<br />
liên quan tới dinh dưỡng như tiểu đường,<br />
huyết áp cao, thừa mỡ trong máu, các bệnh<br />
về tim mạch …<br />
Trong những năm gần đây, nhờ có<br />
chương trình phòng chống suy dinh dưỡng<br />
quốc gia, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng đã giảm<br />
đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh béo phì lại<br />
có xu hướng tăng cao.<br />
Kết quả một số nghiên cứu ở Việt Nam cho<br />
thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ tại các thành phố lớn<br />
khá cao. Theo điều tra của Trần Thị Hồng<br />
Loan năm 1998, tỷ lệ học sinh từ 6 đến 11 tuổi<br />
mắc béo phì tại một quận nội thành thành phố<br />
Hồ Chí Minh là 18% [1]. Kết quả điều tra năm<br />
2000 tại các thành phố lớn cho thấy tỷ lệ thừa<br />
cân ở lứa tuổi học sinh tiểu học ở Hà nội là<br />
10% và thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Tỷ lệ<br />
trẻ 4 - 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh có tình<br />
trạng thừa cân là 2,5%; 3,1% và 3,3%, theo<br />
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hưng<br />
năm 1995, 2000, 2001 [2]. Điều tra năm 2006<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Thị Thu<br />
Diệu cho thấy ở lứa tuổi tiền học đường, tỷ lệ<br />
thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3% [3].<br />
Trong quá trình đô thị hóa với tốc độ ngày<br />
một cao, ngoại thành Hà Nội là khu vực chịu<br />
tác động đáng kể. Đô thị hóa làm thay đổi bộ<br />
mặt nông thôn, tình hình sức khỏe, dinh<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đỗ Huy, Viện Dinh Dưỡng, 48 B<br />
Tăng Bạt Hổ<br />
Email: nguyendohuy1965@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 24/01/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
160<br />
<br />
dưỡng của cộng đồng cũng thay đổi, tình hình<br />
thể lực của học sinh tiểu học cũng được cải<br />
thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thừa<br />
cân béo phì cũng là một tình trạng có xu<br />
hướng phát triển. Nghiên cứu này được thực<br />
hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá tình trạng thừa<br />
cân béo phì của học sinh hai trường tiểu học<br />
huyện Đông Anh, Hà Nội. Mô tả một số yếu tố<br />
liên quan tới tình trạng thừa cân béo phì trong<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Thời gian và địa điểm<br />
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 11 năm<br />
2011 đến tháng 4 năm 2012 tại hai trường tiểu<br />
học Đông Hội và Thụy Lâm huyện Đông Anh,<br />
Hà Nội.<br />
2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt<br />
ngang mô tả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh hai<br />
trường tiểu học Đông Hội và Thụy Lâm, có độ<br />
tuổi từ 6 - 10 tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
4. Cỡ mẫu được tính theo công thức<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước<br />
tính một tỷ lệ trong quần thể:<br />
n = Z2 (1-α/2) x<br />
<br />
1-p<br />
d2<br />
<br />
Trong đó:<br />
p: Tỷ lệ trẻ bị thừa cân, p = 0,18 [1];<br />
chọn α = 0,05; Z(1-α/2): Giá trị Z tương ứng<br />
α = 0,05; d = 0,05; Hệ số thiết kế nghiên cứu<br />
(DE) = 2; Tính được n = 492 trẻ, mỗi trường<br />
là 246 trẻ.<br />
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu<br />
nhiên nhiều giai đoạn: Giai đoạn 1: Chọn mẫu<br />
ngẫu nhiên hai trường đại diện trong huyện<br />
Đông Anh. Giai đoạn 2: Áp dụng phương<br />
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, coi mỗi<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
khối học là một tầng. Tại mỗi trường tiểu học<br />
được lựa chọn ngẫu nhiên 246 học sinh tại<br />
5 khối.<br />
Các biến số, chỉ số chính: Tỷ lệ các<br />
nhóm tuổi theo giới, cân nặng, chiều cao trung<br />
bình, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì, liên<br />
quan giữa điều kiện gia đình với thừa cân béo<br />
phì, liên quan giữa tập tính, sở thích ăn uống<br />
và sinh hoạt với thừa cân béo phì của học<br />
sinh, nhận thức của phụ huynh về thừa cân<br />
béo phì ở học sinh.<br />
Phương pháp thu thập thông tin: Tuổi<br />
của trẻ được tính theo Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO) 2006. Cân nặng: dùng cân Seca, cân<br />
được kiểm tra và chỉnh trước khi cân, kết quả<br />
được ghi theo kg và một số lẻ. Đo chiều cao<br />
đứng bằng thước microtoise kết quả thu được<br />
theo cm với một số lẻ. Các yếu tố liên quan<br />
đến thừa cân béo phì được thu thập theo bộ<br />
câu hỏi thiết kế sẵn, được thử nghiệm trước<br />
khi tiến hành nghiên cứu.<br />
<br />
Phân tích thống kê: Số liệu được phân<br />
tích bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
Sử dụng kiểm định Khi bình phương (χ2)<br />
hoặc Fisher's Exact Test để so sánh các tỷ lệ,<br />
tỷ suất chênh OR và 95%CI để mô tả các mối<br />
liên quan.<br />
5. Đạo đức nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu tuân thủ quy trình xét<br />
duyệt của Hội đồng Đạo đức viện Dinh Dưỡng.<br />
Nghiên cứu có sự đồng ý của chính quyền địa<br />
phương. Đối tượng tham gia hoàn toàn tự<br />
nguyện, được bù đắp cho việc tham gia<br />
nghiên cứu. Đối tượng được cung cấp thông<br />
tin và giải thích về mục đích, nội dung, lợi ích<br />
của cuộc điều tra, được tư vấn dinh dưỡng và<br />
sức khỏe. Các thông tin của đối tượng chỉ<br />
được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu sức<br />
khỏe cộng đồng.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Tình trạng thừa cân béo phì của học sinh hai trường tiểu học theo BMI<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Thừa cân, béo phì (BMI > 85%)<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Nhóm 6 tuổi, n (%)<br />
<br />
7(11,7)*<br />
<br />
3(6,1)<br />
<br />
10(9,2)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm 7 tuổi, n (%)<br />
<br />
4(7,4)<br />
<br />
3(7,3)<br />
<br />
7(7,4)<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Nhóm 8 tuổi, n (%)<br />
<br />
9(18,3)*<br />
<br />
6(10,5)<br />
<br />
15(14,2)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm 9 tuổi, n (%)<br />
<br />
6(11,3)*<br />
<br />
3(6,4)<br />
<br />
9(9,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm 10 tuổi, n (%)<br />
<br />
5(11,7)<br />
<br />
3(7,3)<br />
<br />
8(9,8)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
31(12,5)*<br />
<br />
18(7,7)<br />
<br />
49(10,2)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tổng cộng, n (%)<br />
<br />
* p < 0,05.<br />
Theo kết quả điều tra, số học sinh thừa cân béo phì là 49 học sinh, chiếm 10,2%. Tỷ lệ thừa<br />
cân ở nam cao hơn nữ rõ rệt 12,5% với 7,7%. Tỷ lệ thừa cân cao nhất ở 8 tuổi, nam 18,3%,<br />
nữ 10,5%.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
161<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 2. Liên quan giữa điều kiện gia đình với thừa cân béo phì học sinh tiểu học<br />
<br />
Điều kiện gia đình<br />
<br />
Thừa cân, béo phì (BMI > 85%)<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
Nghề cha, n (%)<br />
Cán bộ và buôn bán<br />
<br />
13 (23,2)<br />
<br />
43 (76,8)<br />
<br />
Nông nghiệp và công nhân<br />
<br />
34 (8,8)<br />
<br />
352 (91,2)<br />
<br />
Có<br />
<br />
7 (26,9)<br />
<br />
19 (73,1)<br />
<br />
Không<br />
<br />
40 (9,6)<br />
<br />
376 (80,4)<br />
<br />
Có<br />
<br />
5 (42,9)<br />
<br />
4 (47,1)<br />
<br />
Không<br />
<br />
42 (10,1)<br />
<br />
391(89,9)<br />
<br />
3,13 (1,40 - 6,64)<br />
<br />
Thừa cân của cha, n (%)<br />
3,46 (1,15 - 9,24)<br />
<br />
Thừa cân của cả cha và mẹ,n(%)<br />
11,6 (2,38 - 60,3)<br />
<br />
Những học sinh có cha làm cán bộ, buôn bán có tỷ lệ thừa cân cao hơn những học sinh có<br />
cha làm nông nghiệp và công nhân (23,2% so với 8,8%). Những trẻ này có nguy cơ thừa cân béo<br />
phì cao hơn 3,1 lần những trẻ có cha làm nông nghiệp và công nhân. Những học sinh có cha<br />
thừa cân có nguy cơ thừa cân cao gấp 3,46 lần những học sinh có cha bình thường. Nếu cả cha<br />
và mẹ thừa cân có nguy cơ bị thừa cân cao gấp 11,6 lần những học sinh có cha mẹ bình thường.<br />
Bảng 3. Mối liên quan giữa tập tính, sở thích ăn uống và hoạt động thể lực với thừa cân<br />
béo phì của học sinh tiểu học<br />
<br />
Tập tính, sở thích ăn uống<br />
<br />
Thừa cân, béo phì (BMI > 85%)<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
Háu ăn, n (%)<br />
Có<br />
<br />
10 (21,4)<br />
<br />
34 (78,6)<br />
<br />
Không<br />
<br />
37 (9,5)<br />
<br />
361 (90,5)<br />
<br />
Có<br />
<br />
12 (26,7)<br />
<br />
33 (73,3)<br />
<br />
Không<br />
<br />
35 (8,8)<br />
<br />
362 (91,2)<br />
<br />
Có<br />
<br />
8 (38,1)<br />
<br />
13 (61,9)<br />
<br />
Không<br />
<br />
39 (9,3)<br />
<br />
382 (90,7)<br />
<br />
2,87 (1,17 - 6,53)<br />
<br />
Ăn nhanh, n (%)<br />
3,76 (1,61 - 8,28)<br />
<br />
Ăn nhiều, n (%)<br />
<br />
162<br />
<br />
6,02 (2,02 - 16,8)<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Tập tính, sở thích ăn uống<br />
<br />
Thừa cân, béo phì (BMI > 85%)<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
Ăn nhiều bữa phụ, n (%)<br />
Có<br />
<br />
10 (22,7)<br />
<br />
34 (77,3)<br />
<br />
Không<br />
<br />
37 (9,3)<br />
<br />
361(90,3)<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
34 (13,5)<br />
<br />
217 (86,5)<br />
<br />
Ít<br />
<br />
13 (6,8)<br />
<br />
178 (93,2)<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
27 (16,8)<br />
<br />
134 (83,2)<br />
<br />
Ít<br />
<br />
20 (7,1)<br />
<br />
261 (92,9)<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
30 (14,0)<br />
<br />
185 (86,0)<br />
<br />
Ít<br />
<br />
17 (7,5)<br />
<br />
210 (92,5)<br />
<br />
2,87 (1,17 - 6,53)<br />
<br />
Đồ ngọt, n (%)<br />
2,15(1,06 - 4,56)<br />
<br />
Thức ăn giàu chất béo, n (%)<br />
2,63 (1,36 - 5,13)<br />
<br />
Ăn rau,quả, n (%)<br />
2,00 (1,03 - 4,0)<br />
<br />
Học sinh háu ăn có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 2,87 lần những trẻ khác không có đặc tính<br />
này. Những học sinh ăn nhanh có nguy cơ bị thừa cân cao gấp 3,76 lần so với những trẻ khác<br />
ăn ở tốc độ bình thường. Nguy cơ thừa cân ở những học sinh ăn nhiều và ăn bữa phụ cao hơn<br />
6,02 và 2,87 lần so với những trẻ khác không có đặc tính này.<br />
Bảng 4. Liên quan giữa hoạt động thể lực với thừa cân béo phì của học sinh tiểu học<br />
<br />
Hoạt động thể lực<br />
<br />
Thừa cân, béo phì (BMI > 85%)<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
Thường xuyên tập thể dục, thể thao, n (%)<br />
Không<br />
<br />
23 (15,6)<br />
<br />
124 (84,4)<br />
<br />
Có<br />
<br />
24 (8,1)<br />
<br />
271 (91,9)<br />
<br />
> 3h/ngày<br />
<br />
8 (11,8)<br />
<br />
60(88,2)<br />
<br />
< 3h/ngày<br />
<br />
39 (10,4)<br />
<br />
335(89,6)<br />
<br />
> 10h/ngày<br />
<br />
9 (7,1)<br />
<br />
117 (92,9)<br />
<br />
≤ 10h/ngày<br />
<br />
38 (12,0)<br />
<br />
278 (88,0)<br />
<br />
2,09( 1,06 - 4,03)<br />
<br />
Thời gian xem tivi, chơi điện tử, n (%)<br />
1,15 (0,44 - 2,65)<br />
<br />
Thời gian ngủ, n (%)<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
0,56 (0,23 -,1,23)<br />
<br />
163<br />
<br />