intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỉ lệ VĐTL theo khuyến cáo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):156-162 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21 Tình trạng vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trưng Vương Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh1, Lê Hoàng Duy1, Lê Trường Vĩnh Phúc1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và nguy cơ tử vong do biến chứng cao. Duy trì vận động thể lực (VĐTL) phù hợp là hoạt động được khuyến nghị để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng do ĐTĐ. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ VĐTL theo khuyến cáo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 355 bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện Trưng Vương. Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có VĐTL đủ theo khuyến cáo là 69,6%. Có mối liên quan giữa VĐTL theo khuyến cáo với tình trạng việc làm, hoạt động chủ yếu hàng ngày, và số năm VĐTL như hiện tại. Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ type 2 nên lựa chọn hình thức VĐTL hàng ngày phù hợp, vận động thường xuyên nhằm đảm bảo VĐTL đủ theo khuyến cáo. Từ khóa: vận động thể lực; đái tháo đường type 2; điều trị ngoại trú Abstract PHYSICAL ACTIVITY STATUS IN OUTPATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT TRUNG VUONG HOSPITAL Huynh Ho Ngoc Quynh, Le Hoang Duy, Le Truong Vinh Phuc Ngày nhận bài: 06-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 03-10-2024 / Ngày đăng bài: 05-10-2024 *Tác giả liên hệ: Lê Trường Vĩnh Phúc. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ltvphucytcc@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 156 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Background: Diabetes mellitus (DM) is a chronic disease that greatly affects the patient's quality of life and has a high risk of death from complications. Maintaining appropriate level of physical activity is recommended to control and prevent complications from diabetes. Objective: To determine the rate of adequate physical activity as recommended and its related factors in outpatients with type 2 diabetes at Trung Vuong Hospital, Ho Chi Minh City, 2021. Methods: A cross-sectional study was conducted on 355 outpatients with type 2 diabetes at Trung Vuong Hospital. The face-to-face interview with a constructed questionnaire was conducted to collect the data. Results: The rate of participants with adequate physical activity as recommended was 69.6%. There was a relationship between recommended physical activity as recommended with employment status, type of daily activities, and years spent on current physical activity level. Conclusion: Patients with type 2 diabetes should choose appropriate forms of daily physical activity and practice them regularly to ensure the level of physical activity as recommended. Keywords: physical activity; type 2 diabetes; outpatient 1. ĐẶT VẤN ĐỀ chứng mà bệnh ĐTĐ mang lại, giảm gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động thể lực (VĐTL) được đánh giá là một trong bốn nguy cơ hàng đầu gây tử vong 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP trên thế giới. Đối với bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2, ít NGHIÊN CỨU VĐTL là yếu tố nguy cơ độc lập của ĐTĐ ở cả nam và nữ và là nguyên nhân chính của 7% bệnh tổng số ca tử vong [1, 2]. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Theo y văn, người ít VĐLT có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,3 Nghiên cứu được thực hiện trên 355 người bệnh ĐTĐ type lần so với người có VĐTL bình thường [3]. VĐTL nhìn chung 2 đang điều trị ngoại trú đến khám tại phòng khám Nội tiết mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tuy nhiên, các biến chứng bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 3/2021 đến cấp tính ở bệnh nhân ĐTĐ có thể trở nên trầm trọng hơn do tháng 5/2021. VĐTL không đúng cách [4]. Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 hiện đang diễn biến 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn rất phức tạp, do đó có thể ảnh hưởng cơ hội vận động thể lực Toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú đến của người bệnh, từ đó có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của khám tại bệnh viện Trưng Vương trong thời gian nghiên cứu, bệnh ĐTĐ type 2. có độ tuổi từ 25 đến 69 tuổi, có khả năng VĐTL và đồng ý Khoa Nội tiết – Tổng hợp là một trong những khoa trọng tham gia nghiên cứu. điểm tại bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, có 2.1.2. Tiêu chuẩn loại nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh thuộc các chuyên Các nhóm bệnh nhân có biến chứng phải nhập viện điều trị khoa nội tiết, khớp, huyết học, trong đó có ĐTĐ [5]. Nghiên nội trú, phụ nữ có thai, bệnh nhân đoạn chi hoặc mắc các bệnh cứu được tiến hành tại phòng khám Nội tiết bệnh viện Trưng có ảnh hưởng đến giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc ảnh hưởng Vương nhằm xác định tình trạng VĐTL ở bệnh nhân ĐTĐ đến trí nhớ. type 2 cũng như tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng VĐTL, từ đó gợi ý kế hoạch, giải pháp nhằm nâng cao chất 2.2. Phương pháp nghiên cứu lượng điều trị, góp phần ngăn ngừa tiến triển bệnh, các biến Ngày nhận bài: 26-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 23-09-2024 / Ngày đăng bài: 25-09-2024 *Tác giả liên hệ: Thái Thanh Trúc. Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: thaithanhtruc@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 157
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 1500 MET-phút/tuần, hoặc Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 2) Tổng số ngày VĐTL kết hợp từ tất cả các loại hình hoạt 2.2.2. Cỡ mẫu động ít nhất 7 ngày và tổng cường độ VĐTL ít nhất 3000 MET- phút/tuần. Trong đó, MET (đơn vị chuyển hóa tương đương) là Tính cỡ mẫu nghiên cứu theo công thức ước lượng tỉ lệ, với ước tính năng lượng tiêu hao cho các vận động khác nhau. 1 xác suất sai lầm loại 1 (α) ở mức 0,05, sai số cho phép ở mức MET tương ứng với năng lượng tiêu thụ hoặc lượng oxy sử 0,05. Trị số p được chọn là 0,362, tham khảo từ tỉ lệ bệnh nhân dụng khi nghỉ ngơi/đứng (3,5 ml/kg/phút). Nếu lượng vận động ĐTĐ type 2 có VĐTL đủ theo khuyến cáo trong nghiên cứu càng cao thì tiêu thụ oxy càng nhiều và MET càng cao [9]. của Nguyễn Minh Tuấn năm 2016 tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La [6]. Cỡ mẫu tính được là 355 đối tượng. Mức độ VĐTL được xem là vừa phải khi không đáp ứng các tiêu chuẩn cho cường độ vận động nặng nhưng đáp ứng bất kỳ 2.2.3. Phương pháp thực hiện một trong ba tiêu chuẩn sau: Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào giấy 1) có từ 3 ngày trở lên VĐTL nặng ít nhất 20 phút/ngày, hoặc đồng ý tham gia. Sau đó nghiên cứu viên tiến hành đo chỉ số và ghi nhận chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông, huyết 2) có từ 5 ngày trở lên VĐTL vừa phải và/hoặc đi bộ ít nhất áp của bệnh nhân. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu 30 phút/ngày, hoặc hỏi có cấu trúc soạn sẵn. Bệnh án điện tử của bệnh nhân cũng 3) tổng số ngày VĐTL kết hợp từ tất cả các loại hình vận được sử dụng để xác nhận những dữ liệu cần thiết. động ít nhất 5 ngày và tổng cường độ VĐTL ít nhất 600 MET- 2.2.4. Công cụ thu thập số liệu phút/tuần [10]. Bộ câu hỏi phỏng vấn mặt đối mặt được sử dụng để thu 2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu gồm 05 phần: Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân (1) Thông tin chung, tích bằng phần mềm STATA 14.2. Sử dụng tần số và tỷ lệ cho thống kê mô tả. (2) Đặc điểm dân số - xã hội, Các kiểm định chi bình phương và Fisher được dùng khi (3) Đặc điểm bệnh lý ĐTĐ, thích hợp để xác định mối liên quan giữa vận động thể lực (4) Đặc điểm VĐTL (bộ câu hỏi IPAQ-LF), theo khuyến cáo với các đặc điểm dân số - xã hội, nhân trắc (5) Nguồn cung cấp thông tin về VĐTL cho đối tượng. học, đặc điểm bệnh lý. Ước lượng mức độ liên quan được tính bằng tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalence Ratio) với khoảng Bộ công cụ IPAQ-LF đã được Việt hóa và đánh giá có tính tin cậy (KTC) 95%. Mô hình hồi quy logistic đa biến được áp tin cậy và giá trị cao, được sử dụng để thu thập thông tin về dụng để kiểm soát các biến số gây nhiễu tiềm năng tác động mức độ và thời gian thực hiện các loại hình VĐTL của bệnh đến tỉ lệ VĐTL theo khuyến cáo. nhân [7]. Các biến số có giá trị p kiểm định ở phân tích đơn biến nhỏ 2.2.5. Biến số nghiên cứu hơn 0,2 được đưa vào mô hình hồi quy; sau đó loại bỏ dần các VĐTL đủ theo khuyến cáo. Đây là biến số nhị giá có 2 giá biến số có kết quả phân tích đa biến không có ý nghĩa thống trị: Có và Không. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, đối kê cho đến khi đạt được mô hình hồi quy đa biến cuối cùng. tượng có mức VĐTL đủ theo khuyến cáo khi trong vòng 1 tuần, Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định khi giá trị bao gồm các hoạt động trong công việc làm, công việc nhà, p của phép kiểm thống kê nhỏ hơn 0,05. trong thời gian di chuyển và thời gian nhàn rỗi đạt ít nhất 150 phút VĐTL mức độ vừa phải và/hoặc đi bộ [8]. 3. KẾT QUẢ Mức độ VĐTL được xem là nặng khi có bất cứ 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ giới (70,7%), 1) VĐTL nặng ít nhất 3 ngày và tổng cường độ VĐTL ít nhất có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên (71,0%). Hơn một nửa số đối 158 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 tượng có theo tôn giáo (51,4%), chủ yếu là Đạo Thiên Chúa Vận động thể lực n (%) hoặc Phật giáo. Có 77,5% số đối tượng không còn lao động; ≥ 150 phút/tuần 154 (43,4) hoạt động chủ yếu hàng ngày của đối tượng là ngồi (48,1%) 10 - 149 phút/tuần 71 (20,0) hoặc đi lại (44,5%). Đa số đối tượng mắc ĐTĐ trên 5 năm Dưới 10 phút/tuần 130 (36,6) (78,9%). Có 14,9% số đối tượng có tình trạng béo phì (Bảng 1). Thời gian VĐTL nặng Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu ≥ 60 phút/tuần 60 (16,9) (n=355) 10 - 59 phút/tuần 1 (0,3) Đặc tính n (%) Đặc tính n (%) Dưới 10 phút/tuần 294 (82,8) Giới tính Tôn giáo Tổng cường độ VĐTL (MET- 3134,5 (5458,4)* Nam 104 (29,3) Không 172 (48,5) phút/tuần) Nữ 251 (70,7) Có 183 (51,4) VĐTL đủ theo khuyến cáo Nhóm tuổi Tình trạng nghề nghiệp Có 247 (69,6) Còn lao Không 108 (30,4) Dưới 60 tuổi 103 (29,0) 80 (22,5) động * Trung bình (độ lệch chuẩn) Từ 60 tuổi trở Không còn 252 (71,0) 275 (77,5) Đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian VĐTL đi bộ lên lao động Béo phì Thời điểm phát hiện ĐTĐ và VĐTL vừa ít nhất 150 phút/tuần chiếm tỉ lệ cao nhất (lần lượt đạt 65,9% và 43,4%). Có 16,9% số đối tượng có VĐTL 5 năm trở Không 302 (85,1) 75 (21,1) xuống mức độ nặng từ 60 phút/tuần trở lên. Tổng cường độ VĐTL Có 53 (14,9) Trên 5 năm 280 (78,9) của đối tượng tham gia nghiên cứu là 3134,5 MET-phút/tuần. Hoạt động chủ yếu hàng Trong số 355 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 69,6% đối Số năm VĐTL như hiện tại ngày tượng có VĐTL đủ theo khuyến cáo (Bảng 2). Hầu như ngồi 171 (48,1) Dưới 1 năm 98 (27,6) Phân tích hồi quy logistic đa biến tìm thấy mối liên quan Hầu như đứng 5 (1,4) Từ 1 – 5 năm 162 (45,6) giữa VĐTL theo khuyến cáo và các yếu tố: tình trạng nghề Từ 6 – 10 Hầu như đi lại 158 (44,5) năm 72 (20,3) nghiệp, tính chất công việc và số VĐTL như hiện tại. Cụ thể: đối tượng đã nghỉ hưu có tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo Hầu như nặng nhọc hay cần 2 (0,6) Trên 10 năm 23 (6,5) bằng 0,3 (KTC 95%: 0,1 – 0,7) lần so với đối tượng còn đi nhiều sức làm (giá trị p=0,004). So với đối tượng có hoạt động chủ yếu Không biết 19 (5,3) hàng ngày là ngồi, đối tượng thường xuyên đứng/đi lại/lao Bảng 2. Tỉ lệ đối tượng có vận động thể lực đủ theo khuyến cáo động nặng nhọc hàng ngày có tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo (n=355) cao gấp 3,4 (KTC 95%: 2,1 – 5,6) lần (giá trị p 0,05) (Bảng 3). Bảng 3. Mối liên quan giữa vận động thể lực theo khuyến cáo và các yếu tố (n=355) Cường độ VĐTL theo khuyến cáo Giá trị PRthô Giá trị PRhiệu chỉnh Yếu tố Đủ (n=247) Không đủ (n=108) pthô (KTC 95%) phiệu chỉnh (KTC 95%) Giới tính Nam 78 (75,0) 26 (25,0) 1 - - Nữ 169 (67,3) 82 (32,7) 0,154 0,7 (0,4–1,2) - - https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 159
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Cường độ VĐTL theo khuyến cáo Giá trị PRthô Giá trị PRhiệu chỉnh Yếu tố Đủ (n=247) Không đủ (n=108) pthô (KTC 95%) phiệu chỉnh (KTC 95%) Nhóm tuổi Dưới 60 85 (82,5) 18 (17,5) 1 1 60 trở lên 162 (64,3) 90 (35,7)
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa VĐTL đủ theo theo cứu cũng có khả năng xảy ra do độ tuổi cao của đối tượng khuyến cáo với các yếu tố như tình trạng nghề nghiệp, hoạt tham gia nghiên cứu và các câu hỏi VĐTL yêu cầu hồi tưởng động chủ yếu hàng ngày, và số năm VĐTL như hiện tại. Theo trong vòng một tuần trước thời điểm khảo sát, từ đó tính chính đó, những đối tượng không còn lao động có tỷ lệ VĐTL đủ xác của thông tin do đối tượng cung cấp cũng bị hạn chế. theo khuyến cáo thấp hơn nhiều so với đối tượng còn lao động. Mối liên quan tương tự cũng được tìm thấy trong 5. KẾT LUẬN nghiên cứu thực hiện tại Băng-la-đét, trong đó bệnh nhân ĐTĐ type 2 còn đang đi làm có mức độ VĐTL theo khuyến Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo khá cáo cao hơn gấp 4 lần so với bệnh nhân không đi làm [15]. Y cao so với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, để dự phòng biến văn tham khảo cho thấy bệnh nhân còn đi làm tích cực VĐTL chứng và tử vong do ĐTĐ type 2, bệnh nhân cần lựa chọn hơn đáng kể so với bệnh nhân thất nghiệp, có thể giải thích do hình thức VĐTL hàng ngày phù hợp, vận động thường xuyên xu hướng tham gia hoạt động xã hội, đi bộ nhiều hơn trong nhằm đảm bảo VĐTL đủ theo khuyến cáo. quá trình làm việc, và tham gia các hoạt động liên quan đến công việc ở nhóm đối tượng này [15]. Lời cảm ơn Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng có bất kỳ loại Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn Khoa Nội tiết – tổng hình hoạt động nào khác hơn như đứng, đi lại hoặc lao động hợp, bệnh viện Trưng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nặng nhọc đều làm tăng tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo gấp nhóm hoàn thành nghiên cứu. 3 lần so với đối tượng có hoạt động chủ yếu hàng ngày là ngồi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động tĩnh tại bao gồm tất cả các hoạt động (trừ lúc ngủ) tiêu hao năng lượng ở mức 1,5 Nguồn tài trợ MET trở xuống khi ngồi, dựa lưng hoặc nằm. Hầu hết các Nghiên cứu này không nhận tài trợ. hoạt động văn phòng, lái xe, xem tivi, v.v, đều là hoạt động tĩnh tại [16]. Các hoạt động tĩnh tại này đóng góp không đáng Xung đột lợi ích kể vào mức độ VĐTL của một cá nhân; do đó, đối tượng càng Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. hạn chế các hoạt động tĩnh tại, khả năng đạt được tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo sẽ càng cao. Ngoài ra, nghiên cứu của ORCID chúng tôi cùng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh giữa cường độ VĐTL theo khuyến cáo và số năm VĐTL như https://orcid.org/0000-0003-0825-5449 hiện tại. Theo đó, đối tượng có thời gian VĐTL như hiện tại từ 5 năm trở lên có tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến cáo thấp hơn Lê Hoàng Duy đối tượng có thời gian VĐTL như hiện tại dưới 5 năm. Như https://orcid.org/0009-0003-6793-1264 đã bàn luận ở trên, do nghiên cứu thực hiện tại thời điểm diễn Lê Trường Vĩnh Phúc ra dịch Covid-19, hành vi VĐTL của đối tượng có thể bị ảnh https://orcid.org/0000-0002-6121-186X hưởng theo hướng tích cực (gia tăng cường độ và mức độ VĐTL); điều này có thể ảnh hưởng đến mốc tính thời gian Đóng góp của các tác giả VĐTL như hiện tại ở đối tượng. Thực tế cho thấy có 260/355 Ý tưởng nghiên cứu: Lê Hoàng Duy, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm VĐTL như hiện tại dưới 5 năm, chiếm tỉ lệ 73%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Lê Hoàng Duy, mối liên quan này là yếu (giá trị p=0,048), do đó các phân tích Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh sâu hơn về yếu tố này trong các nghiên cứu về sau là cần thiết. Thu thập dữ liệu: Lê Hoàng Duy Hạn chế của nghiên cứu Giám sát nghiên cứu: Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh Nghiên cứu thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn Nhập dữ liệu: Lê Hoàng Duy biến phức tạp, do đó kết quả nghiên cứu có thể là cục bộ, tính Quản lý dữ liệu: Lê Hoàng Duy, Lê Trường Vĩnh Phúc khái quát không cao. Sai lệch thông tin trong quá trình nghiên https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 161
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Phân tích dữ liệu: Lê Trường Vĩnh Phúc, Lê Hoàng Duy Activity Questionnaire-Short Form for older adults in Vietnam. Health Promot J Austr. 2013;24(2):126-31. Viết bản thảo đầu tiên: Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Lê Trường Vĩnh Phúc 8. International Diabetes Federation (IDF). Global diabetes plan 2011-2021. 2011;pp.23-156. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh 9. Jetté M, Sidney K, Blümchen G. Metabolic equivalents (METS) in exercise testing, exercise prescription, and Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu evaluation of functional capacity. Clin Cardiol. 1990;13(8):555-65. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. 10. The International Physical Activity Questionnaires. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Guidelines for Data Processing and Analysis of the Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong International Physical Activity Questionnaire (IPAQ). nghiên cứu Y sinh học Bệnh viện Trưng Vương số 2005. URL: www.ipaq.ki.se. 235/HĐĐĐ-BVTV ngày 11/03/2021. 11. Mortensen SR, Kristensen PL, Grøntved A, et al. Determinants of physical activity among 6856 TÀI LIỆU THAM KHẢO individuals with diabetes: a nationwide cross- sectional study. BMJ Open Diab Res Care. 2022;10:e002935. 1. World Health Organization. Global recommendations 12. Đỗ Thị Kim Thu. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt on physical activity for health. Geneva: World Health động thể lực ở người bệnh ĐTĐ type 2 tại Hà Nội, Việt Organization. 2010. Nam. Đặc san, nghiên cứu và đào tạo Điều dưỡng Nam Định, pp.2. 2015. 2. International Diabetes Federation. Gestational diabetes. 2020. URL: www.idf.org/our-activities/care-prevention/gdm. 13. Rastogi A, Hiteshi P, Bhansali A. Improved glycemic control amongst people with long-standing diabetes 3. Rosiek A, Maciejewska NF, Leksowski K, et al. Effect during COVID-19 lockdown: a prospective, of Television on Obesity and Excess of Weight and observational, nested cohort study. International Journal Consequences of Health. Int J Environ Res Public of Diabetes in Developing Countries. 2020;40:476-481. Health. 2015;12(8):9408-26. 14. Vương Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Minh Hạnh, Trần 4. American Diabetes Association. Glycemid Target: Ngọc Hoàng Pháp (). Vận động thể lực ở bệnh nhân đái Standards of Medical Care in Diabetes – 2020. Diabetes tháo đường týp 2 ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Car. 2016;43(1):S66-S76. Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực 5. Bệnh viện Trung Vương. Khoa Nội tiết – Tổng hợp, phẩm. 2017;13(5):44-51. https://bvtrungvuong.vn/gioi-thieu/khoi-lam-sang/khoa- 15. Sadia L, Barua L, Banik PC, Faruque M (). Physical noi-tiet---tong-hop, truy cập ngày 15/10/2020. activity levels, its barriers, and associated factors among 6. Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng, Phan Thanh the patients with type 2 diabetes residing in the capital Nhung, Hoàng Anh Tuấn. Thực trạng và một số yếu tố city of Bangladesh. Lifestyle Med. 2020;1:e14. ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh Đái tháo 16. WHO. WHO guidelines on physical activity and đường type 2. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;449:3-9. sedentary behaviour. Geneva: World Health 7. Tran DV, Lee AH, Au TB, Nguyen CT, Hoang DV. Organization, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO. 2020. Reliability and validity of the International Physical https://www.who.int/publications/i/item/9789240015128. 162 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2