intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ đường huyết - tai biến nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

137
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp một cách bất thường, hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Tình trạng hạ đường huyết nặng (hôn mê, co giật kéo dài) nhiều lần có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ở bệnh nhân tiểu đường, các nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp là bỏ bữa, ăn muộn hoặc ít hơn mọi ngày; vận động thể lực nhiều mà không ăn hoặc không giảm liều insulin; dùng một số thuốc giảm đau, kháng sinh có ảnh hưởng đến đường huyết; uống rượu lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ đường huyết - tai biến nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường

  1. Hạ đường huyết - tai biến nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp một cách bất thường, hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Tình trạng hạ đường huyết nặng (hôn mê, co giật kéo dài) nhiều lần có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  2. Ở bệnh nhân tiểu đường, các nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp là bỏ bữa, ăn muộn hoặc ít hơn mọi ngày; vận động thể lực nhiều mà không ăn hoặc không giảm liều insulin; dùng một số thuốc giảm đau, kháng sinh có ảnh hưởng đến đường huyết; uống rượu lúc đói không kèm theo ăn bột, đường; cảm xúc mạnh. Hạ đường huyết cũng xảy ra khi bệnh nhân lấy sai liều insulin, tiêm insulin không đúng quy cách (tiêm quá sâu vào bắp thịt làm cho insulin hấp thụ vào máu nhanh hơn bình thường).
  3. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh cảm giác đói cồn cào, bủn rủn chân tay, run, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, ra mồ hôi lạnh khắp người, nói rời rạc hoặc khó nói, cáu gắt vô cớ, lo sợ hoặc đờ đẫn, nếu không được xử lý ngay có thể dẫn đến hôn mê, co giật. Trong đa số trường hợp, các biểu hiện trên sẽ qua đi sau 15-20 phút kể cả không điều trị do cơ chế tự vệ của cơ thể làm tăng sản xuất đường vào máu từ các nơi dự trữ như gan, cơ, mỡ.
  4. Mặc dù hạ đường huyết có thể tự qua đi song nếu biết cách nhận biết và điều trị, bệnh nhân sẽ tránh được những khó chịu và giảm thiểu các nguy cơ như tăng huyết áp, đột quỵ, đau thắt ngực... Để đề phòng hạ đường huyết, hãy nhớ luôn mang theo đường hoặc bánh quy bên mình, báo cho người nhà, những người xung quanh biết các triệu chứng và cách xử lý để họ giúp đỡ mình khi cần. Khi tình trạng đó xảy ra, phải ngừng ngay mọi hoạt động nếu đang điều khiển phương tiện giao thông, đang ở độ cao, ở dưới nước..., tìm nguyên nhân để có thể xử lý thích hợp. Tốt nhất nên đi khám bệnh ngay khi có thể. Nếu dùng insulin và chứng hạ đường huyết chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần ăn thêm vài chiếc bánh quy, vài lát bánh mỳ... Nếu dùng insulin và ở mức độ nặng, phải uống ngay 15 g đường kính (khoảng 3 thìa cà phê).
  5. Lưu ý: Các loại quả và nước quả tươi, kẹo chocolate làm tăng đường huyết chậm nên không thích hợp trong trường hợp này. Nếu hạ đường huyết nặng, phải chuyển người bệnh đến bệnh viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2