TÌNH YÊU VÀ SỰ GIẢI PHÓNG TÌNH DỤC<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN, VÕ THỊ HẢO<br />
NGUYỄN THỊ NGÂN - LÊ THỊ HƯỜNG<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Luôn quan tâm tới thân phận và cuộc sống của những người phụ<br />
nữ, giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại, Y Ban và Võ Thị Hảo đã<br />
dành cho họ rất nhiều ưu ái trong mỗi truyện ngắn của mình. Đào sâu vào<br />
tận cùng những khuất lấp trong cuộc sống nội tâm của các nhân vật nữ, các<br />
nhà văn đã thể hiện những yêu thương, khát khao và nhu cầu bản năng của<br />
giới nữ. Với tinh thần đó, vấn đề xuyên suốt và trở thành tiêu biểu trong các<br />
tác phẩm của hai cây bút nữ này là tình yêu và sự thể hiện những đòi hỏi bản<br />
năng một cách mạnh mẽ của các nhân vật nữ. Thể hiện tất cả những điều đó<br />
một cách thường xuyên, ở nhiều góc độ khác nhau, truyện ngắn của Y Ban,<br />
Võ Thị Hảo trở thành những sáng tác tiêu biểu cho dòng văn xuôi nữ đương<br />
đại Việt Nam, mang đậm sắc thái nữ quyền.<br />
<br />
1. Chủ nghĩa nữ quyền (feminism) phát triển mạnh mẽ ở phương Tây vào đầu thế kỉ XX<br />
đã vươn tầm ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, hình thành nên các thuyết nữ<br />
quyền, đã tạo ra một sự thay đổi lớn đối với đời sống văn học. Sự giao thoa giữa các<br />
trường phái, lý thuyết khiến cho thuyết nữ quyền không ngừng được đổi mới, biến hóa<br />
và “ăn” vào văn học trên nhiều phương diện. Bản thân sự “lên ngôi” của các cây bút nữ<br />
trong dòng chảy của văn học đương đại đã mang đến một tinh thần nữ quyền, “âm<br />
hưởng nữ quyền” cho giai đoạn văn học này. Đặc biệt, khi soi chiếu những sáng tác của<br />
mỗi nhà văn nữ dưới ánh sáng của thuyết nữ quyền, người đọc sẽ càng cảm nhận rõ hơn<br />
tinh thần “nữ quyền” của họ khi viết về giới mình. Với hai cá tính khác nhau, hai phong<br />
cách khác nhau, nhưng cùng đau đáu về thân phận và cuộc sống của những người phụ<br />
nữ hiện đại, Y Ban và Võ Thị Hảo là những nhà văn đã dành rất nhiều sự quan tâm cho<br />
đời sống nội tâm phong phú của giới nữ. Từ những phức cảm rất đỗi tinh tế trong tình<br />
yêu đến những nhu cầu bản năng, tình dục của họ.<br />
Khi các nhà văn nữ khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn thì cũng là lúc đời<br />
sống riêng tư của giới nữ được đào sâu, thể hiện một cách sâu sắc nhất. Bởi lẽ Phụ nữ<br />
thường mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách, hoặc nói như ở<br />
phương Tây…, họ tự ăn mình [4]. Sáng tác của các cây bút nữ thường tập trung nhiều về<br />
đề tài tình yêu, vì tình yêu vừa mang tính nhân loại, vĩnh cửu, vừa thuộc phạm trù cái<br />
tôi cá nhân tiêu biểu nhất của loài người. Khi cái tôi cá nhân được giải phóng, họ sẵn<br />
sàng đi tới tận cùng những khát khao bản năng của giới nữ, khám phá, thể hiện tất cả<br />
những vi diệu của nó. Các nhà văn nữ đương đại vì thế, khá táo bạo và quyết liệt khi<br />
viết về vấn đề tình dục, nhất là đời sống tình dục của các nhân vật nữ.<br />
2. Bằng sự nhạy cảm của nữ giới, kết hợp với những cách thể hiện độc đáo, Y Ban và<br />
Võ Thị Hảo đã viết một cách sâu sắc về tình yêu như là sự thức tỉnh đời sống riêng tư<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 77-84<br />
<br />
78<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGÂN – LÊ THỊ HƯỜNG<br />
<br />
của giới nữ. Tình yêu trong văn học truyền thống vốn thuộc vùng “đặc quyền” của nam<br />
giới. Dưới cái nhìn của họ, hình tượng người phụ nữ chỉ đóng khung trong những phẩm<br />
chất vẫn được coi là mẫu mực như kín đáo, e dè, thủy chung, thụ động… Sự lên ngôi<br />
của các cây bút nữ từ sau 1986 đã thực sự làm thức tỉnh đời sống riêng tư của nữ giới.<br />
Viết về giới nữ bởi những người cùng giới thì đề tài tình yêu vẫn là một sự lựa chọn<br />
được “ưa chuộng” hơn cả. Bởi lẽ ái tình là lĩnh vực tình cảm mãnh liệt nhất của con<br />
người, lại gắn với cảnh sống của gia đình với một diện sống không quá bao la, rồi tình<br />
yêu lại mang “vị đắng”, mà người phụ nữ phải nếm trải nhiều nhất trong bao đời nay.<br />
Quan tâm đến việc xây dựng kiểu con người tâm trạng, Y Ban và Võ Thị Hảo thường<br />
chú ý khai thác đời sống nội tâm của con người mà đặc biệt là nữ giới trong bi kịch của<br />
tình yêu, hôn nhân.<br />
Viết về tình yêu, họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc. Trong những câu<br />
chuyện của họ, tình yêu không chỉ là những phút giây hạnh phúc, cũng không<br />
chỉ có những khổ đau. Vận dụng lý thuyết phân tâm học ở nhiều góc độ, các nhà văn<br />
xây dựng nhân vật ở chiều sâu tâm lý để trình bày và khám phá những trạng thái tình<br />
cảm của mỗi người một cách chân thật và kì diệu nhất. Không còn là những cô gái e dè,<br />
thụ động trong văn học truyền thống, dưới cái nhìn của các nhà văn nam. Tình yêu trong<br />
truyện ngắn của Y Ban và Võ Thị Hảo được nhìn ở nhiều góc độ, nhiều chiều, gắn với<br />
người phụ nữ, họ là chủ thể và trải qua rất nhiều trạng huống khác nhau. Y Ban thường<br />
viết về những người phụ nữ dám yêu hết mình, trải qua những giây phút ngọt ngào<br />
trong tình yêu nhưng rồi nhận lại những đắng cay, đau đớn. Cô gái trong Hai bảy bước<br />
chân là lên thiên đường đã trải qua những rung động, những giây phút thật ngọt ngào<br />
trong tình yêu đầu đời. Tin tưởng vào tình yêu ấy, cô đã trao cho người mình yêu cả cái<br />
quý giá nhất của đời người con gái, và luôn chờ đợi một hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng, chỉ<br />
hai mươi tư giờ sau, tấm chân tình ấy của cô được trả bằng sự thờ ơ, vô trách nhiệm của<br />
người yêu. Đau đớn và xót xa, cô liên tưởng đến thiên đường và địa ngục, người con gái<br />
ấy tin rằng, ở địa ngục “sẽ không có buồn đau và sung sướng nữa”. Xót xa hơn, người<br />
phụ nữ trong Biển và người đàn bà xấu xí đã hết lòng yêu thương một người đàn ông bị<br />
chính vợ và các con anh ta ruồng bỏ. Chị đã chấp nhận sống một cuộc sống như một kẻ<br />
tu hành để chờ ngày anh thành đạt. Nhưng rồi khi người ấy thành công, chị đau đớn<br />
nhận ra “Một người đàn bà xấu xí không thể nào giữ được một người đàn ông cho trọn<br />
vẹn cả đâu” [1, tr. 388] và nhìn anh trở về bên người phụ nữ rất đẹp cùng những đứa<br />
con của họ. Với Y Ban, tình yêu có ở mọi nơi, thấu đến cả ba cõi: nhân gian, âm phủ và<br />
thiên đường. Lụa trong Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ đã hết lòng yêu chàng trai bán sáo<br />
ở chợ những đêm rằm bằng tình yêu đầu đời trong sáng nhất mà đâu biết rằng anh đã<br />
chết, chỉ còn hiện về vào những đêm rằm. Câu chuyện tình yêu đó là một bản nhạc lặng<br />
trầm ngợi ca tình yêu xuyên qua lớp ngăn cách của không gian và thời gian. Tình yêu<br />
còn làm cho thần Airét trên thiên đường với cái đầu lúc nào cũng nóng bừng bừng phải<br />
dịu lại trước sự dịu ngọt, đằm thắm của tình yêu (Những nghịch lý của thần Airét). Đọc<br />
truyện ngắn của chị, người đọc sẽ thấy hình ảnh những người phụ nữ luôn khao khát<br />
tình yêu, nhưng trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc lại luôn gặp kẻ bội bạc. Có lẽ vì vậy<br />
mà, đọc truyện của Y Ban người ta thấy chị sử dụng nhiều động từ hơn là tính từ, kể cả<br />
<br />
TÌNH YÊU VÀ SỰ GIẢI PHÓNG TÌNH DỤC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN...<br />
<br />
79<br />
<br />
khi thể hiện những xúc cảm và rung động yêu thương trong tâm hồn nhân vật nữ. Tìm<br />
trong trang viết của chị rất hiếm gặp những người đàn ông, nếu có thì họ chính là<br />
nguyên nhân dẫn đến nỗi đau của những người phụ nữ.<br />
Tình yêu trong truyện của Võ Thị Hảo thường có hành trình không dễ dàng đối với<br />
những người phụ nữ. Người đọc thường bắt gặp trong sáng tác của chị những người đàn<br />
bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hi sinh cho tình yêu bất cần những hệ lụy<br />
sau đó [8]. Cô gái mồ côi sống trong rừng sâu đã dùng những giọt máu của mình để cứu<br />
một chàng trai lần đầu cô gặp cho dù thần Núi đã can ngăn, cho dù làn da của cô ngày<br />
càng trở lên xanh xao, tiều tụy (Nàng tiên xanh xao). Vì tình yêu, cô đã theo chàng về<br />
nơi kẻ chợ tấp nập. Nhưng giữa những cô gái có làn da trắng hồng, cô trở lên thừa thãi<br />
trong con mắt của người đàn ông mà cô đã cứu sống. Tấm chân tình của người con gái<br />
yêu hết mình nhưng không được đến đáp đã cảm động cả thế gian, và ngày nay cô vẫn<br />
đang hiện hữu giữa cuộc đời, đó chính là những bông hoa bưởi thanh thiết, kiêu kì. Tình<br />
yêu và cuộc đời của người con gái ấy là lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: hãy biết nâng<br />
niu và trân trọng tình yêu đích thực. Nhẹ dạ, cả tin, quyết liệt hơn nữa, người con gái<br />
trong Tim vỡ sẵn sàng phá hủy nhan sắc tuyệt mỹ của mình chỉ để giữ trọn tình cảm với<br />
người đàn ông mà cô hết lòng yêu thương. Nhưng sự hi sinh ấy trở nên vô nghĩa, đẩy<br />
bất hạnh đến với cô nhanh hơn khi người đàn ông ấy khiếp sợ trước gương mặt mới của<br />
cô. Trong đau đớn và cô đơn, người con gái ấy đã chết và hóa thân thành loài hoa tigôn<br />
có hình trái tim vỡ. Xót xa cho những người phụ nữ yêu hết mình, hi sinh hết mình<br />
nhưng không được nhận lại hạnh phúc, tất cả chỉ vì nhẹ dạ, cả tin. Nhiều lần trong các<br />
câu chuyện, Võ Thị Hảo đã để chính những người đàn ông nói về nữ giới, về bất hạnh<br />
từ sự nhẹ dạ của họ: Ôi! Đàn bà! Đàn bà muôn đời vẫn vậy, vẫn không thoát ra khỏi<br />
dây xích của sự nhẹ dạ [5, tr.117]; Ôi! Khốn khổ, khốn khổ cho đàn bà! Kiếp người<br />
ngắn ngủi mà các người suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió… [5, tr.61]. Với cái<br />
nhìn đầy tình yêu thương và bằng cả trái tim đồng cảm, Võ Thị Hảo thường viết về<br />
những người phụ nữ khổ vì yêu trong những câu chuyện của mình hóa thân thành<br />
những loài hoa đẹp, giản dị, thanh khiết hư hoa bưởi, tigôn, trinh nữ… như là minh<br />
chứng cho tấm chân tình và tâm hồn thanh cao của họ.<br />
Khám phá về tình yêu với những dư vị rất riêng của nó là cách mà nhiều nhà văn lựa<br />
chọn. Nhưng chỉ khi các nhà văn nữ quan tâm và viết nhiều về người phụ nữ với những<br />
phong phú trong thế giới nội tâm, thì đề tài về tình yêu trong văn học mới thực sự trở<br />
nên phong phú, đa diện. Những người phụ nữ trong sáng tác của họ khổ vì yêu, “rút hết<br />
gan ruột để yêu”, chủ động trong tình yêu và cũng quyết tâm giành, giữ, bảo vệ tình yêu<br />
ấy. Dấu hiệu nữ quyền vì vậy mà trở nên rất sâu sắc trong cách họ thể hiện đề tài tình<br />
yêu. Người con gái nhẹ dạ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đã phạm phải tội mà cả xã hội<br />
lên án là “sinh ra giống lạc loài”. Nhưng, bằng trái tim đồng cảm và sự thấu hiểu của<br />
những người đồng giới, Y Ban nhìn thấy đó là kết quả của một tình yêu giữa hai tâm<br />
hồn trẻ, là những rung động và cảm xúc rất tự nhiên của người phụ nữ khi yêu: Khi môi<br />
anh ấy chạm môi con thì vũ trụ ngừng thở, tất cả chìm đi không còn gì tồn tại cả. Cả<br />
trinh tiết, cả những lời mẹ dạy và cả những bài luân lý. Chỉ có anh ấy và con ở trên đời<br />
này [1, tr.38]. Vượt lên trên nỗi đau, người con gái ấy đã cất tiếng đòi quyền được yêu<br />
<br />
80<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGÂN – LÊ THỊ HƯỜNG<br />
<br />
thương, trân trọng cho mình và cho cả giới nữ: Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con,<br />
đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ. Qua mỗi trang viết về tình yêu của những<br />
người phụ nữ, Y Ban và Võ Thị Hảo đã thể hiện thái độ nâng niu những ước ao, khát<br />
vọng của phái nữ. Qua đó, những người phụ nữ biết ý thức về giá trị của chính bản thân<br />
mình, biết trân trọng cái tôi bản thể. Và đó sẽ là bệ phóng quan trọng để thức tỉnh phần<br />
sâu kín mà người phụ nữ vẫn cố nén chịu [7].<br />
3. Đi đến tận cùng tâm hồn con người không chỉ là những cảm xúc yêu thương, giận<br />
hờn, nhớ nhung, xao xuyến… Cõi xa xôi nhưng lại rất thực và hiện hữu trong mỗi<br />
người lại là bản năng, vô thức, là đời sống tình dục. Tất cả gắn với con người cá nhân,<br />
ẩn trong tầng sâu thế giới nội tâm của họ. Từng giai đoạn lịch sử khác nhau, với những<br />
quan niệm xã hội khác nhau, những điều tinh tế và thiêng liêng ấy có thể bị khinh bỉ, bị<br />
đè nén, hoặc được tô đậm để phê phán những mặt xấu của xã hội. Chỉ khi nào con người<br />
nhìn nhận đúng về nó, coi đó là một khía cạnh nhân bản nhất của đời sống thì khi ấy<br />
con người cá nhân mới hiện hữu trọn vẹn giữa cuộc đời. Thế kỉ XIX, vấn đề tình dục ở<br />
phương Tây được bàn luận công khai và tìm thấy chỗ đứng cho mình trong khuôn khổ<br />
tình yêu, hôn nhân. Đến giữa thế kỉ XX, nó trở thành phương diện để giải phóng phụ<br />
nữ. Vì vậy, các nhà nữ quyền đã tìm thấy phương thức để đấu tranh cho tự do, cho<br />
quyền được bình đẳng và được tôn trọng của giới nữ khi đề cao và phản ánh những<br />
phức tạp, tinh tế trong đời sống tình dục nữ. Tinh thần ấy đã thổi vào văn học một luồng<br />
gió mới. Xu hướng viết về tình dục trong văn chương ngày càng nở rộ, đa dạng hơn.<br />
Khi viết về tình dục nữ, họ khám phá đến tận cùng những rung động, khát khao của nữ<br />
giới, điều mà suốt thời gian dài người ta không quan tâm hoặc cho nó là xấu xa, thấp<br />
hèn. Không ai viết về tình dục nữ sâu sắc và đúng hơn các nhà văn nữ. Đó là vấn đề của<br />
cuộc sống đời thường, của con người cá nhân. Là phương diện để đời sống riêng tư của<br />
giới nữ được thức tỉnh. Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, đề tài tình dục trong văn học mới<br />
thực sự xuất hiện và trở thành mối quan tâm của những người cầm bút. Đó cũng là lúc<br />
đề tài tình dục không còn là vùng đặc quyền của riêng nam giới nữa, các cây bút nữ<br />
cũng tìm cách “xé rào” để viết một cách sâu sắc về nó. Nhất là từ sau 1986, sự nở rộ của<br />
các cây bút nữ trẻ với nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân và những phức tạp trong đời sống<br />
nội tâm của giới nữ đã khiến đề tài tình dục được nhìn nhận, khai thác một cách sâu sắc<br />
và phong phú hơn bao giờ hết. Thực tế ấy đã khiến người ta dễ dàng nhận ra: có sự trỗi<br />
dậy của tình dục nữ trong văn học đương đại như là cách để giải tỏa những ẩn ức bị dè<br />
nén bấy lâu.<br />
Dục tính là nhân tính, triết lý trứ danh đó của đạo Phật đã khẳng định ý nghĩa của tình<br />
dục trong đời sống và đối với mỗi con người. Nó là phần chìm vô thức nhưng lại luôn<br />
“chờ” cơ hội để được bung thoát, trào vọt. Khi con người chấp nhận nó như một phần<br />
của cuộc sống thì cũng có nghĩa là con người cá nhân, ý thức cá nhân được xác lập trọn<br />
vẹn. Là nhà văn của những người phụ nữ hiện đại, quan tâm đến đời sống và nhu cầu<br />
bản năng của họ, Y Ban và Võ Thị Hảo viết về đề tài tình dục như là cách để giải tỏa<br />
những ẩn ức mà bấy lâu nay người phụ nữ phải cố đè nén bởi những ràng buộc khắt khe<br />
của tư tưởng cũ. Đồng thời, đó cũng là cách để thức tỉnh đời sống riêng tư của giới nữ.<br />
<br />
TÌNH YÊU VÀ SỰ GIẢI PHÓNG TÌNH DỤC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN...<br />
<br />
81<br />
<br />
Viết về tình dục, họ quan tâm nhiều đến những khát khao, đam mê của người phụ nữ, và<br />
biểu hiện nó một cách tinh tế nhưng không kém phần quyết liệt.<br />
Khi nói về vấn đề tình dục trong văn học truyền thống thì người ta nhớ ngay đến Hồ<br />
Xuân Hương, một nữ sĩ tài hoa và vô cùng táo bạo khi dám đề cập đến đề tài vốn là húy<br />
kị đối với cả nam giới. Thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện nhiều biểu tượng phồn thực<br />
nhưng cơ chế chung nhất của thơ bà là sự liên tưởng nhờ cách thức biến nghĩa [3, tr.<br />
161]. Ở một khía cạnh nào đó, sự táo bạo trong cách khai thác và biểu hiện đề tài này<br />
giữa Y Ban và nữ sĩ họ Hồ có sự gặp gỡ. Đau đáu về thân phận của những người phụ<br />
nữ, quan tâm đến những khát khao, bản năng của họ, lại là một nhà văn nữ có cá tính<br />
mạnh mẽ, Y Ban viết về tình dục một cách khá mạnh dạn và trần trụi. Trong truyện của<br />
chị, họ là những người phụ nữ với vị trí xã hội, nghề nghiệp và hoàn cảnh khác nhau:<br />
một người phụ nữ quê mùa, nghèo khó (I am đàn bà), một người phụ nữ trí thức (Tự),<br />
một cô gái trẻ lầm lỡ (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ), một cô gái xấu xí, tật nguyền (Đàn bà<br />
xấu thì không có quà)… Nhưng tất cả những người phụ nữ ấy đều có những đam mê,<br />
khao khát trong tình yêu và tình dục. Thấu hiểu và trân trọng những điều thiêng liêng<br />
ấy, Y Ban thường để cho nhân vật của mình tự nói lên và thể hiện tất cả những xúc cảm<br />
mà họ trải qua. Kể cả những cảm xúc trong mơ: Trong mơ, lần đầu tiên nàng mơ thấy<br />
ngủ với một người đàn ông khác và đạt tới khoái cảm cực mạnh. Nàng tỉnh giấc khoan<br />
khoái và vẫn giữ nguyên tâm trạng như trong bộ phim [1, tr. 270]. Đó là cảm xúc của<br />
một người phụ nữ ngoại tình trong mơ với một người đàn ông ngoại quốc mà nàng thấy<br />
trong phim. Nàng vẫn sống rất chu đáo với gia đình, nhưng đó là khoảng trời riêng của<br />
nàng và nàng được thỏa mãn với điều đó. Không phải ai cũng nhận ra và thông cảm<br />
được với những giây phút tìm ra hạnh phúc “ngoài chồng ngoài vợ” của người phụ nữ<br />
như nàng, nhưng đó lại có thể là những phút giây mà họ được sống thật với những cảm<br />
xúc và bản năng của mình. Và cả Thị (I am đàn bà) – người phụ nữ quê mùa, sẽ không<br />
bao giờ thấu hiểu hết nhu cầu bản năng của mình nếu như chị không phải xa gia đình,<br />
sống trong những “nỗi ám ảnh ghê gớm”. Đó là sau những lần chị tắm rửa cho ông chủ,<br />
nỗi nhớ nhà, thời gian nhàn rỗi đã làm thị nghĩ tới một cái. Một cái, nó đã như nỗi ám<br />
ảnh thị. Nó ám ảnh thị ghê gớm. Nó đẩy cảm giác của thị thành sự thèm khát. Để rồi sau<br />
đó Thị mộng mị vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái<br />
ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ quần áo của<br />
thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao<br />
đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào, thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị không<br />
phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mãn [2, tr. 30]. Đó chính<br />
là lúc nhân vật sống thật với những đòi hỏi của bản năng, là lúc mà những cảm xúc từ<br />
cõi sâu kín nhất trong tâm hồn họ được đánh thức.<br />
Theo Freud, tình dục là toàn bộ hoạt động gây lên khoái cảm cao của con người chứ<br />
không phải chỉ riêng nhục dục. Võ Thị Hảo là nhà văn rất quan tâm đến xúc cảm, những<br />
khát khao của các nhân vật nữ. Nhưng đọc truyện của chị, người đọc có thể cảm nhận<br />
được tất cả những điều ấy được biểu hiện thật kín đáo, tinh tế và sâu sắc. Thảo trong<br />
Người sót lại của rừng cười cảm thấy bị tự ái tổn thương, cô từ chối Thành nhưng từ<br />
sâu trong tâm hồn, cô vẫn luôn khao khát anh, tưởng tượng ra hạnh phúc của anh bên<br />
<br />