intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 tài liệu trình bày 2 nội dung còn lại chính là: Như có Bác Hồ trong ngày vui thống nhất, mãi mãi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi bài nghiên cứu, bài viết trong kỷ yếu này có những phong cách thể hiện sinh động khác nhau, dẫn chứng nhiều loại tư liệu và cách tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến một ý niệm chung - một chân lý chung - một tình cảm chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2

Phần Ba<br /> NHƯ CÓ BÁC HỒ<br /> TRONG NGÀY VUI<br /> THỐNG NHẤT<br /> <br /> CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH<br /> VỚI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG<br /> MIỀN NAM VIỆT NAM<br /> TS. Nguyễn Thị Hoa Xinh(*)<br /> <br /> C<br /> <br /> uộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một<br /> giai đoạn mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Hòa bình<br /> được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn<br /> toàn giải phóng. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, biến<br /> nửa nước thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chuẩn bị<br /> gây lại chiến tranh tiến công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các<br /> nước xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã<br /> đề ra hai nhiệm vụ chiến lược phải đồng thời tiến hành: xây dựng miền<br /> Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống<br /> nhất nước nhà, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân<br /> trong cả nước. Cả hai nhiệm vụ ấy đều nhằm mục tiêu chung là củng cố<br /> hòa bình, thực hiện thống nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, thiết<br /> thực tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam<br /> châu Á và thế giới.(1)<br /> Trong 5 năm (1954 - 1959), mặc dù cách mạng Việt Nam kiên trì thực<br /> hiện những điều khoản của Hiệp định Genève - được ký kết ngày 21-71954, để đi tới Tổng Tuyển cử, hòa bình thống nhất đất nước nhưng đế<br /> quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã trắng trợn vi phạm<br /> và xé bỏ Hiệp định Genève, đàn áp những người yêu nước ở miền Nam,<br /> thực hiện chính sách chống cộng điên cuồng, cự tuyệt tổng tuyển cử, thiết<br /> *<br /> <br /> Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 249<br /> <br /> lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam và chia cắt lâu dài nước Việt<br /> Nam. Trước những diễn biến mới của tình hình và nhằm đưa cách mạng<br /> miền Nam tiến lên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa Hội nghị lần thứ 15<br /> Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) (khóa II) vào tháng 1 năm<br /> 1959 bàn về nhiệm vụ cách mạng miền Nam và vai trò của miền Bắc đối<br /> với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đề ra đường lối<br /> của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới: “Nhiệm vụ cơ bản là giải<br /> phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện<br /> dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân<br /> chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống<br /> nhất, dân chủ và giàu mạnh”. Với mục tiêu và phương hướng: “Lấy sức<br /> mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ<br /> yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc<br /> phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(1).<br /> Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khóa<br /> II) và được sự cổ vũ từ những thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa<br /> ở miền Bắc, ở miền Nam phong trào đấu tranh của quần chúng từ thế<br /> giữ gìn lực lượng đã chuyển sang thế tiến công, liên tiếp nổ ra nhiều<br /> cuộc nổi dậy và đồng khởi. Từ cuộc nổi dậy của nhân dân Bác Ái - Ninh<br /> Thuận (năm 1958), Trà Bồng - Quảng Ngãi (năm 1959), đồng khởi Bến<br /> Tre (ngày 17-1-1960), cho đến những cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân<br /> dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Tây Nguyên (tháng 10-1960), nhân<br /> dân miền Nam đã đẩy lùi từng bước âm mưu và hành động xâm lược<br /> của đế quốc Mỹ. Để giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo phong<br /> trào cách mạng miền Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của<br /> Đảng (9-1960) đã chủ trương thành lập Trung ương Cục và xây dựng tổ<br /> chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam để tập hợp rộng rãi lực<br /> lượng cách mạng, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và nêu<br /> cao chủ nghĩa yêu nước. Vào những tháng cuối năm 1960, Bộ Chính trị<br /> đã nhiều lần thảo luận và đi đến quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc<br /> giải phóng miền Nam Việt Nam với Cương lĩnh và Chương trình hành<br /> động cụ thể. Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam<br /> Việt Nam đã được thành lập. Mặt trận đã ra lời kêu gọi: “Tất cả hãy đứng<br /> lên! Tất cả hãy đoàn kết lại! Hãy xiết chặt hàng ngũ chiến đấu dưới ngọn<br /> 1<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998,<br /> tập 20, tr. 81.<br /> <br /> 250<br /> <br /> cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc<br /> Mỹ và Ngô Đình Diệm”. Bản tuyên ngôn và chương trình 10 điểm thông<br /> qua tại đại hội vạch ra cương lĩnh cho phong trào cách mạng miền Nam.<br /> Mục tiêu đấu tranh của Mặt trận được cô đúc một cách ngắn gọn: “Phải<br /> hòa bình! Phải độc lập! Phải dân chủ! Phải cơm no, áo ấm! Phải hòa bình,<br /> thống nhất Tổ quốc!” - nhằm giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề<br /> cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam; trước mắt là vấn đề độc lập<br /> dân tộc, dân chủ và hòa bình rất phù hợp với nguyện vọng của đông đảo<br /> quần chúng. Mặt trận đã có ảnh hưởng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân<br /> dân, góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng lên một bước.<br /> Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là tổ chức yêu nước,<br /> cách mạng của nhân dân miền Nam, song trong tổ chức và hoạt động<br /> Mặt trận nêu cao ý chí, khát vọng độc lập, thống nhất của cả dân tộc Việt<br /> Nam. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam<br /> Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và được Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh đặc biệt quan tâm. Ngày 20-10-1962, khi tiếp Đoàn đại biểu Mặt<br /> trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần đầu tiên đi công tác đối<br /> ngoại và ra thăm miền Bắc, phút đầu gặp gỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã<br /> thắm thiết ôm hôn Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, hỏi thăm sức khỏe của anh<br /> chị em và kết quả chuyến đi công tác của đoàn. Khi đoàn dâng lên Người<br /> các tặng phẩm: tập thơ của người chiến sĩ Nguyễn Trọng Tuyển viết gửi<br /> tặng Người trong nhà tù trước khi hy sinh, tập album ảnh chụp các hoạt<br /> động ở vùng giải phóng. Người rất xúc động, đặt tay lên ngực mình và<br /> nói: “Hình ảnh của miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”. Dưới sự<br /> lãnh đạo, cổ vũ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ đoàn<br /> kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,<br /> nhân dân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn. Cách<br /> mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần, phát triển thành chiến tranh<br /> cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, nổi dậy<br /> với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng cả ba mũi:<br /> chính trị, quân sự và binh vận, phá vỡ quốc sách ấp chiến lược của chúng,<br /> dẫn tới chiến thắng Ấp Bắc (1-1963), báo hiệu sự phá sản tất yếu chiến<br /> lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Phong trào đấu tranh chính<br /> trị trong các đô thị, nhất là ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng cũng ngày một dâng<br /> cao, đã đẩy đế quốc Mỹ vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hoạt động<br /> của Mặt trận dựa trên mục tiêu và nguyên tắc đoàn kết rộng rãi mọi giai<br /> 251<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2