Tổ chức cảnh quan gắn kết giữa không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát triển các đô thị du lịch ven biển miền Trung, trường hợp đô thị Đà Nẵng và đô thị Quy Nhơn
lượt xem 7
download
Bài báo này tập trung phân tích mối liên hệ giữa cảnh quan không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát triển của đô thị Đà Nẵng và Quy Nhơn, cụ thể là phân tích sự chuyển đổi hình thái không gian kiến trúc cảnh quan và hoạt động đô thị từ trung tâm đô thị cũ ra khu vực du lịch ven biển nhằm chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gắn kết và tương tác giữa cảnh quan không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức cảnh quan gắn kết giữa không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát triển các đô thị du lịch ven biển miền Trung, trường hợp đô thị Đà Nẵng và đô thị Quy Nhơn
- Tổ chức cảnh quan gắn kết giữa không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát triển các đô thị du lịch ven biển miền Trung, trường hợp đô thị Đà Nẵng và đô thị Quy Nhơn ThS.KTS. Cao Giang Nam Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Tóm tắt: Bài bào này tập trung phân chóng của các khu vực du lịch ven biển. tích mối liên hệ giữa cảnh quan không Đồng thời, phân tích chỉ ra rằng sự gian trung tâm đô thị cũ với không gian chuyển tiếp cảnh quan từ không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát trung tâm đô thị cũ sang không gian du triển của đô thị Đà Nẵng và Quy Nhơn, lịch ven biển là quá trình thích ứng với cụ thể là phân tích sự chuyển đổi hình các yếu tố mới, nhưng vẫn cần các thái không gian kiến trúc cảnh quan và không gian gắn kết giữa hai không gian hoạt động đô thị từ trung tâm đô thị cũ đô thị này. Bài báo nêu ra vấn đề cốt lõi ra khu vực du lịch ven biển nhằm chỉ ra cần giải quyết là sự gắn kết và tương những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác giữa cảnh quan truyền thống của gắn kết và tương tác giữa cảnh quan khu vực trung tâm và cảnh quan mới không gian trung tâm đô thị cũ với hình thành của khu vực du lịch ven biển. không gian du lịch ven biển. Lập luận là các không gian trung tâm đô thị cũ với Từ khóa: Gắn kết, đô thị du lịch biển, các mô hình cảnh quan đô thị truyền hình thái không gian đô thị, kiến trúc thống, được xây dựng dựa trên quá cảnh quan, hoạt động đô thị, cảnh quan trình lịch sử phát triển lâu dài đang đối trung tâm đô thị, cảnh quan du lịch ven mặt với những thách thức gắn kết hài biển. hoà trước sự phát triển mới nhanh 1. Thực trạng đô thị hoá các thành phố ven biển miền Trung và quy hoạch cảnh quan đô thị du lịch ven biển hiện nay Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài 3.260km (đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới). Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Với chiến lược phát triển kinh tế biển của chính phủ mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho phát triển các đô thị du lịch ven biển Việt Nam. 118
- Vùng duyên hải Trung Bộ với bờ biển dài có tiềm năng phát triển du lịch biển. Một điểm chung của các đô thị ven biển miền Trung là thành phố nằm bên bờ biển, có điều kiện để phát triển du lịch biển. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, nhu cầu du lịch của du khách trong nước và quốc tế đến các địa phương này tăng cao đột biến dẫn đến sự bùng nổ về du lịch biển. Hệ quả là đô thị hoá đã diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực ven biển của thành phố, hình thành nên các khu vực mới có cảnh quan kiến trúc và chức năng dịch vụ du lịch mật độ cao và khá tách biệt với phần còn lại của đô thị, đồng thời, hình ảnh đô thị biển với diện mạo kiến trúc của nó đang dần dần tạo dựng đặc trưng của mỗi đô thị, mỗi vùng đất, mỗi dự án, thu hút sự chiêm ngưỡng của du khách khi nhìn từ biển vào bờ và từ thành phố hướng ra biển. Tác động của đô thị hoá không gian du lịch ven biển quá nhanh thể hiện rõ nét qua các vấn đề phát triển quỹ đất du lịch ven biển, các cơn sốt bất động sản du lịch ven biển, cơ hội để tạo lập hình ảnh đô thị mang bản sắc riêng của từng khu vực, sự tương tác giữa khu vực phát triển mới và khu vực trung tâm đô thị cũ, giữa cư dân bản địa và du khách, sự chiếm lĩnh thô bạo của cảnh quan du lịch đối với không gian và cảnh quan thiên nhiên, lấn át di sản kiến trúc truyền thống và thiếu gắn kết với không gian đô thị cũ. Đô thị Năm 2010 Năm 2020 Cửa Lò (Nghệ An) Đồng Hới (Quảng Bình) 119
- Đà Nẵng Quy Nhơn (Bình ĐỊnh) Tuy Hoà (Phú Yên) Nha Trang (Khánh Hoà) Hình 1: Quá trình đô thị hoá một số đô thị ven biển miền Trung 120
- 5. Đà Nẵng và y Nhơn: Hai trường hợp điển hình phát triển cảnh quan không gian du lịch ven biển 2.1. Đà Nẵng a) Sự biến đổi cảnh quan của không gian du lịch ven biển Trong những năm gần đây, các đô thị ven biển Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã tận dụng những thế mạnh về vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên để phát triển kinh tế trong đó du lịch và kinh tế biển là mũi nhọn. Rất nhiều các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị mới được đầu tư xây dựng ồ ạt dọc bãi biển nhằm khác thác triệt để tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh những mặt đạt được về việc góp phần phát triển kinh tế, đô thị cho địa phương, các dự án xây dựng không được quy hoạch tốt cũng đã gây ra nhiều hệ luỵ về mặt đô thị, môi trường, xã hội. Việc quy hoạch xây dựng theo kiểu “chia lô mặt biển” dọc theo bờ biển phía Đông Nam của thành phố để xây dựng các khu resort cao cấp đã tạo ra nhiều vấn đề tranh cãi. Các dự án này thường được xây dựng tách biệt với ranh giới, tường rào, thậm chí có bãi biển, mặt tiền biển riêng đã gây cản trở cho khả năng tiếp cận không gian mặt biển của cộng đồng cư dân bản địa. Điều đáng kể hơn là việc chiếm dụng các khu vực cảnh quan đẹp và nổi tiếng lâu đời như bãi biển Non Nước, bãi biển Mỹ Khê trước đây là không gian sử dụng công cộng của người dân bản địa. Bản thân các dự án này khi phát triển đã che chắn, cản tầm nhìn từ bờ ra biển, làm giảm sự gắn kết giữa đô thị và biển. Việc di dời các làng chài ven biển và bến thuyền dân sinh để nhường chỗ cho khai thác du lịch mà không có giải pháp thay thế phù hợp cũng làm mất đi không gian sinh kế truyền thống và gây ra thiệt thòi về kinh tế - xã hội cho ngư dân. Những di sản đặc trưng của các làng chài ven biển không được duy trì, bảo tồn và bảo vệ. Việc quy hoạch các tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp có chiều rộng mặt cắt không hợp l{, lưu lượng giao thông cơ giới lớn tạo thành giải phân cách, tạo ra sự ngăn cách đáng kể giữa đô thị và khu vực dải đất ven biển. Khoảng cách từ đường đến mặt biển quá gần không tạo ra được các không gian chuyển tiếp và không gian mở hướng biển. Cảnh quan ven biển được quy hoạch, thiết kế và xây dựng khá nghèo nàn chủ yếu là các bãi tắm và và các công viên thiếu điểm nhấn nên chưa tạo được bản sắc biển cho thành phố. Các tuyến đường dọc sát biển được quy hoạch thành các khu đất xây dựng khách sạn, nhà hàng, dịch vụ với kiến trúc to lớn, hiện đại, sang trọng, mà thiếu cảnh quan sinh hoạt đô thị thường nhật đã tạo thành một bức tường vô hình ngăn cách không gian đô thị bên trong với lớp vỏ bọc du lịch của không gian ven biển. 121
- (a) Đường Võ Nguyên Giáp (b) Đường Phạm Văn Đồng (c) Đường Võ văn Kiệt Hình 2: Kiến trúc trên các trục đường chính bao quanh ô phố du lịch ven biển (a) Dãy nhà hàng chiếm mặt (b) Khu Resort chiếm mặt tiền (c) Cảnh quan đường phố nội tiền biển biển ô Hình 3:Sự tương phản cảnh quan giữa bên ngoài với bên trong nội ô và sự lấn chiếm mặt tiền không gian các bãi tắm công cộng dành cho cư dân bản địa và du khách b) Hình thái cảnh quan không gian du lịch ven biển Cảnh quan không gian du lịch ven biển hiện nay đang phát triển theo kiểu bám biển nhiều hơn là hướng biển. Kiến trúc đô thị chủ yếu tập trung dọc theo tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp. Các trục cảnh quan hướng biển ít được chú trọng phát triển chỉ tập trung trên 4 trục giao thông lớn là Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Thoại, và Hồ Xuân Hương với khoảng cách giữa 2 trục đường lớn từ 1000m đến 2000m. Khoảng giữa các trục chính này chưa được quy hoạch, thiết kế đô thị đồng bộ, xứng tầm và chưa tạo ra sức hấp dẫn đô thị cho người dân và du khách. Có sự tương phản mạnh mẽ về cảnh quan kiến trúc trong khu vực, giữa ranh giới (Edge) và nội ô phía trong các khu vực (District). Các công trình kiến trúc cao tầng, hiện đại, sang trọng có diện tích ô đất lớn tập trung các trục đường chính bao quanh khu vực, trong khi khu vực bên trong là kiến trúc kiểu nhà ống thấp tầng có mặt tiền 5m. Việc quy hoạch các trục đường chính bao quanh các khu phố có mặt cắt đường lớn (20m - 50m), trong khi các tuyến phố trong nội ô lại quá nhỏ (5.5m, 7.5m, 10.5m) với kiểu quy hoạch chia lô nhà ở mặt tiền rộng 5m là nguyên nhân của tình trạng này. 122
- Các công trình kiến trúc dàn trải dọc theo mặt biển và các trục đường chính hướng biển, trong khi không gian đô thị này thiếu các yếu tố cột mốc (Landmark) hay nút (Node) để làm điểm nhấn và định hướng không gian, cảnh quan đô thị. Một số không gian công cộng được xây dựng dọc trên tuyến ven biển Võ Nguyên Giáp như quảng trường, công viên. Tuy nhiên các không gian này chiểm tỷ trọng ít, thiếu bản sắc và chưa đủ sức hấp dẫn đô thị. Không gian du lịch ven biển Đà Nẵng có một đặc điểm là khu vực đô thị có hai mặt tiền gắn liền với cảnh quan sông biển: Phía Đông giáp biển, phía tây tiếp xúc với sông Hàn. Trước đây, khu vực này có hình thái địa hình thay đổi kiểu gò đồi cao ở giữa và thấp dần về hai phía sông, biển. Đây là điều kiện địa hình l{ tưởng để khai thác giá trị cảnh quan sông biển mà thiên nhiên ban tặng, đồng thời kiến tạo cảnh quan đặc trưng, có bản sắc cho đô thị. Tuy nhiên việc quy hoạch và phát triển đô thị đã không khai thác được tính chất cảnh quan này. Hoạt động du lịch dịch vụ diễn ra khá nhộn nhịp tại các tuyến phố chính bao quanh khu phố. Trong khi khu vực nội ô lại là một trạng thái đối lập bình yên và thiếu sự khám phá trải nghiệm dành cho du khách. Những khu phố du lịch ven biển nổi tiếng Pattaya (Thailand), Malaca (Malaysia), Bali (Indonesia),... đều có những khu phố đi bộ, những khu chợ đêm nổi tiếng làm cho những khu phố du lịch ven biển mới được xây dựng sau này trở nên sống động, hấp dẫn. Hình 4: Ý tưởng quy hoạch cấu trúc không gian và cảnh quan Tp. Đà Nẵng (Nguồn: Đoàn nghiên cứu DaCRISS) 123
- Hình 5: Cấu trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng từ không gian trung tâm đến không gian du lịch ven biển 2.2. Quy Nhơn a) Cảnh quan tự nhiên thành phố Quy Nhơn và vùng lân cận Thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận có các dạng địa hình: núi, gò đồi (cao độ 200-700m) rải rác với những dải đất sườn đồi không lớn, xen kẽ, còn lại là đồng bằng thấp với đầm phá và bờ biển dài, nhiều cồn cát tự nhiên. Cảnh quan tự nhiên đặc trưng của Thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận gồm: - Bờ biển đẹp, đa dạng trong sự kết hợp với cảnh quan nông nghiệp, đầm phà hoặc cảnh quan núi, rừng như trường hợp Khe gió, Nhơn L{ trên bán đảo Phương Mai, hay Bãi Dài, Ghềnh Ràng Tiên Sa, Quy Hòa ở trung tâm thành phố Quy Nhơn,… - Đầm Thị Nại có giá trị đa dạng sinh học của vùng sinh thái ngập mặn. Ngoài giá trị cảnh quan độc đáo, Đầm Thị Nại với hệ thống rừng ngập mặn kết hợp với hệ thống rừng trồng bao quanh giữ vai trò là lá phổi xanh, điều hòa khí hậu của khu vực. - Khu vực đồng bằng thấp, thuộc hạ lưu của 2 con sông Sông Côn và Sông Hà Thanh là vùng thường bị Ngập, lụt và lũ do nước từ thượng nguồn Tây Nguyên đổ về, kết hợp với đầm Thị Nại tạo nên cảnh quan văn hóa nông nghiệp trải rộng và có đặc trưng. - Hệ thống núi, rừng bao quanh, tạo nên những điểm cảnh quan hấp dẫn, đặc biệt là dãy núi Phương Mai ở vị trí quan trọng, làm thành một điểm nhấn tự nhiên độc đáo của thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận. b). Cảnh quan đô thị (cảnh quan nhân tạo) thành phố Quy Nhơn Cấu trúc không gian đô thị Quy Nhơn và vùng phụ cận bao gồm các khu vực: 124
- - Trung tâm thành phố Quy Nhơn là khu vực trung tâm đô thị cũ với chức năng động lực chính là thương mại, dịch vụ và du lịch biển. Khu vực này có mật độ xây dựng và dân cư trập trung cao. Điểm đặc trưng của Quy Nhơn là khu du lịch ven biển gắn liền với trung tâm đô thị hiện hữu tạo nên một quần thể cảnh quan không gian đô thị nén trong phạm vi giới hạn không gian đô thị nhỏ hẹp. - Khu vực Diêu Trì, Tuy Phước với chức năng động lực mới là đào tạo, nghiên cứu và sản xuất dạng khu công nghệ cao. Cảnh quan không gian đô thị phát triển theo mô hình đô thị hiện đại, xây dựng tập trung, mật độ cao trong tương lai. Khu vực đô thị này hình thành sẽ tạo điều kiện để tuyến đô thị dọc quốc lộ 1A phát triển thuận lợi, đặc biệt là làm giảm áp lực xây dựng công trình dân dụng lên trung tâm thành phố Quy Nhơn và công trình công nghiệp tại Khu kinh tế Nhơn Hội trên bán đảo Phương Mai. - Khu kinh tế Nhơn Hội nên phát triển với chức năng động lực chính là cảng và công nghiệp nhẹ. Phát triển quy mô lớn công nghiệp, nhất là lọc hóa dầu,… mâu thuẫn với các chức năng du lịch đã được quy hoạch và là nguy cơ làm mất giá trị của tài nguyên cảnh quan tự nhiên độc đáo của Bán đảo, mà rất ít nơi có được. Đó là sự hội tụ các giá trị cảnh quan biển, núi, rừng, cồn cát, đầm phà và đồng bằng. Hình 6: Đô thị Quy Nhơn có tính chất nén, cảnh quan đan xen gắn kết giữa 2 không gian 125
- Hình 7: Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Quy Nhơn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 126
- Hình 8: Phối cảnh tổng thể cảnh quan không gian thành phố Quy Nhơn c) Hình thái cảnh quan không gian du lịch ven biển Cảnh quan tự nhiên của Quy Nhơn phong phú, có biển, núi, đồi, rừng phòng hộ, đầm phá cùng hệ thống sông và đồng bằng trải rộng ở giữa, trong đó Đầm Thị Nại như một thành phần liên kết hệ thống cảnh quan tự nhiên, tạo nên nét đặc trưng và vẻ độc đáo của cảnh quan tự nhiên của thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận. Đây là tài nguyên qu{ giá, là bộ khung cảnh quan tự nhiên, để cấu trúc không gian tổng thể đô thị dựa vào mà phát triển để làm nên hình ảnh không gian đô thị đặc trưng và thương hiệu riêng có của thành phố Quy Nhơn. Ở khía cạnh khác, chính sự chia cắt phức tạp của địa hình để lại không nhiều diện tích thuận lợi cho xây dựng, là những gì bất lợi. Nhưng chính điều này lại gợi ý tích cực cho việc lựa chọn quy mô và cấu trúc không gian đô thị Quy Nhơn theo hướng tỷ lệ nhỏ và phân tán là hợp lý. Ngoài cảnh quan tự nhiên, thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận còn có tiềm năng về con người và cảnh quan văn hóa với di sản của văn hóa Chăm Pa và văn hóa Việt thời phong kiến. Đồng thời, khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm cho thiên tại, bão lũ, trong những năm gần đây diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Đây là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình nghiên cứu xác lập cấu trúc không gian tổng thể đô thị Quy Nhơn và vùng phụ cận. Hình 9: Không còn khoảng cách và ranh giới giữa không gian trung tâm đô thị cũ và không gian du lịch ven biển 127
- 6. Khả năng tương t c cảnh quan giữa không gian du lịch ven biển và không gian trung tâm đô thị cũ 6.1. Hình thái đô thị Các thành phố du lịch ven biển miền Trung với ưu thế của mình, đã nhanh chóng phát triển thành những đô thị gắn liền với du lịch biển. Mỗi địa phương có những định hướng phát triển riêng nhằm khai thác ưu thế mà mình có trên nền đô thị cũ dẫn đến hình thái đô thị rất đa dạng và có bản sắc riêng cho mỗi đô thị. Qua nghiên cứu khoảng cách không gian từ bên trong nội đô ra đến cạnh biên bờ biển của các đô thị, chúng ta dễ dàng nhận dạng được hình thái đô thị các thành phố ven biển miền Trung có 3 dạng cơ bản: Dạng hình thái đô thị với ranh giới phân tách mờ nhạt: Sự phân tách không gian giữa trung tâm đô thị và không gian du lịch ven biển theo kiểu đan xen, hỗn hợp có tính chất hướng biển với khoảng cách giữa hai không gian 0.5 – 1km. Đại diện tiêu biểu cho kiểu hình thái đô thị này là thành phố Nha Trang, Tuy Hoà, Quy Nhơn. Dạng phân tách “mềm”: Khoảng cách giữa 2 không gian 3 – 5 km, có không gian đệm là các khu dân cư đô thị làm không gian chuyển tiếp giữa 2 không gian như Đà Nẵng, Đồng Hới. Kiểu hình thái đô thị này mang tính chất bám biển nhiều hơn là hướng biển. Dạng phân tách “cứng”: Khoảng cách giữa 2 không gian khá xa từ 10 – 20 km bằng không gian nông nghiệp nông thôn. Đặc điểm của mối quan hệ này là đô thị du lịch biển làm đô thị vệ tinh liên kết với đô thị trung tâm thông qua trục giao thông kết nối: Vinh – Cửa Lò, Huế - Thuận An, Hội An – Cửa Đại. Hình 10: Các dạng phân tách không gian giữa không gian đô thị cũ và không gian du lịch ven biển 128
- 6.2. Khả năng tương tác cảnh quan giữa 2 không gian Trong khuôn khổ bài báo này, chúng ta xem xét khả năng tương tác giữa không gian trung tâm đô thị với không gian du lịch ven biển ở hai dạng hình thái đầu tiên. Dạng hình thái đô thị với ranh giới phân tách mờ nhạt: Sự chuyển hoá cảnh quan từ không gian đô thị có lịch sử hình thành, tích luỹ, và phát triển lâu dài sang không gian đô thị được thiết lập mới trong thời gian ngắn. Đô thị có xu hướng nén tập trung thành một quần thể đô thị hỗn hợp đan cài giữa các chức năng và cảnh quan cũ với cảnh quan du lịch ven biển. Sự đan xen giữa các yếu tố cảnh quan đô thị làm cho sự tương tác giữa 2 không gian trở nên gắn kết, bổ trợ cho nhau đầy sức sống hấp dẫn. Tính chất hướng biển giúp cho không gian du lịch ven biển đóng vai trò như là ban công hay phòng khách cho đô thị. Việc “nén” không gian đô thị cũ có tính chất truyền thống, hướng nội với không gian du lịch ven biển có tính chất hướng ngoại, hiện đại trong một khu vực đô thị hạn chế về mặt không gian phát triển cũng làm nãy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết: sự lộn xộn về mặt cảnh quan đô thị, tình trạng kẹt xe, ô nhiễm và phá vỡ môi trường sinh thái, tiện ích công cộng và tiện nghi du lịch,... Dạng phân tách “mềm”: Mối liên hệ cảnh quan giữa 2 không gian được thiết lập trong mối quan hệ yếu ớt thông qua các trục giao thông chính kết nối.Dòng dịch chuyển đô thị thể hiện sự gắn kết lỏng lẻo của cảnh quan hoạt động giữa hoạt động đô thị truyền thống và hoạt động du lịch trải nghiệm của du khách tạo nên sự lệch pha giữa hai không gian. Mật độ công trình kiến trúc phục vụ du lịch dày đặc tại không gian du lịch ven biển tạo nên một không gian đô thị với chức năng du lịch chủ yếu. Sự thay đổi về mặt cảnh quan đô thị từ trung tâm ra không gian ven biển có sự đứt gãy tạo nên vùng lõm về mặt kiến trúc cảnh quan ở khu vực chuyển tiếp giữa hai không gian.Tương phản về kiến trúc và công trình xây dựng là biểu hiện rõ rệt về sự đứt đoạn cảnh quan không gian, bao gồm: i) Tương phản về khối tích xây dựng tạo cảm giác mất cân bằng, khó định hình các tuyến không gian; ii) Tương phản về mật độ tập trung công trình bởi sự phát triển dần dần của khu vực trung tâm đối lập với quá trình quy hoạch và xây dựng không gian ven biển một cách nhanh chóng; iii) Tương phản về các ngôn ngữ biểu hiện của kiến trúc công trình, gián tiếp phản ánh sự đứt đoạn về lịch sử hình thành không gian. 7. Tổ ch c cảnh quan gắn kết giữa không gian tr ng tâm đô thị cũ và không gian d ịch ven biển Phát triển không gian du lịch ven biển cần đảm bảo sự hài hoà giữa hai đặc tính hướng biển và bám biển để định hình cấu trúc không gian và cảnh quan đô thị có sự tương tác đa dạng, đa chiều giữa yếu tố nội ô (District) và các yếu tố cạnh biên (Edges). Đối với dạng hình thái đô thị có ranh giới phân tách mờ nhạt cần nghiên cứu định hình và phát triển đường Xiluet đô thị rõ ràng, tránh tập trung kiến trúc cao tầng ven biển làm che chắn tầm nhìn từ trung tâm về phía biển. Việc quy hoạch chiều cao và thiết kế đô thị là công tác cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo việc tránh việc phát triển nóng không gian du lịch ven biển dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong xây dựng phát triển đô thị. 129
- Đối với dạng hình thái đô thị có ranh giới phân tách “mềm” cần chú trọng phát triển không gian và cảnh quan đô thị hướng biển. Tập trung chỉnh trang các tuyến phố nội ô phía bên trong không gian du lịch ven biển và làm sống động các không gian này bằng các hoạt động đô thị có tính trải nghiệm, tăng cường sự tương tác giữa người dân bản địa và du khách. Hình thành nên các khu phố đi bộ, không gian công cộng hấp dẫn người dân đô thị và tạo lập hình ảnh đô thị có bản sắc của đô thị du lịch biển. 8. Kết luận Có thể thấy các đô thị du lịch biển miền Trung đang từng bước chuyển mình và phát triển nhanh chóng. Du lịch biển trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của nhiều đô thị ven biển miền trung. Bên cạnh nhiều mặt tích cực đạt được, sự phát triển các khu du lịch ven biển quá nhanh đã có tác động lớn đến cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên và bản sắc đô thị. Sự cân bằng giữa không gian du lịch nghỉ dưỡng và không gian đô thị truyền thống trở nên quan trọng và là yếu tố tăng cường sự trải nghiệm và níu chân du khách. Nhiều thành phố du lịch biển trên thế giới trong quá trình phát triển đô thị đã luôn tìm cách tạo ra các yếu tố cảnh quan gắn kết giữa không gian đô thị cũ với không gian du lịch mới phát triển nhằm tạo lập bản sắc riêng cho mình. Các đô thị du lịch biển có trở nên đáng sống và hấp dẫn du khách được hay không dựa vào việc có tạo ra được bản sắc riêng cho đô thị hay không. Bài viết phân tích hai đô thị điển hình đại diện cho hai dạng hình thái đô thị du lịch ven biển miền Trung, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc kiến tạo cảnh quan gắn kết giữa không gian đô thị cũ và không gian du lịch ven biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. The World Bank, Cities Alliance (2011). Vietnam urbanization review. [2]. The World Bank (2019). Coastal Resources for Sustainable Development Project. [3]. Japan International Cooperation Agency (JICA) (2010). The Study on Integrated Development Strategy for Danang City and Its Neighboring Area in the Socialist Republic of Vietnam (DaCRISS). [4]. Do Duy Thinh, Jiayu Huang , Yuning Cheng, Truong Thi Cat Tuong (2018). Da Nang Green Space System Planning: An Ecology Landscape Approach. Www.mdpi.com/journal/sustainability. [5]. Bộ xây dựng (2014). Cấu trúc không gian tổng thể đô thị Quy Nhơn. [6]. Vu Kim Chi, Nguyen Thi Thuy Hang, Dinh Thi Bao Hoa, Luong Thi Van, Nguyn Huu Xuan, Tran Thanh Ha, Nguyen Thi Thu Trang (2015). Coastal urban climate resilience planning in Quy Nhon, Vietnam. Asian Cities Climate Resilience Working Paper Series, Published by IIED, February 2015. [7]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2018). Báo cáo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. [8]. Nguyễn Chu Hồi (2021). Phát triển hệ thống đô thị biển Việt Nam: Một số hàm ý chính sách. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, tháng 5/2021. [9]. Nguyễn Anh Tuấn (2019). Vấn đề quy hoạch đô thị và nhà cao tầng ven biển, bài học từ các đô thị ven biển của Braxin. Tạp chí Kiến trúc, Số tháng 08/2019. [10]. Nguyễn Hồng Hạnh (2020). Đô thị biển Việt Nam và một số vấn đề. Tổng hội xây dựng Việt Nam. [11]. Nguyễn Vương Duy Anh (2020). Những vấn đề trong quy hoạch phát triển đô thị du lịch ven biển ở Việt Nam. Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 105/2020. [12]. Nguyễn Trung Dũng (2020). Đô thị biển Đà Nẵng. Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 105/2020. 130
- [13]. Bộ Xây dựng (2020). Những nguyên tắc cần thiết trong Quy hoạch và phát triển đô thị biển. [14]. Hoàng Đạo Kính (2017). Đô thị biển Việt Nam - Tiếp cận vấn đề và suy ngẫm về đường hướng phát triển. Tạp chí Đô thị và phát triển, tháng 8/2017. [15]. Nguyễn An Thịnh (2014). Cơ sở sinh thái cảnh quan trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững. NXB Xây dựng. [16]. Go Yuntszyun (2012). Hình thái đô thị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của đô thị. Tạp chí Xây dựng công nghiệp và dân dụng Nga, số 7/2012. [17]. Nhiều tác giả (2014). Phát triển đô thị bền vững - Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn. NXB Tri thức trẻ. [18]. Jianfa Shen, Gordon Kee (2017). Development and Planning in Seven Major Coastal Cities in Southern and Eastern China. Springer International Publishing AG 2017. [19]. Kenvin Lynch (1960). The Image of the City. The Massachusetts Institute of Technology and the President and Fellows of Harvard College, Twentieth Printime, 1990. [20]. Robert Riddell (2004). Sustainable urban planning. Blackwell Publishing Ltd. [21]. Catherine Dee (2001). Form and Fabric in Landscape Architecture. Published in the Taylor & Francis e-Library, 2005. [22]. Anna Brdulak, Halina Brdulak (2017). Happy City - How to Plan and Create the Best Livable Area for the People. Springer International Publishing AG 2017. 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn