JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 118-128<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0108<br />
<br />
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT<br />
Ở TIỂU HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
<br />
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Dạy học dự án là một kiểu dạy học hiện đại, có tác dụng sâu sắc trong việc rèn<br />
luyện các năng lực học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh độc lập nghiên cứu, giải<br />
quyết vấn đề thực tiễn đồng thời rèn luyện cho các em năng lực sáng tạo, hợp tác, giao<br />
tiếp. . . Đối với học sinh tiểu học, việc rèn luyện cho các em những phẩm chất năng lực kể<br />
trên ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, tạo cơ sở và nền tảng để thực hiện tốt mục<br />
tiêu giáo dục trong bối cảnh xã hội hiện tại. Điều này cần phải được thực hiện trong các<br />
môn học ở tiểu học nói chung và môn Kĩ thuật nói riêng. Trên cơ sở phân tích khái niệm,<br />
đặc điểm và bản chất của dạy học dự án (DHDA), tính phù hợp của DHDA với đặc điểm<br />
chương trình môn Kĩ thuật ở tiểu học, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, bài<br />
viết đề cập tới việc xây dựng quy trình vận dụng phương pháp DHDA trong quá trình dạy<br />
học môn học này đồng thời đưa ra những gợi ý về việc vận dụng phương pháp này đối với<br />
các chủ đề môn Kĩ thuật trong chương trình lớp 4, 5.<br />
Từ khóa: Dạy học dự án, tiểu học, môn Kĩ thuật.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt<br />
động của người học, lấy hoạt động của người học làm trung tâm, từ lâu đã trở thành một trong<br />
những nội dung phát triển giáo dục mà ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện. Đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học lấy học sinh làm<br />
trung tâm, nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo, nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của người học<br />
được triển khai và bước đầu có những hiệu quả nhất định. Phương pháp dạy học dự án là một trong<br />
những phương pháp dạy học đáp ứng với định hướng đổi mới giáo dục đã đề ra. Nó giúp cho học<br />
sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo, kết hợp lí thuyết<br />
và thực hành để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp người học tạo ra được những sản phẩm thật,<br />
có thể trưng bày và sử dụng, hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa của kiến thức. Không dừng lại ở đó,<br />
dạy học theo dự án tạo điều kiện để học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm<br />
và học tập độc lập.<br />
Chính bởi những ưu điểm vượt trội này, phương pháp dạy học dự án được nghiên cứu và<br />
vận dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong nhiều môn học, cấp học theo nhiều hướng nghiên cứu<br />
khác nhau như các nghiên cứu lí luận của Kilpatrick. W. H , Thomas J. W, Blumenfeld. P. C, Frey.<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br />
Liên hệ: Dương Giáng Thiên Hương, e-mail: huongdgt@hnue.edu.vn<br />
<br />
118<br />
<br />
Tổ chức dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học vận dụng phương pháp dự án<br />
<br />
K, Knoll. M, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà [1 - 4]. . . ; các nghiên cứu<br />
thực tiễn về hiệu quả của dạy học dự án, phong cách học tập dự án, những thách thức trong dạy<br />
học dự án, giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học dự án hay thiết kế và tổ chức dạy học dự án ở các<br />
cấp học. . . của các tác giả Allison, Boaler J , Edelson D. C, Đỗ Hương Trà [3, 5]. . .<br />
Môn Kĩ thuật trong nhà trường Tiểu học dành cho học sinh lớp 4, lớp 5 nghiên cứu hai thành<br />
phần cơ bản là các phương tiện kĩ thuật và các quá trình sản xuất. Đây là môn học có tính thực<br />
hành cao, giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản để cắt khâu thêu trên<br />
vải, nấu ăn, chăm sóc rau hoa, vật nuôi, lắp ghép mô hình kĩ thuật, tạo ra được những sản phẩm có<br />
tính thực tiễn cao, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của các em. Với mục tiêu như trên, quá trình<br />
dạy và học môn Kĩ thuật rất phù hợp với việc vận dụng các phương pháp dạy học hướng đến việc<br />
phát triển năng lực người học, gắn lí thuyết với thực tiễn như PPDA.<br />
Tuy nhiên, việc vận dụng PPDA trong dạy học các môn học ở tiểu học nói chung và đặc<br />
biệt là môn Kĩ thuật nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu, nhận thức của GVTH về PPDA<br />
cũng như việc vận dụng PPDA trong dạy học vẫn còn hạn chế. Thực trạng này đã đặt ra nhiệm vụ<br />
nghiên cứu việc tổ chức dạy học môn Kĩ thuật vận dụng PPDA nhằm góp phần nâng cao khả năng<br />
vận dụng phương pháp này, góp phần đổi mới quá trình giáo dục ở tiểu học hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái quát cơ sở lí luận về dạy học dự án trong dạy học tiểu học<br />
<br />
2.1.1. Dự án và phương pháp dạy học dự án<br />
Trong tiếng Anh thuật ngữ “dự án” là “project”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “proicere”<br />
có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế.<br />
Tác giả Nguyễn Văn Cường cho rằng: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong<br />
đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành,<br />
tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao<br />
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,<br />
kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản<br />
của dạy học theo dự án [8].<br />
Với đặc thù của môn Kĩ thuật lớp 4, 5, kết hợp với các đặc điểm cơ bản của DHDA, có thể<br />
nói "Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó, học sinh thực hiện một nhiệm vụ<br />
học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh<br />
giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động<br />
có thể giới thiệu được" [9].<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm của phương pháp dự án<br />
Khi vận dụng trong quá trình dạy học môn Kĩ thuật ở tiểu học, DHDA có các đặc điểm cụ<br />
thể và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là:<br />
a) Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội,<br />
thực tiễn cuộc sống của học sinh tiểu học.<br />
b) Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học trong nhà trường<br />
với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể<br />
mang lại những tác động xã hội tích cực.<br />
c) Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập<br />
119<br />
<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
<br />
phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục<br />
phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Các nhiệm vụ đề ra phải phù hợp với đặc điểm nhận<br />
thức lứa tuổi của học sinh tiểu học.<br />
d) Tính phức hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức với nhiều lĩnh vực hoặc môn học<br />
khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Đối với các chủ đề học tập của môn<br />
KĨ thuật, có thể tích hợp các nội dung môn Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và địa lí, Tiếng<br />
Việt, Toán. . . .<br />
e) Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu<br />
lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra,<br />
củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn<br />
của người học. Với đặc thù môn học được thiết kế theo quan điểm coi trọng thực hành, nội dung<br />
cơ bản thiết thực để học sinh có thể ứng dụng trong cuộc sống, việc định hướng hành động cho<br />
học sinh trong dạy học dự án là rất tương thích.<br />
g) Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học dự án, người học cần tham gia tích cực và<br />
tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách<br />
nhiệm, sự sáng tạo của người học. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng<br />
của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.<br />
h) Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự<br />
cộng tác làm việc và sự phân công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học dự án đòi hỏi và<br />
rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh<br />
và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đuợc<br />
gọi là học tập mang tính xã hội.<br />
i) Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản<br />
phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự<br />
án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm<br />
này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Quy trình thực hiện dạy học dự án trong dạy học môn Kĩ thuật ở tiểu học<br />
<br />
Tham khảo các quy trình thực hiện dạy học dự án của các tác giả đi trước [1], dựa vào đặc<br />
điểm môn học cũng như đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, chúng tôi xin đề xuất quy trình dạy<br />
học dự án trong dạy học môn Kĩ thuật ở tiểu học bao gồm 3 giai đoạn như sau:<br />
<br />
2.2.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch<br />
Bước 1.1. Lựa chọn chủ đề<br />
Dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học của bài học trong từng phần Kĩ thuật mà giáo viên<br />
lựa chọn những bài có thể tích hợp với nhau để tạo thành một dự án học tập cho học sinh.<br />
Sau khi lựa chọn, giáo viên có thể giới thiệu qua các bài học, khơi gợi ra chủ đề bằng cách<br />
đặt các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt thuộc một tình huống học tập thực tiễn liên quan đến bài học, gần<br />
gũi với học sinh.<br />
Chủ đề của dự án tối ưu là do học sinh lựa chọn theo sở thích, hứng thú, tự lực thảo luận<br />
nhóm chọn tên dự án sao cho phù hợp với nội dung dự án, tuy nhiên, đối với HS lứa tuổi tiểu học,<br />
GV có thể phải gợi ý, hỗ trợ nếu các em gặp khó khăn.<br />
Bước 1.2. Xây dựng các tiểu chủ đề<br />
Từ chủ đề lớn, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh phát triển tìm các chủ đề nhỏ hơn còn<br />
120<br />
<br />
Tổ chức dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học vận dụng phương pháp dự án<br />
<br />
Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện dạy học dự án trong môn Kĩ thuật<br />
gọi là tiểu chủ đề. Sơ đồ tư duy là công cụ hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như những<br />
vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án. Sơ đồ tư duy để:<br />
- Tập hợp ý kiến của các thành viên;<br />
- Kết hợp các ý tưởng;<br />
- Xây dựng cấu trúc kiến thức;<br />
- Xác định quy mô nghiên cứu;<br />
- Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện.<br />
Cách tiến hành như sau:<br />
- Giáo viên ghi chủ đề chính lên bảng, đồng thời cử 1 học sinh ghi lại các ý tưởng.<br />
- Giáo viên đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng. Khi đặt câu hỏi để phát triển ý tưởng, giáo<br />
viên nên sử dụng các câu hỏi có chứa những từ như: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như<br />
thế nào? Trong đó, câu hỏi “Tại sao” và “Như thế nào” là quan trọng nhất.<br />
- Để các ý tưởng phát triển tự do, các ý tưởng đều được tôn trọng, không phê phán.<br />
- Khi không có thêm ý tưởng, sắp xếp kết hợp các ý tưởng, lập sơ đồ tư duy.<br />
- Các nhóm đặt tên cho tiểu chủ đề, đặt tên nhóm và lựa chọn các thành viên tham gia.<br />
Bước 1.3. Sơ bộ xây dựng kế hoạch<br />
Trong bước này, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đề xuất sơ bộ các giải pháp cần<br />
thực hiện để đạt được mục tiêu, dự kiến sản phẩm cần đạt, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phác<br />
thảo cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự<br />
kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc. . .<br />
- Học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi định hướng:<br />
+ Mục tiêu của dự án là gì? Sản phẩm dự kiến có thể là gì?<br />
+ Để có được sản phẩm cần thực hiện những hoạt động nào?<br />
Ví dụ: Có thể thu thập thông tin ở đâu? Từ nguồn nào? Gặp ai? Địa điểm ở đâu? Ai có thể<br />
121<br />
<br />
Dương Giáng Thiên Hương<br />
<br />
hỗ trợ/ giúp đỡ quá trình thực hiện.<br />
Làm thế nào để ghi lại thông tin? (chụp ảnh, vẽ, ghi chép, lập bảng). Thời gian thu thập<br />
thông tin là bao lâu?<br />
Có thể tìm các vật liệu và dụng cụ ở đâu?<br />
Có thể thực hiện các công đoạn làm ra sản phẩm ở đâu? Như thế nào? Cần nguồn lực gì,<br />
lấy từ đâu?<br />
- Học sinh trong mỗi nhóm thảo luận:<br />
+ Điền tên các thành viên trong nhóm vào sổ theo dõi dự án;<br />
+ Thống nhất nội dung, câu hỏi tìm hiểu, công việc cần làm;<br />
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết (trả lời theo câu hỏi định hướng của giáo viên);<br />
+ Phân công và ghi rõ nhiệm vụ cá nhân trong sổ theo dõi;<br />
+ Dự kiến sản phẩm của tiểu chủ đề.<br />
<br />
2.2.2. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án<br />
Bước 2.1. Xây dựng kế hoạch chi tiết<br />
Học sinh tiến hành thảo luận và xây dựng kế hoạch chi tiết cho dự án. Trong kế hoạch phải<br />
thể hiện rõ các công việc cần thực hiện, các phương tiện và dụng cụ cần thiết, dự kiến các nguồn<br />
tài liệu cần khai thác, phương pháp thực hiện các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, địa điểm<br />
thực hiện. Kế hoạch chi tiết là phần cụ thể hóa kế hoạch sơ bộ đã tiến hành ở bước 1.3, trong đó<br />
giúp học sinh trả lời được các câu hỏi: phải làm gì, ai làm, làm như thế nào, ở đâu, cần nguồn kinh<br />
phí và tài liệu nào, sản phẩm cần có là gì..<br />
Bước 2.2. Thực hiện kế hoạch<br />
Học sinh tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, mỗi thành viên trong nhóm thức hiện<br />
nhiệm vụ của mình, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Trước những điều kiện khó<br />
lường của thực tiễn, kế hoạch có thể phải điều chỉnh và thay đổi. Nhóm cần chú ý đến việc thảo<br />
luận và ra quyết định khi gặp tình huống này (bước 2.3).<br />
Bước 2.3. Thảo luận và xin ý kiến giáo viên<br />
Trong quá trình thực hiện dự án, có thể nảy sinh các vấn đề thứ cấp, các thành viên trong<br />
nhóm cần trao đổi, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đó, đồng thời xin ý kiến của giáo viên,<br />
có sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án. Những hoạt động đã đề xuất<br />
trong kế hoạch, khi thực hiện có khó khăn, trở ngại, học sinh cũng cần tiến hành như vậy. Tất cả<br />
các hoạt động theo kế hoạch cần được ghi chép cẩn thận, có sự trao đổi thường xuyên giữa các học<br />
sinh trong nhóm và với giáo viên để kiểm soát tiến độ dự án.<br />
<br />
2.2.3. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án<br />
Bước 3.1. Thu thập sản phẩm và tổng hợp báo cáo<br />
Tổng hợp tất cả các kết quả của các hoạt động đã thực hiện thành sản phẩm cuối cùng. Sản<br />
phẩm này có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau.<br />
Khi đó, học sinh cần chuẩn bị sản phẩm theo phân công nhiệm vụ của cá nhân trong nhóm.<br />
Ngoài ra, giáo viên có thể tư vấn, trao đổi về kết quả thu được, hình thức trình bày của các nhóm<br />
trong suốt quá trình chuẩn bị báo cáo sản phẩm.<br />
Bước 3.2. Trình bày, báo cáo kết quả<br />
Các nhóm phân công các thành viên tham gia trình bày báo cáo dưới các hình thức như: bài<br />
122<br />
<br />