intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Danh Nguyen Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

184
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về bản chất, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử, xác định quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35<br /> <br /> TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ<br /> Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> Nguyễn Thị Thế Bình - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Lâm Thị Hiền - Trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Hưng Yên<br /> Ngày nhận bài: 05/04/2018; ngày sửa chữa: 07/04/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.<br /> Abstract: According to the project “Curriculum of general education post 2015” of the Ministry<br /> of Education and Training, experiential learning is the compulsory educational activity from grade<br /> 1 to 12. Experiential learning activities have also been applied flexibly in school subjects. In this<br /> article, authors investigate the nature and meaning of experiential activities in teaching History and<br /> also propose the process of designing and organizing experiential activities in teaching History at<br /> high school with aim to improve quality of teaching this subject at high school under orientation<br /> of education reform.<br /> Keywords: Experiential learning, history, high school, teaching, subject, History.<br /> 1. Mở đầu<br /> Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục<br /> trong trường phổ thông, tạo cơ hội cho học sinh (HS) huy<br /> động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học, các<br /> lĩnh vực giáo dục để trải nghiệm thực tiễn trong nhà<br /> trường, gia đình và xã hội. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn<br /> của giáo viên (GV), HS được chủ động khám phá, chiếm<br /> lĩnh kiến thức; qua đó, hình thành những phẩm chất tốt<br /> đẹp và phát triển năng lực chung cũng như năng lực<br /> chuyên biệt cho HS. Đối với bộ môn Lịch sử, HĐTN đã<br /> và đang được vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học<br /> ở trường trung học phổ thông (THPT), với hình thức<br /> phong phú, cả trong giờ học nội khóa trên lớp, ngoài lớp<br /> và hoạt động ngoại khóa.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải<br /> nghiệm trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông<br /> Hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ<br /> chặt chẽ với nhau, nhằm một mục đích chung, trong một<br /> lĩnh vực nhất định” [1; tr 699]. Trải nghiệm là “trải qua”,<br /> “kinh qua” [1; tr 1577]. HĐTN là “hoạt động giáo dục,<br /> trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và<br /> kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải<br /> nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội”<br /> [2; tr 28]. Học tập trải nghiệm là hình thức học tập gắn lí<br /> thuyết với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với<br /> giáo dục ngoài xã hội, nó “phá vỡ” không gian lớp học, tạo<br /> điều kiện cho HS có môi trường mới để khám phá kiến<br /> thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.<br /> Tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử góp phần cụ thể<br /> hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn<br /> <br /> 32<br /> <br /> học; là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng bộ môn. Đồng<br /> thời, bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tự<br /> giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê,<br /> hứng thú học tập bộ môn. Qua đó, góp phần phát triển<br /> toàn diện phẩm chất và năng lực HS. Tổ chức HĐTN<br /> trong dạy học Lịch sử được tiến hành với nhiều hình<br /> thức phong phú. Có thể tiến hành trong giờ học nội khóa<br /> ngay tại lớp học hay ngoài không gian lớp học hoặc<br /> thông qua hoạt động ngoại khóa. Kiến thức bộ môn<br /> Lịch sử ở trường THPT có nhiều nội dung có thể tổ chức<br /> HĐTN cho HS, như: trải nghiệm tại di tích lịch sử, nơi<br /> lưu giữ những hiện vật còn lại của quá khứ; nơi xảy ra<br /> các trận đánh tiêu biểu; nơi thờ cúng những người có<br /> công với đất nước; nơi có các làng nghề thủ công truyền<br /> thống; nơi lưu giữ những công trình văn hóa tiêu biểu<br /> của dân tộc... Trong quá trình dạy học, tùy vào mục tiêu<br /> giáo dục của nhà trường, mục tiêu môn học, nhu cầu<br /> của HS, mà GV chủ động lựa chọn nội dung trải nghiệm<br /> phù hợp.<br /> Đặc điểm của HĐTN là HS được học tập trong môi<br /> trường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động để<br /> khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, HĐTN trong<br /> dạy học Lịch sử được tiến hành ngoài không gian của lớp<br /> học có ưu thế và tạo niềm vui, hứng thú học tập cho HS.<br /> 2.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy<br /> học Lịch sử ở trường trung học phổ thông<br /> Để HĐTN trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, GV<br /> cần lựa chọn nội dung kiến thức tiêu biểu trong sách giáo<br /> khoa; cần xác định địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp<br /> (tốt nhất là những địa điểm gần với trường học); cần có<br /> sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức, cách thức tổ<br /> chức tiến hành; chủ động, linh hoạt vận dụng nhuần<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35<br /> <br /> nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm<br /> phù hợp và theo dõi, đánh giá kết quả HĐTN của HS<br /> bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, quy trình thiết<br /> kế HĐTN trong dạy học Lịch sử của GV cần thực hiện<br /> theo các bước sau:<br /> - Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Công việc này<br /> thường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kì.<br /> Căn cứ vào mục tiêu của môn học, nội dung của sách giáo<br /> khoa, phân phối chương trình, ưu thế của từng địa phương,<br /> nhu cầu, hứng thú của HS mà GV xác định chủ đề trải<br /> nghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức.<br /> - Bước 2: Thiết kế kế hoạch HĐTN (xác định chủ đề,<br /> mục tiêu, địa điểm, thời gian, công tác chuẩn bị, các hoạt<br /> động...). Trong đó, việc xác định/đặt tên chủ đề rất cần<br /> thiết vì nó định hướng cho GV xác định mục tiêu, nội<br /> dung và hình thức, cách thức tổ chức HĐTN hiệu quả.<br /> Việc đặt tên cho hoạt động/chủ đề trải nghiệm cần rõ<br /> ràng, ngắn gọn, chính xác, phản ánh được nội dung trọng<br /> tâm của hoạt động, tạo sự chú ý và gây ấn tượng cho HS.<br /> Tiếp đó, cần xác định mục tiêu của HĐTN; mục tiêu là<br /> “cái đích” cần đạt sau khi kết thúc hoạt động học. Việc<br /> xác định mục tiêu của hoạt động chính xác, khoa học,<br /> tường minh là cơ sở để chọn nội dung, hình thức, phương<br /> pháp tổ chức HĐTN hiệu quả. Mục tiêu HĐTN phải<br /> phản ánh các mức độ và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ<br /> năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực chung và<br /> năng lực chuyên biệt của HS.<br /> Trên cơ sở mục tiêu của hoạt động, GV xác định nội<br /> dung kiến thức và đề xuất hình thức, phương pháp,<br /> phương tiện, kĩ thuật dạy học và cách thức tổ chức<br /> HĐTN phù hợp với nội dung. Đây là nhân tố quyết định<br /> sự thành công của HĐTN. Vì vậy, đòi hỏi GV phải đầu<br /> tư công sức, tìm tòi, sáng tạo để xây dựng kế hoạch trải<br /> nghiệm khoa học và khả thi.<br /> Trong khi thiết kế kế hoạch HĐTN, cần chú trọng<br /> công tác chuẩn bị chu đáo của cả GV và HS. Về phía GV,<br /> cần thông báo kế hoạch cho HS, phân công nhiệm vụ,<br /> yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng học tập, nêu rõ mục đích<br /> và những quy định khi hoạt động, dự kiến các phương<br /> tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động; dự kiến cụ thể về<br /> thời gian, địa điểm cũng như những tình huống có thể<br /> phát sinh để đưa ra các kế hoạch ứng biến kịp thời. Về<br /> phía HS, phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chủ động phân<br /> công trong nhóm, chuẩn bị nội dung, thiết bị, sản phẩm<br /> và cách thức báo cáo nhiệm vụ...<br /> - Bước 3: Tổ chức HĐTN. Đây là việc biến ý tưởng<br /> trải nghiệm trên văn bản, giáo án thành hiện thực, nhằm<br /> kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của kế hoạch trải<br /> nghiệm do GV đề xuất. Để thực hiện thành công buổi trải<br /> <br /> 33<br /> <br /> nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV trực tiếp<br /> phụ trách với HS và lực lượng tham gia hỗ trợ (Ban Giám<br /> hiệu, cán bộ quản lí di tích, GV bộ môn, phụ huynh<br /> HS...). Trước khi tiến hành HĐTN, GV cần nêu rõ nhiệm<br /> vụ học tập cho HS và hướng dẫn HS cách hoàn thành<br /> nhiệm vụ theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước.<br /> - Bước 4: Đánh giá HĐTN. Đây làm cơ sở để rút ra<br /> bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn.<br /> Việc đánh giá kết quả của HĐTN được tiến hành bằng<br /> nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Chẳng hạn, quay<br /> video về di tích; phát biểu cảm tưởng ngay tại nơi trải<br /> nghiệm; viết bài thu hoạch về điểm ấn tượng nhất đối với<br /> HS trong buổi trải nghiệm; bài học giá trị nhất đối với HS<br /> khi tham gia buổi trải nghiệm. Kết quả làm việc của HS<br /> phải được tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động<br /> viên, khích lệ tinh thần học tập của HS.<br /> 2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch<br /> sử tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu Hưng Yên<br /> Nhận thức được giá trị của HĐTN, nên Ban Giám<br /> hiệu, Ban chuyên môn của Trường THPT Nguyễn Siêu<br /> (Khoái Châu - Hưng Yên) đã chỉ đạo việc thực hiện<br /> HĐTN trong giáo dục nhà trường và các môn học.<br /> HĐTN được triển khai tại Trường từ năm 2013, đến năm<br /> học 2015 được áp dụng rộng rãi trong tất cả các môn học.<br /> Nội dung giáo dục của HĐTN rất phong phú, dựa trên<br /> đặc điểm và nhu cầu của người học; chẳng hạn: tổ chức<br /> hoạt động câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, tổ chức trò chơi,<br /> sân khấu tương tác, tổ chức diễn đàn, tham quan dã<br /> ngoại, hội thi, hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể...<br /> Đối với bộ môn Lịch sử, HĐTN đã và đang từng<br /> bước được áp dụng trong nhà trường. GV Lịch sử đã<br /> mạnh dạn đổi mới tiết dạy bằng việc đa dạng hóa các<br /> hình thức tổ chức dạy học, vận dụng linh hoạt các<br /> phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương<br /> pháp dạy học truyền thống, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ<br /> chức cho HS học tập trải nghiệm tại nhà truyền thống,<br /> các di tích tiêu biểu của địa phương. Sau đây, chúng tôi<br /> xin giới thiệu một HĐTN cho HS trường THPT Nguyễn<br /> Siêu - Hưng Yên tại một số di tích tiêu biểu của Phố Hiến.<br /> Với chủ đề: “Phố Hiến - thương cảng xưa và nay”,<br /> mục tiêu cần đạt về kiến thức là giúp HS trình bày được<br /> sự ra đời, phát triển cường thịnh và suy tàn của thương<br /> cảng Phố Hiến thế kỉ XVII-XVIII; phân tích được<br /> nguyên nhân dẫn tới sự phát triển và suy tàn của Phố<br /> Hiến; đánh giá được những giá trị lịch sử của thương<br /> cảng Phố Hiến; liên hệ được đô thị Phố Hiến xưa gắn liền<br /> với các địa danh còn lại ngày nay (miếu Xích Đằng, chùa<br /> Chuông, hồ Bán Nguyệt...). Từ đó, rút ra bài học và các<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35<br /> <br /> giải pháp để bảo tồn và giữ gìn những truyền thống văn<br /> hóa tốt đẹp của quê hương. Về kĩ năng, thông qua HĐTN<br /> tại Phố Hiến, góp phần phát triển kĩ năng thu thập, xử lí<br /> thông tin, quan sát, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá<br /> các sự kiện lịch sử; kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình<br /> một vấn đề lịch sử cho HS. Về thái độ, thông qua buổi<br /> trải nghiệm góp phần bồi dưỡng cho HS lòng tự hào và<br /> tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo tồn, gìn giữ và<br /> phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.<br /> Từ đó, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập Lịch sử.<br /> Đồng thời, HĐTN tại Phố Hiến, góp phần quan trọng vào<br /> việc phát triển năng lực chung (giao tiếp và hợp tác; tự<br /> học, giải quyết vấn đề) và năng lực chuyên biệt cho HS<br /> (sưu tầm và xử lí tài liệu; tái hiện sự kiện lịch sử; xác lập<br /> mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử, đánh giá, vận dụng và<br /> trình bày kiến thức lịch sử...).<br /> 2.3.1. Xây dựng kế hoạch buổi trải nghiệm tại Phố Hiến<br /> Ngay từ đầu năm học, GV môn Lịch sử đề xuất với<br /> tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu nhà trường kế hoạch<br /> về buổi trải nghiệm tại Phố Hiến. Xác định rõ mục tiêu,<br /> nội dung, cách thức tiến hành, dự trù kinh phí cho buổi<br /> trải nghiệm. Trước buổi trải nghiệm một tuần, GV liên<br /> hệ trước với Ban Quản lí di tích, gặp gỡ trao đổi với cán<br /> bộ hướng dẫn khu du tích, trình bày mục đích, yêu cầu<br /> của buổi học để thống nhất kế hoạch phối hợp; phổ biến<br /> rõ cho HS nội dung của buổi trải nghiệm, chia nhóm HS,<br /> giao nhiệm vụ và hướng dẫn tìm hiểu tư liệu cho từng<br /> nhóm. Trước buổi trải nghiệm một ngày, GV phổ biến<br /> lại mục đích, yêu cầu của buổi trải nghiệm tại Phố Hiến.<br /> Thông báo tới phụ huynh HS để phối hợp và tạo điều<br /> kiện cho buổi trải nghiệm diễn ra an toàn và hiệu quả.<br /> - Chuẩn bị của HS: HS các nhóm nhận nhiệm vụ, tự<br /> phân công nhóm trưởng và thư kí. Nhóm trưởng sẽ giao<br /> nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên để sưu tầm và<br /> xử lí nguồn tài liệu; chuẩn bị sổ sách ghi chép, mỗi thành<br /> viên tìm hiểu một nội dung; chuẩn bị sẵn các phương<br /> tiện, thiết bị cần thiết; các nhóm lên kế hoạch chuẩn bị<br /> bài thuyết trình... Dự kiến thời gian buổi trải nghiệm kéo<br /> dài trong một buổi (khoảng 3 giờ), địa điểm tại Phố Hiến<br /> - Hưng Yên với các di tích: miếu Xích Đằng, chùa<br /> Chuông, hồ Bán Nguyệt.<br /> - Dự kiến tiến trình buổi trải nghiệm: GV hướng dẫn<br /> tuyên bố lí do và thành phần tham dự buổi trải nghiệm (đại<br /> diện Ban Quản lí di tích tỉnh, Ban Giám khảo; GV hướng<br /> dẫn thực nghiệm; GV hỗ trợ); giới thiệu khái quát nội dung<br /> buổi trải nghiệm (đại diện Ban Quản lí di tích phát biểu;<br /> thuyết minh viên hỗ trợ hướng dẫn các vị trí di tích, thuyết<br /> minh về di tích (trong kịch bản đã thống nhất); nhắc lại<br /> nhiệm vụ của các nhóm (cụ thể: “nhóm Xích Đằng” viết<br /> <br /> 34<br /> <br /> kịch bản thuyết minh về Văn miếu Xích Đằng; “nhóm<br /> Chuông Vàng”, HS nghe thuyết minh viên giới thiệu về<br /> khu di tích chùa Chuông, đồng thời ghi chép nhanh, ngắn<br /> gọn nội dung của thuyết minh viên và tự thuyết minh lại<br /> những nội dung ấn tượng nhất về khu di tích; “nhóm<br /> Nguyệt Hồ” có nhiệm vụ làm hướng dẫn viên du lịch giới<br /> thiệu về thương cảng Phố Hiến xưa và nay...). Ngoài ra,<br /> các nhóm đều có nhiệm vụ chung là “giải mật thư” của<br /> Ban Giám khảo và trả lời phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh<br /> làm tư liệu để viết bài thu hoạch sau trải nghiệm.<br /> 2.3.2. Tiến hành hoạt động trải nghiệm tại Phố Hiến<br /> Với ba di tích tiêu biểu là miếu Xích Đằng, chùa<br /> Chuông và hồ Bán Nguyệt, HĐTN “Phố Hiến - thương<br /> cảng xưa và nay” được tổ chức thực hiện như sau:<br /> - Trải nghiệm tại Văn miếu Xích Đằng (thời gian:<br /> 8h-8h50), HS tập trung tại một điểm, nghe GV bộ môn<br /> tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thành phần Ban Giáo<br /> khảo, phổ biến nội dung buổi trải nghiệm. Mở đầu, các<br /> nhóm tập trung tại Văn miếu Xích Đằng, nghe “nhóm<br /> Xích Đằng” thuyết trình về đền Văn miếu Hưng Yên.<br /> Trong đó, tập trung lí giải về nguồn gốc tên gọi; đặc<br /> điểm; giá trị lịch sử; giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị<br /> của Văn miếu. Tiếp đó, HS 3 nhóm “giải mật thư”: Hiện<br /> vật quý giá nhất trong Văn miếu còn lưu giữ được đến<br /> ngày nay? (9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức<br /> vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa;<br /> trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình).<br /> Với việc thuyết trình, trả lời mật thư và quan sát, chụp<br /> ảnh tại Văn miếu sẽ giúp HS hiểu sâu sắc giá trị lịch sử,<br /> văn hóa của di tích.<br /> - Trải nghiệm tại chùa Chuông (thời gian từ 9h9h40). HS các nhóm nghe thuyết minh viên giới thiệu<br /> về chùa Chuông: sự tích về sự ra đời của chùa Chuông;<br /> đặc điểm (nhà Tổ, giếng chùa, khu vườn tháp, chuông<br /> đồng, khánh đá...); nhân vật được thờ cùng trong chùa<br /> (Khổng Tử, Chu Văn An); giá trị lịch sử; giải pháp bảo<br /> vệ và phát huy giá trị di tích. Trên cơ sở đó, HS của<br /> nhóm có thể chọn một nội dung ấn tượng nhất để thuyết<br /> minh lại nhằm giới thiệu về khu di tích này. Tiếp đó, 3<br /> nhóm “giải mật thư”: Nét đặc sắc nhất của ngôi chùa<br /> Kim Chung tự? (Hệ thống các pho tượng Phật độc đáo<br /> được chế tạo rất tinh xảo từ đất sét; mỗi pho tượng một<br /> tư thế, mang dáng vẻ riêng và biểu cảm khác nhau...).<br /> Với nhiệm vụ của “nhóm Chuông vàng”, HS không chỉ<br /> chăm chú nghe, chọn lọc và ghi chép nhanh thông tin<br /> tiêu biểu, mà còn phải thuyết trình lại ngắn gọn nội dung<br /> ấn tượng nhất. Qua đó, giúp HS khắc sâu biểu tượng về<br /> chùa Chuông và hiểu được giá trị lịch sử, văn hóa và<br /> tâm linh của ngôi chùa.<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 32-35<br /> <br /> - Trải nghiệm tại hồ Bán Nguyệt - Phố Hiến (thời<br /> gian từ 10h-10h50). HS các nhóm nghe “nhóm Nguyệt<br /> Hồ” đóng vai hướng dẫn viên thuyết trình về thương<br /> cảng Phố Hiến xưa và nay: sự ra đời và tên gọi của Phố<br /> Hiến; quá trình mở rộng và phát triển; sự suy tàn của<br /> thương cảng Phố Hiến, những dấu tích còn sót lại đến<br /> nay (phố cổ, ngôi nhà cổ, đường Phố Hiến, cụm di tích<br /> lịch sử còn sót lại); giá trị của Bán Nguyệt hồ; hình ảnh<br /> và vai trò của Phố Hiến - Hưng Yên hiện nay trong con<br /> mắt của người Việt và nước ngoài. Tiếp đó, HS 3 nhóm<br /> “giải mật thư”: Những điều kiện nào làm cho Phố Hiến<br /> trở thành một thương cảng nổi tiếng của nước ta thời<br /> trung đại? (do vị trí địa lí; sự phát triển của nền kinh tế<br /> Phố Hiến thời đó; yếu tố bên ngoài tác động; chính sách<br /> khuyến khích của nhà nước); Vì sao thương cảng Phố<br /> Hiến bị tàn lụi? (do sự đổi dòng của sông Hồng; Đàng<br /> Ngoài trải qua một giai đoạn loạn lạc; chính sách về<br /> ngoại thương của chính quyền Lê - Trịnh...). Với việc<br /> thuyết trình và trả lời mật thư se giúp HS hiểu sâu sắc<br /> nguyên nhân dẫn tới sự hưng thịnh và suy tàn của Phố<br /> Hiến; đồng thời, đánh giá được vai trò của Phố Hiến<br /> trong lịch sử và hiện nay.<br /> <br /> năng quan sát, kĩ năng hợp tác và giải quyết nhiệm vụ<br /> học tập...).<br /> <br /> Trong quá trình trải nghiệm tại mỗi di tích, HS được<br /> tự tham quan, chụp ảnh, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài<br /> tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 2.3.3. Đánh giá hoạt động trải nghiệm tại Phố Hiến<br /> <br /> [2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông - Chương trình tổng thể.<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử ở trường<br /> THPT là môi trường thuận lợi để HS bộc lộ khả năng, sở<br /> trường, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong quá<br /> trình chiếm lĩnh kiến thức. Vận dụng linh hoạt các hình<br /> thức trải nghiệm; hạn chế tối đa cách dạy học thụ động<br /> “thầy đọc, trò chép”; tạo cơ hội cho HS được vận dụng<br /> kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, vận dụng<br /> kiến thức đã học vào tìm hiểu và đánh giá thực tiễn cuộc<br /> sống. Qua đó, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và<br /> phẩm chất người học. Để HĐTN trong dạy học Lịch sử<br /> đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi GV bộ môn phải không ngừng<br /> trau dồi kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có nghiệp vụ<br /> sư phạm vững vàng, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo<br /> các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Qua đó,<br /> góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nhằm đáp ứng<br /> yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền<br /> giáo dục nước nhà.<br /> <br /> Sau buổi trải nghiệm, đại diện Ban Giám khảo, GV<br /> hướng dẫn nhận xét, khen thưởng, rút kinh nghiệm và<br /> tuyên bố kết thúc buổi trải nghiệm. Đồng thời, GV giao<br /> bài tập về nhà cho HS, mỗi nhóm xây dựng một video theo<br /> nhiệm vụ đã trải nghiệm, quảng bá về khu di tích trên trang<br /> Page với chủ đề “Phố Hiến - thương cảng xưa và nay”.<br /> Mỗi video có thời lượng tối thiểu 03 phút và tối đa 04 phút,<br /> có nhạc nền, hình ảnh đẹp, sống động. Sản phẩm của cá<br /> nhân HS là một bài viết ngắn (khoảng 1 trang) về những<br /> ấn tượng sâu sắc nhất trong buổi trải nghiệm.<br /> Với việc tổ chức HĐTN tại Phố Hiến qua 3 di tích<br /> tiêu biểu (miếu Xích Đằng, chùa Chuông và hồ Bán<br /> Nguyệt) sẽ giúp HS tái hiện được quá khứ lịch sử của<br /> Phố Hiến xưa - một thương cảng nổi tiếng của Đại Việt,<br /> nơi thuyền bè của các thương nhân trong nước và nước<br /> ngoài ra vào buôn bán tấp nập, xứng đáng với câu ca<br /> “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì phố Hiến”. Đồng thời, lí giải<br /> được vì sao thương cảng phố Hiến đã bị tàn lụi nhanh<br /> chóng, ngày nay chỉ còn sót lại một số di tích của quá<br /> khứ. Từ đó, giúp HS thêm tự hào về quê hương Hưng<br /> Yên và có ý thức giữ gìn, bảo tồn những hiện vật quý báu<br /> còn lại. Đặc biệt, thông qua buổi trải nghiệm, HS được<br /> rèn luyện nhiều kĩ năng cơ bản (kĩ năng thuyết trình, kĩ<br /> <br /> 35<br /> <br /> [1] Hoàng Phê (chủ biên, 2007). Từ điển Tiếng Việt.<br /> NXB Đà Nẵng.<br /> <br /> [3] Nguyễn Trà My (2016). Tăng cường dạy học nội<br /> dung văn hóa trong môn Lịch sử ở trường phổ<br /> thông. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Nghiên cứu và<br /> giảng dạy Lịch sử trong bối cảnh hiện nay. NXB Lí<br /> luận chính trị, tr 229-235.<br /> [4] Nguyễn Thị Duyên (2016). Tiến hành bài học Lịch<br /> sử địa phương với di tích lịch sử cách mạng cho học<br /> sinh lớp 12 ở Nghệ An theo tinh thần của dạy học dự<br /> án. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Nghiên cứu và giảng<br /> dạy Lịch sử trong bối cảnh hiện nay. NXB Lí luận<br /> chính trị, tr 281-292.<br /> [5] Bộ GD-ĐT - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br /> (2013). Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy<br /> học ở trường phổ thông”.<br /> [6] Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2009). Phương pháp dạy<br /> học Lịch sử (tập 1, 2). NXB Đại học Sư phạm.<br /> [7] Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên, 2009). Lịch sử 12.<br /> NXB Giáo dục.<br /> [8] Nguyễn Thị Kim Thành (2016). Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học<br /> sinh phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1