intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC

Chia sẻ: Phi Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

246
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân hay sự kiểm soát của nhân dân đối với toàn bộ quá trình ban hành và thực thi các quyết định chung của chính thể nhà nước. Tuy nhiên, trong từng phạm vi tổ chức cũng như hoạt động cụ thể thì nội hàm dân chủ và những yêu cầu của nó chứa đựng những nội dung, hình thức và những tiêu chí khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC

  1. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC **** Báo cáo: Phan Huy Hùng Phó chủ tịch Công đoàn trường A. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC I. Khái niệm chung 1. Quan niệm dân chủ Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân hay sự kiểm soát của nhân dân đối với toàn bộ quá trình ban hành và thực thi các quyết định chung của chính thể nhà nước. Tuy nhiên, trong từng phạm vi tổ chức cũng như hoạt động cụ thể thì nội hàm dân chủ và những yêu cầu của nó chứa đựng những nội dung, hình thức và những tiêu chí khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác- Lênin, dân chủ được xem là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, là quyền lực của nhân dân; luôn với tư cách là một phạm trù lịch sử, một phạm trù chính trị. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa là một hình thức nhà nước. 2. Hình thức của dân chủ Thực tế cho thấy có 2 hình thức dân chủ phổ biến là: (i) Dân chủ trực tiếp (ii) Dân chủ đại diện Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất, ở đó công dân được thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình một cách trực tiếp mà hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ sự đại diện nào. Những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến thường thấy là trưng cầu dân ý, công dân bỏ phiếu trực tiếp bầu đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân v.v... Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ chung, trong đó việc ra những quyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của hội nghị những người đại diện. Ví dụ: các kỳ họp Quốc hội của các vị đại biểu quốc hội (đại biểu nhân dân); các hội nghị hiệp thương nhân dân của các đại biểu các tầng lớp nhân dân ở địa phương v.v...). Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ đại diện. Tuy nhiên, xét về bản chất, cho dù có thực thi chế độ đại diện tốt đến đâu đi nữa thì vẫn không thể thay thế hoàn toàn các hình 1
  2. thức trực tiếp. Trong những hoàn cảnh nhất định, nếu thiếu vắng dân chủ trực tiếp thì nền dân chủ đại diện cũng sẽ khó đứng vững. Dân chủ đại diện cùng với dân chủ trực tiếp là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. II. Tổ chức hội nghị dân chủ trong nhà trường 1. Khái niệm Hội nghị dân chủ trong trường là hình thức sinh hoạt dân chủ của đoàn viên công đoàn, nhằm để học tập, phổ biến, hoặc để tổng kết công tác, quán triệt và bàn biện pháp triển khai một chủ trương, nội dung công tác trong phạm vi trách nhiệm nhất định. Thông thường, hội nghị dân chủ sẽ do một tập thể lãnh đạo hoặc phân công người chủ trì, điều hành theo một chương trình đã được thống nhất. Kết thúc hội nghị có ra nghị quyết rõ ràng hoặc có tổng kết, kết luận hội nghị. 2. Những hình thức tổ chức hội nghị dân chủ Trong trường học, hội nghị dân chủ có một số hình thức tổ chức phổ biến như: (i) Hội nghị cán bộ, công chức (hoặc hội nghị đại biểu cán bộ, công chức); (ii) Hội nghị đối thoại; (iii) Hội nghị liên tịch. Việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ ngày 04/12/1998 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và TLĐLĐVN và Công văn số 254/CĐN ngày 26/09/2003 của CĐGDVN “Hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ - công chức trong ngành GD&ĐT” (Đề nghị xem chi tiết các văn bản này). Đối với việc tổ chức hội nghị đối thoại, các cấp công đoàn cần nhận thức đây là hình thức tham gia quản lý của tổ chức công đoàn (ở khoa, trường v.v…). Mục đích của hội nghị là nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp của cán bộ, công nhân viên và giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Để tổ chức công đoàn các cấp tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, hoạch định chính sách và bàn về các vấn đề lớn của trường, khoa, đơn vị thì chúng ta có thể tiến hành các hội nghị liên tịch. Hội nghị liên tịch giữa Ban Thường vụ công đoàn (lãnh đạo Công đoàn) và Ban giám hiệu (lãnh đạo Chính quyền) thường được tổ chức định kỳ theo quý (3 tháng) hoặc nữa năm (6 tháng) một lần. Sau mỗi Hội nghị liên tịch chúng ta phải đưa ra 2
  3. được thông báo kết quả. Đó là Nghị quyết liên tịch. Nghị quyết này có giá trị pháp lý trong phạm vi hoạt động của cấp ban hành. 3. Tổ chức hội nghị cán bộ-công chức Việc tổ chức hội nghị cán bộ-công chức được thực hiện theo Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Tại khoản 2, Điều 22, Chương II của Nghị định 99 có nêu rõ: “Trong cơ quan nhà nước, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức là Hội nghị cán bộ, công chức (CB-CC) hoặc Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức”. Hội nghị cán bộ-công chức (viên chức) trong cơ quan được tổ chức dưới hai hình thức là (i) Hội nghị toàn thể hoặc (ii) Hội nghị đại biểu. Hội nghị cán bộ-công chức được tổ chức ít nhất một lần trong năm và yêu cầu chung là phải được tiến hành thực sự dân chủ, thiết thực, đảm bảo nội dung đã quy định tại Điều 11 của Nghị định 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ (Xem chi tiết Nghị định 71). Theo Điều 11, Chương II của “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan”, nội dung của Hội nghị cán bộ-công chức bao gồm: - Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm; và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của đơn vị. - Thủ trưởng đơn vị tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của cán bộ công chức đơn vị. - Bàn bạc các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức cơ quan. - Thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác; bầu ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật. - Tham gia ý kiến về những vấn đề được quy định như: Chủ trương , giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan; kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; tổ chức phong trào thi đua; báo cáo sơ kết, tổng kết; các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy định; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan quyền và lợi ích của cán bộ, giáo viên; xây dựng hoặc bổ sung nội quy, quy chế cơ quan. - Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan có thành tích trong công tác. 3
  4. Theo quy định, trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Hội nghị cán bộ-công chức được xác định rõ là thuộc về Ban giám hiệu và Ban chấp hành công đoàn. Nó không phải chỉ do Công đoàn đảm trách theo sự chỉ đạo, làm thay cho Ban giám hiệu hay thủ trưởng đơn vị. Cần lưu ý rằng Hiệu trưởng ( hay trưởng khoa) và Chủ tịch công đoàn là người được uỷ nhiệm có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện trực tiếp. Để Hội nghị được thành công tốt đẹp, chúng ta cần đảm bảo sự phân công trách nhiệm một cách cụ thể và rõ ràng giữa Hiệu trưởng (hay trưởng khoa, thủ trưởng đơn vị) và Ban chấp hành Công đoàn trong công tác tổ chức với phương châm: “rõ người, rõ việc”. Trong đó, Hiệu trưởng (hay trưởng khoa, thủ trưởng đơn vị) có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo của trường (khoa, đơn vị) về những vấn đề sau: + Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường, nhiệm vụ được ghi trong Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các văn bản chỉ thị, yêu cầu công tác của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v… . Ví dụ: Kết quả thực hiện trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới phương pháp giảng dạy, ...; kết quả quản lý tài chính công (thu, sử dụng, công khai, tổ chức tự kiểm tra, việc phân bổ, sử dụng các nguồn quỹ phúc lợi ..); kết quả các hoạt động hợp tác v.v…. + Phương hướng, nhiệm vụ năm học mới (Có cả nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc trong trường, khoa). Đó là những nội dung nhà trường sẽ thực hiện theo Chỉ thị chung, theo Chiến lược của trường v.v… + Báo cáo sơ kết, tổng kết các mặt công tác; + Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm; + Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, công chức; việc thực hiện các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; + Các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cán bộ, công chức; + Đánh giá kết quả triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường (khoa, đơn vị); + Dự thảo mới hoặc bổ sung, sửa đổi các nội quy và quy chế nhà trường. Ban chấp hành công đoàn trường (khoa, đơn vị) có trách nhiệm: + Báo cáo tổng hợp ý kiến từ Hội nghị cán bộ, công chức các đơn vị, phòng ban (bộ môn, tổ công tác); + Báo cáo tổng kết phong trào thi đua; 4
  5. + Soạn thảo văn bản hướng dẫn cách tiến hành hội nghị cán bộ, công chức các cấp tiến tới cấp trường; + Nội dung xét khen thưởng và dự kiến nội dung phong trào thi đua trong thời gian tới; + Chuẩn bị báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, chương trình công tác của năm tới, dự kiến nhân sự bầu bổ sung vào Ban Thanh tra nhân dân. Trong báo cáo của Ban thanh tra nhân cần thể hiện được kết quả giám sát công tác nói chung và việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức ở lần trước đó. B. TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC Tổ chức đối thoại được ghi trong Điều 10 Luật Công đoàn: “Công đoàn đại diện cho người lao động yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp và trả lời các vấn đề do người lao động đặt ra. Khi cần thiết, công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với thủ trường cơ quan, đơn vị tổ chức hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”. Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ cũng đã có hướng dẫn thi hành Luật công đoàn và các nghị quyết, chỉ thị của Công đoàn Việt Nam quy định về vi ệc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở các văn bản pháp lý quy định, hình thức đối thoại mang tính chính trị, mang tính chất pháp lý ràng buộc các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong vi ệc tuân thủ pháp luật. I. Khái niệm đối thoại Đối thoại là một hình thức vấn đáp công khai trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng giúp ta giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực có liên quan đến quyền và nghĩa vụ (của người đối thoại). Đối thoại góp phần tạo ra sự thống nhất, ổn định về tư tưởng, yên tâm công tác và giảng dạy trong nhà trường ; xây dựng đời sống mới, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung. Đối thoại là một hoạt động và là một quá trình giúp điều hoà mối quan hệ giữa hai bên thông qua thương lượng nhằm đạt được một thoả thuận, thương lượng, là sự hợp tác giữa các bên. Đối thoại cũng được coi là một trong những giải pháp để xử lý một cách hoà bình những vấn đề chính trị, kinh tế liên quan giữa hai bên, hoặc giải quyết tranh chấp xảy ra trên tinh thần công khai bình đẳng, cũng có thể cùng nhau xây 5
  6. dựng một hiệp nghị hợp tác về chính trị hay kinh tế nào đó giữa hai bên hoặc nhiều bên. II. Các hình thức đối thoại Đối thoại có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, có 3 hình thức đối thoại phổ biến: Hình thức thứ nhất là một bên có vướng mắc, đơn phương yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến vướng mắc đó phải trả lời công khai trước dư luận. Hình thức này thường gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài truyền hình, truyền thanh, báo chí v.v... đòi hỏi cơ quan và người bị chất vấn phải giải đáp những nội dung do tổ chức hoặc người yêu cầu nêu ra. Hình thức thứ hai là hai bên đều có yêu cầu, mong muốn gặp nhau để trao đổi giải quyết những vướng mắc. Đây là hình thức phát huy dân chủ trực tiếp, phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong dân sự, cần được khuyến khích các bên đương sự vận dụng. Song trên thực tế đòi hỏi các bên đương sự phải thực sự cầu thị, bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của nhau, tôn trọng pháp luật, nếu không dẫn đến xung đột khó điều hoà, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trầm trọng. Hình thức thứ ba là nhờ cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoặc tổ chức có trách nhiệm làm trung gian chấp nối tổ chức đối thoại. Đây là hình thức chủ yếu giúp chúng ta nhiều giải pháp tốt, giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài, phức tạp, tính chất và mức độ mâu thuẫn cao mà thường thì đã qua hai hình thức đối thoại được nêu ở trên nhưng chưa giải quyết được. Tuỳ theo điều kiện và tình hình cụ thể, chúng ta lựa chọn hình thức đối thoại thích hợp trong hoạt động công đoàn. III. Một số yêu cầu có tính chất nguyên tắc trong việc đối thoại Thứ nhất, đối thoại phải công khai ngày, giờ, địa điểm, thành phần, nội dung, kết luận và kiến nghị v.v... Thứ hai, đối thoại phải lấy xây dựng làm mục đích. Trong đó, cần tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, khách quan, nói trúng người, trúng việc; lắng nghe ý kiến của người xung quanh, thẳng thắn, trung thực, không áp đặt, không thổi phồng sự việc. Thứ ba, đối thoại phải hết sức khách quan, thận trọng. Trong đó, yêu cầu phản ánh sự vật, hiện tượng đúng với thực tiễn xảy ra; cân nhắc so sánh, đối chiếu, phân tích có căn cứ khoa học các vấn đế đề liên quan mới đưa vào nội dung đối thoại. Thứ tư, đối thoại phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế thống nhất. Theo đó, đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có biệt lệ một ai; 6
  7. mọi sự giải thích lý lẽ, biện luận phải căn cứ vào hiến pháp, pháp luật và các chính sách hiện hành. Thứ năm, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo đó, mọi người tham gia đối thoại phải coi trọng các bên đối thoại, chưa có bên nào vi phạm chính sách, pháp luật. Thứ sáu, không tiết lộ bí mật quốc gia, không tuyên truyền lối sống đồi truỵ, lăng mạ sỉ nhục người mâu thuẫn với mình trên phương tiện thông tin, chỗ đông người hoặc trực tiếp gặp. Thứ bảy, việc giải quyết các mâu thuẫn trước hết thuộc trách nhiệm thủ trưởng cơ quan, đơn vị, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đơn vị nơi phát sinh mâu thuẫn. IV. Quy trình và nội dung tổ chức một cuộc đối thoại 1. Bước 1: Khảo sát, tìm hiểu bản chất và nguyên nhân mâu thuẫn - Nghe các bên đương sự trình bày sự việc dẫn đến mâu thuẫn. - Đọc và xem xét kỹ tài liệu, chứng cứ, các quyết định và kết luận của cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết nếu có. - Tổng hợp, phân tích từng tài liệu, chứng cứ đã thu thập được đối chiếu với chế độ, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước, Tổng liên đoàn v.v...cố gắng loại bỏ bớt những tài liệu chứng cứ không liên quan đến việc đối thoại, không có giá trị chứng cứ, pháp lý. - Từ nghiên cứu tài liệu, chứng cứ đặt ra các câu hỏi có vấnđề liên quan tìm và làm rõ việc (nêu câu hỏi bắt buộc và câu hỏi tháo gỡ). 2. Bước 2: Chuẩn bị và tổ chức đối thoại - Thành phần dự đối thoại: Người chủ trì buổi đối thoại và quá trình trình đối thoại; đương sự (gồm cả nguyên đơn và bị đơn); người biết việc, cung cấp chứng lý, chứng minh rõ sự việc; và cơ quan thông tin đại chúng. - Chuẩn bị đối thoại và tổ chức đối thoại. - Viết giấy mời. - Chuẩn bị địa điểm, phương tiện, thư ký ghi chép biên bản. - Viết bản đề dẫn. - Bổ sung chứng cứ mới phát hiện qua đối thoại. - Hoàn thiện bổ sung kết luận và kiến nghị sau đối thoại. 3. Bước 3: Thuyết phục và đưa ra phương án 7
  8. - Gặp gỡ các bên đương sự để động viên thuyết phục chấp nhận các quyết định, kết luận hợp lý, giải thích bác bỏ những bất hợp lý trên cơ sở chứng cứ được xác minh là hợp lý. - Đề ra các phương án giải quyết và kết luận từng việc. - Xem xét để kết luận chung toàn bộ vụ việc. 4. Bước 4: Kiểm tra đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau khi tổ chức đối thoại - Tiếp tục làm rõ những việc còn có ý kiến khác nhau trong đối thoại. - Quá trình kiểm tra đốn đốc việc thực hiện kiến nghị cần chú ý những thỉnh cầu của các bên đương sự về điều kiện khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện các kiến nghị đó, điều chỉnh động viên các đương sự thực hiện tốt các kiến nghị. V. Những vần đề cần chú ý vận dụng thành nghệ thuật khi tổ chức đối thoại Thứ nhất, luôn hướng đến mục đích của cuộc đối thoại. Mục đích đó là cố gắng thoả mãn các nhu cầu của đối tượng ở mức độ tối đa. Mặt khác, cải thiện quan hệ giữa các bên đối thoại. Cần có các chứng lý xác thực; quan tâm đến đường tiến, lui của các bên đối thoại. Thứ hai, động cơ đối thoại phải đáp ứng nhu cầu của một tổ chức (do người đàm phán làm đại diện) và nhu cầu của chính người tham gia đàm phán. Thứ ba, khai thác yếu tố tâm lý khi đối thoại. Cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm trạng của đối phương, kiểm soát tiến trình đối thoại. Thứ tư, ngôn ngữ đối thoại cần khéo léo và thoả đáng để chủ động tình thế đối thoại. Ngôn ngữ sử dụng cần minh bạch, giàu hình tượng; có thể biểu đạt quan điểm suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và có sức thuyết phục đối phương cao nhất. Thứ năm, cần nắm bắt thời cơ trong đối thoại, khi có được thông tin phải bắt tay hành động ngay. Trong đó, cần tìm cách liên hệ với đối tượng liên quan, trao đổi nhu cầu để đạt được các thoả thuận chuẩn bị đối thoại. Thứ sáu, sử dụng hợp lý các kỹ xảo trong đối thoại như các kỹ năng từ chối đòi hỏi qua việc dẫn danh ngôn, khỏi làm mất lòng; vận dụng phong tục tập quán khi muốn biện minh hoặc tranh luận. Hay tránh xu hướng công kích đối phương một cách lộ liễu. Biết lắng nghe ý kiến (đối phương) trước khi khéo léo trình bày quan điểm của mình; nhất là biết đặt mình vào vị trí của đối phương; Ngoài ra còn luôn đảm bảo nhìn người đối thoại với tầm mắt ngang bằng; thái độ công tư phân minh trong đối thoại; và cũng nên nói thẳng, nói thật khi có đủ 8
  9. chứng cứ xác thực để giúp đối phương hiểu nhanh hơn. Chúng ta cũng đừng quên cám ơn khi được khen ngợi v.v.... trong đối thoại Thứ bảy, phát biểu trong đối thoại nên dùng ngôn ngữ hình tượng, dí dỏm và có sức truyền cảm, biểu đạt được quan điểm một cách sâu sắc nhưng dễ hiểu. Đồng thời, biết cổ vũ khuyến khích hay khích lệ người nghe, vượt qua các bất đồng đi đến nhất trí cuối cùng. Đương nhiên, việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người đối thoại là hết sức có ý nghĩa. Thứ tám, trong đối thoại không được nông nổi, ảo tưởng thành công dễ dàng. Cần chia mục tiêu đàm phán thành nhiều giai đoạn. Thứ chín, phải biết người, biết ta. Vì trên cơ sở biết rõ đối phương, vấn đề của đối phương để chọn lựa và áp dụng các đối sách phù hợp nhất. Đồng thời, cũng phái biết xoa dịu hoặc phản kích đúng lúc trong khi đối thoại để đạt mục tiêu chung. VI. Ví dụ minh hoạ về tổ chức đối thoại (Xem tài liệu kèm theo) Tóm lại, việc tổ chức hội nghị dân chủ và đối thoại là một yêu cầu quan trọng đảm bảo thực thi dân chủ trong nhà trường. Qua các hội nghị dân chủ và đối thoại, cán bộ, công nhân viên chức có điều kiện tham gia vào quản lý nhà trường, có cơ hội đàm phán, trao đổi và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp của mình. Đối với các cấp lãnh đạo chính quyền thì có điều kiện huy động được trí tuệ, công sức của tập thể người lao động trong việc xây dựng nhà trường và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị dân chủ và đối thoại. Sự thành công của một hội nghị dân chủ hay một cuộc đối thoại trong trường phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức về pháp luật, quá trình chuẩn bị, phân công trách nhiệm và quan trọng nhất là phải xuất phát từ lợi ích chung vì sự phát triển của trường, của đơn vị. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2