intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức không gian trải nghiệm nghề làm lu - khạp - chậu tại Tương Bình Hiệp, Bình Dương (Lấy lò lu Đại Hưng làm nghiên cứu điển hình)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển làng nghề làm lu, khạp, chum và vại truyền thống cũng như quảng bá sản phẩm gốm sứ của Bình Dương, cho nên việc kiến tạo nên một trung tâm trưng bày về gốm sứ - một sản phẩm được vùng đất Bình Dương tự hào cũng như một không gian để du khách thập phương, thế hệ trẻ tiếp cận với nghề làm lu, khạp, chum và những sản phẩm gắn liền với nông nghiệp với sự hình thành và phát triển của địa phương đồng thời phát triển được tuyến du lịch khu vực TP Thủ Dầu Một là việc vô cùng cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức không gian trải nghiệm nghề làm lu - khạp - chậu tại Tương Bình Hiệp, Bình Dương (Lấy lò lu Đại Hưng làm nghiên cứu điển hình)

  1. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TRẢI NGHIỆM NGHỀ LÀM LU – KHẠP- CHẬU TẠI TƯƠNG BÌNH HIỆP, BÌNH DƯƠNG (LẤY LÒ LU ĐẠI HƯNG LÀM NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH) Nguyễn Phạm Minh Trung1, Huỳnh Gia Bảo1, Nguyễn Quốc Tiến1, Nguyễn Dương Tử2 1. Lớp D22KITR01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Làng nghề làm lu tại Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương là một làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm với những sản phẩm thủ công chất lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế. Làng nghề đang mai một dần khi thời đại ngày càng tiến bộ và sự chạy đua của các sản phẩm công nghiệp. Để gìn giữ cái nghề truyền thống của cha ông, gìn giữ vẻ đẹp của làng nghề lu Tương Bình Hiệp và đưa làng nghề đến gần hơn với cộng đồng. cần một không gian đặc trưng được tạo nên để đưa làng nghề đến gần hơn với khách du lịch, với các bạn học sinh, sinh viên. Từ khóa: Làng nghề, không gian trãi nghiệm, Tương Bình Hiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Bình Dương là 1 tỉnh đứng đầu với lĩnh vực công nghiệp phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, kéo theo đó là các làng nghề thủ công truyền thống dần dần bị lãng quên. Gốm sứ là một ngành nghề đã từng hưng thịnh khắp Bình Dương, trong đó có các làng nghề chuyên làm lu – khạp – chậu đã từng rất hưng thịnh nhưng cũng đã dần dần bị quên lãng. Nghề làm lu không những mang lại giá trị về kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến văn hoá của người dân và truyền thống của một vùng đất Nam bộ hào hiệp. Nghề làm lu là một trong những nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng còn được lưu truyền đến tận bây giờ. Bình Dương là 1 tỉnh thành lớn của Việt Nam và được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về mặt thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng. Chính vì vậy mà rất phù hợp với làng nghề làm lu, vại, chum và các dạng gốm sứ khác. Không chỉ vậy, Bình Dương được xem là 1 tỉnh thành làm lu, vại, chum và các dạng gốm sứ lớn nhất Việt Nam vì nơi đây còn hội tụ rất nhiều nghệ nhân “lão làng” có tay nghề trên mấy chục năm, cho nên kinh nghiệm và kiến thức về nghề truyền thống rất lớn, vì vậy mà tạo ra được những chiếc lu, chiếc chum, chiếc vại chất lượng nhất và có thể du nhập vào thị trường quốc tế. Không chỉ là làm lu, hằng ngày một lượng lớn chén dĩa được ra đời nhằm quảng bá làng nghề và phục vụ cho nhu cầu của người dân không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Minh chứng lịch sử cho làng nghề truyền thống này là Lò lu Đại Hưng cho dù hiện tại gốm sứ đã được sản xuất bằng nhiều phương pháp hiện đại, nhưng tại làng nghề này suốt gần 160 năm qua lò nung thủ công vẫn còn đỏ lửa, bãi phơi vẫn ửng hồng hàng hàng lớp lớp lu khạp được nắng hong khô, bến đò vẫn đông đúc ghe xuồng đợi từng đợt lu khạp xuất xưởng. Lò lu trở thành ký ức đẹp của lớp nghệ nhân xưa, là sự tiếp nối của thế hệ trẻ, lò lu trở thành một nét đẹp, một biểu tượng văn hóa của cả một vùng đất thân yêu mà mỗi người con Tương Bình Hiệp đều bồi hồi khi nhắc đến. Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển làng nghề làm lu, khạp, chum và vại truyền thống cũng như quảng bá sản phẩm gốm sứ của Bình Dương, cho nên việc kiến tạo nên một trung tâm trưng bày về gốm sứ - một sản phẩm được vùng đất Bình Dương tự hào cũng như một không gian để du khách thập phương, thế hệ trẻ tiếp cận với nghề làm lu, khạp, chum và những sản phẩm gắn liền với nông nghiệp với sự hình thành và phát triển của địa phương đồng thời phát triển được tuyến du lịch khu vực TP Thủ Dầu Một là việc vô cùng cần thiết. 29
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ thông tin mạng, từ sách báo và các đề tài luận văn liên quan. - Phương pháp quan sát: tham quan một số lò lu khu vực Tương Bình Hiệp, lái Thiêu,… - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích tài liệu, số liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Lò lu Đại Hưng (lò gốm cổ Đại Hưng) Lò lu Đại Hưng là hộ làm lu đất đựng nước truyền thống được tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2 cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương. Làm lu là 1 trong những nghề thủ công truyền thống còn giữ nhiều giá trị văn hóa nhất của Việt Nam và Lò Lu Đại Hưng cũng là lò sản xuất và bảo tồn nghề làm gốm cổ nhất Bình Dương với tuổi đời gần 160 năm. Hình 1. Hình ảnh Lò lu Đại Hưng (nguồn: mytour.vn, 2023) Với người chủ sáng lập đầu tiên là một người Hoa gốc Quảng Đông, Trung Quốc, trong cộng đồng di cư đến vùng đất này vào khoảng thế kỷ 17-18. Lò lu Đại Hưng đã trải qua nhiều thăng trầm, với nhiều đời chủ. Tháng 10 năm 2006, lò lu Đại Hưng đã được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích cấp tỉnh. Người có công giữ được lò lu Đại Hưng và bảo tồn, phát triển nghề là ông Bùi Văn Giang (Tám Giang), người chủ thứ 5, tới nay đã có hơn 30 năm gắn bó, quản lý cơ sở gốm truyền thống này. Sản phẩm của Đại Hưng là những chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông - ngư nghiệp, là các loại lu, vại, khạp, hũ... với nhiều kích cỡ; không sản xuất hàng gốm mỹ nghệ. Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại, tiêu thụ nhiều ở các tỉnh miền Tây và cả Campuchia, Thái Lan, vận chuyển theo đường giao thông thủy. Đất được lấy ở cách cơ sở sản xuất khoảng 20km. Đất nguyên liệu được xử lý 2 lần qua máy để đảm bảo nhuyễn, mịn. Ở Lò lu Đại Hưng, các công đoạn khác đều làm thủ công bằng tay theo phương thức truyền thống, riêng công đoạn này được máy hỗ trợ để tiết kiệm sức người. Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, và những thay đổi của đời sống, xã hội; lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống như xưa, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất); trong khi các cơ sở gốm khác ở Bình Dương đã thay đổi, cơ giới hóa nhiều. Đây là quan điểm bảo tồn của ông chủ Tám Giang cũng như Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương. Nghề gốm là một nghề truyền thống đặc biệt, nổi tiếng của đất Bình Dương. Lò lu cổ Đại Hưng là một đại diện tiêu biểu, niềm tự hào; thể hiện bản sắc của miền đất này; và cũng để lại dấu tích quan trọng trên con đường phát triển nghề truyền thống ở vùng đất Thủ Dầu Một - Bình Dương. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao: 30
  3. “Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve - Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”... Công đoạn tráng men cũng được làm thủ công với từng sản phẩm một. Sau khi xếp sản phẩm vào lò, các cửa lò sẽ được xây trám, bịt kín, chổ chừa một lỗ nhỏ - gọi là mắt lò, để tiếp củi vào và quan sát lửa. Lò được đốt ở nhiệt độ 1200 độ C, thời gian từ 4-6 tiếng. Những thợ lò cho biết, mỗi mẻ sản phẩm sau nung đạt thành công khoảng 90%. tất cả vẫn theo cách thức cổ truyền xưa; hình dáng, chất liệu, màu sắc sản phẩm vẫn giống như hơn một trăm năm trước. 3.1.1 Một số sản phẩm và đặc điểm của Làng lu Tương Bình Hiệp Lu khạp là những sản phẩm truyền thống của nghề gốm Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu chính là đất sét, sau đó đem nung ở nhiệt độ cao để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và sử dụng được trong nhiều mục đích khác nhau. Lu là một loại bình dùng để đựng nước, được sản xuất bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ cao để tạo ra một sản phẩm chắc chắn và bền vững. Có nhiều loại lu khác nhau, có thể được trang trí với các hoa văn độc đáo hoặc được sơn tĩnh điện để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Khạp là một sản phẩm trang trí, được sử dụng để trang trí trong các buổi lễ hội truyền thống. Khạp mang cũng được sản xuất bằng đất sét và được nung ở nhiệt độ cao để tạo nên sản phẩm bền vững và đẹp mắt. Khạp mang có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, có thể được sử dụng để trang trí trong nhiều không gian khác nhau. Những sản phẩm này không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian sống mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam Lu, khạp là những sản phẩm đồ gốm truyền thống của Việt Nam, có nhiều đặc điểm nổi bật như sau: - Làm từ đất sét, truyền thống và độc đáo: được làm từ đất sét tự nhiên, được nung ở nhiệt độ cao. Điều này tạo nên một sản phẩm độc đáo, truyền thống, mang lại giá trị văn hóa đặc biệt. - Màu sắc đa dạng: Lu khạp có thể có nhiều màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xanh dương, tùy thuộc vào cách nung và công thức chế biến. - Thiết kế đa dạng: Lu khạp được làm với nhiều kích thước và hình dáng khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. - Ứng dụng của lu khạp so với không gian kiến trúc và ứng dụng đời sống - Lu và khạp là những vật dụng truyền thống được sử dụng rộng rãi trong không gian kiến trúc và đời sống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số ứng dụng của lu khạp trong các lĩnh vực khác nhau: - Kiến trúc: Được sử dụng để trang trí các công trình kiến trúc như cửa sổ, cửa ra vào, lan can, hàng rào, vách ngăn, trần nhà, tường, cột, đài, chuông,... Chúng mang đến vẻ đẹp truyền thống, tinh tế và sự sang trọng cho không gian kiến trúc. - Nghệ thuật: Lu khạp cũng được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, như các bức tranh, tác phẩm điêu khắc, tượng,... Chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như gỗ, đá, kim loại,… - Đời sống: Trong đời sống, lu và khạp thường được sử dụng để chứa nước, rượu, đồ ăn, v.v. Chúng mang đến một vẻ đẹp truyền thống và giúp tăng tính thẩm mỹ cho các bữa tiệc, lễ hội hoặc các buổi tụ tập gia đình, bạn bè. - Du lịch: Lu và khạp cũng là một sản phẩm du lịch phổ biến, được sử dụng như một món quà lưu niệm hoặc vật phẩm trang trí để mang lại vẻ đẹp truyền thống cho không gian sống của mọi người. 31
  4. Với những đặc điểm nổi bật của mình như tính thẩm mỹ cao, vẻ đẹp truyền thống và tính ứng dụng đa dạng, lu khạp đã trở thành một phần không thể thiếu trong không gian kiến trúc và đời sống của nhiều quốc gia trên thế giới. Hình 2. Lò lu Đại Hưng cung cấp vật liệu làm linh vật rồng lu độc đáo Xuân 2024 (nguồn: laodong.vn, 2024) 3.1.2 Quy trình sản xuất lu của làng nghề làm lu Tương Bình Hiệp (lấy lò lu Đại Hưng làm nghiên cứu điển hình) Từ khi thành lập cho tới nay Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, không sử dụng máy móc, có khâu làm đất là có sự can thiệp của máy móc. Đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương... Khi có dịp đến tham quan lò lu, du khách mọi nơi sẽ được chiêm ngưỡng không chỉ là các chiếc lu, vại, chum,… được các nghệ nhân tạo thành và điêu khắc rồng phượng trên những sản phẩm của mình mà du khách cũng sẽ được người dân trong làng nghề hướng dẫn quy trình để tạo ra 1 chiếc lu đạt chi tiêu để xuất khẩu ra ngoài thị trường. Hình 3. Phần thành khạp được đưa vào khuôn tròn đặt ngược. Cả hệ khuôn được lật ngược lại, xén và làm mịn phần miệng trên (nguồn: vnexpress.net, 2018) Trình tự làm lu của lò lu Đại Hưng: - Đất sét chính là nguyên liệu chính để làm nên những sản phẩm thủ công này. Đất sét (theo như chủ của lò Đại Hưng ) sẽ được lấy ở Bến Cát vì nơi đó đất sẽ rất mềm, mịn và dễ tạo hình trong lúc sản xuất. - Phơi nắng đất sét, sau đó sẽ ngâm qua nước 2 lần, để lọc lấy phần nhựa và nhồi cho thật nhuyễn. Kết quả thu lại sau quá trình này chính là hồ, được dùng để nặn gốm. - Các bước làm gốm tại lò đều được giữ gìn nguyên vẹn dù trải qua bao biến đổi khôn lường đến từ thời cuộc. - Sản phẩm sẽ được trang trí hoa văn và họa tiết đẹp mắt sau các công đoạn làm gốm: nặn đất bằng tay, lấy củi làm chất đốt, pha màu theo phong cách cổ điển và cuối cùng là mang đi nung. 32
  5. - Lu cỡ lớn phải dùng 40 ký đất sét, có thể chứa 200 lít nước, thường được dùng để đựng nước mưa, rượu, làm mắm... Những lu lớn đều được vẽ trang trí hình rồng phượng ở gần miệng. - Sản phẩm đã tạo hình sẽ được đem đi phơi khô, kiểm tra và xếp vào lò nung - kiểu lò bao truyền thống với hình cuốn như vỏ sò úp nối nhau từ thấp đến cao cực kỳ ấn tượng. Bước cuối cùng là trám kín lò lại chỉ chừa một lỗ nhỏ làm mắt để người thợ tiếp củi và quan sát lửa. Lò sẽ được đốt ở nhiệt độ 1200 độ C trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng. - Hiện tại, hầu hết công đoạn làm lu ở đây vẫn giữ lối thủ công truyền thống. Đất sét sau khi đánh nhuyễn được đổ tràn vào những chiếc khuôn tròn nhiều kích cỡ. Người thợ dùng tay miết để từng miếng đất dính vớihau tạo thành miệng lu. Công việc này cần phải khéo tay để lu ra hình đẹp, mịn, không bị vỡ khi phơi khô. - Người thợ làm gốm dội lên những chiếc lu một lớp nước hồ để sản phẩm khi nung bóng mịn, có màu sắc bắt mắt. Hình 4. Hình ảnh ghe xuồng cập bến Lò lu Đại Hưng (nguồn: mia.vn, 2023) 3.1.3 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến làng nghề làm lu • Nguồn đất sét: Là thành phần chính để tạo ra gốm. Đất sét phải có chất lượng tốt và phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đất sét các làng miền Trung chủ yếu là dòng terracotta, thuộc nhánh đất sét thứ cấp, màu đất sét vàng, chịu được nhiệt độ nung 700- 10000C. Đất sét được các thợ gốm sử dụng để làm đồ gốm. Nó có thể là một nguồn tự nhiên như lòng sông hoặc mỏ đá gần đó, hoặc nó có thể được dự trữ sau khi được đào và xử lý. Đất được sử dụng chủ yếu tại làng nghề được lấy từ các mỏ đất sét tại khu vực thành phố Bến Cát và cù lao Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Hình 5. Đất sét- thành phần chính tạo ra gốm (nguồn: bachgiaphuc.vn, 2023) • Nguồn nước: Nước là yếu tố quan trọng để chế tạo gốm, đặc biệt là trong quá trình trộn và làm mềm đất sét. Việc các làng gốm nằm cạnh các con sông và nhiều ao hồ đã tạo ra nguồn nước dồi dào cho các làng gốm. Việc nằm cạnh sông Sài Gòn với nguồn nước vô cùng trù phú thì đây chính là điểm mạnh của làng nghề tại Tương Bình Hiệp. 33
  6. • Bầu trời: Trong các làng gốm, công tác phơi khô sản phẩm là quan trọng, và tốn nhiều thời gian, các hộ và cơ sở sản xuất đều có những sân lớn để phơi và sản xuất sản phẩm, tạo nên những khoảng không bầu trời rất đặc trưng, và giá trị ở những làng gốm. Với số giờ nắng cao, thì Bình Dương là một vùng đất vô cùng ưu đãi cho làng nghề sản xuất lu khạp. Hình 6. Nguồn nước- Bầu trời khu vực Lò lu (nguồn: nld.com.vn, 2017) Tại các cộng đồng dân cư, các hộ có thể chia sẻ và sử dụng chung sân phơi để tận dụng hiệu quả. khi cần thiết. Các làng gốm truyền thống thường thiếu các tiện nghi như điện và nước sinh hoạt, vì vậy điều quan trọng là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí để cải thiện môi trường sống của người dân. Trong đó thường chú trọng việc xây dựng các cửa sổ để đón ánh sáng và không khí trong lành. • Hệ thống sông hồ: làng gốm đều ở cạnh sông để thuận tiện cho giao thông nên phụ thuộc dòng chảy. Yếu tố sông nước hết sức quan trọng trong nghề gốm ở tất cả các khâu. Việc khai thác đất phải dựa vào sông nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho chuyên chở đất, sản phẩm gốm. Sông cũng là nơi cung cấp thủy sản phục vụ đời sống. Người làm gốm luôn gắn bó với sông nước, coi sông nước là chỗ dựa quan trọng cho nghề. Vì thế, một số làng gốm truyền thống đều có miếu thờ các vị thần sông nước. Làng nghề làm lu Tương Bình Hiệp nói riêng và các làng nghề về gốm sứ tại Lái Thiêu hay Chánh Nghĩa điều toạ lạc gần các con sông lớn. Hình 7. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để phơi gốm- Sông Lái Thiêu (nguồn: phunuonline.com.vn, 2017) 34
  7. Bảng 1. Phân tích Swot các yếu tố Khí hậu- Thủy văn- Môi trường ảnh hưởng đến Làng nghề làm lu Tương Bình Hiệp STRENGTHS WEAKNESSES OPPORTUNITIES THREATS • • Khí hậu trong lành, cảnh quan • Tọa lạc tại khu vực khá • Kiến tạo được một trung tâm trưng Nguy cơ sạt lở vào đẹp xa nội thành đô thị. bày và trải nghiệm làng nghề mùa mưa nếu nước truyền thống trong một khu vực dâng quá cao. • • Giao thông tiếp cận dễ dàng cả Mực nước lên cao gây giàu bản sắc văn hóa của địa đường bộ và đường thủy nguy hiểm vào mùa phương. • Vật liệu xây dựng, mưa. cấu kiện bị mục do • Cơ sở hạ tầng hoàn thiện • Liên kết được các làng nghề độ ẩm cao. • Gần với các làng nghề, di tích truyền thống, các di tích lịch sử lịch sử quan trọng dễ dàng phát phát triển du lịch địa phương. triển du lịch. Biện pháp khắc phục - Xây tường kè chắn đất giúp giảm thiểu sự sụt lún đất và sạt lở đất, bảo vệ công trình xây dựng và người dân khỏi những tai nạn có thể xảy ra. - Nhà 2 mái để đón gió và đối lưu không khí, giúp thông gió và làm mát. - Trồng nhiều cây ở xung quanh để hạn chế gió to vào công trình. Hình 8. Tường kè chắn đất (nguồn: mayxaydungmiennam.com, 2023) 3.1.4 Ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức không gian trải nghiệm làng nghề làm Lu Tương Bình Hiệp - Ý nghĩa: Giúp cho chúng ta bảo tồn được bản sắc dân tộc, nhất là bảo tồn lưu giữ được truyền thống văn hóa của làng nghề làm lu của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Tạo ra các sản phẩm về lu, khạp, chum vại, chậu, có thể quảng bá ra cho cộng đồng quốc tế đều biết đến. Ngoài ra việc kiến tạo không gian trải nghiệm làng nghề làm lu giúp đất nước chúng ta lưu giữ được một kho báu “ phi vật thể “. - Mục đích: Tạo ra khu trưng bày các sản phẩm liên quan lu, khạp, chum cho tất cả mọi người đến tham quan. Tạo ra sân chơi giáo dục cho học sinh tham gia để hiểu thêm về làng nghề truyền thống của nước ta. 35
  8. Hình 9. Học sinh tham quan Lò lu Đại Hưng (nguồn: baobinhduong.vn, 2023) 3.2 Đề xuất ý tưởng thiết kế một số không gian trãi nghiệm phù hợp Các làng gốm, làng lu với không gian của văn hóa truyền thống là một di sản văn hóa không thể tái tạo với ý nghĩa, giá trị phong phú. Các làng nghề này luôn được cân nhắc để bảo vệ tính xác thực của chúng như là một di sản lịch sử và văn hóa, là sự tiếp nối tính xác thực của không gian. Sự kế thừa và định hình những đặc trưng truyền thống đòi hỏi phải nghiên cứu quy luật hình thái không gian làng truyền thống. 3.2.1 Không gian công năng tham khảo Sơ đồ không gian chức năng khu trãi nghiệm gốm sứ Minh Long Khu vẽ gốm Minh Long. + Trải nghiệm quy trình tạo ra sản phẩm gốm sứ: nặn, vẽ, nung từ những nghệ nhân lành nghề + Hóa thân như những người thợ thực thụ thỏa sức thể hiện ý tưởng, đam mê vẽ nghệ thuật của mình + Được nung và ma ng về sản phẩm hoàn chỉnh như một món quà kỷ niệm +Tự do tham quan và mua sắm sản phẩm gốm sứ lưu niệm khác + Hiểu thêm về nghề truyền thống Việt Nam. - Mô hình trãi nghiệm: - Vườn nhà Gốm: Quy mô nhỏ (phát triển hệ sinh thái gốm kết hợp gốm sứ với thiên nhiên) Mô hình trãi nghiệm +“Tự tay làm gốm” và mô hình “Workshop di động” => Mục đích duy trì và phát triển nghề gốm thủ công truyền thống mà vẫn mang được hơi thỏe tinh thần của thời đại. Trải nghiệm bằng mắt qua bàn tay của các nghệ nhân: 36
  9. Sơ đồ không gian chức năng Bảo tàng gốm Triana – Tây Ban Nha • Kiến trúc sư: AF6 Arquitectos • Diện tích: 2241 m² • Năm : 2010 Bảo tàng gốm Triana là một trung tâm triển lãm gốm sứ. Hình khối công trình khiến cho bất cứ ai cũng lầm tưởng. Vì đây là công trình đáp ứng được cả các nhu cầu của khách du lịch và người dân bản địa. Nó gồm các không gian sản xuất, tham quan, lưu trữ, cửa hàng… Không gian được tổ chức gọn gàng và vừa đủ, không có không gian thừa. Dây chuyền di chuyển bố trí hợp lí. Tầng trệt được tổ chức làm lối vào tham quan và từ đây sẽ bắt đầu một hành trình đi bộ liên tục qua giữa các lò gốm. Tầng này còn bao gồm các cửa hàng, xưởng mới các không gian này là vị trí của các nhà máy gốm cũ ngày trước. 1 – Sảnh 2 – Quầy vé, thông tin 3 – Lò nung 4 – Trưng bày 5 – Phòng trình chiếu 6 – Thử nghiệm sản phẩm 7 – Quầy mua bán 8 – Kho Hình 10. Bảo tàng gốm Triana (nguồn: https://www.archdaily.com, 2010) Dây chuyền Trung tâm trải nghiệm gốm sứ Klay Play: Theo sơ đồ công năng bên trên, dây chuyền được phân chia theo: - Nhóm các không gian có cùng hoạt động. - Kết nối của không gian khác nhau với lễ tân theo kết nối trực tiếp và gián tiếp. - Kết nối dịch vụ với tất cả các không gian. Phân chia theo không gian tự nhiên: - Tạo ra sự tập trung hơn trong mỗi không gian - Truyền cảm hứng – với không gian đầy cảm hứng, con người sẽ trở nên nhiều ý tưởng và sáng tạo hơn - Tươi vui – sự khám phá luôn trải qua cùng với sự tươi vui - Thiên nhiên – là sự kết nối giữa con người và thiên nhiên 37
  10. Hình 11. Dây chuyền Trung tâm trải nghiệm gốm sứ Klay Play 3.2.2 Thiết kế không gian trải nghiệm làng lu, khạp, chậu Tương Bình Hiệp: Phân tích ưu nhược điểm: - Ưu điểm: + Đề xuất tạo ra một mô hình trãi nghiệm lu, khạp, chậu truyền thống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống làng nghề lu truyền thống Tương Bình Hiệp. + Mang đến cho khách du lịch và thế hệ sau biết và hiểu hơn về nghề làm lu, khạp, chậu truyền thống của cha ông ta. + Từ đó tạo điểm tựa thúc đẩy các làng nghề gốm, lu, khạp, chậu truyền thống phát triển. 38
  11. + Mô hình trãi nghiệm dựa trên quy trình sản xuất lu, khạp, chậu truyền thống của người dân Tương Bình Hiệp giúp mọi người trãi nghiệm một cách chân thực. + Sử dụng lò nung bằng điện giúp đảm bảo quá trình nung được nhanh hơn hiệu quả hơn, khách hàng dễ dàng nhanh chóng, mang về những sản phẩm do mình tạo ra làm kỹ niệm. Hình 12. Sơ đồ công năng khu trải nghiệm - Nhược điểm: + Thời gian trãi nghiệm tạo ra sản phẩm gốm hoàn thiện còn dài. Sơ đồ mặt bằng phân khu chức năng khu trãi nghiệm: Là khu vực mà du khách có thể xem các nghệ nhân lành nghề với đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm đặc trừng đến từ làng nghề và chính bản thân du khách cũng có thể tận tay trải nghiệm làm những chiếc lu khạp nhỏ xinh đem về làm kỷ niệm. Được thiết kế với không gian rộng rãi và thoáng mát đón gió từ sông Sài Gòn với hướng nhìn đẹp mắt, tại khu vực này được chia nhỏ với những chức năng sau: + Phòng cán bộ hướng dẫn quản lý dụng cụ và số lượng đất sét đất khô mỗi ngày, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị dụng cụ để tham gia trải nghiệm. 39
  12. + Hệ thống kho dụng cụ, kho đất thô, kho đất sét phục vụ biểu diễn của nghệ nhân và trải nghiệm của du khách. + Bể nước để phục vụ việc nhào đất khi mất nước và điều hòa không khí. + Vì có lò nung thủ công nhỏ nên sẽ có kho chứa củi đốt lò đc đặt cạnh lò nung. + Kho phế thải để chưa những sản phẫm lỗi từ du khách và được tận dụng ghiền nát lại để phục vụ sản xuất của làng nghề. + WC với những bồn rửa tay ở bên ngoài phục vụ cho du khách rửa tay rửa mặt sau khi trải nghiệm. Hình 13. Mặt bằng tổng thể Trung tâm trưng bày gốm sứ và trải nghiệm nghề làm lu Tương Bình Hiệp (nguồn: Nguyễn Hồng Ngọc, 2023) Hình 14. Không gian mặt bằng khu trải nghiệm (nguồn: Nguyễn Hồng Ngọc, 2023) 40
  13. Hình 15. Mặt đứng khu trải nghiệm (nguồn: Nguyễn Hồng Ngọc, 2023) Hình 16. Mặt cắt khu trải nghiệm (nguồn: Nguyễn Hồng Ngọc, 2023) Đề tài tạo ra một không gian trải nghiệm dành cho khách tham quan có thể cảm nhật được hết những giá trị của những sản phẩm lu, khạp, chậu có giá trị lâu đời. Công trình được lấy ý tưởng từ những đường nét cong mềm mại của lu, khạp. Với ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng của làng nghề, sẽ có truyền nhân tiếp nối. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Tổ chức không gian trải nghiệm làng nghề làm lu – khạp – chậu tại Tương Bình Hiệp Bình Dương là một đề tài vô cùng cần thiết nhằm mục đích bảo tồn được một làng nghề truyền thống có giá trị về văn hoá, lịch sử cũng như nghệ thuật. Giữ gìn được truyền thống của cha anh và đưa làng nghề gần hơn với thế hệ trẻ cũng như du khách du lịch. Đồng thời cũng hiểu biết sâu thêm về quy trình sản xuất lu – khạp- chậu đặc biệt tại làng nghề Tương Bình Hiệp nhằm mục đích nghiên cứu ừng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất để bà con còn bám trụ với nghề bằng những sản phẩm mới mang tính nghệ thuật và ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Kết quả sau quá trình nghiên cứu không gian trải nghiệm lu, khạp, chậu Tương Bình Hiệp sẽ là nơi gắn kết con người với con người, con người với lịch sử. Mang lại giá trị cho vùng đất Tương Bình Hiệp nói riêng và Bình Dương nói chung. 4.2. Kiến nghị Các ban ngành đoàn thể cần quan tâm nhiều hơn về việc phục dựng và bản tồn các làng nghề truyền thống vì trong thời đại phát triển về khoa học nhanh chóng này một ngày nào đó chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy những giá trị tốt đẹp mà làng nghề mang lại qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng qua bàn tay của những người nghệ nhân đầy tâm huyết. Giáo dục thế hệ trẻ về làng nghề truyền thống của địa phương qua các khoá trải nghiệm, tham quan làng nghề. 41
  14. Mở rộng các cơ sở hạ tầng và lập nên các hợp tác xã để tập trung các hộ làm nghề và đưa ra những sản phẩm mới mang giá trị kinh tế cao. Các cơ quan tổ chức văn hóa nhà nước cần đề xuất triển khai các lễ hội về gốm sứ nhằm quãng bá, giới thiệu làng nghề gốm truyền thống cho mọi người cùng tham giá thu hút khách du lịch trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường gốm sứ lái thiêu nói riêng và gốm sứ Việt Nam nói chung. Về vấn đề môi trường. Xây dựng quy hoạch không gian làng nghề gắn liền với môi trường. Hỗ trợ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số bộ phận như lò nung gốm thay thế bằng điện giúp đảm bảo được khói bụi độc hại giảm tác hại ôi nhiễm môi trường cũng như đảm bảo tốt sức khỏe của người thợ làm nghề và người dân xung quanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Tuy An (2010), Tinh hoa gốm Lái Thiêu, http://giaoduc.edu.vn/news/xa-hoi-659/tinh-hoa-gom- lai-thieu-ky-cuoi-dong-chay-thoi-gian-151765.aspx 2. archdaily.com (2010). Triana Ceramic Museum / AF6 Arquitectos. Truy cập ngày 13/2/2024. https://www.archdaily.com/571235/triana-ceramic-museum-af6-arquitectos 3. bachgiaphuc.vn (2023). Đất sét là linh hồn của các sản phẩm gốm sứ. Truy cập ngày 13/2/2024. https://bachgiaphuc.vn/dat-set-la-linh-hon-cua-cac-san-pham-gom-su 4. baobinhduong.vn (2023). Nét độc đáo của lò gốm cổ giữa lòng phố thị. Truy cập ngày 13/2/2024. https://baobinhduong.vn/net-doc-dao-cua-lo-gom-co-giua-long-pho-thi-a295788.html 5. Nguyễn Xuân Dũng (1997), Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sĩ, ĐH Văn hóa Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Giao (2000), Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Bình Dương trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000, luận văn thạc sĩ. 7. laodong.vn (2024). Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ. Truy cập ngày 13/2/2024. https://laodong.vn/photo/lo-lu-180-nam-tuoi-cung-cap-vat-lieu-lam-linh-vat-rong-doc-la- 1300505.ldo 8. mayxaydungmiennam,com (2023). Biện pháp thi công kè bờ song. Truy cập ngày 13/2/2024. https://mayxaydungmiennam.com/bien-phap-thi-cong-ke-bo-song/ 9. mia.vn (2023). Tham quan Lò lu Đại Hưng chuyên sản xuất gốm thủ công cổ nhất Bình Dương. Truy cập ngày 13/2/2024. https://mia.vn/cam-nang-du-lich/tham-quan-lo-lu-dai-hung-chuyen-san-xuat-gom- thu-cong-co-nhat-binh-duong-6625 10. mytour.vn (2023). Khám phá Lò gốm Đại Hưng - địa điểm sản xuất gốm thủ công cổ xưa nhất ở Bình Dương. Truy cập ngày 13/2/2024. https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/kham-pha-lo-gom-dai-hung-dia- diem-san-xuat-gom-thu-cong-co-xua-nhat-o-binh-duong.html 11. Sơn Nam (1997), “Bình Dương – một thế kỷ”, Xưa và nay, số ra tháng 11/1997. 12. nld.com.vn (2017). "Ma lực" bên dòng Thu Bồn. Truy cập ngày 13/2/2024. https://nld.com.vn/doi-song- tinh-thanh/ma-luc-ben-dong-thu-bon-20171113170337909.htm 13. Nguyễn Văn Thủy (2008), Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975, luận văn thạc sĩ, Viện KHXH Việt Nam. 14. Thư viện tỉnh Bình Dương (2010), Thư mục gốm sứ Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương. 15. Phunuonline.com.vn (2017). Lò gốm thủ công 150 năm ở Bình Dương. Truy cập ngày 13/2/2024. https://www.phunuonline.com.vn/lo-gom-thu-cong-150-nam-o-binh-duong-a33158.html 16. Vnexpress.net (2018). Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương. Truy cập ngày 13/2/2024. https://vnexpress.net/ben-trong-lo-gom-thu-cong-co-nhat-binh-duong-3707609.html 42
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0