intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức xemina về thực hành giải toán tiểu học - một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trường Sư phạm với vai trò dạy nghề cần phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên có đây đủ phẩm chất năng lực, có thể đón đầu và đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. Để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thành công vào sự phát triển của nền Giáo dục Việt Nam, một số môn học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần được dạy học bằng báo cáo xêmina. Đây là một hình thức đặc trưng ở bậc Đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức xemina về thực hành giải toán tiểu học - một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Lâm Thùy Dương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 171 - 173<br /> <br /> TỔ CHỨC XEMINA VỀ THỰC HÀNH GIẢI TOÁN TIỂU HỌC MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC<br /> CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br /> Lâm Thùy Dương*<br /> Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trường Sư phạm với vai trò dạy nghề cần phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên có đây đủ<br /> phẩm chất năng lực, có thể đón đầu và đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. Để nâng<br /> cao chất lượng dạy và học, góp phần thành công vào sự phát triển của nền Giáo dục Việt Nam,<br /> một số môn học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần được dạy học bằng báo cáo xêmina. Đây là<br /> một hình thức đặc trưng ở bậc Đại học.<br /> Từ khóa: Xêmina, giải toán tiểu học, toán tiểu học, thực hành giải toán, giáo dục tiểu học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Hiện nay vấn đề tìm kiếm những giải pháp cụ<br /> thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào<br /> tạo là mối quan tâm của tất cả cán bộ ngành<br /> Giáo dục. Sử dụng phương pháp dạy học phù<br /> hợp, tổ chức hình thức dạy học phù hợp, giúp<br /> sinh viên chủ động học tập, phát triển tư duy,<br /> kĩ năng nghiệp vụ, làm việc hợp tác là đặc<br /> biệt cần thiết.<br /> Xêmina là một hình thức dạy học ở bậc Đại<br /> học, Đây không phải là một hình thức dạy học<br /> mới, nó có mầm mống trong các trường Đại<br /> học từ thời cổ đại Hi Lạp và La Mã. Đến đầu<br /> thế kỉ XIX, nó được vận dụng vào sinh hoạt<br /> chuyên môn ở một số tổ bộ môn trong các<br /> trường Đại học. Ngày nay xêmina đã trở<br /> thành một hình thức dạy học phổ biến. [1]<br /> Từ xêmina của tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng<br /> Pháp và tiếng Anh. Trong tiếng Pháp, theo từ<br /> điển Pháp - Việt, từ xêmina<br /> (viết là<br /> séminaire) có 3 nghĩa: “ séminaire: n1:<br /> Trường dòng, trường trủng viện; n2: Nhóm<br /> chuyên đề (ở Đại học); n3: Cuộc thảo luận<br /> chuyên đề, cuộc hội họp” (xem [7]). Trong<br /> tiếng Anh, theo từ điển của đại học Oxford, từ<br /> xêmina (viết là seminar) cũng có 3 nghĩa:<br /> “seminar: n1: Small discussion class at<br /> university (Buổi học thảo luận với quy mô<br /> nhỏ tại trường Đại học); n2: Short intensive<br /> course of study (Cuộc/ đợt nghiên cứu tập<br /> trung một vấn đề trong thời gian ngắn); n3:<br /> Conference of specialists (Hội thảo của các<br /> nhà chuyên môn)”. [6]<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 459 454. Email: lamthuyduongsptn@gmail.com<br /> <br /> Trong tiếng Việt, từ xêmina mang nghĩa thứ 3<br /> của từ séminaire trong tiếng Pháp và hai<br /> nghĩa đầu trong tiếng Anh, tức là chúng ta<br /> hiểu từ xêmina với nghĩa như là một hình<br /> thức dạy học (hoặc phương pháp dạy học) ở<br /> bậc Đại học.<br /> Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức,<br /> (xem [2]), xêmina là một trong bảy hình thức<br /> dạy học chủ yếu ở bậc Đại học, dưới sự tổ<br /> chức, điều khiển trực tiếp của giáo viên, sinh<br /> viên sẽ trình bày, thảo luận, tranh luận về<br /> những vấn đề khoa học nhất định.<br /> TỔ CHỨC XÊMINA VỀ THỰC HÀNH<br /> GIẢI TOÁN TIỂU HỌC – BIỆN PHÁP<br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY,<br /> HỌCQuá trình tiến hành buổi học theo hình<br /> thức xêmina thường được tiến hành theo ba<br /> bước sau:<br /> Bước 1: Chuẩn bị xêmina<br /> Giáo viên cần xác định chủ đề xêmina ngay<br /> từ đầu môn học. Giáo viên chuyển giao chủ<br /> đề xêmina trong một thời gian nhất định. Giáo<br /> viên định hướng trước một số câu hỏi thảo<br /> luận. Ngoài ra, giáo viên cần xác định các<br /> phương tiện cần thiết, thời gian và địa điểm<br /> tiến hành xêmina.<br /> Bước 2: Tổ chức xêmina<br /> Giáo viên điều khiển buổi báo cáo, giúp sinh<br /> viên tháo gỡ vấn đề. Giáo viên khuyến khích<br /> mọi sinh viên bộc lộ mọi ý kiến, quan điểm cá<br /> nhân của mình về vấn đề nghiên cứu.<br /> 171<br /> <br /> Lâm Thùy Dương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Bước 3: Kết thúc xêmina<br /> Sau khi sinh viên kết thúc vấn đề báo cáo,<br /> giáo viên hệ thống lại kiến thức, khẳng định<br /> lại ý kiến đã trả lời và bổ sung những chỗ cần<br /> thiết. Trong trường hợp nếu có sự bất đồng<br /> giữa các sinh viên thì giáo viên phải thực hiện<br /> vai trò cố vấn và trọng tài để phân xử.<br /> Cả ba bước trên đều đóng một vai trò quan<br /> trọng trong buổi tổ chức xêmina, thiếu một<br /> trong ba bước thì buổi xêmina không thể đạt<br /> được như mong muốn.<br /> Như vậy xêmina – hình thức thảo luận mang<br /> lại nhiều hiệu quả sẽ giúp sinh viên nắm vững<br /> kiến thức, đồng thời pháp huy được khả năng<br /> tự nghiên cứu học tập, khả năng tư duy lôgic<br /> trong cách trình bày bài viết cũng như khi<br /> diễn thuyết. Với hình thức này, giáo viên đưa<br /> ra một vấn đề, sinh viên buộc phải tìm hiểu<br /> trước vấn đề sẽ thảo luận một cách chủ động.<br /> Từ đó, sinh viên lựa chọn cho mình một cách<br /> hiểu và bảo vệ được quan điểm của mình. Đây<br /> chính là quá trình sinh viên tiếp xúc với nghiên<br /> cứu khoa học, tự khám phá một cách chủ động<br /> với tâm lý thoải mái và hứng thú. Như vậy<br /> hiệu quả tiếp thu kiến thức sẽ cao hơn.<br /> Trong buổi báo cáo xêmina, vấn đề đưa ra<br /> được xem xét trên nhiều khía cạnh. Mỗi sinh<br /> viên đều có cơ hội đưa ra ý kiến của mình và<br /> lắng nghe ý kiến của người khác. Nhờ đó họ<br /> đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu<br /> của bản thân để chủ động chiếm lĩnh được tri<br /> thức. Qua mỗi lần diễn thuyết, sinh viên sẽ<br /> tìm được cho mình cách diễn đạt khoa học,<br /> biết cách trình bày một vấn đề, rèn luyện<br /> phong cách người giáo viên, điều đó góp phần<br /> nâng cao nghiệp vụ sư phạm.<br /> Xêmina còn là hình thức học tập giúp sinh viên<br /> rèn luyện tính độc lập, tự chủ và sáng tạo trong<br /> học tập và nghiên cứu. Điều đó là yếu tố quan<br /> trọng giúp sinh viên khám phá khoa học cũng<br /> như cuộc sống xung quanh một cách sâu sắc.<br /> Bên cạnh đó, thông qua hình thức dạy học<br /> theo xêmina giáo viên còn có điều kiện để<br /> hoàn thiện bài giảng cũng như tri thức khoa<br /> học về môn học thông qua những vấn đề nảy<br /> sinh trong thảo luận và tranh luận. Giáo viên<br /> 172<br /> <br /> 80(04): 171 - 173<br /> <br /> sẽ thu nhận được những thông tin ngược về<br /> tình trạng kiến thức, ý thức học tập và kĩ năng<br /> của sinh viên để kịp thời bổ sung điều chỉnh.<br /> Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều sinh viên<br /> vẫn chưa hiểu rõ xêmina thực chất là gì. Một<br /> số bộ phận sinh viên mặc dù đã học đến năm<br /> thứ ba, năm thứ tư nhưng khi tham gia xêmina<br /> vẫn còn bỡ ngỡ và thiếu nhiệt tình, chủ yếu là<br /> đối phó. Với những lẽ trên, theo tôi, hình thức<br /> học tập này cần được nhân rộng.<br /> Đối với sinh viên khoa Đào tạo Giáo viên<br /> Tiểu học, tổ chức học tập theo hình thức<br /> xêmina là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải<br /> bất cứ nội dung dạy học nào cũng có thể xây<br /> dựng thành chủ đề xêmina. Lựa chọn chủ đề<br /> xêmina phải đảm bảo với nội dung dạy học cụ<br /> thể, phù hợp với trình độ của sinh viên và khả<br /> năng của giáo viên. Khi xây dựng chủ đề<br /> xêmina về thực hành giải toán tiểu học cần<br /> phải đảm bảo tính độc lập, tính hệ thống, tính<br /> hấp dẫn và phù hợp, vừa sức.<br /> Dựa vào những căn cứ trên, tôi lựa chọn và xây<br /> dựng một chủ đề xêmina về thực hành giải<br /> Toán tiểu học “ Tìm hiểu phương pháp diện<br /> tích và vận dụng vào giải một số bài toán Tiểu<br /> học”. (Bảng 1)<br /> KẾT LUẬN<br /> Trên cơ sở phân tích thấy rõ, tổ chức dạy học<br /> theo hình thức xêmina về thực hành giải toán<br /> Tiểu học tạo cho sinh viên khoa Đào tạo Giáo<br /> viên Tiểu học có điều kiện rèn luyện khả năng<br /> nghiên cứu khoa học, rèn luyên tính độc lập,<br /> tự chủ và sáng tạo. Dạy học theo hình thức<br /> xêmina gây hứng thú, lôi cuốn được sự chú ý<br /> của sinh viên, kích thích sinh viên tìm tòi.<br /> Thông qua hoạt động xêmina, mối quan hệ<br /> giữa giáo viên - sinh viên và sinh viên - giáo<br /> viên được gần gũi, tự nhiên hơn. Hơn nữa, sử<br /> dụng phương pháp này chẳng những giúp<br /> người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu<br /> kiến thức mà còn tạo nên một môi trường<br /> thuận lợi để người học tham gia vào quá trình<br /> giao tiếp, hòa nhập vào cộng đồng. Vì thế<br /> các nhà trường Sư phạm cần quan tâm khai<br /> thác thế mạnh của xêmina và tăng cường<br /> các giờ xêmina.<br /> <br /> Lâm Thùy Dương<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 171 - 173<br /> <br /> Bảng 1. Nội dung chủ đề xêmina thực hành<br /> Sinh viên cần nắm được các nội dung sau:<br /> - Khái quát về phương pháp diện tích.<br /> - Biết cách nhận dạng các bài toán giải bằng phương pháp diện tích, các ứng<br /> dụng của phương pháp diện tích.<br /> Mục tiêu<br /> -Vận dụng thành thạo phương pháp diện tích trong giải toán và thiết kế đề toán.<br /> - Rèn luyện kỹ năng giải toán.<br /> - Rèn luyện năng lực tự học, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể lớp.<br /> 1. Khái quát về phương pháp diện tích.<br /> 2. Vận dụng phương pháp diện tích để tính độ dài một cạnh, chiều cao và diện<br /> tích tam giác.<br /> 3. Vận dụng phương pháp diện tích để so sánh độ dài các đoạn thẳng, diện tích<br /> Đề cương<br /> tam giác.<br /> báo cáo<br /> 4. Vận dụng phương pháp diện tích để tính diện tích hình chữ nhật, diện tích<br /> hình thang, diện tích hình tứ giác.<br /> 5. Vận dụng phương pháp diện tích để chia, cắt, ghép, xếp, tạo hình.<br /> 6. Vận dụng phương pháp diện tích để xác định vị trí của một điểm.<br /> Số nhóm xêmina: 5 nhóm.<br /> Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày nội dung 1 và 2.<br /> Nhiệm vụ<br /> Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày nội dung 1 và 3.<br /> cụ thể từng<br /> Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày nội dung 1 và 4.<br /> nhóm<br /> Nhóm 4: Tìm hiểu và trình bày nội dung 1 và 5.<br /> Nhóm 5: Tìm hiểu và trình bày nội dung 1 và 6<br /> - Sinh viên được chuẩn bị trong 3 tuần.<br /> Quỹ thời<br /> - Thời lượng báo cáo: 5 tiết học.<br /> gian, tài liệu<br /> - Địa điểm: ....................................................................<br /> và phương<br /> - Tài liệu tham khảo:......................................................<br /> tiện dạy học<br /> - Phương tiện, kỹ thuật dạy học: Sinh viên báo cáo theo PowerPoint.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [4] Trần Diên Hiển (2003), 10 chuyên đề bồi<br /> [1] Lê Thị Hồng Chi (2007), Đổi mới PP đào tạo<br /> dưỡng HS giỏi toán 4- 5, Nxb GD.<br /> [5] Nguyễn Bá Kim (2008), Phương pháp dạy<br /> GVTH thông qua tổ chức xêmina chuyên đề thực<br /> hành giải toán Tiểu học, Luận văn thạc sĩ khoa<br /> học môn Toán, Nxb ĐHSP.<br /> học giáo dục.<br /> [6] Dell Thompson (Edited) (1993), The pocket<br /> [2] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2006), Lý luận<br /> Oxford Dictionary, Clarendon Press, Oxford.<br /> dạy học đại học, Nxb ĐHSP.<br /> [7] Lê Khả Kế (chủ biên) (1992), Từ điển Pháp –<br /> [3] Trần Diên Hiển (2003), Thực hành giải toán<br /> Việt (Dictionaire Fancais – Vietnamien), Nxb<br /> Tiểu học (Tập 1-2), Nxb ĐHSP.<br /> Khoa học Xã hội.<br /> <br /> SUMMARY<br /> OGANIZING SEMINARS ON PRACTICE SOLVING MATHEMATICAL<br /> PROBLEMS OF PRIMARY SCHOOLS A METHOD TO IMPROVE<br /> TEACHING AND LEARNING QUALITY FOR STUDENTS<br /> OF DEPARTMENT OF PRIMARY EDUCATION<br /> Lam Thuy Duong* - College of Education, TNU<br /> The University of Education with vocational training roles needs to train and foster a contingent of<br /> teachers with adequate quality and ability that can catch up and meet the innovative requirements of<br /> education as well as of the country. To improve the quality of teaching and learning, contributing to<br /> success in the development of the Vietnam Education, some major subjects of Primary Education<br /> should be taught through seminar reports. This is a unique form of higher education.<br /> Keywords: seminar, primary math solving, primary math, practice sovling math, primary<br /> education<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 459 454. Email: lamthuyduongsptn@gmail.com<br /> <br /> 173<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0