Toàn dân đánh giặc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
lượt xem 2
download
Bài viết "Toàn dân đánh giặc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954" đề cập đến sự phát triển nghệ thuật toàn dân đánh giặc trong kháng chiến chống Pháp và được phát huy nhuần nhuyễn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ sức mạnh toàn dân đánh giặc đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “thiên sử vàng” cho Việt Nam trong thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Toàn dân đánh giặc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 ThS. Hồ Ngọc Châu1* - CN. Vương Tuấn An2 Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Đà Lạt 1 2 Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Đà Lạt Email*: chauhn@dlu.edu.vn Tóm tắt: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một cuộc kháng chiến được thực hiện ngay sau khi đất nước vừa giành độc lập, vị thế chính trị chưa vững chắc, ngân khố cạn kiệt, nhân dân đói khổ, lực lượng vũ trang mới thành lập, giặc đói, giặc dốt bủa vây. Vì thế, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và linh hoạt đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Việc kết hợp lực lượng chính trị hùng hậu của quần chúng cách mạng với lực lượng vũ trang là yếu tố quan trọng của nghệ thuật toàn dân đánh giặc. Bài viết này đề cập đến sự phát triển nghệ thuật toàn dân đánh giặc trong kháng chiến chống Pháp và được phát huy nhuần nhuyễn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ sức mạnh toàn dân đánh giặc đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “thiên sử vàng” cho Việt Nam trong thế kỷ XX. Từ khoá: toàn dân đánh giặc, Điện Biên Phủ, 1954. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới, miền Bắc được giải phóng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, đem lại độc lập và thống nhất cho đất nước ta, làm phá sản chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Thắng lợi của hai chiến dịch lớn nói trên thể hiện tài thao lược kiệt xuất và truyền thống quật cường chống ngoại xâm của tổ tiên ta: Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông. đã được phát huy đến đinh cao trong thời đại mới. Thắng lợi của "Một trận" là kết quả của 9 năm kháng chiến gian khổ để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc, mở đường đi đến chiến thắng trận sau. Qua 2 trận đánh, 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ đã phải chịu thua và phải cuốn cờ kéo quân về nước. Ý chí xâm lược của chúng đã bị đè bẹp sau khi đội quân xâm lược bị những đòn tiêu diệt lớn trong trận quyết chiến chiến lược. Rõ ràng là bọn đế quốc không bao giờ tự nguyện chịu thua và rút lui, nếu vũ khí để tiến hành chiến tranh xâm lược của chúng là đội quân xâm lược nhà nghề chưa bị bẻ gãy. Cho nên, những cuộc đọ sức cuối 67
- cùng để giành thắng lợi quyết định như chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là những sự kiện tất yếu phải xảy ra. Nắm vững và hành động theo đúng quy luật này, Đảng và Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo và giáo dục cho nhân dân ta nhận rõ bản chất của kẻ thù, không có ảo tưởng về “thiện chí hòa bình” của chúng, không dao động trước bất kỳ khó khăn gian khổ nào, mà phải kiên quyết kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn. Và muốn thế, phải xây dựng và phát triển lực lượng để đánh thắng quân xâm lược trên chiến trường. Vì lực lượng vũ trang của ta lúc đầu kháng chiến còn nhỏ yếu nhưng lại phải chiến đấu ngay với một kẻ thù có quân đội mạnh, cho nên việc xây dựng và phát triển phải tiến hành liên tục, củng cố từng bước, phát triển từng bước. Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ, giặc Pháp là “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian để mà mài "móng tay nhọn" rồi mới xé tan tác chúng ra. Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến bị áp bức bóc lột vô cùng dã man suốt gần một thế kỷ, vừa giành được độc lập lại phải đứng lên chống một kẻ thù xâm lược với quân đội nhà nghề, với truyền thống viễn chinh lâu dài, có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn hơn ta, có ưu thế hơn ta về mặt trang bị kỹ thuật, thì việc xây dựng lực lượng để đủ sức xé tan xác quân thù quả là nhiều khó khăn và gian khổ. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã phải kéo dài tới năm thứ 9 rồi mà mục đích vẫn chưa đạt được. Nước Pháp đang đứng trước nguy cơ bị thất bại nhục nhã. Quân đội viễn chinh Pháp trên toàn Đông Dương, lúc đầu (năm 1945) có 35.000 tên đã được tăng thêm qua nhiều đợt và đến năm 1950 đã lên tối 117.000 tên Cộng với 122.400 quân ngụy; nhưng Pháp vẫn không gỡ được thế bí. Cho tới mùa Xuân 1954, tổng số quân của địch đã tăng đến 48 vạn (trong đó có 146.000 Âu Phi) gồm khoảng 346 tiếu đoàn (trong đó có 84 tiểu đoàn cơ động)1. Tuy vậy, khi so sánh lực lượng hai bên, Navarre nhận định: "Về bộ binh, quân đội Pháp sau một thời gian dài trội hơn bộ binh Việt Minh, nay rõ ràng đã thua kém họ” và thừa nhận: “Trong khi Việt Minh có 9 sư đoàn cơ động thì tạ chỉ có 3 sư đoàn (7 binh đoàn cơ động và 8 tiểu đoàn dù). Tình trạng đó chỉ mang lại cho ta những khá năng cơ động rất nhỏ bé, còn khả năng cơ động của Việt Minh lúc này lại rất lớn”2. Thực tiễn của 9 năm kháng chiến thắng lợi đã chứng minh một thành công to lớn của Đảng ta về động viên và vũ trang toàn dân đánh giặc, đặc biệt về xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang nói chung cũng như về xây dựng và sử dụng lực lượng chủ lực nói riêng, trong suốt quá trình cuộc kháng chiến, nhất là trong quá trình chuẩn bị và tiến hành trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đại thắng lợi. Đó là thành công trong việc giải quyết sự “so le” giữa quân đội ta và quân đội địch trong hoàn cảnh chiến tranh chống một kẻ thù luôn luôn tìm cách tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta để thực hiện 1 Hoàng Phương (1984), Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1984, tr.66. 2 Navarre (2004), Hồi ký, Đông Dương hấp hối, dịch giả: Phan Thanh Toàn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 68
- mục đích xâm lược của chúng. Thành công này chứng tỏ trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã nắm rất vững quy luật chung của chiến tranh, nắm vững và vận dụng rất sáng tạo quy luật riêng của chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt chúng ta đã luôn luôn nắm vững quy luật đấu tranh vũ trang là muốn giành thắng lợi về quân sự thì phải tiêu diệt và đánh quy khối quân chủ lực của địch mới kết thúc chiến tranh thắng lợi. Mà muốn thực hiện điều đó, trong lực lượng toàn dân đánh giặc, trong lực lượng vũ trang ba thứ quân, ta phải xây dựng được khối quân chủ lực thành quả đấm đủ mạnh để tiến hành thắng lợi đòn tiêu diệt chiến lược. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và trận quyết chiến chiến lược vĩ đại Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân và quân đội ta đã làm đúng theo quy luật đó. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cũng đã hành động theo đúng quy luật đó. Từ đại thắng của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, chúng ta tìm hiểu do đâu và vì sao quân và dân ta lại có thế vận dụng thành công quy luật về xây dựng đội quân chủ lưc thành một quả đấm mạnh làm trung tâm và nòng cốt cho sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để góp phần quyết định vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp? Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đã tạo nên những yếu tố và điều kiện rất cơ bản cho quân đội ta làm được chức năng của mình và thực hiện được yêu cầu càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh, mặc dù “lúc bắt đầu kháng chiến, quân đội ta là một quân đội thơ ấu, tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt”3. 2.1. Thế trận cả nước đánh giặc được xây dựng trên cơ sở lực lượng chính trị hùng hậu của toàn dân tin tưởng và đoàn kết xung quanh Đảng, thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước”4. Trong khi Bộ chỉ huy Pháp dựa vào quân đội viễn chinh đông người, có trang bị hiện đại đang loay hoay lập thế trận có chiến tuyến hòng tiêu diệt quân đội ta thì ta đi trước họ một bước, triển khai khẩn trương lực lượng cả nước đánh giặc, lập nên thế trận chiến tranh nhân dân, để nghênh chiến. Thế trận đó đã buộc địch phải đánh với cả một dân tộc vốn có “một tư chất quân sự khá đặc biệt” và một nền nghệ thuật đánh giặc độc đáo biết “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy ít địch nhiều. lấy nhỏ thắng lớn, lấy số lượng hợp lý và 3 Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.534. 69
- chất lượng cao thắng quân địch có số lượng đông… Thế trận đó tạo nên hình thái xen kẽ giữa 2 bên làm cho ta dễ hoạt động và phát huy truyền thống “toàn dân vi binh”, cả nước đánh giặc, ở đâu có địch, có ta thì ở đó là chiến trường, làm cho địch buộc phải phân tán lực lượng để đối phó, luôn luôn bị động. Thế trận đó làm đảo lộn thế trận tiến công ban đầu của chúng, đẩy học thuyết quân sự của chúng vào chỗ bế tắc, làm cho các nhà quân sự đế quốc không tìm ra được bài bản hiệu nghiệm để tiến hành chiến tranh theo ý muốn của họ. Vì thế mà lực lượng quân viễn chinh Pháp có tăng đến bao nhiêu cũng không đủ. Càng ngày chúng càng bị xâu xé bởi những mâu thuẫn gay gắt: phân tán để giữ đất thì bị dồn vào thế yếu phải rải mỏng quân và không đối phó nổi các đòn tiến công của ta; tập trung để có sức tiến công thì lại bị sở hở nhiều nơi, không chiếm được đất, không giành được dân với cách mạng, nạn thiếu quân là một khủng hoảng triền miên mà các Chính phủ Pháp không bao giờ giải quyết được. 2.2. Trong chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích đã được thực hiện rộng rãi, phát triển dần lên chiến tranh chính quy và kết hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy Đó là một yếu tố rất cơ bản, một quy luật của đấu tranh vũ trang và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dựa vào yếu tố này, phát huy tác dụng của quy luật đó, bộ đội chủ lực của ta đã không ngừng phát triển trong quá trình chiến đấu và xây dựng từ nhỏ đến lớn, tiến vững chắc từng bước lên tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng, phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng chính trị của toàn dân tiêu diệt được những lực lượng quan trọng của địch, giải phóng được những địa bàn ngày càng rộng lớn, tạo nên những chuyển biến có ý nghĩa chiến lược, có lợi cho ta. Trong khi đó quân địch thì bị động về chiến lược không phát huy được những chỗ mạnh và hầu như phải làm ngược lại mọi tính toán chiến lược cũng như chiến thuật của chúng. Khi tiến công, chúng thường chỉ đánh được vào mục tiêu khu vực, không đánh trúng lực lượng đối phương, nhất là lực lượng chủ lực mà địch muốn “nghiền nát” ngay từ những ngày đầu chiến tranh. Lúc đóng quân thì nơm nớp lo sợ, bố trí, phòng ngự kiểu nào cũng bị đánh. Vì ta có tai mắt ở khắp mọi nơi, có điều kiện để điều tra tường tận và nếu chắc thắng thì đánh, lượng sức mình mà xác định quy mô trận đánh và thực hiện đánh chắc thắng: sau một trận, một chiến dịch thắng lợi, lực lượng lại mạnh thêm một bước. Cho nên ta có thể vừa đánh vừa xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, nâng cao trình độ tác chiến vừa tiêu diệt lại vừa giữ gìn phát triển lực lượng ta. 70
- 2.3. Các đơn vị chủ lực của ta có điều kiện thuận lợi rất cơ bản là hậu phương của chiến tranh giải phóng ngày càng được củng cố vững chắc trên cơ sở chính quyền cách mạng được Nhân dân thực sự coi là chính quyền của mình, kháng chiến chống Pháp được toàn dân coi là nhiệm vụ của mỗi người dân yêu nước Trong những năm kháng chiến, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và củng cố cùng với những vùng tự do rộng lớn ở Liên khu IV, 4 tỉnh liên hoàn là Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam của liên khu V và một vùng đồng bằng khá rộng lớn miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, tại các vùng địch tạm chiếm, những cơ sở chính trị, những khu du kích được xây dựng từng bước và phát triển thành những căn cứ du kích, những vùng giải phóng lớn, nhỏ ngay trong vòng vây của giặc. Hậu phương của cuộc kháng chiến nhờ đó ngày càng được củng cố. Chúng ta có khả năng huy động được nhiều sức người, sức của để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh, tăng cường nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ toàn dân đánh giặc. Những cơ sở chính trị, khu du kích và căn cứ du kích còn phát huy tác dụng quan trọng cho việc đứng chân của các đơn vị chủ lực, giúp đắc lực cho việc bám sát địch, chuẩn bị chiến trường, làm công tác binh vận, địch vận... Chính đây là những yếu tố rất cơ bản để các đơn vị chủ lực nắm đúng thời cơ, đánh trúng đối tượng và mục tiêu, bảo tồn được lực lượng của mình, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thực hiện càng đánh càng mạnh. 2.4. Sự phối hợp giữa 3 thứ quân, giữa các chiến trường trong cả nước, giữa chiến trường chính với các chiến trường khác Nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược hoặc chiến dịch cũng là một vấn đề chiến lược rất cơ bản đối với hoạt động của các đơn vị chủ lực (phối hợp giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích), trực tiếp góp phần tăng cường sức mạnh chiến đấu và thế trận tiến công của nó nhất là ở chiến trường chính là chiến trường Bắc Bộ. Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng, nghệ thuật quân sự của ta đã chỉ đạo việc xây dựng và tác chiến của các lực lượng vũ trang trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài; sinh ra là để đáp ứng yêu cầu chiến đấu, vừa sinh ra là đã phải chiến đấu ngay, có khi vừa hình thành tổ chức, vừa chiến đấu ngay, đó là đặc điểm của các lực lượng vũ trang của ta, kể cả những binh đoàn chủ lực cơ động. Đặc điểm này đã chi phối quá trình hình thành và phát triển của khối chủ lực của ta trong suốt quá trình cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp. Ta không có thời gian hòa bình lâu dài để huấn luyện bộ đội ở các thao trường được thiết bị hoàn hảo, để đào tạo cán bộ một cách cơ bản có hệ thống ở các nhà trường và học viện quân sự có nhiều kinh nghiệm. Nhưng đường lối xây dựng lực lượng đúng đắn của Đảng ta đã chỉ đạo cho các lực lượng vũ trang từ những tổ du kích nhỏ bé lớn lên thành những đơn vị tập trung ngày càng lớn mạnh và bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương dân quân tự vệ. Đây là hình thức tổ chức thích hợp nhất, tổ chức quân sự này đóng vai trò nòng cốt trong việc động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc. Những ngày đầu kháng chiến, có khuynh hướng cho rằng 71
- nhiệm vụ đánh giặc là do quân đội đảm nhiệm nên đã có phần coi nhẹ vai trò của Nhân dân, của dân quân tự vệ. Có nơi lại còn cho đó chỉ là nhiệm vụ của bộ đội chủ lực, nên đã coi nhẹ cả việc tổ chức và xây dựng bộ đội địa phương. Từ năm 1950 trở đi, những lệch lạc nói trên mới từng bước được khắc phục. Về xây dựng bộ đội chủ lực cũng có những xu hướng không đúng trong thời kỳ đầu kháng chiến như: tập trung tổ chức những đơn vị chủ lực quy mô lớn quá sớm trong khi phong trào chiến tranh du kích còn yếu; dân quân du kích không đánh được và vì thế bộ đội chủ lực cũng không đủ quân và đủ sức chiến đấu ở khắp nơi. Có thời kỳ ta đã phải phân tán một bộ phận chủ lực đi đánh du kích để dìu dắt dân quân, tổ chức những đại đội độc 1ập làm nhiệm vụ bảo vệ địa phương, giúp đỡ du kích chống địch càn quét, phát động chiến tranh du kích, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực, lấy tin tức, làm giao thông liên lạc, tiếp tế v.v... cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh du kích bằng đại đội độc lập, các tiểu đoàn tập trung được củng cố và tiến tới thành lập các trung đoàn, rồi đại đoàn chủ lực. Ba thứ quân phải được xây dựng theo quy mô thích hợp, theo tỷ lệ cân đối, đồng thời phải được bố trí hợp lý trên từng địa bàn chiến lược, từng chiến trường để bảo đảm vừa có lực lượng tại chỗ mạnh vừa có lực lượng cơ động mạnh. 2.5. Tình đoàn kết chiến đấu giữa Nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia Giữa các lực lượng vũ trang cách mạng của ba nước anh em cùng chống một kẻ thù chung, cùng động viên quân và dân ba nước sát cánh nhau kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh chính trị và quân sự to lớn để đánh thắng kẻ địch xâm lược, hình thành thế trận tiến công chiến lược chung của quân và dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược. Những yếu tố rất cơ bản nói trên đã được tạo nền và phát huy ngày càng mạnh mẽ dưới sự länh đạo sáng suốt của Đảng ta, dưới sự chỉ huy và tổ chức rất chính xác và linh hoạt của Bộ Tổng Tư lệnh. Đó là cơ sở để chúng ta xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực xứng đáng vai trò trụ cột của ba thứ quân. Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954, kế hoạch tập trung lực lượng cơ động của Navarre bắt đầu bị phá sản. Trong thời gian này, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật khối chủ lực của ta càng tỏ rõ cao tay hơn địch. Địch muốn kéo chủ lực của ta về đồng bằng, hoặc nếu không được thì giam chân chủ lực ta vào thế bị động phải bảo vệ vùng tự do của ta nhưng ta lại điều được chúng lên vùng rừng núi, buộc chúng phải phân tán khối chủ lực trên nhiều hướng. Ta dùng lực lượng tại chỗ, kể cả một bộ phận chủ lực đế chống địch càn quét và bảo vệ vùng tự do, còn đại bộ phận các đại đoàn cơ động lại được sử dụng rất linh hoạt. Có lúc phân ra nhiều hướng để kéo địch ra, có lúc lại tập trung để bao vây tập đoàn cứ điểm, đang bao vây địch ở Điện Biên Phủ thì ta lại điều một bộ phận sang một hướng khác ở một cự ly rất xa, như cấp tốc đưa Đại đoàn 308 sang tác chiến ở Thượng Lào, phá tuyến phòng thủ sông Nậm Hu, buộc chúng phải điều quân cơ động về giữ Luangprabang. Vừa xuất hiện và chiến đấu thắng lợi ở nơi xa đó, đơn vị này 72
- lại nhanh chóng rút về nơi xuất phát theo lệnh để kịp tham gia cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Giương đông kích tây, thoắt ẩn, thoắt hiện, ta đã làm cho địch không sao phán đoán được ý định chiến lược và kế hoạch tác chiến của ta. Do đó địch phải phán đoán mò mẫm và xử lý bị động: Navarre không muốn tác chiến ở rừng núi nhưng lại phải tung chủ lực lên chiến trường rừng núi; không có ý định chiếm Điện Biên Phủ nhưng lại phải đổ quân dù tinh nhuệ xuống đó; phải tăng thêm quân để biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương. Pháp hy vọng dụ ta đánh vào tập đoàn cứ điểm "bất khả xâm phạm" này, để hòng "nghiền nát" chủ lực ta, nhưng lại phải tuyên bố huênh hoang là ta không dám tiến công Điện Biên Phủ. Sau khi xem xét và đánh giá tình hình về mọi mặt, Trung ương Đảng ta quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với địch. Đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta đã được trao nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này. Như vậy, nếu đối với các hướng chiến lược khác trên cả nước, chúng ta tiến công vào những nơi hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở thì trên hướng Điện Biên Phủ, chúng ta đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch. Lúc đầu ta chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh” nhưng sau khi theo dõi và phát hiện thấy tập đoàn cứ điểm của địch đã được củng cố vững chắc hơn nhiều so với trước, ta đã thay đổi chủ trương tác chiến và quyết định thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Sau một thời gian tiếp tục bao vây địch và tích cực chuẩn bị về mọi mặt theo phương châm nói trên, được các chiến trường khác cùng phối hợp chặt chẽ, được cả nước cổ vũ và tiếp sức, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và sự chỉ huy kiên quyết, sáng suốt của Bộ Tổng Tư lệnh, các đơn vị chủ lực ở Điện Biên Phủ cùng với các lực lượng trực tiếp phục vụ chiến dịch đã chiến đấu liên tục trong suốt 56 ngày đêm và cuối cùng, lúc 17h30 ngày 7/5/1954, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm này, thực hiện thành công một trận đánh tiêu diệt điển hình trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của Nhân dân ta. 3. KẾT LUẬN Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc, đã giáng một đòn chí tử làm phá sản âm mưu muốn kéo dài chiến tranh xâm lược của bọn hiếu chiến Pháp và can thiệp Mỹ. Hội nghị Giơnevơ thành công đã làm cho miền Bắc nước ta được giải phóng. Cả loài người tiến bộ đều hết sức phấn khởi trước chiến thắng vĩ đại của Nhân dân ta. Các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới đều tự hào về Điện Biên Phủ, coi đó là đòn quyết định mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên toàn thế giới. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Nguyên Giáp (1975), Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Henri Navarre, Phan Thanh Toàn dịch (2004), Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 73
- [3] Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội [5] Hoàng Phương, Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1984, trang 65-88. [6] Sainteny (1982), Lịch sử của một nền hòa bình không được thực hiện. Chiến tranh Đông Dương, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 74
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích nội dung nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc
9 p | 1307 | 121
-
Đối sách của Đảng ta nhằm chống thù trong, giặc ngoài giai đoạn 1945-1946
39 p | 350 | 60
-
Cách làm bài nghị luận chính trị
15 p | 707 | 19
-
Sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
11 p | 107 | 15
-
100 câu hỏi chủ nghĩa cách mạng 1
5 p | 87 | 7
-
Câu trả lời trực tiếp tư tưởng HCM 8
6 p | 100 | 6
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam
20 p | 163 | 5
-
Câu trả lời trực tiếp tư tưởng HCM 3
6 p | 98 | 3
-
Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)
10 p | 43 | 3
-
Châu Vị Long (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) dưới thời nhà Lý (Thế kỷ XI – XII)
6 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn