intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôi là giám đốc bền vững

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

123
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi là giám đốc bền vững Một chiến lược phát triển bền vững không thể không dựa vào vai trò rất quan trọng của các CSO (giám đốc bền vững). Thời gian gần đây, những thuật ngữ như “tăng trưởng bền vững” (sustainable growth) hay “phát triển bền vững” (sustainable development) đã trở nên phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôi là giám đốc bền vững

  1. Tôi là giám đốc bền vững Một chiến lược phát triển bền vững không thể không dựa vào vai trò rất quan trọng của các CSO (giám đốc bền vững). Thời gian gần đây, những thuật ngữ như “tăng trưởng bền vững” (sustainable growth) hay “phát triển bền vững” (sustainable development) đã trở nên phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh. Người ta hay nhắc đến sự bền vững (sustainability) khi nói đến sự phát triển của quốc gia hay doanh nghiệp và gắn nó với những mục tiêu phát triển dài hạn của quốc gia/doanh nghiệp đó. Phát triển bền vững trái ngược với phát triển nóng hay tăng trưởng bong bóng. Mục tiêu tăng trưởng bền vững trái ngược với các mục tiêu ngắn hạn, theo kiểu ăn xổi ở thì. Doanh nghiệp chết bất đắc kỳ tử thường là những doanh nghiệp làm ăn chụp giật, lừa dối khách hàng, hủy hoại môi trường, vi phạm pháp luật, tức những
  2. doanh nghiệp không coi trọng sự bền vững. Sự bền vững còn được dùng để chỉ đến sự an toàn lâu dài của hệ sinh thái và môi trường sống của con người trên trái đất. Tình trạng không bền vững xảy ra khi lượng tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng và hủy hoại nhiều hơn số lượng chúng được tạo ra. Như vậy, khái niệm bền vững gắn liền với các khái niệm xanh (green), môi trường (environment), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility- CSR). Và trong nhiều trường hợp, các khái niệm này được hiểu rất gần nhau. Đó cũng là lý do trong các tập đoàn lớn muốn làm ăn chân chính và gìn giữ uy tín lâu dài xuất hiện ngày càng nhiều chức danh giám đốc xanh (chief green officer), giám đốc môi trường (chief environmental officer), giám đốc trách nhiệm xã hội (chief CSR officer) và gần đây nhất là giám đốc bền vững (chief sustainbility officer - CSO).
  3. Chức danh giám đốc bền vững (nếu dịch sát nghĩa) nghe thật lạ lẫm, nhưng nó đang trở nên phổ biến ở các tập đoàn lớn. Nếu nghiên cứu cơ cấu tổ chức của Dow Chemical, Dupont, Google, SAP, Mitsubitshi..., sẽ thấy chức danh này có quyền lực cao và tầm ảnh hưởng rộng. Đặc biệt, Tổng Giám đốc của Coca-Cola đã quyết định tự kiêm nhiệm luôn chức danh này. Tại Việt Nam, Công ty Thực phẩm QVD Đồng Tháp là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi có chức danh CSO, do một người nước ngoài đảm nhiệm. Công ty Xi măng Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn xi măng Holcim, cũng có bộ phận Phát triển Bền vững và Trưởng Bộ phận Phát triển Bền vững (Sustainable Development Manager). CSO đang là một trào lưu mới mà nếu không có nó, doanh nghiệp có thể bị xem là chưa quan tâm đúng mức đến những vấn đề môi trường, sinh thái, an toàn sức khỏe con người..., tức chưa quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự xuất hiện
  4. của CSO gắn liền với định hướng chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp, dựa trên nền tảng những mục tiêu và chiến lược dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe con người Vai trò của CSO tùy thuộc vào cách thức tổ chức, phân công của mỗi công ty, nhưng tựu chung đều gắn liền với chiến lược phát triển bền vững của công ty, có thể tóm tắt như sau: Bảo vệ môi trường: CSO giữ vai trò quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn, việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên và các ảnh hưởng khác đến môi trường như
  5. bụi, rác, nhiệt độ, tiếng ồn, rò rỉ nhiên liệu, hóa chất, hiệu ứng nhà kính...; đảm bảo sao cho hoạt động của doanh nghiệp không xâm hại đến môi trường, mà ngược lại, phải góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Ví dụ, mục trách nhiệm môi trường trên website của Holcim Việt Nam có đoạn viết: “Chúng tôi nhận thức được những thách thức đặt ra khi sử dụng khoáng chất thiên nhiên và năng lượng không thể tái tạo. Do đó, chúng tôi liên tục tìm cách cải thiện môi trường qua việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội trong ngành công nghiệp này để hướng tới phát triển bền vững”. An toàn sức khỏe: Quản lý an toàn sức khỏe con người là vai trò rất quan trọng của CSO, thường được lồng trong vai trò quản lý trách nhiệm xã hội của công ty. CSO chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho nhân viên trong công ty, đồng thời đảm bảo hoạt động của công ty không
  6. gây tác động xấu đến sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty. Mục bền vững trên website của QVD Đồng Tháp (có văn phòng ở Mỹ) ghi rõ cam kết sản phẩm cá tra của công ty không chứa hóa chất và dư lượng thuốc kháng sinh Hiệu suất sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên: CSO giữ vai trò quản lý hiệu suất sử dụng các nguồn năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong vai trò này, CSO có thể chủ trì thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch từ thiên nhiên như năng lượng gió, mặt trời..., giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường. Trong vai trò này, Tổng Giám đốc của Coca-Cola đặt ra mục tiêu thu hồi nước thải để tái sử dụng, giảm 5% khí thải CO2 tại các nhà máy đặt ở các nước phát
  7. triển, thu hồi bao bì để tái chế, tránh thải vào lòng đất. Trách nhiệm xã hội: CSO giữ vai trò quản lý các hoạt động thể hiện trách nhiệm của công ty đối với xã hội như chăm lo cho đời sống người lao động, hỗ trợ người nghèo, cải thiện môi trường sống cho khu dân cư, đóng góp cho lợi ích cộng đồng... Tuân thủ luật pháp: CSO chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát, đảm bảo hoạt động của công ty luôn tuân thủ pháp luật nước sở tại và các quy định của địa phương, hạn chế tối đa sự kiện vi phạm và các nguy cơ tranh chấp pháp lý cho công ty. Vai trò của các giám đốc bền vững luôn dựa trên và gắn liền với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các công ty làm ăn chân chính và có tầm nhìn dài hạn trên thế giới, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, luôn đặt ra những mục tiêu bền vững và lựa chọn con đường phát triển bền vững. Các công ty này sẽ không vì những lợi ích ngắn hạn
  8. mà vi phạm các nguyên tắc phát triển bền vững vốn được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp công ty họat động an toàn, tránh được sự sụp đổ không báo trước. Một chiến lược phát triển bền vững không thể không dựa vào vai trò rất quan trọng của các CSO ngày nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0