intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tội phạm

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

116
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tội phạm

  1. Tội phạm I. Khái niệm: 1. Định nghĩa: Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2. Các dấu hiệu của tội phạm:
  2. a/ Tính nguy hiểm cho XH: hành vi (thể hiện ý chí ra bênh ngoài, có sự kiểm soát của ý thức, sự điều khiển của ý chí), nguy hiểm đáng kể (K4Đ8) cho XH (gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại) à tính nguy hiểm mang tính cơ bản, những hành vi nào không còn nguy hiểm nữa thì Luật không điều chỉnh nữa à mang tính khách quan, không ph ụ thuộc vào ý thức (nguy hiểm sẵn, tuy nhiên đem vào luật hay ko lại là ý chỉ chủ quan của nhà làm luật) Căn cứ nào thì xác định hành vi là nguy hiểm? - QHXH bị xâm hại (lật đổ chính quyền khác với trộm cấp) - Mức độ thiệt hại đáng kể cho XH - Phương thức và thủ đoạn phạm tội (cùng là lấy 2tr, cướp khác trộm) - Mức độ lỗi (cố ý, vô ý) - Động cơ, mục đích của người phạm tội - Hoàn cảnh chính trị - xã hội nơi và khi tội phạm xảy ra - Nhân thân người có hành vi phạm tội - Những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ khác
  3. b/ Có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý Có lỗi khi có nhiều khả năng xử sự khác nhau mà khả năng khác thì ko gây ra tội phạm. có lỗi thì có tội, không có lỗi thì không có tội và áp dụng hình phạt đối với người không có lỗi thì không có ý nghĩa giáo dục, răn đe. Hành vi không có lỗi thì không được xem là nguy hiểm. c/ Trái PLHS: Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt. d/ Tính phải chịu hình phạt Tính chịu hình phạt được xem là dấu hiệu của tội phạm bởi nó là một thuộc tính khách quan của tội phạm. Các trường hợp miễn trừ không có nghĩa là phủ nhận quan điểm xem hình phạt là đặc điểm của tội phạm à khả năng đe dọa áp dụng hình phạt vẫn có, việc không áp dụng hình phạt trong trường hợp đó là không
  4. áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đó chứ không phải tội phạm đó không có kèm theo hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Tội phạm phải hội đủ 4 dấu hiệu, ngoài tính chịu hình phạt đang được các nhà nghiên cứu tranh luận, thì dấu hiệu thứ 5 cũng được đề cập là năng lực trách nhiệm hình sự. 1. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm - Làm rõ bản chất giai cấp và XH của tội phạm, làm tiền đề cho việc xây dựng các khái niệm khác của LHS. - Là cơ sở để phân biệt tội phạm với các VPPL khác dựa trên các dấu hiệu của tội phạm - Là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong hệ thống phần các tội phạm Bộ luật hình sự và trên cơ sở đó quy định các khug hình phạt tương ứng. II. Phân loại tội phạm: Điều 8. Khái niệm tội phạm 2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  5. Căn cứ để chia mức nghiêm trọng: Điều 8 3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2