Năm 2013 đến với nhiều dự cảm tươi sáng về nền kinh tế, tuy vậy, trong bối cảnh sức mua vẫn ì ạch thì tối ưu hóa chi phí là lựa chọn bắt buộc với hầu hết các doanh nghiệp (DN) khi mà mọi biện pháp tăng doanh số dường như không đem lại kết quả như mong muốn. Đến khi bắt tay vào tối ưu hóa, DN lại phải đối mặt với hai lựa chọn: kiểm soát hay tăng hiệu quả chi phí?
Tối ưu hóa chi phí: Cần làm ngay!
Năm 2013 đến với nhiều dự cảm tươi sáng về nền kinh tế, tuy vậy, trong bối cảnh
sức mua vẫn ì ạch thì tối ưu hóa chi phí là lựa chọn bắt buộc với hầu hết các doanh
nghiệp (DN) khi mà mọi biện pháp tăng doanh số dường như không đem lại kết
quả như mong muốn. Đến khi bắt tay vào tối ưu hóa, DN lại phải đối mặt với hai
lựa chọn: kiểm soát hay tăng hiệu quả chi phí?
Quay trở lại những điều cơ bản
Bắt đầu từ đâu cũng là một câu hỏi khiến nhiều DN đặt ra tại hội thảo "Tối ưu hóa
chi phí để vượt bão" do Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức cuối tháng 12 vừa qua
tại TP.HCM. Ông Phan Công Chính, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giải pháp
Doanh nghiệp Toàn cầu, cho rằng, chiến lược là vấn đề cơ bản và trọng yếu mà tất
cả các DN cần quan tâm xây dựng đầu tiên.
Chiến lược dựa trên mục tiêu đúng sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN.
Bên cạnh đó, việc đầu tư một hệ thống quản lý hiện đại sẽ hỗ trợ đắc lực cho DN
kiểm soát các nguồn lực cũng như đưa ra quyết định chính xác.
Tăng hiệu quả chi phí đòi hỏi nhiều nguồn lực và chất xám và nếu DN chưa có đủ
thì nên lựa chọn biện pháp kiểm soát truyền thống: đặt ra định mức và tuân thủ
nghiêm ngặt. Kiểm soát bản thân nó cũng đem lại hiệu quả.
Điều quan trọng là DN phải dám làm, dám thử, chấp nhận thất bại để rút ra cho
mình bài học kinh nghiệm và sau đó tiếp tục xây dựng chiến lược hoàn thiện hơn.
Tiết giảm chi phí marketing cũng là một chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm.
Dù biết marketing là hoạt động không thể thiếu nhưng trong bối cảnh khó khăn
nhiều mặt, hầu hết các DN Việt phải "thắt lưng buộc bụng", dành mọi ưu tiên cho
chi phí sản xuất và trả lương nên chi phí marketing bị cắt giảm tối đa.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn The Pathfinder, DN cần
đánh giá lại mục tiêu, vị trí, nhu cầu, chiến lược để hoạch định ngân sách và lựa
chọn hình thức marketing thích hợp. Về phía mình, các DN tư vấn marketing cũng
cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng để tư vấn đúng cũng như đưa ra nhiều lựa
chọn cụ thể, có giá cả minh bạch.
Tận dụng và phát huy nội lực
Sử dụng hiệu quả bộ phận kế toán, huy động sức sáng tạo, sự đóng góp của toàn bộ
đội ngũ nhân viên, phân tích cấu trúc chi phí rõ ràng, minh bạch trong giao dịch,
thông tin chính xác đến nhân viên, đối tác và khách hàng, ứng dụng các công cụ
quản lý hiện đại, theo sát định mức và mục tiêu là một số giải pháp được các lãnh
đạo DN đưa ra để giải bài toán chi phí.
Ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Đồng Tiến, cho rằng, bộ
phận kế toán tại nhiều công ty hiện nay chỉ phục vụ ngành thuế là chủ yếu chứ
chưa tập trung vào phục vụ cho các hoạt động của công ty. Gần đây, Đại Đồng
Tiến đã chú ý tận dụng khả năng của bộ phận kế toán để tìm hiểu, phân tích cấu
trúc chi phí của từng bộ phận, toàn công ty và từ đó đưa ra những ưu tiên hành
động.
Ông Nguyễn Đình Tứ, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc nhà máy Công ty Kido,
chia sẻ kinh nghiệm vận dụng sức sáng tạo của nguồn nhân lực nội bộ nhằm huy
động ý tưởng cải tiến sản xuất đã được Kido áp dụng từ năm 2007.
Chỉ sau một năm, Công ty đã thu được 500 ý kiến từ các tổ trưởng ở nhà máy, văn
phòng đóng góp ý kiến cải tiến, chi phí, môi trường lao động, nhân sự. Trong số
này, Công ty đã chọn ra 50 ý tưởng xuất sắc, và trao thưởng 5% trong số 2 tỷ đồng
tiết kiệm được cho các cá nhân xuất sắc.
Ông Đỗ Thanh Năm, Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược Win - Win, đề xuất một
biện pháp mà theo ông sẽ có hiệu quả ngay tức thời: tiết kiệm điện.
Không sử dụng máy lạnh 30 phút đầu giờ sáng và 30 phút cuối giờ chiều sẽ giúp
DN tiết kiệm điện một giờ mỗi ngày - một khoản chi phí không nhỏ hằng tháng
cũng như hình thành thói quen tốt cho từng nhân viên, rồi dần dần trở thành một
phần của văn hóa DN. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại Công ty Xăng
dầu Comeco.
Chi tiền vào đâu, ra sao cho hiệu quả trong lúc cạn tiền là bài toán không dễ giải
quyết. Lời khuyên của các nhà tư vấn chưa phải là liều thuốc vạn năng, mà chính
bản thân DN cần tận dụng sức mạnh nội tại để đứng vững trong giông bão.
Ông Đỗ Thanh Năm cũng khuyên lãnh đạo DN cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
với nhân viên - những người đồng hành cùng DN trên con tàu vượt sóng dữ -
những người biết mọi điều về bạn mà bạn luôn biết rất ít về họ. Sức mạnh của con
người mới là động cơ mạnh mẽ nhất đẩy DN vững tiến về phía trước.