YOMEDIA
ADSENSE
Tóm tắt bài giảng Luật hành chính - ThS. Lê Minh Nhựt
1.171
lượt xem 231
download
lượt xem 231
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tóm tắt bài giảng Luật hành chính do ThS. Lê Minh Nhựt biên soạn có kết cấu nội dung gồm 8 chương, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước như: Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, các văn bản và thủ tục hành chính, qui chế pháp lý của cán bộ, công chức, quy định về khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện hành chính,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt bài giảng Luật hành chính - ThS. Lê Minh Nhựt
- TRƯỜNG ĐẠ I HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ * ** Tóm tắt bài giảng : LUẬT HÀNH CHÍNH Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT Luật sư (LƯU HÀNH NỘ I BỘ) 2012
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 ủan lý Nhà nước là hoạt động không thể thiếu khi con người sống quần tự thành xã hội và xuất hiện Nhà nước. Hoạt động này không những giúp xã hội ổn định, trật tự mà còn là điều kiện c ần thiết để xã hội phát triển. Ngòai ra, các qui định này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân được Hiến pháp công nhận. Vì v ậy, trong hệ th ống pháp luật của tất cả các nước đều có những qui định về pháp luật hành chính để điều chỉnh các hành vi nầy. Tại nước ta, kể từ k hi áp dụng chủ trương đổi mới nhằm hòan thiện hệ thống pháp luật trong nước, phù hợp v ới tiến trình hội nhập với thế giới, các qui định về luật hành chính ngày càng mở rộng và chi phối rất nhiều lãnh vực có liên quan. Tài liệu tóm tắt v ề Luật hành chính nầy được soạn dựa trên những qui định pháp luật hiện hành nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước như : hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, các văn bản và thủ tục hành chính, qui chế pháp lý của cán bộ, công chức, qui định về khiếu nại, tố c áo, khiếu kiện hành chính,…. Tuy nhiên, để phù hợp với môn học diễn giảng trong thời lượng khỏang 50 tiết học nên trong một số vấn đề, tài liệu không đi sâu vào chi tiết. Nội dung của tài liệu phân tích c ác v ấn đề chính sau đây: - Những kiến th ức chung về luật hành chính. - Qui phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính. - Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. - Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước - Qui chế pháp lý c ủa cán bộ, công chức, viên chức - Qui định về khiếu nại, tố cáo. - Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính - Khiếu kiện hành chính Các nội dung trên s ẽ được bố cục trong 8 chương của tập tài liệu Hy vọng tài liệu nầy sẽ giúp các bạn sinh viên làm quen đ ược với các qui định v ề pháp luật hành chính, một lãnh v ực không kém phần quan trọng trong giai đ ọan xây dựng đất n ước hiện nay. TP.Hồ Chí Minh, tháng 3/ 2012 LÊ MINH NHỰT -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 CHƯƠ NG I NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, LUẬT HÀNH CHÍNH 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LHC 3. VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ MỐ I QUAN H Ệ VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC 1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, LUẬT H ÀNH CHÍNH : 1 .1. Khái niệm pháp luật : Theo từ nguyên, pháp luật là những tiêu chuẩn mẫu mực mà mọi người ph ải theo và nên theo, ph ản ánh ý niệm công lý, sự n gay th ẳng, đúng đắn. Khi xã hội có Nhà nước, bên cạnh các các qui phạm xã hội, còn có những quy tắc xử sự rất quan trọng do nhà cầm quyền đặt ra gọi là các qui phạm pháp lu ật để điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hộ i cụ th ể. Tổng hợp các qui tắc xử sự n ầy được gọi chung là pháp lu ật. Các quan hệ xã hộ i chịu sự đ iều ch ỉnh củ a qui ph ạm pháp luật được gọi là các quan hệ pháp luật. 1 .2. Khái niệm hệ thố ng pháp luật : Hệ thống pháp luật gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật củ a một nước và giữa các qui phạm n ầy được sắp xếp theo mộ t trật tự thứ bậc gồm nhiều từng nấc và có mố i liên h ệ nhau chặt chẽ. Hệ thống pháp luật xếp theo cấp độ từ hẹp đến rộng gồm các bộ phận mang tên: qui phạm pháp lu ật, chế đ ịnh pháp luật, ngành lu ật, hệ thống pháp luật. 1 .2.1. Qui phạm pháp luật : Qui phạm pháp luật là những qui tắc xử sự mang tính bắt buộ c chung do Nhà nước ban hành nhằm mô hình hóa tổng quát các hành vi dự liệu và cách xử sự cần ph ải làm trong từng trường hợp cụ thể. Đây là phần tử nhỏ nh ất trong hệ thống pháp lu ật nhưng quan trọng nh ất hình thành nên h ệ thống pháp luật. Qui phạm pháp luật có cấu trúc riêng. Giữa các qui phạm pháp luật có mối liên h ệ nhau rất ch ặt ch ẽ. 1 .2.2. Chế định pháp luật: Gồm mộ t số q ui ph ạm pháp lu ật điều chỉnh mộ t số quan hệ xã hội (quan hệ pháp luật) có liên quan mật thiết nhau và có chung tính chất. Mỗi chế định pháp luật dù có những đặc điểm riêng nhưng có liên h ệ chặt chẽ đến các chế định pháp lu ật khác. 1 .2.3. Ngành luật : -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 Bao gồm những chế đ ịnh pháp lu ật cùng loại hay nói khác đi ngành lu ật gồm mộ t nhóm các qui phạm pháp lu ật đ iều chỉnh m ột nhóm quan h ệ xã hội (quan hệ pháp luật) trong mộ t lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Giữa các ngành lu ật cũng có mố i liên h ệ nhau Hệ thống pháp luật bao gồm tất cả các ngành luật của mộ t nước. 1 .3. Khái niệm luật hành chính : Xét về mặt th ẩm quyền ho ạt động, các cơ quan trong bộ máy nhà nước nước ta bao gồm cơ quan quyền lự c nhà nước, cơ quan qu ản lý (hành chính) nhà nư ớc, cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử . Trong đó, các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước là cơ q uan chấp hành của cơ quan quyền lự c, được tổ chức thành một hệ thống ch ặt chẽ từ trung ương đến địa ph ương để trực tiếp qu ản lý, đ iều hành các m ặt hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa đến an ninh, quốc phòng, từ họ at động đố i nội đ ến hoạt độ ng đố i ngo ại. Nh ư vậy, trong mối quan h ệ và sự phân định về thẩm quyền hoạt động củ a cơ q uan quản lý (hành chính) nhà nước với các cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo một nghĩa hẹp, tức là chỉ giới h ạn trong các h ọat động chấp hành và điều hành, chủ yếu là của cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước. Trên ý ngh ĩa đó cũng có thể nói, lu ật hành chính là ngành luật về qu ản lý nhà nư ớc. Trong hệ thống pháp lu ật Việt Nam, với tư cách là m ột ngành luật độc lập, luật hành chính là tổng hợp nh ững quy phạm pháp luật đ iều ch ỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện họat động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọ i lĩnh vực của đời sống xã h ội. Cũng như các ngành lu ật khác, hệ thống lu ật hành chính là sự sắp xếp các quy ph ạm củ a lu ật hành chính thành các chế định cụ thể. Trong đó, mỗi chế định điều ch ỉnh một nhóm các quan hệ xã hội. Hệ thống pháp lu ật hành chính được sắp xếp thành ph ần chung và phần riêng. Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực củ a quản lý Nhà nước. Nh ững chế định chủ yếu thuộc ph ần này bao gồm: - Các nguyên tắc cơ bản của qu ản lý nhà nước; - Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ m áy hành chính nhà nước; - Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước; - Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ công chức; - Trách nhiệm hành chính; - Ch ế đ ộ pháp lý về công tác thanh tra và giải quyết khiếu n ại, tố cáo; - Ch ế đ ộ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính; Phần riêng của luật hành chính bao gồm các ch ế đ ịnh đ iều ch ỉnh các quan hệ trong qu ản lý, điều hành các lĩnh vực, các mặt h ọat động cụ thể củ a đời sống xã hộ i: an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công ngh ệ, y tế, giáo dụ c, tôn giáo, đố i ngo ại… trong đ ó các ch ế đ ịnh về quản lý (hành chính) nhà nước về kinh tế và họat động kinh doanh là m ột bộ phận rất quan trọng của luật hành chính. 2. ĐỐ I TƯỢNG VÀ PHƯƠ NG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LHC: 2 .1. Đố i tượng điều chỉnh của luậ t hành chính : Đối tượng điều chỉnh là thuật ngữ để chỉ quan hệ xã hộ i (quan hệ pháp luật) cụ thể chịu sự tác động của qui phạm pháp luật tương ứng -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Đối tượng điều chỉnh củ a lu ật h ành chính là những quan hệ pháp lu ật chịu sự tác động của các qui ph ạm pháp lu ật về hành chính, gồm các nhóm quan hệ sau đây: 2 .1.1. Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội : Nhóm quan hệ xã hộ i này là đối tượng đ iều chỉnh cơ bản của Luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này các cơ quan hành chính nhà nước thự c hiện chức năng cơ b ản của mình. Những quan hệ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ : - Giữa cơ quan hành chính nhà nư ớc cấp trên với cơ quan hành chính nhà nư ớc cấp dư ới theo hệ thống dọc (giữa Chính phủ với UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương) hoặc giữa cơ quan chuyên môn theo h ệ cấp (thí dụ giữ a Bộ Giáo d ục và Đào tạo với các Sở Giáo dục và Đào tạo). - Giữa cơ q uan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn trực thuộc (thí dụ giữa Chính phủ với các Bộ, giữa UBND tỉnh với các Sở) - Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà n ước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh nh ằm thực hiện chức năng theo pháp lu ật (Thí dụ giữ a Bộ với UBND tỉnh). - Giữa những cơ quan hành chính nhà n ước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, cơ quan này có mộ t số quyền h ạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý chức n ăng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về m ặt tổ chức. Các cơ quan này có quyền hạn nh ất đ ịnh đối với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vự c chuyên môn mà họ phụ trách (thí dụ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc qu ản lý ngân sách nhà n ước) - Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở đ ịa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại phương đó (như giữa UBND Quận với trường Đại h ọc thuộc Bộ). - Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộ c (như giữa Bộ Tư pháp với Trư ờng Đại h ọc Luật TP.HCM). - Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộ c các thành ph ần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế n ày được đ ặt d ưới sự quản lý thư ờng xuyên của các cơ quan hành chính nhà nư ớc có thẩm quyền (như giữa UBND huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên đ ịa bàn huyện) - Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội ( như giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ qu ốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận) - Giữa cơ quan hành chính nhà nư ớc với công dân, người nư ớc ngoài, người không quốc tịch. 2 .1.2. Các quan hệ q uản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nộ i bộ của cơ quan nhằm ổn đ ịnh về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành ch ức năng cơ bản của mình, các cơ quan nhà nước ph ải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính nhất định . -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 Những người lãnh đạo và một bộ phận công chứ c của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này còn được gọ i là hoạt động tổ chứ c nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan nhà nước có th ể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ củ a mình, hoạt động quản lý nội bộ cần được tổ chức tốt, đ ặc biệt là những ho ạt động như kiểm tra nộ i bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phố i hợp ho ạt động giữa các bộ phận củ a cơ quan, công việc văn phòng, đảm bảo những đ iều kiện vật chất cần thiết v.v… Hoạt động tổ chứ c nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo đ iều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nứơc thực hiện tố t chức năng cơ bản của mình. 2 .1.3. Các quan hệ quả n lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức đ ược Nhà nứơc trao quyền thực hiện hoạ t động quản lí (hành chính) nhà nứơc trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định Trong th ực tiễn quản lí (hành chính) nhà n ứơc, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thể trao quyền th ực hiện hoạt động chấp hành- đ iều hành cho cơ quan nhà nứơc khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chứ c hoặc cá nhân. Họat động trao quyền đựơc tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị, tổ chức, đảm bảo hiệu qu ả v.v..Vì vậy, hoạt động quản lí hành chính nhà nứ ơc không chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành. Hoạt động của cơ quan nhà nứ ơc, tổ chức cá nhân đựơc trao quyền có tất cả nh ững hậu quả pháp lí như hoạt đ ộng củ a cơ quan hành chính nhà nư ớc như ng chỉ áp dụng khi th ực hiện hoạt động ch ấp hành- điều hành cụ th ể đựơc pháp lu ật quy định. Thí dụ : các tổ chức đoàn thể như Tổng liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… phố i hợp với các cơ quan nhà nước đăt ra những qui định đ ể áp dụng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan Như vậy, căn cứ vào đối tựơng đ iều ch ỉnh của Luật hành chính như nêu trên, có thể đ ịnh ngh ĩa Luật hành chính theo cách khác như sau: Luật hành chính là mộ t ngành luật trong h ệ thống pháp luậ t Việt Nam bao gồ m tổng th ể các quy phạm pháp luậ t điều chình những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà n ước, các quan h ệ xã hộ i phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nứơc xây dựng và ổn định ch ế độ công tác nộ i bộ của mình, các quan h ệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nứơc, tổ ch ức xã hội và cá nhân thực hiện hoạ t động quản lí hành chính đối với các vấn đề cụ th ể do pháp luậ t quy định. 2 .2. Phương pháp điều chỉnh của luậ t hành chính Đối tựơng điều ch ỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật. Nhưng cũng có những trường hợp cùng với đố i tựơng điều ch ỉnh còn phải xem xét ph ương pháp điều chỉnh mới có thể phân biệt rõ ràng cách th ức tác động củ a ngành luật Ph ương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều ch ỉnh bằng pháp luật đ ể tác động vào các quan h ệ xã hội là đ ối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là ph ương pháp mệnh lệnh đựơc hình thành từ quan hệ “quyền lực- phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những m ệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chứ c hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các m ệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “quyền lực- phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ qu ản lí nhà -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 nước. Sự không bình đ ẳng đó là sự không bình đẳng về ý chí và thể hiện ở những điểm sau: - Sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí nhà nứơc th ể hiện việc chủ thể qu ản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đ ối tư ợng qu ản lí. Các quan hệ n ày rất đ a dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể qu ản lí lên đối tựơng quản lí đựơc thực hiện dứơi những hình thứ c khác nhau: + Ho ặc mộ t bên có quyền ra các m ệnh lệnh cụ thể h ay đặt ra các quy đ ịnh b ắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện, phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định mệnh lệnh, m ệnh lệnh củ a cơ quan có thẩm quyền. (Thí dụ : quan hệ giữ a cấp trên với cấp dứơi, giữa thủ trưởng với nhân viên) + Ho ặc mộ t bên có quyền đ ưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có th ể đ áp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. (Thí dụ: Công dân có quyền yêu cầu công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an quận, huyện xem xét có thể ch ấp nhận yêu cầu (nếu hồ sơ của công dân đó là hợp lệ) hoặc không ch ấp nh ận (nếu hồ sơ không đ ầy đủ , không hợp lệ). + Ho ặc cả hai bên đ ều có quyền hạn nh ất đ ịnh nhưng bên này quyết định điều gì phải đựơc bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định. (Thí dụ : Quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ khác về việc quyết định hình thứ c, quy mô đào tạo trong đó hình thức, quy mô đ ào tạo của các Bộ khác ph ải đựơc Bộ Giáo dụ c và Đào tạo chấp thuận) - Sự không bình đẳng thể h iện ở chỗ một bên có th ể áp dụng các biện pháp cữ ơng ch ế nhằm buộ c đối tượng qu ản lí phải thự c hiện mệnh lệnh của mình. Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xu ất phát từ quy đ ịnh pháp lu ật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó. Trong thực tiễn quản lí có những trường h ợp cơ quan hành chính nhà nứơc ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dứơi, đ ơn vị trực thuộc hay của cá nhân. Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ th ể quản lí hành chính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo luận về nộ i dung quyết định với sự tham gia của đại diện cho cơ quan cấp dưới, đ ơn vị trự c thuộc hoặc những đố i tượng có liên quan. Ngay cả trong những trừơng hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính ch ất đơn phương vì yêu cầu của các đố i tựơng có liên quan, củ a cấp dứơi ho ặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo lu ận không có tính ch ất quyết đ ịnh mà ch ỉ là những ý kiến để chủ thể quản lí nhà nước nghiên cứu, xem xét, tham kh ảo trước khi ra quyết định. Những quyết đ ịnh hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tự ơng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành củ a các quyết định hành chính được bảo đảm b ằng các biện pháp cữơng chế nhà nư ớc. Tuy nhiên, các quyết đ ịnh hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng đựơc thực hiện trên cơ sở cưỡng ch ế mà được thực hiện chủ yếu thông qua sự thuyết phục. Tóm lại, phương pháp đ iều ch ỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đ ơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc: - Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước: một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia ph ải phục tùng những quyết đ ịnh ấy. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 - Bên nhân danh Nhà nứơc, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đ ơn phương ra quyết đ ịnh trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nứơc, của xã hộ i. - Quyết định đơn phương củ a bên có quyền sử dụng quyền lực nhà n ước có hiệu lực bắt buộ c thi hành đố i với các bên hữu quan và đựơc bảo đ ảm thi hành bằng cư ỡng ch ế nhà nư ớc. 3. VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ MỐ I QUAN H Ệ VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC: 3 .1.Vai trò của luật hành chính : Trong các quyền của nhà n ước, quyền quản lý nhà nước là một quyền rất quan trọng. Khác với các lo ại hoạt động khác, ho ạt động quản lý nhà nước được th ực hiện th ường xuyên liên tục bởi một h ệ thống cơ quan đông đảo nh ất về số lượng cũng như về biên ch ế đội ngũ cán bộ, công chứ c nhà n ước từ cấp trung ương đến tận từng xã, phường, đơn vị cơ sở, nhằm đảm b ảo quản lý toàn diện mọ i lãnh vực hành chính –chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hộ i của đất nước. Điều này chứ ng tỏ Luật hành chính có vị trí, vai trò điều chỉnh quan trọng, thể hiện ở các vấn đ ề m à Luật hành chính điều chỉnh như sau : 3 .1.1. Luậ t hành chính giúp việc quả n lý nhà nước, quản lý xã hộ i phù hợp với quan đ iểm, chủ trương của Nhà nước : Qua nội dung điều chỉnh của Luật hành chính cho thấy vai trò này như sau : - Các quy phạm hành chính quy đ ịnh cụ thể các nguyên tắc quản lý (hành chính) nhà n ước XHCN Việt Nam, các hình thức áp dụng cụ thể các nguyên tắc ấ y trong tổ chức và ho ạt động quản lý, cơ chế bảo đảm thực hiện các nguyên tắc ấy. - Các quy phạm của Luật hành chính điều chỉnh mọi vấn đề về tổ chức và ho ạt động của các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nư ớc – hệ thống cơ quan nhà nư ớc đông đảo, đa d ạng và phức tạp nh ất. Việc điều chỉnh một cách khoa học, chính xác các vấn đề trình tự thành lập, sắp xếp bộ m áy, giải thể các cơ q uan đó, cũng như các yếu tố quan trọng của địa vị pháp lý các cơ quan này như chứ c n ăng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trình tự thành lập, sắp xếp lại, giải thể và phân cấp quản lý đố i với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cơ sở, quan hệ qua lại giữa chúng với nhau hoặc với các cơ quan quyền lực, xét xử và kiểm sát, trình tự ho ạt động …, có ý ngh ĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu qu ả của các cơ quan, đơn vị ấy và của nhà n ước nói chung . - Luật hành chính quy định về cán bộ, công chứ c nhà nước trong thực hiện công vụ. Cán bộ , công chứ c trong bộ máy quản lý (hành chính) nhà nước là một chủ th ể quan trọng, là ngư ời trực tiếp hoặc gián tiếp th ực hiện nhiệm vụ ch ức năng qu ản lý (hành chính) nhà nước, độ i ngũ đông đảo gấp nhiều lần so với tổng số cán bộ công chức trong biên chế hệ thống cơ qu an quyền lực, kiểm sát và xét xử. Về cơ bản, thì ch ế độ phục vụ nhà nước của đội ngũ cán bộ này (vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, đ ề bạt, đào tạo bồ i dưỡng về chuyên môn, khen thưởng, chế độ trách nhiệm, v.v…) cũ ng như của đội ngũ công chứ c trong hệ thống cơ quan quyền lực, xét xử và kiểm sát là do Lu ật hành chính điều chỉnh. - Lu ật hành chính quy đ ịnh sự tham gia củ a các tổ chức xã hội, thu hút nhân dân tham gia vào quản lý (hành chính) nhà nước là mộ t hình th ức quan trọng, đồng thời với việc phải phân định rõ chức n ăng của nhà n ước và của tổ chức xã hội . Điều đó ch ỉ có thể ấn đ ịnh được bởi những quy định của Luật hành chính . -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 - Lu ật hành chính có vai trò cụ thể hóa, chi tiết hóa quy định về quyền, ngh ĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, đồng th ời trong nhiều lãnh vực còn quy đ ịnh bổ sung những quyền và ngh ĩa vụ m ới ; m ặt khác, còn đ ịnh ra cơ ch ế thực hiện, bảo đảm các quyền và ngh ĩa vụ củ a công dân, qui định các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm tới quyền, tự do của công dân. - Lu ật hành chính là ngành luật quy định những giới hạn, những hình thức và ph ương pháp tác động của các cơ q uan quản lý (hành chính) nhà nư ớc đối với nh ững đối tượng bị quản lý. Các quy đ ịnh này là kết quả của sự tìm kiếm các ph ương án tác động tối ưu, có ý ngh ĩa rất quan trọng bảo đ ảm hiệu quả hoạt động củ a mọi mắt xích trong cơ chế qu ản lý (hành chính) nhà nước về kinh tế, văn hóa- xã hộ i và hành chính - chính trị . - Lu ật hành chính cũng nêu những quy đ ịnh có tính chất bắt buộc chung (như quy tắc b ảo vệ sức kh ỏe, vệ sinh môi trường, b ảo vệ thiên nhiên, giao thông, vận tải, phòng cháy, chữ a cháy…) có ý nghĩa to lớn bảo đảm sự ho ạt động đúng đ ắn củ a các đố i tượng bị quản lý (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cơ sở), b ảo vệ tính mạng và sức khỏ e cho con người, b ảo vệ và bảo tồn môi trường, tạo đ iều kiện sống và làm việc bình th ường cho người lao động. Luật hành chính còn điều chỉnh ho ạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quy tắc bắt buộ c chung ấy và quy định các biện pháp xử lý hành chính đố i với ngư ời vi phạm, trình tự và thủ tục xử ph ạt. Trường h ợp vi phạm nghiêm trọng các quy tắc ấy có th ể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoạt động hành chính và hoạt động củ a đối tượng b ị qu ản lý ph ải tuân theo thủ tục do Luật Hành chính quy định. Do vậy, ngành luật này có vai trò quan trọng trong cải cách thủ tụ c hành chính nhà nước. Ngoài những vấn đ ề có tính liên ngành kể trên thì Luật hành chính là công cụ điều chỉnh chủ yếu trong mọi ngành kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính - chính trị. Lu ật hành chính đ ặt ra những quy chế đặc biệt bảo đảm an ninh quố c gia và trật tự xã h ội (như quy ch ế b iên giới quốc gia, quy chế bảo vệ tài liệu bí m ật nhà nước, quy chế sử dụng vũ khí, súng săn, chế độ quản lý hộ khẩu, quy chế người nư ớc ngoài và người không quố c tịch,v.v…). Từ đó cho th ấy rõ vai trò quan trọng của Luật hành chính trong quản lý mọi m ặt đ ời sống xã hội nói chung, và b ảo vệ đ ất nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hộ i nói riêng. 3 .1.2. Luậ t hành chính góp phầ n lớn trong việc xây dựng và hòan thiện bộ máy nhà nước và công cuộ c đổi m ới ở nước ta hiện nay: Th ực hiện đường lố i đổi m ới mà Đảng và Nhà nước đã nêu, Việt Nam bước vào công cuộc đổ i mới: từ đổ i mới tư duy đến đổi mới các m ặt họat động kinh tế, văn hóa, xã hội m à trọng tâm là đổi mới kinh tế. Nh ờ đường lối và bước đi thích hợp, n ền kinh tế hàng hóa nhiều thành ph ần vận hành theo cơ chế th ị trường, có sự qu ản lý của Nhà n ước theo đ ịnh h ướng xã hộ i chủ n ghĩa đã thay thế cho nền kinh tế kế họach hóa tập trung theo cơ chế bao cấp trư ớc đ ây. Kết quả đó đã đưa đ ất nước b ước sang mộ t thời k ỳ m ới của phát triển với những cơ hộ i và những thách thứ c m ới. Sự phát triển m ạnh m ẽ với nh ững đòi hỏi mới và to lớn củ a n ền kinh tế đ ã đ ặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ m ới của bộ máy nhà n ước. Bộ máy nhà nước hình thành trong nền kinh tế kế họ ach hóa tập trung bao cấp trước đây đã tỏ ra bất cập với yêu cầu m ới của n ền kinh tế cả về tổ chức và trình độ, năng lự c. Do vậy, bộ -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 máy hành chính Việt Nam cần phải có những bước cải cách quan trọng được xác định b ởi các qui phạm về lu ật hành chính : + Cải cách thể chế hành chính nhà nước bao gồm việc cải cách thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết các khiếu nại của dân, thủ tục lập pháp, lập quy và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật. + Chấn chỉnh tổ chức và quy chế họat động của bộ m áy nhà nư ớc nói chung, củ a h ệ thống hành chính nói riêng; từ đó tạo ra mối quan hệ hợp tác, thân thiện giữ a các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. + Xây dựng, kiện tòan độ i ngũ cán bộ, công ch ức để từ đó nâng cao hiệu quả củ a việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Như vậy, Luật hành chính đ ã có vai trò quan trọng trong việc xây d ựng và hòan thiện bộ máy nhà nước và công cuộ c đổi mới ở nước ta hiện nay 3 .2. Quan hệ của Luật hành chính với các ngành luậ t khác trong hệ thống pháp luậ t. 3 .2.1. Luậ t hành chính với Luật hiến pháp : Lu ật hiến pháp (hay còn gọi là Lu ật Nhà nước) có vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật, vì các quan h ệ xã hội mà Luật hiến pháp đ iều chỉnh là cơ bản nhất, quan trọng nhất, Luật hiến pháp quy định các chính sách cơ bản củ a nhà nước trong lĩnh vực đối nộ i và đố i ngoại, chế độ kinh tế, chính trị ,văn hóa- xã hộ i, các nguyên tắc tổ chứ c và ho ạt động củ a h ệ thống chính trị xã hội Việt Nam, cơ sở quan h ệ giữa nhà nư ớc và công dân (quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quố c tịch), thiết lập hệ thống bộ m áy nhà n ước, những nét cơ bản của địa vị pháp lý của chúng (vị trí, chức năng, th ẩm quyền), chế độ b ầu cử đại biểu của cơ quan quyền lực nhà nước (Quố c hội và Hộ i đồng nhân dân các cấp). Nh ư vậy, đố i tượng đ iều chỉnh của Luật hiến pháp rộng hơn đố i tượng đ iều chỉnh của Luật hành chính. Hiến pháp là văn b ản cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng là văn b ản cơ bản chứa các quy ph ạm Luật hiến pháp. Hiến pháp và các văn bản khác của Luật hiến pháp quy định những vấn đ ề có tính nguyên tắc làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động qu ản lý. Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy định củ a Lu ật hiến pháp, đặt ra cơ chế bảo đảm thự c hiện chúng, đ ặc biệt là những quy đ ịnh về tổ chức, ho ạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 3 .2.2. Luậ t hành chính với Luật dân sự Luật hành chính trong mộ t số trường h ợp cũng điều ch ỉnh quan hệ tài sản. Nhưng quan h ệ tài sản do Luật hành chính điều ch ỉnh bằng ph ương pháp quyền lực- phụ c tùng vì tài sản trong qu ản lý (hành chính) nhà nước là công sản; còn quan h ệ tài sản trong Luật dân sự có tính chất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự . Các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước có thể trực tiếp đ iều ch ỉnh quan hệ tài sản b ằng cách ra quyết định mang tính chất quyền lự c nhà nước để phân phối tài sản cho các cơ quan quản lý cấp dư ới, các tổ chức kinh tế, quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ quan, tổ chức đó. Một số cơ quan quản lý có ra quyết đ ịnh tịch thu, kê biên tài sản hoặc phạt tiền. Nhưng trong điều kiện đổi m ới cơ chế quản lý hiện nay, thì các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước th ường đ iều ch ỉnh quan hệ tài sản mộ t cách gián tiếp thông qua các quyết định về kế hoạch, tiêu chu ẩn ch ất lượng, về cơ chế định giá … Trên cơ sở các quyết định quản lý (hành chính) nhà nước, đối tượng bị quản lý ký kết các h ợp đồng dân sự về sản xuất, mua, bán sản -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 ph ẩm, v.v… Trong ho ạt động này công dân cũng có th ể tham gia, nhất là trong nền kinh tế nhiều thành phần như h iện nay. Các hợp đồng dân sự về sử dụng điện, nước, nhà ở và dịch vụ công cộng khác giữa các cơ quan quản lý với công dân hay với các cơ quan, tổ chứ c khác cũng căn cứ vào các quy định của Luật hành chính . Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nư ớc cũng tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp lu ật dân sự. Nhưng ở đây, các cơ quan đó không ho ạt động với tư cách trực tiếp thực hiện chức năng nhà nước, không ph ải là chủ thể củ a hoạt động chấp hành và điều hành, mà với tư cách mộ t pháp nhân - chủ th ể của pháp luật dân sự. Thí dụ, cơ quan quản lý có th ể ký kết hợp đồng thuê hoặc cho thuê nhà cửa, địa điểm, điện thoại, mua thiết bị máy móc và các hàng tiêu dùng, v.v… . Quan h ệ giữa Lu ật hành chính và Luật dân sự th ể hiện chủ yếu ở điểm: Lu ật hành chính trong nhiều trường h ợp là công cụ, phương tiện bảo vệ các quan hệ pháp luật dân sự khi bị xâm phạm, đồng thời là công cụ , phương tiện để đưa các quy phạm pháp luật dân sự vào đời sống xã hội. 3 .2.3. Luậ t hành chính với Luật lao động. Nhiều quy phạm củ a Luật hành chính và Luật lao động xen kẽ, phố i hợp để điều chỉnh cùng mộ t vấn đ ề cá biệt- cụ thể, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới ho ạt động công vụ, lao đ ộng của cán bộ, công chứ c nhà nước . Nội dung của văn bản cá biệt của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực quan hệ lao độ ng do Luật lao động quy định, còn trình tự ban hành do Luật hành chính qui định. Thí dụ , công dân có đủ các điều kiện cần thiết có thể ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước (các đ iều kiện đó và trình tự ký h ợp đồng, nội dung h ợp đồng lao động do Luật lao động quy đ ịnh), như ng thủ trưởng cơ quan là ngư ời ra quyết định cuối cùng về việc nh ận ngừơi vào làm việc (hình thứ c quyết định, trình tự b an hành quyết định do Luật hành chính quy định). Cán bộ , công chức, người lao động nói chung có quyền ngh ỉ ngơi theo quy định của Lu ật lao động, nhưng quyền đó được thực hiện nhờ có quyết đ ịnh của thủ trửơng cơ quan qua việc cho nghỉ phép …Vì vậy, nhiều khi quan h ệ pháp luật hành chính là phương tiện th ực hiện quan hệ p háp luật lao động. Nhưng ngược lại có khi quan h ệ pháp luật lao động lại là tiền đề củ a quan hệ pháp luật hành chính. Thí dụ : công chứ c vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình thực thi công vụ là cơ sở để cơ q uan hành chính Nhà n ứơc ra quyết định kỷ luật. Nhà nứ ơc thông qua các cơ quan củ a mình tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động và quy tắc an toàn lao động. Ho ạt động này do Luật hành chính quy đ ịnh, nhưng bản thân các quy tắc bảo hộ và an toàn lao động là thuộc phạm vi điều chính của Luật lao động. Lu ật hành chính và Luật lao động cũng điều chỉnh ch ế độ phục vụ, hoạt động công vụ nhà nứ ơc. Ở đây rất khó phân biệt các quy phạm của hai ngành luật vì chúng đan xen vào nhau. Dù là cán bộ, công chứ c nh à nứ ơc nhưng trong nhiều trừơng h ợp vẫn có thể ký nh ững hợp đồng lao động. Các điều kiện cơ bản để đự ơc tuyển dụ ng vào biên chế nhà n ứơc, quyền đ ựơc nghỉ ngơi, đựơc trả lương phù h ợp với thành quả lao động, đựơc dữ ơng bệnh, trách nhiệm bồi thừơng khi gây thiệt h ại cho tài sản nhà nứơc ho ặc trách nhiệm khi vi ph ạm kỷ luật lao động,... do Lu ật lao động diều ch ỉnh. Nh ưng trình tự thự c hiện các vấn đề này do quy ph ạm luật hành chính quy định. Trong nhiều trừơng h ợp các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ qu an quản lý ban hành nhưng quy định cụ thể, đ iều kiện và thủ tụ c thực hiện các quyền và ch ế độ khác do pháp lu ật lao động quy định. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 3.2.4. Luật hành chính và Luậ t tài chính : Lu ật hành chính quan h ệ rất chặt chẽ với Lu ật tài chính, là ngành lu ật điều ch ỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vự c hoạt động tài chính của nhà nứơc, trứơc hết là quan h ệ thu chi ngân sách, phân phối nguồn vốn củ a nhà nứơc (chủ yếu mang tính chất tiền tệ) tức là nguồn thu nh ập quốc dân. Lu ật tài chính và Lu ật hành chính đ ều điều chỉnh h oạt động tài chính nhà nứơc, mộ t bộ phận hoạt động ch ấp hành và đ iều hành nhà n ứơc và đều sử dụng phổ biến ph ương pháp mệnh lệnh. Do đó, có quan điểm cho rằng Luật tài chính là mộ t bộ ph ận của Luật hành chính nhưng do tính ch ất quan trọng đặc biệt củ a nhóm quan hệ xã hội về hoạt động tài chính, nên đ ược tách ra thành một ngành luật độ c lập. Nhưng th ực chất, Luật tài chính có nguồn gốc không ch ỉ từ Luật hành chính, mà còn từ Luật hiến pháp và một phần nhỏ từ Luật dân sự . Luật hiến pháp quy định các chính sách và những vấn đề cơ bản về hoạt động tài chính củ a nhà nước. Các nguyên tắc củ a Lu ật dân sự đự ơc áp dụng trong b ản thân một số hoạt động tài chính như tín dụng, thu ế… còn Lu ật tài chính đa phần là điều chỉnh bản thân các quan hệ tài chính (như tín dụng, ngân sách, thuế, …) một dạng đặc biệt của quan hệ kinh tế liên quan đ ến việc sử dụng nguồn tiền nhà n ứơc. Các quy ph ạm pháp luật quy đ ịnh thẩm quyền của các cơ quan qu ản lý công tác tài chính (Thí dụ: Bộ Tài chính) đồng thời là quy phạm của Luật hành chính và Luật tài chính. Vì vậy, để phân biệt, cần xem xét quy ph ạm cụ thể nào xác đ ịnh nội dung các quyết đ ịnh của các cơ quan tài chính, đó là quy phạm Lu ật tài chính; quy ph ạm nào quy định vấn đề tổ chức cơ cấu bộ máy và tổ chức công tác của các cơ quan đó, thì đó là quy phạm Luật hành chính. Ngoài ra Luật hành chính còn quy đ ịnh cơ chế kiểm toán nhằm đ ảm b ảo sự đúng đắn trong các quan hệ tài chính do Lu ật tài chính đ iều chỉnh. 3.2.5. Luật hành chính và Luậ t hình sự : Lu ật hành chính liên quan chặt chẽ với Luật hình sự, có nhiều chỗ giao tiếp với Luật hình sự. Lu ật hình sự xác định hành vi nào là tộ i ph ạm và quy đ ịnh biện pháp hình ph ạt tương ứng đựoc áp dụng đ ối với tộ i ph ạm ấy, điều kiện và thủ tục áp dụng. Còn Luật hành chính quy đ ịnh nhiều quy tắc có tín h bắt buộc chung (quy tắc giao thông, vệ sinh, phòng cháy chữ a cháy), quy tắc qu ản lý (hành chính) nhà nước, lưu thông hàng hóa, văn hóa ph ẩm. Trong một số trừơng hợp khi vi phạm các quy tắc ấy có th ể b ị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đ ịnh của Luật h ình sự (do tái phạm, vi phạm nhiều lần, hoặc vi phạm đ ã gây hay có thể gây hậu quả nghiêm trọng). Quy ph ạm luật hành chính quy định hành vi nào là vi ph ạm hành chính, nhưng hành vi trong số đó rất khó phân biệt với tội ph ạm. Vì vậ y, muốn xác đ ịnh những hành vi đó là tội phạm hay vi phạm hành chính thì cần phân tích đồng thời các quy ph ạm tương ứng của cả hai ngành lu ật. Cần lưu ý rằng tội phạm khác với vi phạm hành chính ở mứ c độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội cao h ơn. Do đó, hình ph ạt khác với những hình thức phạt và biện pháp cữ ơng ch ế khác mà Luật hành chính quy đ ịnh áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính. Trình tự xử lý và chủ thể có thẩm quyền xử lý vi ph ạm hành chính và tội phạm cũng khác nhau. 3.2.6. Luật hành chính và Luậ t đấ t đai : Lu ật đất đai là ngành luật điều ch ỉnh quan hệ giữa nhà nứơc với tư cách là người thống nhất quản lý nhà n ứơc về đất đai và ngừơi sử dụng đ ất đai. Đó là -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 nh ững quan h ệ liên quan đến đ ất đ ai, khách thể củ a quyền sở h ữu toàn dân, đự ơc nhà nứơc bảo vệ. Trong quan h ệ Luật đất đai, với tư cách là người thống nh ất quản lý toàn bộ đ ất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đ ảm sử dụng đ úng mụ c đ ích và có hiệu qu ả, Nhà nứơc giao đất cho các tổ chứ c và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Trên cơ sở quyết định giao đất củ a cơ quan hành chính nhà nứơc có thẩm quyền làm n ẩy sinh quan hệ đất đai. Các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nứơc giám sát người sử dụng đất đ ai đúng mục đích, bảo đ ảm hiệu quả kinh tế khi sử dụng đất, .… Trong những trừơng hợp do luật định, Nhà nư ớc có quyền đơn phương thu hồi đất, xử phạt hành chính ngừơi sử dụng trong quan h ệ đất đai. Như vậy, Lu ật hành chính là phương tiện thự c hiện Luật đất đai, bảo đ ảm, bảo vệ các quan hệ do Lu ật đ ất đai điều chỉnh … Trong cơ chế thị trừơng hiện nay, quan h ệ đ ất đ ai có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở h ợp đồng về quyền sử dụng đ ất. Tóm lại, là mộ t bộ phận trong hệ thống pháp luật, Luật hành chính có mối liên hệ chặt ch ẽ với các bộ phận pháp lu ật khác, đồng th ời Lu ật hành chính cũng đựơc phân biệt với các ngành luật khác bởi tính chất quan h ệ xã hộ i và cách th ức mà ngành lu ật này điều chỉnh. Đặc trư ng cơ b ản nhất để phân biệt Luật hành chính với các ngành luật khác là tính chất quyền lực – phục tùng của quan hệ xã h ội do Luật hành chính điều chỉnh. Từ đó các quy p hạm Lu ật hành chính đ ặt ra những qu tắc xử sự nh ằm buộc và cấm đoán, cho phép và định hứơng cho hành vi quản lý và hành vi phục tùng sự quản lý. Tuy nhiên, từ hành chính cai trị chuyển sang hành chính phụ c vụ, phạm vi điều ch ỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính ngày nay phần nào “mềm dẻo” “linh hoạt” hơn so với trước đây. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 CHƯƠ NG II QUI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1. QUI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 2. QUAN H Ệ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1. QUI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH : 1 .1. Khái niệm và đặc điểm của qui phạ m pháp luật hành chính : 1 .1.1. Khái niệm qui phạm pháp luật hành chính : Trong hoạt động quản lý (hành chính) nhà nước, các chủ th ể quản lý nhà nư ớc cần đ ặt ra qui tắc xử sự đ ể định ra các khuôn mẫu xử sự chung cho cá nhân, tổ chức (đối tượng quản lý) thự c hiện trong những tình huống được dự liệu trước và -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 có thể lặp lại nhiều lần trong thực tiễn. Do đặc trưng của quan hệ qu ản lý (hành chính) nhà nư ớc là quan h ệ “ quyền lực – phục tùng”, quan h ệ có sự b ất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia nên việc điều ch ỉnh b ằng pháp lu ật đ ối với lọ ai quan h ệ n ày có những điểm riêng biệt cả về phương pháp điều chỉnh và loại qui ph ạm điều chỉnh. Những qui tắc xử sự được dùng để đ iều ch ỉnh các quan h ệ quản lý (hành chính) nhà nước là các qui phạm pháp luật hành chính. Do đó, có th ể đ ịnh ngh ĩa : qui phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của qu i phạ m pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý (hành chính ) theo ph ương pháp mệnh lệnh đ ơn ph ương. 1 .1.2. Đặc điểm của qui phạm pháp luậ t hành chính : Đây là m ột dạng cụ th ể của qui ph ạm pháp lu ật nên các qui phạm pháp lu ật hành chính có đ ầy đủ các đ ặc điểm chung của qui ph ạm pháp lu ật như : là qui tắc xử sự chung th ể h iện ý chí củ a nhà nước; được nhà nước b ảo đảm thực hiện; là tiêu chuẩn để xác đ ịnh giới h ạn và đ ánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Bên cạnh đó, quy phạm pháp lu ật hành chính có những đ ặc điểm sau đây: a ). Các quy phạm pháp luậ t hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành : Ơ nước ta, theo quy định củ a pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước ho ặc người có th ẩm quyền ban hành quy ph ạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể qu ản lý (hành chính) nhà nước. Việc ban hành pháp lu ật (hoạt động lập pháp) của Quốc hội, Uy ban thư ờng vụ Quốc hộ i theo cơ ch ế th ảo luận tập thể, quyết định theo đa số tại các kỳ họp, không đủ đ áp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý (hành chính) nhà nước một cách năng động và kịp thời. Mặt khác, do Quố c hộ i, Ủy ban thường vụ Quốc hội không có chức năng quản lý (hành chính) nhà nước do đó khó có thể ban hành các quy ph ạm pháp luật hành chính một cách cụ thể và phù hợp với thự c tiễn quản lý từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Do đó, các quy ph ạm pháp lu ật hành chính nhà n ước ho ặc người có th ẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp, luật và pháp lệnh trong lĩnh vự c quản lý (hành chính) nhà nư ớc. Việc quy định th ẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính cho một số chủ th ể qu ản lý (hành chính) nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ q uan hành chính nhà nước và người có th ẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lý (hành chính) nhà nước. b ). Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp lý khác nhau: Do phạm vi điều chỉnh của các quy ph ạm pháp luật hành chính rất rộng và tính ch ất đ a dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp lu ật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nư ớc và chung cho các ngành, lĩnh vự c quản lý nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lý hay trong một đ ịa phương nh ất đ ịnh. c). Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thố ng trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nhất đ ịnh :. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 Do yêu cầu đ iều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lý (hành chính) nhà nước, các quy phạm pháp luật tuy có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau song chúng hợp thành một h ệ thống theo nguyên tắc sau : - Các quy phạm pháp luậ t hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành phải phù hợp với nộ i dung và mục đích của quy phạm pháp lu ật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. Các cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là các cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lự c nhà nước, khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính cần ph ải căn cứ vào các văn b ản quy phạm pháp lu ật của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Mặt khác, các cơ quan quyền lực nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giám sát, phát hiện và xử lý các văn b ản quy ph ạm pháp luật trái pháp luật củ a các cơ quan hành chính nhà n ước hay những cơ quan khác do mình quyết đ ịnh thành lập và những người giữ n hững chức vụ do mình bầu. Thí dụ: Quốc hội có quyền “ b ãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban th ường vụ Quốc hộ i, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tố i cao trái với hiến pháp, lu ật và ngh ị quyết củ a Quốc hội”. - Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nộ i dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Bộ máy nhà nước là một ch ỉnh thể thống nhất. Do đó, đòi hỏ i các cơ quan nhà nước cấp dưới ph ải phụ c tùng ý chí hay sự chỉ đạo điều hành của các cơ q uan nhà nước cấp trên. Sự phục tùng đó trước h ết là đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. - Các quy phạ m pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà n ước có thẩ m quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nộ i dung và mụ c đ ích của quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước có thẩ m quyền chung cùng cấp ban hành. Trong số các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan có th ẩm quyền ban hành văn b ản quy phạm pháp luật dưới dạng các quyết định, thông tư. Bộ , cơ quan ngang bộ khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính để điều ch ỉnh các quan hệ xã hộ i phát sinh trong ngành hay lĩnh vực mình phụ trách, ph ải căn cứ vào các văn b ản quy phạm pháp lu ật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm và th ẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp lu ật của bộ, cơ quan ngang bộ . Thí dụ : Thủ tư ớng Chính phủ có quyền: “Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ th ị thông tư của bộ trưởng, th ủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật và các văn b ản củ a các cơ quan nhà nước cấp trên”. - Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành phả i phù hợp với n ội dung và mục đích của quy phạm pháp luậ t do tập thể cơ q uan đó ban hành. Phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung đều đ ược tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách theo nguyên tắc : những công việc quan trọng thuộ c thẩm quyền củ a cơ quan phải được các thành viên củ a cơ quan thảo luận tập thể và quyết định theo đa số ; những công việc khác được phân cấp cho cá nhân người đứng đ ầu cơ quan. Việc ban hành quy phạm pháp lu ật hành chính của người đứng -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17 đầu cơ quan ph ải phù hợp với nộ i dung, mục đích các văn bản quy phạm pháp lu ật do tập thể cơ quan ban hành. - Bảo đả m tính thống nhấ t, phù hợp giữa các qui phạm pháp luật hành chính do các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành : Th ực tiển quản lý nhà nước đòi hỏi nhà nước phải b ảo đảm tính thống nh ất, phù hợp giữa các qui ph ạm pháp lu ật hành chính do các chủ thể có th ẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành như : + Các ch ủ th ể có th ẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính có trách nhiệm kiểm tra và b ảo đảm tính thống nhất, phù h ợp giữa các qui ph ạm hành chính do mình ban hành + Các ch ủ th ể có th ẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính có trách nhiệm tôn trọng th ẩm quyền của các chủ th ể khác ngang cấp. + Các chủ thể có thẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính ngang cấp có trách nhiệm chủ động, bàn bạc, ph ối hợp trong công tác ban hành pháp lu ật, phát hiện và xử lí các văn bản qui phạm pháp lu ật sai trái - Các qui phạ m pháp luậ t phả i được ban hành đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật qui đ ịnh Mỗi loại văn bản qui ph ạm pháp luật về hành chính được ban hành để áp dụng trong từng trường hợp luật định và khi ban hành các văn b ản này, cấp thẩm quyền ho ặc cơ quan thẩm quyền không được ban hành tùy tiện mà phải thực hiện đúng theo trình tự đã đ ược qui định trước 1 .2. Cơ cấ u qui phạm pháp luậ t hành chính : Xét cơ cấu của qui ph ạm pháp luật là xét đến các bộ ph ận hợp thành qui phạm pháp luật hay còn gọ i là cấu thành qui phạm pháp luật. Có 2 quan đ iểm về cơ cấu củ a qui phạm pháp luật. 1.2.1. Quan điểm 1 : Đây là quan điểm cổ điển, mang tính truyền thống, cho rằng mỗi qui phạm pháp luật cần giải quyết những vấn đ ề sau: - Trường hợp, hoàn cảnh nào mà qui phạm pháp luật tác động đến (trường h ợp áp dụng qui phạm pháp luật). - Gặp trường hợp đó, chủ thể ph ải xử sự thế nào? - Nếu xử sự ho ặc không xử sự đúng qui đ ịnh củ a pháp luật, sẽ ch ịu những hậu qu ả, biện pháp pháp lý gì ? Do đó, theo quan điểm cổ điển, cơ cấu củ a qui phạm pháp luật gồm 3 bộ phận để giải quyết 3 vấn đ ề nêu trên, mang tên : giả định, qui định, chế tài. a). Giả đ ịnh: giả đ ịnh là bộ ph ận củ a qui phạm pháp luật dự kiến trường h ợp, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đ ời sống n ằm trong phạm vi điều chỉnh của qui ph ạm pháp luật đó. Giả định có thể nêu một trường h ợp, một hoàn cảnh áp dụng (gọ i là giả đ ịnh đơn giản) hoặc dự liệu nhiều trường h ợp, hoàn cảnh áp dụng (gọ i là giả định phức tạp). Thí dụ : - đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi ph ạm hành chính trong lĩnh vực thủ y sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đ ến 20 triệu đố i với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mục cấm khai thác”. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18 Trong qui phạm nầy, đ oạn ” : “đối với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mụ c cấm khai thác” ch ỉ một trường hợp áp dụng nên đây là giả định đơn giản . - đ .24 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) : “Phạt tiền từ 20 triệu đ ến 30 triệu đố i với hành vi kinh doanh, tàng trữ, nh ập khẩu thức ăn nuôi thủ y sản đã quá hạn sử dụng” Trong qui phạm nầy, đ oạn có gạch d ưới chỉ 3 trường hợp sẽ áp dụng qui phạm (kinh doanh, tàng trữ, nh ập khẩu) nên đây là giả định phức tạp. b). Qui đ ịnh: qui đ ịnh là bộ phận của qui phạm pháp lu ật nêu hành vi, cách xử sự mà các chủ th ể ph ải thực hiện (do Nhà nước đ ặt ra) khi gặp trường h ợp nêu trong giả đ ịnh Nếu bộ ph ận qui đ ịnh nêu mộ t hành vi, một cách xử sự phải thực hiện, gọ i là qui định đơn giản ; nếu nêu nhiều (từ 2 trở lên) hành vi, cách xử sự phải tực hiện, gọ i là qui định phức tạp. Thí dụ : - đ .47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trư ờng hợp khám người đ ều ph ải lập biên b ản ”. (qui định đơn giản) - đ.46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ph ải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên b ản tạm giữ và ph ải giao cho ngư ời vi phạm, đ ại diện tổ chức vi ph ạm một bản”. (qui đ ịnh phứ c tạp) c). Chế tài: Ch ế tài là bộ ph ận của quy phạm pháp luật nêu những hậu qu ả,biện pháp pháp lý d ự kiến sẽ áp dụng đố i với các chủ th ể khi xử sự hoặc không xử sự đúng như phần qui định ứng với trường hợp củ a giả định. Ch ế tài cũng có th ể ở d ạng đơn giản (hay chế tài khẳng đ ịnh dứt khoát hoặc ch ế tài cố đ ịnh) khi nêu mộ t biện pháp, h ậu quả rõ ràng sẽ áp d ụng; chế tài ở dạng ph ức tạp (hay ch ế tài không cố đ ịnh) khi nêu nhiều lo ại biện pháp pháp lý có thể áp dụng cho chủ thể . Thí du : -đ.16 Nghị định 113/NĐ-CP (16/4/2004) về xử phạt hành chánh đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động: “Xử phạt bằng hình thức trụ c xuất đối với người lao động nước ngòai làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn” (chế tài đ ơn giản). - đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủ y sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đ ến 20 triệu đố i với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mục cấm khai thác”. (chế tài phứ c tạp) Trên lý thuyết, theo quan điểm 1, các qui phạm pháp lu ật gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài, nhưng trong thực tế, để lời văn cô đọng, ngắn gọn, các qui ph ạm pháp luật được thể hiện rất đ a d ạng, phức tạp: - Thứ tự của các bộ phận (giả đ ịnh, quy đ ịnh, ch ế tài), khi xuất hiện có thể thay đổ i. Cũng có khi cụm từ diễn đạt có các bộ phận đan xen nhau . - Hầu hết các qui phạm pháp luật ch ỉ thể hiện cụ thể 2 trong 3 bộ phận. Bộ ph ận không xu ất hiện được gọi là bộ phận ẩn . Thí dụ : đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủ y sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đ ến 20 triệu đố i với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mục cấm khai thác” -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19 Qui phạm pháp luật này chỉ có hai bộ ph ận: giả định (đối với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mụ c cấm khai thác) và chế tài (phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu) ; bộ ph ận qui định không được nêu lên (ẩn) nhưng được hiểu là “nghiêm cấm hành vi chế biến các lọ ai thủ y sản trong danh mục cấm khai thác” Thí dụ : - đ .47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trư ờng hợp khám người đ ều ph ải lập biên b ản ”. Qui ph ạm nầy chỉ xuất hiện 2 bộ ph ận : giả đ ịnh (mọi trường hợp khám người) và qui định (đều phải lập biên bản ); bộ phận chế tài ẩn và được hiểu là “n ếu khám người mà không lập biên bản thì sẽ b ị xử lý theo pháp luật ”. 1.2.2. Quan điểm 2 : Trong thực tế, qui ph ạm pháp luật thường ẩn đi một bộ phận nên việc phân tích nhiều khi rất khó khăn, phức tạp. Do đó, để đơn giản cho việc phân tích qui phạm pháp luật, quan điểm 2 (quan điểm hiện đại) đ ề n gh ị nên xem qui ph ạm ph áp luật gồm 2 bộ ph ận a). Điều kiện tác động : nêu lên trư ờng hợp, hoàn cảnh áp dụng qui phạm pháp luật (tức tương ứng với bộ phận giả định của quan điểm 1). b). Hậu quả pháp lý : n êu lên những hành vi, cách xử sự phải thự c hiện hoặc hậu qu ả, biện pháp pháp lý áp dụng cho chủ thể (tức tương ứng với bộ ph ận qui định hoặc chế tài theo quan đ iểm 1) . Thí dụ : - đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) : “Phạt tiền từ 15 triệu đ ến 20 triệu đối với hành vi ch ế b iến các lọai thủ y sản trong danh mục cấm khai thác” Phân tích theo quan điểm 2: * Điều kiện tác động : “đối với hành vi chế biến các lọai thủ y sản trong danh mụ c cấm khai thác”. * Hậu quả pháp lý : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu” . Thí dụ : - đ .47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trư ờng hợp kh ám người đ ều ph ải lập biên b ản ”. Phân tích theo quan điểm 2: * Điều kiện tác động :” Mọi trường hợp khám người” * Hậu quả pháp lý : “đều ph ải lập biên b ản ” 1 .3. Phân loại qui phạm pháp luậ t : Do tính chất đa dạng và phức tạp củ a các quy phạm pháp luật hành chính nên việc phân loại các quy phạm này có ý ngh ĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn xây dựng cũng như áp dụng pháp luật trong qu ản lý (hành chính) nhà nước. Việc phân loại các quy phạm này có thể đ ược thự c hiện theo các tiêu chí cơ bản sau: 1 .3.1. Căn cứ vào chủ thể ban hành : Các quy phạm pháp lu ật hành chính có thể được phân lo ại thành các nhóm sau đây: + Quy phạm pháp lu ật hành chính do các cơ quan quyền lự c nhà nước ban hành. + Quy phạm pháp lu ật hành chính do Chủ tịch nước ban hành. + Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. + Quy ph ạm pháp lu ật hành chính do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tố i cao ban hành. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Luật hành chính ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20 1.3.2. Căn cứ vào cách thức ban hành : Các quy phạm pháp lu ật hành chính có thể được phân lo ại thành các nhóm sau đây: + Quy phạm pháp luật hành chính do mộ t cơ quan hay người có thẩm quyền độ c lập ban hành. + Quy phạm pháp lu ật hành chính liên tịch. 1 .3.3. Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh : Các quy phạm pháp lu ật hành chính có thể được phân lo ại thành các nhóm sau đây: + Quy phạm nộ i dung là quy phạm được ban hành đ ể quy định nộ i dung quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Các quy ph ạm này đ ược ban hành chủ yếu đ ể quy định về địa vị pháp lý hành chính của các chủ th ể tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nư ớc. Thí dụ: Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uy ban nhân dân các cấp hay quy định về n ghĩa vụ lao động công ích của công dân ..v..v.. + Quy ph ạm thủ tục là lo ại quy phạm được ban hành để quy định nh ững trình tự, thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan h ệ qu ản lý hành chính nhà nước ph ải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy ph ạm pháp luật nội dung quy định. Thí dụ: Các quy phạm quy đ ịnh về th ủ tục xử ph ạt vi ph ạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu n ại hành chính .v..v. Các quy phạm nộ i dung phải được thự c hiện theo những trình tự thủ tụ c nh ất định do quy ph ạm thủ tụ c quy định. Do đó, nếu có quy phạm nộ i dung nhưng không có quy phạm thủ tụ c tương ứng hay quy phạm thủ tục tương ứng không phù hợp với mục đích của quy phạm nội dung thì sẽ làm m ất hoặc giảm sút hiệu quả điều chỉnh của pháp lu ật hành chính nói chung và của các quy phạm nội dung nói riêng. 1 .3.4. Căn cứ vào hiệu lự c pháp lý về thời gian : Các quy phạm pháp lu ật hành chính có thể được phân lo ại thành các nhóm sau đây: + Quy phạm áp dụng lâu dài là lo ại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thời hạn áp dụng. Ví d ụ: Các quy phạm pháp lu ật hành chính trong Hiến pháp, Lu ật tổ chức Chính phủ,…. Các quy phạm này chỉ h ết hiệu lực khi bị b ãi bỏ, thay thế. Các quy ph ạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn đ ịnh các quan hệ phát sinh trong quản lý (hành chính) nhà nư ớc. + Quy phạm áp d ụng có th ời h ạn là loại quy ph ạm được ban hành để điều ch ỉnh các quan h ệ qu ản lý (hành chính) nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huố ng đặc biệt hay chỉ tồn tại trong khỏang thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay hết thời h ạn đó thì quy phạm hết hiệu lực (Thí dụ: Nghị quyết của Chính phủ số 12/2000/NQ – CP ngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác h ại của thuốc lá” trong giai đoạn 2000 -2010). + Quy phạm tạm thời là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh một số loại quan h ệ qu ản lý hành chính nhà nước trên mộ t phạm vi, trong khoảng thời gian nhất định làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp. Theo quy định củ a Luật ban hành văn bản quy ph ạm pháp lu ật thì pháp lệnh được ban hành để quy đ ịnh về những vấn đề đ ược Quốc hội giao, sau mộ t thời -------------------------------------------------------------------------------------------------------
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn