TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN<br />
------------<br />
<br />
CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ<br />
TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Tiến Hiển<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: Lương Đình Sang<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
: TV 42B<br />
<br />
HÀ NỘI<br />
1 – 2014<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1<br />
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4<br />
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5<br />
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5<br />
5. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 6<br />
CHƯƠNG 1. CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN<br />
TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................ 7<br />
1.1. Cơ sở lý luận về công tác địa chí ............................................................... 7<br />
1.1.1. Khái niệm tài liệu địa chí. ........................................................................ 7<br />
1.1.2 Phân loại địa chí ......................................................................................... 8<br />
1.1.3 Công tác địa chí trong hoạt động thông tin thư viện.................................. 9<br />
1.1.4 Vai trò của công tác địa chí ...................................................................... 10<br />
1.2 Khái quát về tỉnh Hưng Yên và thư viện tỉnh Hưng Yên ..................... 11<br />
1.2.1 Tỉnh Hưng Yên-diện mạo địa lý-lịch sử-kinh tế-xã hội .......................... 11<br />
1.2.2 Vài nét về thư viện tỉnh Hưng Yên .......................................................... 16<br />
1.3. Tầm quan trọng của công tác địa chí đối với sự phát triển của tỉnh<br />
Hưng Yên ......................................................................................................... 25<br />
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN<br />
TỈNH HƯNG YÊN .......................................................................................... 29<br />
2.1 Xây dựng vốn tài liệu địa chí.................................................................... 29<br />
2.1.1 Sưu tầm bổ sung vốn tài liệu địa chí ........................................................ 30<br />
2.1.2 Tổ chức kho tài liệu địa chí ...................................................................... 35<br />
2.1.3 Bảo quản tài liệu địa chí ........................................................................... 40<br />
2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu ........................................................................... 42<br />
2 <br />
<br />
<br />
2.2.1 Mục lục địa chí ......................................................................................... 43<br />
2.3 Khai thác tài liệu địa chí phục vụ độc giả ............................................... 61<br />
2.3.1. Phục vụ tại chỗ ........................................................................................ 64<br />
2.3.2 Phục vụ tra cứu tài liệu địa chí (tra cứu chuyên đề) ................................ 66<br />
2.3.3. Tuyên truyền và giới thiệu tài liệu địa chí .............................................. 67<br />
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br />
CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ .................................................................................... 74<br />
3.1 Nhu cầu thông tin tài liệu địa chí của độc giả tại thư viện tỉnh Hưng<br />
Yên .................................................................................................................... 74<br />
3.2. Nhận xét .................................................................................................... 82<br />
3.3. Phương hướng .......................................................................................... 85<br />
3.4. Một số kiến nghị và đề xuất..................................................................... 88<br />
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 91<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 93<br />
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống<br />
kinh tế xã hội, nhu cầu về thông tin, tri thức của con người ngày càng cao.Xã<br />
hội càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu và giữ gìn bản sắc dân tộc lại càng<br />
được chú trọng.Để thực hiện mục tiêu này, trước hết mỗi vùng, mỗi địa<br />
phương cần giữ gìn và phát huy sắc thái văn hóa riêng của mình.<br />
Từ khi thành lập đến nay thư viện tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng<br />
cố và phát triển thu hút đông đảo người đọc đến sử dụng thư viện, đáp ứng<br />
nhu cầu học tập và nghiên cứu, công tác và giải trí cho các tầng lớp nhân dân,<br />
cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần nâng<br />
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công<br />
nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đất nước.<br />
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Hưng yên đang đổi<br />
mới về mọi mặt để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Muốn làm<br />
được điều đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về địa phương một cách toàn diện, sâu<br />
sắc để hiểu rõ thế mạnh và hạn chế, khó khăn của mình là điều hết sức cần<br />
thiết và cần được quan tâm đúng mức.Các tài liệu địa chí sẽ là một công cụ<br />
đắc lực giúp cho các nhà quản lý lãnh đạo, phát huy được những tiềm năng,<br />
vạch ra chiến lược đúng đắn cho địa phương.<br />
Thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm văn hóa, thông tin khoa học, kỹ<br />
thuật ở địa phương. Thông qua các hoạt động địa chí: thu thập, xử lý, tổ chức<br />
khai thác thác, phục vụ các tài liệu liên quan đến tỉnh, thành phố không chỉ<br />
giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu biết toàn diện địa phương của mình về địa<br />
lý, lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, đời sống văn hóa<br />
4 <br />
<br />
<br />
để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Vì vậy công tác địa chí đã trở<br />
thành hoạt động đặc thù, một bộ phận không thể thiếu của các thư viện công<br />
cộng đặc biệt là thư viện tỉnh, thành phố.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác địa chí nên ngay khi tái lập<br />
tỉnh, thư viện tỉnh Hưng Yên đã chú ý thu thập, bổ sung, phục vụ các tài liệu<br />
địa chí của thư viện Hưng Yên đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp<br />
ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của các thành phần bạn đọc ở địa<br />
phương. Nhiều vấn đề còn tồn tại cần giải quyết về nguồn kinh phí, đội ngũ<br />
cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động này.<br />
Để hiểu rõ thực trạng công tác địa chí ở thư viện tỉnh Hưng Yên trong<br />
thời gian qua và tìm ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt<br />
động này trong thời gian tới, qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động ở thư<br />
viện và được sự hướng dẫn tận tình của thày hướng dẫn em mạnh dạn chọn đề<br />
tài: “Công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên” làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tìm hiểu thực trạng công tác địa chí của thư viện tỉnh Hưng Yên: những<br />
mặt mạnh và tồn tại từ đó đưa ra những nhận xét và nêu một số kiến nghị<br />
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác địa chí.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã khảo sát quá trình hình thành và<br />
phát triển của công tác địa chí ở thư viện tỉnh Hưng Yên, tiếp cận các văn<br />
bản, chỉ thị, nghị quyết…của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa nói<br />
chung và sự nghiệp thư viện nói riêng, các tài liệu của Đảng bộ tỉnh về phát<br />
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh, các nguồn tư liệu<br />
5 <br />
<br />
<br />