<br />
Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi<br />
Khoa v¨n hãa d©n téc thiÓu sè<br />
<br />
‐‐‐‐‐‐‐‐***‐‐‐‐‐‐‐‐ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THEN GIẢI HẠN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở<br />
XÃ VÂN NHAM, HUYỆN HỮU LŨNG,<br />
TỈNH LẠNG SƠN<br />
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : Th.s:<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Vân<br />
<br />
Sinh viªn thùc hiÖn : Hoàng Thị Quý<br />
<br />
Hμ néi - 2014<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN <br />
<br />
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân<br />
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ rất tận tình của cơ quan đoàn thể và các cá<br />
nhân trong quá trình đi điền dã ở xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng<br />
Sơn. Đầu tiên tôi xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Dân tộc<br />
thiểu số đã dạy dỗ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.<br />
Đặc biệt người viết xin chân thành cảm ơn Th.s: Nguyễn Thị Thanh<br />
Vân - Giảng viên khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số trường Đại học Văn Hóa Hà<br />
Nội là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.<br />
Xin cảm ơn phòng Văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng, UBND xã Vân<br />
Nham, đồng bào người Nùng và các thầy Then trong xã Vân Nham, huyện<br />
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để<br />
hoàn thành khóa luận này.<br />
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên không tránh khỏi<br />
những sai sót, hạn chế. Rất mong được các thầy cô và các bạn góp ý kiến để<br />
bài viết được hoàn thiện.<br />
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014<br />
Xin chân thành cám ơn!<br />
Sinh viên<br />
<br />
Hoàng Thị Qúy<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI NÙNG VÀ CÁC LOẠI THEN<br />
CỦA NGƯỜI NÙNG Ở XÃ VÂN NHAM .................................................... 7<br />
1.1 Khái quát về người Nùng xã Vân Nham.............................................. 7<br />
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 7<br />
1.1.2 Đặc điểm dân tộc ............................................................................... 8<br />
1.1.3 Khái quát về người Nùng ở Vân Nham.............................................. 8<br />
1.2 Các loại Then của người Nùng ở xã Vân Nham. .............................. 15<br />
1.2.1 Khái niệm Then ............................................................................... 15<br />
1.2.2 Các loại Then của người Nùng ở xã Vân Nham .............................. 17<br />
1.2.2.1 Then cầu mong ........................................................................... 17<br />
1.2.2.2. Then chữa bệnh......................................................................... 18<br />
1.2.2.3. Loại Then cúng lễ cấp sắc (Lẩu Then) ..................................... 20<br />
1.2.2.4 Một số loại Then khác ............................................................... 23<br />
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, QUY TRÌNH VÀ GIÁ TRỊ THEN GIẢI HẠN<br />
CỦA NGƯỜI NÙNG Ở XÃ VÂN NHAM .................................................. 25<br />
2.1 Khái niệm Then giải hạn và người làm Then giải hạn ..................... 25<br />
2.1.1. Khái niệm về Then giải hạn ............................................................ 25<br />
2.1.2 Thầy Then (Những người làm Then giải hạn) ................................. 26<br />
2.2. Môi trường thực hành của nghi lễ Then giải hạn ............................ 29<br />
2.2.1. Thời gian và không gian diễn ra nghi lễ Then giải hạn. ................ 29<br />
2.2.2. Các vật dụng trong nghi lễ Then giải hạn ...................................... 30<br />
2.2.3 Điện thờ. .......................................................................................... 33<br />
2.3. Lý do và quy trình làm Then giải hạn. ............................................. 37<br />
<br />
2.4. Giá trị Then giải hạn của người Nùng ở Vân Nham ....................... 48<br />
2.4.1. Văn học trong nghi lễ Then giải hạn .............................................. 48<br />
2.4.2. Âm nhạc và diễn xướng trong Then giải hạn ................................. 50<br />
2.4.3.Nghi lễ và tín ngưỡng trong Then giải hạn ..................................... 51<br />
2.4.4. Mỹ thuật trong nghi lễ Then giải hạn ............................................. 52<br />
Chương 3: VAI TRÒ CỦA THẦY THEN TRONG BẢO TỒN, PHÁT<br />
HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN QUA NGHIÊN CỨU THEN<br />
GIẢI HẠN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở XÃ VÂN NHAM .............................. 54<br />
3.1. Vai trò của thầy Then trong bảo tồn nghi lễ Then giải hạn............ 54<br />
3.2. Vai trò của Thầy Then trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền<br />
thống người Nùng ở xã Vân Nham. .......................................................... 55<br />
3.2.1. Về trang phục .................................................................................. 55<br />
3.2.2. Về ngôn ngữ, chữ viết ..................................................................... 57<br />
3.2.3.Về văn hóa dân gian ........................................................................ 57<br />
3.3. Thực trạng về Then giải hạn và đội ngũ Thầy Then ở xã Vân Nham ..62<br />
3.3.1. Thực trạng ....................................................................................... 62<br />
3.3.2. Nguyên nhân biến đổi. .................................................................... 64<br />
3.4. Kiến nghị, Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền<br />
thống tộc người thể hiện trong Then của người Nùng ở xã Vân Nham 66<br />
3.4.1. Những kiến nghị và đề xuất ............................................................ 66<br />
3.4.2. Giải pháp thực hiện ........................................................................ 67<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78<br />
<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cũng như 54 dân tộc khác ở Việt Nam, trong quá trình sinh sống và<br />
phát triển, người Nùng đã sáng tạo và sở hữu một nền văn hóa tín ngưỡng độc<br />
đáo của riêng mình. Trong đó tiêu biểu là Then.<br />
Trải qua quá trình định cư và phát triển, người Nùng ở Lạng Sơn nói<br />
chung và người Nùng ở xã Vân Nham nói riêng luôn tự hào và yêu thích hát<br />
Then. Bởi Then có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hóa – xã hội của<br />
đồng bào. Then luôn gắn liền với phong tục tập quán dân dã, tục thờ cúng tổ<br />
tiên của người Nùng và mong ước về những vị thần diệt trừ cái xấu, mang lại<br />
cho bà con cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hình ảnh những ông Then, bà Then<br />
trên tay cầm cây đàn tính làm lễ là một diễn xướng độc đáo, trong đó ẩn chứa<br />
nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc như: tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn,<br />
thẩm mỹ, âm nhạc, thơ ca…<br />
Hát Then nói chung và Then giải hạn nói riêng đã góp phần làm cho<br />
đời sống tinh thần của người Nùng thêm phong phú, lành mạnh, đáp ứng yêu<br />
cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào. Chính đội ngũ thầy Then là người sáng<br />
tạo, giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hóa đó. Trước đây, có một khoảng<br />
thời gian Then được xếp vào một trong những loại hình mê tín và các thầy<br />
Then bị cấm hành nghề. Đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho<br />
Then đang có nguy cơ mất dần trong đời sống người Nùng ở một số địa<br />
phương. Các nghệ nhân Then ngày càng ít đi, và vì vậy các nghi lễ Then, đặc<br />
biệt là Then cấp sắc và Then giải hạn còn ít được thực hành trong đời sống.<br />
Điều đó đồng nghĩa các giá trị văn hóa – nghệ thuật trong Then cũng đang bị<br />
mai một nhanh chóng.<br />
<br />
1 <br />
<br />
<br />