Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương trình dân số/kế hoạch hóa gia đình ở vùng người Hmông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
lượt xem 80
download
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương trình dân số/kế hoạch hóa gia đình ở vùng người Hmông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với mục tiêu tìm hiểu thực trạng của nạn tảo hôn, các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến nạn tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu và tác động tới vấn đề quản lý dân số ở địa phương; bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục nạn tảo hôn và đẩy mạnh công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở Mộc Châu. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương trình dân số/kế hoạch hóa gia đình ở vùng người Hmông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ NẠN TẢO HÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ/ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở VÙNG NGƯỜI HMÔNG HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa Ngành: Văn hóa dân tộc thiểu số Sinh viên thực hiện: Tráng Thị Giàng Giảng viêng hướng dẫn: PGS.TS Trần Bình HÀ NỘI - 2010 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân và cán bộ các xã: Lóng Luông, Vân Hồ, Tân Lập; Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Mộc Châu, Ban Dân vận huyện uỷ Mộc Châu, Trung tâm Dân số/Kế hoạch hoá gia đình huyện Mộc Châu, Phòng Thống kê huyện Mộc Châu; các thầy, cô giáo Khoa Văn hoá Dân tộc thiểu số, đặc biệt là PGS.TS Trần Bình. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả. Mặc dù đã rất cố gắng, song do khả năng có hạn, chắc chắn khoá luận sẽ còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu. Em xin chân thành cảm ơn! Mộc Châu, ngày 12 tháng 04 năm 2010 Tráng Thị Giàng 2
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………3 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….3 5. Đóng góp của đề tài…………………………………………………………3 6. Nội dung và bố cục…………………………………………………………...4 Chương 1. Khái quát về người Hmông ở Mộc Châu 1.1. Đặc điểm tự nhiên ở Mộc Châu…………………..………………………5 1.2. Khái quát về cộng đồng Hmông ở Mộc Châu………………………...........8 1.2.1. Nguồn gốc, lịch sử………………………………………………................8 1.2.2. Đặc điểm địa bàn cư trú...............................................................................9 1.2.3. Đặc điểm đời sống kinh tế..........................................................................10 1.2.4. Đặc điểm phong tục tập quán, tín ngưỡng.................................................13 1.2.5. Đặc điểm văn hóa.......................................................................................15 a. Về văn hóa vật chất..........................................................................................16 b. Về văn hóa tinh thần........................................................................................17 Chương 2. Thực trạng nạn tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu và các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan 2.1. Thực trạng nạn tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu …………........19 2.1.1. Khái niệm :“tảo hôn’’........................................................................... ..19 2.1.2. Thực trạng nạn tảo hôn.............................................................................19 2.2. Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến nạn tảo hôn………….29 2.2.1. Nguyên nhân ở góc độ tộc người..............................................................29 3
- 2.2.2. Nguyên nhân kinh tế...................................................................................38 2.2.3. Một số nguyên nhân khác........................................................................40 Chương 3. Tác động của nạn tảo hôn tới công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở Mộc Châu 3.1. Những nội dung của công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình.................43. 3.1.1. Khái niệm..................................................................................................43 3.1.2. Nội dung....................................................................................................43 3.2. Tác động của nạn tảo hôn tới Dân số/Kế hoạch hoá gia đình vùng người Hmông huyện Mộc Châu………………………………………………….........45 3.2.1. Tác động tiêu cực........................................................................................45 3.2.2. Tảo hôn kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội...............................................51 3.3. Một vài khuyến nghị ban đầu……………………………………………57 Kết luận…………………………………………………………………............64 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của người các dân tộc thiểu số ở miền núi, trong đó có dân tộc Hmông ở Mộc Châu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết, các dân tộc thiểu số đều cư trú ở những vùng núi cao, biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; khai thác tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện, giữ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng,… Đảng, người dân các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Hmông nói riêng đều nhận thức được rằng vận mệnh và tương lai của họ luôn gắn liền với vận mệnh và tương lai của quốc gia và của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em đã làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam đa sắc màu. Tuy nhiên, trong những phong tục tập quán ấy cũng có những vấn đề là hậu quả của chế độ cũ, còn nhiều hủ tục lạc hậu. Nó đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán và trở thành những hủ tục mang tính truyền thống của các dân tộc thiểu số như: Tảo hôn, phá rừng làm nương rẫy, du canh du cư, người ốm thì làm cúng chứ không đưa đến các cơ sở y tế,… trong đó có người Hmông. Hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức của người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Trong cộng đồng các dân tộc nói chung và người Hmông nói riêng hiện nay vẫn còn duy trì một số hủ tục lạc hậu, những hủ tục này hiện nay không những không phù hợp với tình hình mới mà còn có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến nòi giống, chất lượng cuộc 5
- sống và tương lai sau này của họ. Nạn tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu (Sơn La) hiện nay chính là một trong những hủ tục nguy hại đó. Hủ tục này đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức, đúng hướng của các cấp uỷ chính quyền cũng như sự nhận thức đúng đắn của người người Hmông nơi đây. Chính vì thế, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn hủ tục này đang là đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, bản thân là một người con của dân tộc Hmông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La), đang học tập tại Khoa Văn hoá Dân tộc thiểu số của trường Đại học Văn hoá Hà Nội, em nhận thấy trách nhiệm không chỉ thuộc về các cấp uỷ chính quyền địa phương mà còn thuộc về bản thân nhận thức của dân tộc mình, nhất là con em dân tộc Hmông được đi học. Em nhận thấy bản thân mình phải làm điều gì đó để góp phần vào việc giúp bà con mình nhận thức được hậu quả của nạn tảo hôn, từ đó từng bước thực hiện tốt chương trình Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở quê hương. Với các lý do trên đây, em chọn “Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương trình Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở vùng người Hmông huyện Mộc Châu, Sơn La” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng của nạn tảo hôn, các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến nạn tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu và tác động tới vấn đề quản lý dân số ở địa phương. - Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục nạn tảo hôn và đẩy mạnh công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở Mộc Châu. 6
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người Hmông ở huyện Mộc Châu mà trọng điểm là người Hmông ở ba xã: Lóng Luông, Vân Hồ và Tân Lập (Văn hoá, kinh tế, xã hội). Trong đó đối tượng cụ thể là nạn tảo hôn của họ và tác động của nó tới chương trình Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở địa phương. - Địa bàn nghiên cứu là ba xã Lóng Luông, Vân Hồ, Tân Lập của huyện Mộc Châu (Sơn La), từ 2005 trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu điền dã thực địa, trong đó sẽ sử dụng một số kỹ thuật chủ yếu như: Phỏng vấn, hỏi chuyện, trao đổi, thảo luận, quan sát, ghi chép, chụp ảnh,… - Để bổ sung thêm tư liệu cũng như để so sánh đối chiếu, tác giả có sử dụng việc nghiên cứu thư tịch (Sách, báo, thống kê, tài liệu quản lý Dân số/ Kế hoạch hoá gia đình, báo cáo,… của các cơ quan ban ngành các cấp). 5. Đóng góp của đề tài - Khóa luận góp phần bổ sung tài liệu về tập quán hôn nhân, sinh đẻ, nuôi con và nạn tảo hôn của người Hmông ở Việt Nam nói chung và người Hmông ở huyện Mộc Châu nói riêng. - Kết quả của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở địa phương. 7
- 6. Nội dung và bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong ba chương chính: Chương 1: Khái quát về người Hmông ở Mộc Châu Chương 2: Thực trạng tảo hôn của người Hmông ở Mộc Châu và các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan Chương 3: Tác động của nạn tảo hôn tới công tác Dân số/Kế hoạch hoá gia đình ở Mộc Châu 8
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mộc Châu, (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, (2010), Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Đỗ Thuý Bình, (1991), Thực trạng hôn nhân ở các dân tộc miền núi phía Bắc, Tạp chí Dân tộc học, số 02/1991. 4. Trần Bình, (2007), Văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 5. Trần Bình, Số con trong các gia đình dân tộc ít người, Tạp chí Dân số và phát triển, UBDS/GĐ - Trẻ em, số 02/2000. 6. Trần Bình, Nhận thức và hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ các dân tộc ở Yên Bái, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 04/2005. 7. Trần Thuỳ Dương, Dân số, phân bố dân cư và kế hoạch hoá gia đình huyện Bắc Hà, Tạp chí Dân tộc học, số 01/1997. 8. HĐND tỉnh Sơn La, (2009), Nghị quyết về một số biện pháp cấp bách thực hiện công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009- 2010 và đến năm 2015 9. Luật Hôn nhân và Gia đình, (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Vương Duy Quang. Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại, NXB Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội, 2005. 11. Trần Hữu Sơn, (1996), Văn hoá Hmông, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 70
- 12. Sở Y tế tỉnh Sơn La, Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát mô hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết năm 2009 13. Thào Xuân Sùng (chủ biên), (2009), Dân tộc Hmông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đỗ Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh, (2004), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 15. Hồng Thao, (1997), Âm nhạc dân tộc Hmông, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 16. Tỉnh uỷ Sơn La, (2007), Báo cáo tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở vùng dân tộc Hmông tỉnh Sơn La. 17. Trung tâm Dân số/Kế hoạch hoá gia đình huyện Mộc Châu, Báo cáo Dân số/Kế hoạch hoá gia đình quý 04 năm 2009 và tháng 01 - 02/2020. 18. UBND tỉnh Sơn La, (2009), Báo cáo tổng kết chiến lược dân số Việt Nam và chiến lược quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010. 19. Cư Hoà Vần, Hoàng Nam, (1994), Dân tộc Hmông ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 20. Viện Dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist
7 p | 502 | 83
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đền mẫu Âu Cơ trong việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
10 p | 235 | 45
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
11 p | 149 | 28
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: E – Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm từ năm 2006 - 2009
7 p | 189 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất giải pháp marketing phát triển du lịch làng nghề Nam Định
9 p | 220 | 19
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 221 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích chùa bổ đà trong phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang
10 p | 112 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác biên mục tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
9 p | 199 | 11
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp đại học: Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
71 p | 122 | 9
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực
8 p | 138 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số: Lễ hội đền Sồi của người mường ở xã Yến Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
10 p | 131 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_Librare tại thư viện viện Công nghệ thông tin – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
16 p | 97 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 143 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 171 | 6
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 153 | 5
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng chương trình hàn theo quỹ đạo có sử dụng robot công nghiệp
7 p | 51 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình liên kết ba khâu XB- IN- PH tại NXB Chính trị Quốc gia những năm gần đây
10 p | 139 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn