TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
PHÙNG VĂN SINH<br />
<br />
SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG<br />
PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC<br />
Mã số : 52320350<br />
<br />
Người hướng dẫn:<br />
<br />
THS. HOÀNG THANH MAI<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
LỜI CÁM ƠN<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài về Sưu tập “Pháo cao xạ tại Bảo<br />
tàng Phòng không - Không quân”, em luôn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ<br />
tận tình của cô giáo Ths. Hoàng Thanh Mai, giáo viên hướng dẫn viết khóa<br />
luận. Cô đã có những ý kiến đóng góp quý báu và bổ ích giúp em hoàn<br />
thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giảng viên trong<br />
khoa Di sản văn hóa - Trường Đại học văn hóa Hà Nội đã cung cấp những tri<br />
thức quan trọng và cần thiết đó là cơ sở để em thực hiện khóa luận này.<br />
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các cán<br />
bộ, nhân viên trong Bảo tàng Phòng không - Không quân đã hết sức giúp<br />
đỡ, quan tâm, tạo điều kiện, cung cấp cho em những tài liệu, thông tin<br />
trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp.<br />
Do vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế vì vậy bài khóa<br />
luận không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến<br />
đóng góp của thầy, cô và các bạn để bài khóa luận hoàn thiện hơn nữa.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2015<br />
.<br />
Sinh viên<br />
<br />
Phùng Văn Sinh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4<br />
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4<br />
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6<br />
5. Bố cục khóa luận .................................................................................. 6<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG –<br />
KHÔNG QUÂN........................................................................................ 7<br />
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 7<br />
1.1.1. Khái niệm sưu tập .................................................................... 7<br />
1.1.2. Khái niệm sưu tập hiện vật Bảo tàng......................................... 7<br />
1.1.3. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ............................ 9<br />
1.1.4. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ..................... 10<br />
1.1.5. Các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ......... 11<br />
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng<br />
không – Không quân ........................................................................... 13<br />
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Phòng không –<br />
Không quân ......................................................................................... 17<br />
1.3.1. Quá trình hình thành của Bảo tàng Phòng không .................... 17<br />
1.3.2. Quá trình hình thành của Bảo tàng Không quân ...................... 17<br />
1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Phòng không –<br />
Không quân ...................................................................................... 18<br />
1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Phòng không<br />
– Không quân ...................................................................................... 19<br />
1.4.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................ 19<br />
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ .............................................................. 20<br />
1.5. Nội dung trưng bày của Bảo tàng ................................................ 22<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 2: SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG PHÒNG<br />
KHÔNG – KHÔNG QUÂN ................................................................... 26<br />
2.1. Lịch sử và nguồn gốc hình thành Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo<br />
tàng Phòng không – Không quân ....................................................... 26<br />
2.2. Tổng quan và phân loại sưu tập .................................................. 29<br />
2.3. Nội dung Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không –<br />
Không quân ......................................................................................... 33<br />
2.4. Giá trị của sưu tập ........................................................................ 45<br />
2.4.1. Giá trị lịch sử .......................................................................... 45<br />
2.4.2. Giá trị khoa học ...................................................................... 50<br />
2.4.3. Giá trị giáo dục ....................................................................... 56<br />
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA<br />
SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG –<br />
KHÔNG QUÂN...................................................................................... 61<br />
3.1.Thực trạng của sưu tập ................................................................. 61<br />
3.1.1. Thực trạng công tác nghiên cứu, quản lý sưu tập .................... 61<br />
3.1.2. Thực trạng công tác Kiểm kê - Bảo quản sưu tập.................... 61<br />
3.1.3. Thực trạng công tác phát huy giá trị của sưu tập ..................... 67<br />
3.2. Giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập ........ 68<br />
3.2.1. Giải pháp bảo quản ................................................................. 68<br />
3.2.2. Giải pháp tiếp tục phát huy giá trị sưu tập ............................... 73<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................. 77<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 79<br />
PHỤ LỤC................................................................................................ 81<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên<br />
cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên,<br />
con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên<br />
cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Bảo tàng<br />
xuất hiện là kết qủa tất yếu khách quan đáp ứng nhu cầu của xã hội nó như<br />
một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho<br />
những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch<br />
sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ. Bảo tàng<br />
xuất hiện từ rất sớm và ngày càng phát triển ở nhiều nước phong phú về loại<br />
hình, quy mô và phương thức hoạt động. Sự phát triển nhanh chóng đó đã<br />
nói lên vai trò, vị trí quan trọng của thiết chế này trong đời sống xã hội.<br />
Bảo tàng Phòng không – Không quân là bảo tàng quân sự, được xếp<br />
hạng 2 trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng là nơi lưu giữ<br />
những tư liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật minh chứng cho quá trình hình<br />
thành và phát triển cùng những chiến công suất sắc của của Bộ đội Phòng<br />
không – Không quân. Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu, sưu tầm, bảo<br />
quản và tổ chức trưng bày các tài liệu, hiện vật gốc về lịch sử Bộ đội Phòng<br />
không – Không quân. Bảo tàng đã có những đóng góp to lớn trong việc<br />
nghiên cứu truyền thống lịch sử của Bộ đội Phòng không – Không quân,<br />
nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ về những trang sử<br />
hào hùng của dân tộc ta. Bảo tàng Phòng không – Không quân luôn nhận<br />
thức rõ vai trò quan trọng của công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng,<br />
chính vì vậy từ khi thành lập đến nay bảo tàng đã xây dựng được nhiều sưu<br />
tập hiện vật có giá trị, trong đó tiêu biểu là sưu tập pháo cao xạ. Sưu tập<br />
pháo cao xạ chứa đựng những giá trị đặc sắc và độc đáo về lịch sử, khoa<br />
học, giáo dục,… của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Bộ đội<br />
<br />
4<br />
<br />