TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT<br />
----------------------<br />
<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI<br />
SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI PHƯỜNG TRUNG<br />
VĂN, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ<br />
NỘI<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn<br />
<br />
: TS. PHẠM BÍCH HUYỀN<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: TRẦN THỊ THANH TÂM<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
: QLVH 13C<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành bài khóa luận của mình, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn<br />
sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã<br />
trang bị hành trang, kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập,<br />
làm và hoản thiện bài khóa luận này. Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn<br />
chân thành nhất tới cô giáo Phạm Bích Huyền, giảng viên khoa Quản lý văn<br />
hóa nghệ thuật, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em suốt quá trình<br />
làm bài khóa luận.<br />
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ tại Ủy ban nhân dân phường Trung<br />
Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và<br />
thông tin giúp em hoàn thành bài khóa luận này.<br />
Sau cùng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè<br />
đã ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian qua.<br />
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và thời gian nên<br />
khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong<br />
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để bài viết được hoàn<br />
thiện hơn nữa.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Sinh viên<br />
<br />
Trần Thị Thanh Tâm<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3<br />
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 3<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5<br />
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 5<br />
6. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 6<br />
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ VÀ<br />
KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG TRUNG VĂN, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH<br />
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 7<br />
1.1. Lý luận về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ............................................ 7<br />
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 7<br />
1.1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.......................................... 12<br />
1.1.3. Vai trò của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ............................... 15<br />
1.2. Khái quát về phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội17<br />
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 17<br />
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội....................................................... 20<br />
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ<br />
PHƯỜNG TRUNG VĂN, QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI ..................24<br />
2.1. Cơ sở và nguồn lực cho công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở phường<br />
Trung Văn ....................................................................................................... 24<br />
2.1.1. Văn bản hành chính .............................................................................. 24<br />
2.1.2. Ban chỉ đạo............................................................................................ 26<br />
2.1.3. Đội ngũ cán bộ ...................................................................................... 27<br />
2.2. Một số hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở phường Trung Văn28<br />
2.2.1. Hoạt động thông tin cổ động, phát thanh .............................................. 28<br />
<br />
2.2.2. Hoạt động văn nghệ quần chúng – thể dục thể thao ............................. 34<br />
2.2.3. Hoạt động bảo tồn, bảo tàng văn hóa truyền thống .............................. 36<br />
2.2.4. Hoạt động nhà văn hóa, câu lạc bộ ....................................................... 40<br />
2.2.5. Công tác xây gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa .................................... 42<br />
2.3. Đánh giá công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Trung Văn50<br />
2.3.1. Thành tựu .............................................................................................. 50<br />
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 53<br />
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 54<br />
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br />
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ PHƯỜNG TRUNG VĂN .56<br />
3.1. Phương hướng .......................................................................................... 56<br />
3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước ................................................. 56<br />
3.1.2. Phương hướng mục tiêu của phường Trung Văn ................................. 58<br />
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời .......... 60<br />
sống văn hóa cơ sở ở phường Trung Văn ....................................................... 60<br />
3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá và nâng cao nhận thức của người<br />
dân ................................................................................................................... 60<br />
3.2.2. Đa dạng hóa, kết hợp nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá và duy trì, phát triển<br />
các loại hình văn hoá lành mạnh, gắn liền với việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn<br />
hoá truyền thống.............................................................................................. 62<br />
3.2.3. Phát huy sức mạnh cộng đồng dân cư để xây dựng văn hoá, văn minh khu<br />
dân cư .............................................................................................................. 63<br />
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường .... 64<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................66<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................69<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................71<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Văn hóa giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội và tác động đến hầu<br />
hết các lĩnh vực, văn hóa quyết định đến giáo dục nhân cách, bồi dưỡng đạo đức,<br />
phẩm chất tình cảm, năng lực thẩm mỹ, thỏa mãn các nhu cầu tinh thần cho con<br />
người. Văn hóa góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong quá trình<br />
gia nhập thị trường quốc tế của Việt Nam. Trong sự nghiệp đó thì văn hóa là trọng<br />
tậm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực<br />
thúc đẩy kinh tế – xã hội”[3,tr110].Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ<br />
Tổ quốc. Nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác văn hóa sẽ là điều kiện để nền<br />
văn hóa trở thành nền tảng cho sự phát triển xã hội.<br />
Đời sống văn hóa là một vấn đề lớn trong quá trình xây dựng nền văn hóa xã<br />
hội chủ nghĩa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Văn hóa nghệ thuật là một<br />
mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đời sống văn<br />
hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, nó đóng góp vào đời sống văn hóa của<br />
một dân tộc, một cộng đồng trong tiến trình lịch sử xã hội. Phát triển đời sống văn<br />
hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội, mà còn là động lực thúc đẩy<br />
sự phát triển của xã hội.<br />
Nghị quyết 05 (khóa VIII) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng<br />
đặc biệt quan tâm đến vấn đề văn hóa đời sống, văn hóa cơ sở và khẳng định đây<br />
là một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng văn hóa,..cần phải đưa văn hóa thâm<br />
nhập vào cuôc sống hàng ngày của người dân. Đến Nghị quyết Đại hội Đảng lần<br />
thứ X, quan điểm đó được nhấn mạnh “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao<br />
chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa gắn<br />
kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội, làm cho văn hóa thấm<br />
sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [4,tr106].<br />
<br />