Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
lượt xem 16
download
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội với mục đích thực trạng quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh, nhu cầu đọc tài liệu nội sinh của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI LIỆU NỘI SINH NHẰM PHỤC VỤ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VŨ PHƯƠNG ANH LỚP: TV40 HÀ NỘI - 2012
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và hỗ trợ. Em xin có vài dòng cảm ơn chân thành tới những người đã quan tâm và giúp đỡ em thực hiện khóa luận. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Phạm Thị Phương Liên, giảng viên khoa Thư viện - Thông Tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô đã định hướng và tận tình chỉ bảo cho em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành ý tưởng cho khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn Cô! Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo chuyên ngành, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Thư viện Khoa Thư viện – Thông tin, Thư viện Khoa sau Đại học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình em làm khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2012 Sinh Viên Nguyễn Vũ Phương Anh
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................... 1 Phần mở đầu................................................................................................. 5 Chương 1: Nguồn tài liệu nội sinh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 1.1. Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trước yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo .................................................................................................. 8 1.1.1. Khái quát về các thư viện thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ....... 8 1.1.2 Nhu cầu đọc tài liệu nội sinh của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ........................................................................................................ 12 1.2. Nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ............ 19 1.2.2. Vai trò của tài liệu nội sinh trước yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo 21 1.2.2. Các loại hình tài liệu nội sinh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Chương II: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.................. 2.1.Quản lý nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 27 2.1.1.Thu thập nguồn tài liệu nội sinh .......................................................... 27 2.1.2. Xử lý tài liệu nội sinh......................................................................... 29 2.1.3.Tổ chức và bảo quản nguồn tài liệu nội sinh ....................................... 32 2.2.Khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội... 34 2.2.1. Các phương thức phục vụ tài liệu nội sinh.......................................... 34 2.2.2. Phổ biến tài liệu nội sinh .................................................................... 38 2.3 Nhận xét ................................................................................................ 40
- Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh phục vụ học tập nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. ......................................................................................... 46 3.1. Hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh . 46 3.2. Đẩy mạnh công tác tự động hóa trong tổ chức quản lý nguồn tài liệu nội sinh ..................................................................................................................... 52 3.3. Các giải pháp bổ trợ ............................................................................ 55 3.3.1. Đào tạo và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách .............................................................................. 55 3.3.2. Đào tạo người dùng tin....................................................................... 57 KẾT LUẬN................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 61 PHỤ LỤC ................................................................................................... 64
- Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài. Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Một trong những giải pháp quan trọng của đổi mới trong giáo dục đại học là đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng: phát huy tính chủ động của sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp giảng dạy và học tập mới này dựa trên nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trò là người dẫn dắt, gợi mở. Với nguyên tắc này, việc đảm bảo cung cấp nguồn học liệu một cách đầy đủ, nhanh chóng và cập nhật cho sinh viên và học viên trong các trường đại học là một yêu cầu cấp thiết bắt buộc và nguồn tài liệu nội sinh là những học cụ không thể thiếu đối với sinh viên cũng như giảng viên của các trường đại học. Trong số các loại hình tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, nguồn tài liệu nội sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với người dùng tin. Các tài liệu này được sản sinh từ các đơn vị, cơ quan như các viện nghiên cứu, trường đại học và là sản phẩm của công tác nghiên cứu khoa học. Nguồn tài liệu nội sinh thường có giá trị khoa học vô cùng lớn, nó phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện tiềm lực, thành tựu khoa học của quốc gia, tổ chức, cá nhân tạo ra nó. Với trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Văn hóa Hà Nội là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ cán bộ văn hóa có trình độ cao, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào về lĩnh vực văn hóa thông tin trên khắp mọi miền Tổ quốc. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, trường đang từng bước hoàn thiện và trong giai đoạn đổi mới tích cực nội dung phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn ngành văn hóa thông tin. Một trong những giải pháp cần thiết hiện nay là chuyển đổi phương thức đào tạo cũ sang phương thức đào tạo tiên tiến. Trong bối cảnh đó, cung
- cấp nguồn học liệu đầu đủ, toàn diện cho sinh viên, học viên đã và đang đặt ra cho thư viện nhà trường trước nhiều thách thức, khó khăn. Đặc biệt hơn là những khó khăn trong việc quản lý và khai thác tốt nguồn tài liệu nội sinh về lĩnh vực văn hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài liệu nội sinh đối với việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh, nhu cầu đọc tài liệu nội sinh của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cụ thể là các vấn đề: thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ, khai thác nguồn tài liệu nội sinh (giáo trình, ấn phẩm định kỳ, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học). - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại 3 thư viện: Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Văn hóa, Thư viện Thực hành khoa Thư viện- thông tin, Thư viện khoa Sau đại học. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu, phân tích tài liệu.
- - Quan sát thực tế. - Điều tra bằng bảng hỏi đối với sinh viên và học viên Sau đại học. - Phỏng vấn cán bộ thư viện và người dùng tin là sinh viên và học viên cao học. 5. Cấu trúc khóa luận. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung khóa luận gồm 3 chương sau: Chương I: Nguồn tài liệu nội sinh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trước yêu cầu chuyển đổi phương pháp đào tạo. Chương II: Thực trạng quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh phục vụ học tập nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Do thời gian thực hiện khóa luận không dài và năng lực bản thân còn hạn chế nên khóa luận còn nhiều sai sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Nguồn tài liệu sách, báo 1. Nguyễn Văn Hành (2007), “Kiểm định chất lượng đào tạo đại học – thời cơ và thách thức đối với các thư viện đại học Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.15-19 2. Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (2004), “Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện thông tin”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 3. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Quản lý thư viện và Trung tâm thông tin”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 4. Trương Đại Lượng (2011), “Công tác người đọc: Tập bài giảng cho sinh viên Đại học ngành thư viện”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 5. Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu tập khai thác tài liệu xám”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (4), tr.1 6. Pháp lệnh thư viện (2000), Chính trị Quốc gia, Hà Nội Thông tin và Tư liệu, (3), tr.10-12 7. Phan Huy Quế (1998), “Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt động thông tin thư viện hiện nay”, Tạp chí 8. Đoàn Phan Tân (2006), “Thông tin học”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 337tr. 9. Đoàn Phan Tân (2001), “Tin học trong hoạt động thông tin-thư viện”, Đại học Quốc gia, 297tr. 10. Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (3), tr.10-11 11. Lê Văn Viết (2000), “Cẩm nang nghề thư viện”, Văn hóa thông tin, Hà Nội II- Nguồn tài liệu điện tử 1. http://vietvan.vn/
- 2. www.huc.edu.vn/ 3. flis.huc.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist
7 p | 502 | 83
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đền mẫu Âu Cơ trong việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
10 p | 235 | 45
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với sự phát triển du lịch tỉnh Thái Bình
9 p | 237 | 39
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch biển Thái Bình
8 p | 255 | 35
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch An Tran
9 p | 243 | 32
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: E – Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm từ năm 2006 - 2009
7 p | 190 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 221 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác biên mục tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
9 p | 199 | 11
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực
8 p | 138 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích đình làng cả Khê Ngoại xã Văn Khê- huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
9 p | 109 | 9
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp đại học: Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
71 p | 122 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 124 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 171 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 144 | 6
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng chương trình hàn theo quỹ đạo có sử dụng robot công nghiệp
7 p | 51 | 5
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 153 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch huyện Đức Thọ Hà Tĩnh
8 p | 112 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình liên kết ba khâu XB- IN- PH tại NXB Chính trị Quốc gia những năm gần đây
10 p | 139 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn