MỞ ĐẦU<br />
i. Lý do chọn đề tài<br />
Ethanol là một trong những nguồn nhiên liệu sinh học (NLSH) thay thế tiềm năng cho<br />
động cơ đốt trong (ĐCĐT).<br />
Năm 2007, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 177/2007/QĐ-TTg về “Đề án phát<br />
triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025” [11].<br />
Hiên nay, ở Việt Nam đang sử dụng xăng E5 cho động cơ xăng, nếu có thể sử dụng<br />
ethanol cho động cơ diesel chiếm tỷ 50% tổng số ĐCĐT thì sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sử<br />
dụng ethanol.<br />
Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi động cơ diesel thành động cơ<br />
lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol”<br />
ii. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Chuyển đổi thành công một động cơ diesel ô tô sang chạy lưỡng nhiên liệu dieselethanol thông qua thiết kế cải tiến và chế tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu đảm bảo tỷ lệ<br />
thay thế ethanol tối ưu ở mọi chế độ làm việc của động cơ.<br />
Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ diesel-ethanol đến tính năng kỹ thuật và phát thải của<br />
động cơ.<br />
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Động cơ thực nghiệm được lựa chọn là loại động cơ diesel D4BB bốn xy lanh, bốn kỳ,<br />
sử dụng bơm phân phối lắp trên xe tải 1,25 tấn của hãng HYUNDAI.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong phòng thí nghiệm với các chế độ ổn<br />
định cũng như chuyển tiếp trong toàn bộ vùng làm việc của động cơ.<br />
iv. Phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu tổng quan, lý thuyết,<br />
mô phỏng và thực nghiệm.<br />
v. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
Kết quả của đề tài góp phần nâng cao năng lực làm chủ và phát triển các công nghệ<br />
chuyển đổi động cơ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang sử dụng nhiên liệu sạch.<br />
Luận án đã đưa ra phương pháp xây dựng mô hình cháy của động cơ lưỡng nhiên liệu<br />
dựa trên số liệu thực nghiệm, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về động cơ lưỡng<br />
nhiên liệu cũng như về điều khiển động cơ này.<br />
vi. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
Ngoài một động cơ lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol chuyển đổi từ động cơ diesel sử<br />
dụng trên ôtô, sản phẩm của đề tài còn là phương pháp và quy trình công nghệ chuyển đổi<br />
động cơ diesel sang sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol, có thể áp dụng linh hoạt cho<br />
các động cơ phổ biến ở Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu sinh học.<br />
Qua đó góp phần thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm<br />
nhìn đến năm 2025 đã được chính phủ phê duyệt, theo đó nhiên liệu sinh học sẽ đáp ứng<br />
1% nhu cầu xăng dầu cả nước vào năm 2015 và 5% vào năm 2025 [11].<br />
vii. Điểm mới của luận án<br />
Đề tài đã đưa ra được phương pháp và cơ sở khoa học chuyển đổi động cơ diesel sang<br />
sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol nhằm tăng tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu sinh học ở Việt<br />
Nam.<br />
viii. Bố cục chính của luận án<br />
Thuyết minh của luận án được trình bày gồm các phần chính sau: Mở đầu; bốn Chương;<br />
Kết luận chung và hướng phát triển.<br />
<br />
-1-<br />
<br />
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Vấn đề thiếu hụt năng lượng và ô nhiễm môi trường<br />
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu vận chuyển bằng ôtô ngày càng<br />
tăng dẫn tới nhu cầu trong nước về nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch ngày càng tăng lên.<br />
Vì vậy việc tìm ra nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường<br />
là rất quan trọng và thiết thực. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang nghiên cứu<br />
sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế thân thiện với môi trường cho ĐCDT.<br />
1.2. Nhiên liệu thay thế<br />
1.2.1. Nhiên liệu thay thế dạng khí<br />
1.2.1.1. Khí thiên nhiên nén (CNG-Compressed Natural Gas)<br />
CNG là khí không màu, không mùi, có nhiệt độ ngọn lửa khoảng 1950ºC và nhẹ hơn<br />
không khí.<br />
1.2.1.2. Hyđrô và khí giàu hyđrô<br />
Hyđrô có thể được sản xuất từ nguồn hyđrôcacbon hóa thạch, từ nước và từ sinh khối<br />
bằng các phương pháp như reforming hơi nước, oxy hóa không hoàn toàn, nhiệt phân khí<br />
thiên nhiên, thu hồi H2 từ quá trình reforming và điện phân nước [1, 7].<br />
1.2.2. Nhiên liệu thay thế dạng lỏng<br />
1.2.1.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG - Liquefied Petroleum Gas)<br />
LPG có thể sử dụng trực tiếp thay thế cho xăng trên động cơ đánh lửa cưỡng bức hoặc<br />
cũng có thể sử dụng trên động cơ cháy do nén như là một phụ gia nhiên liệu.<br />
1.2.1.2. Than hóa lỏng (CTL-Coal To Liquid) và khí hóa lỏng (GTL -Gas To Liquid)<br />
Than sau quá trình khí hoá, tạo ra syngas và thực hiện quá trình Fischer-Tropsch (FT)<br />
để tạo thành FT diesel (CTL). Trong khi đó, GTL được điều chế từ khí methane, CH4 [1].<br />
1.2.1.3. Dimethyl Ether (DME)<br />
Dimethyl Ether (DME), công thức hoá học là CH3-O-CH3, là loại nhiên liệu có thể làm<br />
khí đốt và có khả năng thay thế cho diesel trên động cơ cháy do nén nhờ có trị số xêtan cao<br />
[1, 57].<br />
1.2.1.4. Biodiesel<br />
Biodiesel có nhiệt trị thấp hơn diesel khoáng. Do đó, nếu hiệu suất cháy như nhau thì<br />
tiêu hao nhiên liệu sẽ cao hơn khi sử dụng biodiesel thay thế diesel khoáng [32].<br />
1.2.1.5. Ethanol<br />
Hiện tại ethanol được sử dụng rộng rãi hơn cả cho các phương tiện giao thông vận tải<br />
[1].<br />
1.3. Đặc điểm nhiên liệu ethanol<br />
1.3.1. Các tính chất vật lý và hóa học của ethanol<br />
1.3.1.1. Tính chất vật lý của ethanol<br />
Ethanol là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị<br />
cay, nhẹ hơn nước [7].<br />
1.3.1.2. Tính chất hóa học của ethanol<br />
Phản ứng oxy hóa, trong đó rượu bị oxy hóa theo 3 mức: Oxy hóa không hoàn toàn<br />
(hữu hạn) tạo ra aldehyde, acid hữu cơ và oxy hóa hoàn toàn (đốt cháy) tạo thành CO 2 và<br />
H2O.<br />
1.3.2. Tình hình sản xuất ethanol trên thế giới và Việt Nam<br />
1.3.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng ethanol trên thế giới<br />
Mỹ và Brazil là hai quốc gia có sản lượng ethanol lớn nhất thế giới, chiếm khoảng<br />
86,25% toàn bộ lượng ethanol sản xuất toàn cầu.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
1.3.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng ethanol tại Việt Nam<br />
Hiện tại, cả nước có bảy nhà máy ethanol với tổng mức đầu tư trên 500 triệu USD,<br />
tổng công suất thiết kế 600000 m3/năm.<br />
1.4. Nghiên cứu ứng dụng ethanol cho động cơ đốt trong<br />
1.4.1. Nghiên cứu ứng dụng ethanol cho động cơ xăng<br />
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng ethanol cho động cơ xăng, trong đó có thể<br />
kể đến nghiên cứu [51] với nhiên liệu E5 và E10 đối chứng với xăng Mogas92. Cụ thể khi<br />
sử dụng xăng E5 và E10 cho động cơ xe máy và động cơ ôtô, công suất động cơ và suất tiêu<br />
hao nhiên liệu được cải thiện khi so sánh với trường hợp sử dụng xăng Moga92. Phát thải<br />
CO và HC giảm đáng kể. Trong khí đó, phát thải NOx và khí gây hiệu ứng nhà kính CO2<br />
đều tăng lên.<br />
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Có nhiều nghiên cứu như: Hsieh và các cộng sự [51], Abdel-Rahman và các cộng sự<br />
[23], Al-Hasan [60], Wu và các công sự [98], Yucesu và các cộng sự [102], Mustafa Koç<br />
và các cộng sự [69]. Qua các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng nhiên liệu gasoline-ethanol<br />
ở dạng hòa trộn trước đều cho thấy cải thiện được công suất và mô men động cơ, đồng thời<br />
giảm các thành phần phải thải như CO, HC và NOx.<br />
1.4.2. Nghiên cứu ứng dụng ethanol cho động cơ diesel<br />
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Nghiên cứu về đánh giá tính năng kỹ thuật và phát thải của động cơ diesel khi sử dụng<br />
hỗn hợp diesel-ethanol hòa trộn sẵn với tỷ lệ ethanol thay thế lần lượt là 5% và 10% [71].<br />
Kết quả cho thấy mô men động cơ và tiêu hao nhiên liệu thay đổi không đáng kể, phát thải<br />
HC, CO và độ khói giảm, phát thải NOx tăng khi so sánh với trường hợp sử dụng diesel gốc.<br />
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào công bố sử dụng ethanol cho động cơ diesel bằng phương<br />
pháp phun ethanol trực tiếp vào cửa nạp và điều khiển phối hợp lưỡng nhiên liệu dieselethanol phù hợp với các chế độ làm việc khác nhau của động cơ.<br />
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
a) Sử dụng hỗn hợp diesel-ethanol hòa trộn sẵn<br />
Đã có nhiều nghiên cứu như: E.A. Ajav và các cộng sự [42], Eugene EE và các cộng<br />
sự [43] …Kết quả cho thấy, ưu điểm của phương pháp này là không phải thay đổi kết cấu<br />
động cơ mà chỉ cần điều chỉnh thời điểm phun và lượng phun cho phù hợp với tỷ lệ ethanol<br />
thay thế để đảm bảo giữ được mô men và công suất động cơ. Tuy nhiên phương pháp này<br />
không tối ưu được tỷ lệ ethanol thay thế theo tốc độ và tải của động cơ, đồng thời ethanol<br />
có tính hút nước mạnh nên lượng nước trong hỗn hợp sẽ dần tăng lên và làm hỗn hợp bị<br />
phân tách, lượng nước này sẽ dần tăng lên trong quá trình bảo quản và lưu trữ gây khó khăn<br />
trong quá trình sử dụng.<br />
b) Ethanol phun trực tiếp<br />
Theo nghiên cứu của Savage LD [49], phương pháp này cho phép tỷ lệ ethanol lên tới<br />
90% trong điều kiện lý tưởng. Công nghệ này còn tạo ra quá trình cháy êm dịu, độ mờ khói<br />
và khí thải rất thấp. Tuy nhiên áp dụng công nghệ này vào thực tế gặp nhiều khó khăn do<br />
tính phức tạp trong thiết kế hệ thống phun ethanol cao áp.<br />
c) Ethanol phun trên đường ống nạp<br />
Theo phương pháp này M. Abu-Qudais và các cộng sự [61], Ogawa H và cộng sự [72],<br />
Volpato và cộng sự [74]. Kết quả cho thấy, hiệu suất nhiệt được cải thiện khoảng 7,5% trên<br />
<br />
-3-<br />
<br />
toàn dải tốc độ. Về phát thải cho thấy CO, HC đều tăng trong khi smoke và soot giảm. Tỷ<br />
lệ ethanol tối ưu theo sự giảm độ khói là 20%.<br />
Từ các kết quả trên, cho thấy sử dụng phương pháp phun ethanol gián tiếp trên đường<br />
ống nạp là một phương pháp đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược<br />
điểm là không tận dụng được nhiệt của xupáp nạp nhằm tạo điều kiện bay hơi cho ethanol<br />
khi được phun vào nó.<br />
Qua các nghiên cứu đã trình bày ở trên cho thấy phương pháp phun ethanol vào xupáp<br />
bằng cách sử dụng vòi phun ethanol có áp suất thấp. Phương pháp này có các ưu điểm như<br />
sau:<br />
- Không phải thay đổi lớn kết cấu của động cơ, do vòi phun ethanol được đặt ở trên<br />
đường ống nạp;<br />
- Hệ thống nhiên liệu ethanol đơn giản giá thành thấp;<br />
- Do dùng hai hệ thống nhiên liệu riêng, nên việc ngắt phun ethanol dễ dàng;<br />
- Ethanol bay hơi trong đường ống nạp sẽ làm giảm nhiệt độ khí nạp giúp tăng mật độ<br />
không khí nạp nạp vào động cơ;<br />
- Dễ dàng tối ưu tỷ lệ giữa ethanol và diesel theo các chế độ làm việc của động cơ.<br />
Vì vậy tác giả chọn phương án phun ethanol vào xupáp nạp khi nghiên cứu chuyển đổi<br />
động cơ diesel sang chạy lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol.<br />
1.5. Phương pháp xây dựng mô hình động cơ<br />
Nghiên cứu sinh lựa chọn mô hình làm việc theo thời gian thực dựa trên cơ sở nhiệt<br />
động học và mô phỏng mô hình điều khiển trên cùng một mô hình (SIL).<br />
Để nghiên cứu mô phỏng động cơ đốt trong có thể sử dụng nhiều phần mềm khác nhau.<br />
Cho đến nay có nhiều phần mềm đã và đang được sử dụng để nghiên cứu mô phỏng mô<br />
hình động cơ và phát triển các loại động cơ đốt trong bao gồm: AVL Boost, Diesel RK,<br />
Ricado WARE, Matlab Simulink... Trong đó nghiên cứu sinh lựa chọn phần mềm Matlab<br />
Simulink để xây dựng mô hình động cơ và thiết kế mô hình điều khiển động cơ trên mô hình<br />
này.<br />
1.6. Phương pháp xây dựng mô hình bộ điều khiển<br />
Trong nghiên cứu thường hay sử dụng phương pháp xây dựng mô hình động cơ lưỡng<br />
nhiên liệu diesel-ethanol rồi tiến hành mô phỏng theo thời gian thực để tìm bộ dữ liệu điều<br />
khiển cung cấp nhiên liệu phối hợp, trên cơ sở đó thiết kế và chế tạo bộ điều khiển.<br />
1.7. Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tìm hiểu về nhiên liệu thay thế từ đó lựa chọn nhiên liệu thay thế cho<br />
động cơ diesel phù hợp điều kiện sản xuất tại Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu tổng quan các biện pháp cung cấp ethanol cho động cơ diesel, từ đó đưa<br />
ra biện pháp áp dụng cho một động cơ diesel đang thịnh hành tại Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quá trình cháy của động cơ diesel khi phun thêm nhiên<br />
liệu ethanol cũng như động học và động lực học của động cơ nhằm đưa ra các điều kiện biên<br />
cần xác định;<br />
- Thiết kế lắp đặt hệ thống phun nhiên liệu ethanol trên động cơ và lắp đặt các cảm<br />
biến phù hợp để xác định điều kiện biên của mô hình tính;<br />
- Thực nghiệm xác định các thông số điều kiện biên và tỷ lệ thay thế ethanol lớn nhất;<br />
- Xây dựng mô hình động cơ diesel sử dụng lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol làm việc<br />
theo thời gian thực và đánh giá sai số của mô hình tính;<br />
- Thiết kế mô hình điều khiển diesel-ethanol trên mô hình động cơ phù hợp với các chế<br />
độ làm việc của động cơ;<br />
<br />
-4-<br />
<br />
- Thực nghiệm kiểm chứng mô hình điều khiển khi động cơ đặt trên băng thử, đánh giá<br />
sự ổn định của mô hình điều khiển.<br />
1.8. Kết luận chương 1<br />
Phương án lựa chọn: phun ethanol vào xupáp nạp.<br />
Điều khiển phối hợp phun diesel-ethanol: giữ nguyên Me, giới hạn khói đen, kích nổ<br />
động cơ.<br />
Phương pháp tiêp cận: mô phỏng trực tiếp trên đối tượng bằng Matlab Simulink để<br />
thiết kế bộ điều khiển (ĐK) hệ thống nhiên liệu (HTNL) mới.<br />
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG<br />
LƯỠNG NHIÊN LIỆU DIESEL-ETHANOL LÀM VIỆC THEO THỜI GIAN<br />
THỰC<br />
2.1. Đặt vấn đề<br />
Để xây dựng mô hình động cơ sử dụng lưỡng nhiêu liệu diesel-ethanol và mô hình điều<br />
khiển động cơ này trước hết cần phải nghiên cứu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình.<br />
2.2. Mô hình trao đổi khí<br />
Lượng khí vào và ra khỏi xy lanh được xác định theo các nghiên cứu [36, 53].<br />
2.3. Mô hình hệ thống cung cấp lưỡng nhiên liệu diesel-ethanol.<br />
Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel:<br />
Xác định lượng nhiên liệu diesel phun ở chế độ ổn định theo vị trí tay ga và tốc độ bơm<br />
cao áp [63]. Có nghĩa là lượng nhiên liệu diesel là hàm phụ thuộc vào vị trí tay ga và tốc độ<br />
bơm cao áp np:<br />
(2.9)<br />
minj_die=f(% tay ga, np )<br />
̇<br />
Trong đó: np- Tốc độ bơm cao áp (vg/ph).<br />
Lượng nhiên liệu này được xác định bằng biện pháp thực nghiệm khi động cơ lắp trên<br />
băng thử, hoặc đo trên thiết bị cân bơm cao áp.<br />
Còn mô hình phun ethanol được xác định trên cơ sở số liệu thực nghiệm giữa lượng<br />
phun ethanol và thời gian mở vòi phun.<br />
2.4. Mô hình động lực học<br />
Chuyển vị piston (x), thể tích xy lanh (V), tốc độ thay đổi thể tích xy lanh (dV), tốc độ<br />
trung bình của piston, tốc độ động cơ, mô men quán tính của động cơ…được xác định theo<br />
quy luật động học của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, các nghiên cứu [8, 9, 66].<br />
2.5. Mô hình ma sát<br />
Xây dựng mô hình ma sát là cơ sở để xác định tổn thất ma sát của động cơ đốt trong<br />
nói chung trong đó có động cơ diesel. Tổn thất ma sát theo góc quay trục khuỷu bao gồm<br />
hai nhóm sau:<br />
- Nhóm ma sát do piston chuyển động bao gồm: ma sát do độ nhớt của dầu bôi trơn<br />
xéc măng; ma sát hỗn hợp của dầu bôi trơn xéc măng; ma sát của váy piston.<br />
- Nhóm ma sát do chuyển động của các trục gồm: ma sát của các xupáp; ma sát do tải<br />
và phụ tải truyền lên các cổ trục; ma sát do tải tác dụng lên các ổ đỡ.<br />
2.6. Mô hình truyền nhiệt<br />
Nhiệt truyền cho xy lanh được xác định theo định luật làm mát Newton, theo các nghiên<br />
cứu [53-55] nhiệt lượng truyền cho xy lanh được xác định như sau:<br />
dQht dQht dt<br />
1<br />
(2.26)<br />
=<br />
. =A.hg .(T-Tw ). (J/rad)<br />
dθ<br />
<br />
dt<br />
<br />
dθ<br />
<br />
ωe<br />
<br />
2.7. Mô hình cháy<br />
2.7.1. Cơ sở lựa chọn mô hình cháy<br />
<br />
-5-<br />
<br />