intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Vật lý lý thuyết và vật lý toán: Nghiên cứu cấu trúc pha trong một số mô hình vật lý không phục hồi đối xứng chiral

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu các kiểu chuyển pha có thể có trong một số mô hình không phục hồi đối xứng chiral. Cụ thể là nghiên cứu LPT trong mô hình QCD hiệu dụng với các bậc tự do quark và nghiên cứu các kiểu chuyển pha khác nhau trong chất hạt nhân tại T hữu hạn và µB hữu hạn trên cơ sở mô hình sigma tuyến tính mở rộng (ELSM) với các bậc tự do nucleon.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Vật lý lý thuyết và vật lý toán: Nghiên cứu cấu trúc pha trong một số mô hình vật lý không phục hồi đối xứng chiral

VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM<br /> <br /> PHÙNG THỊ THU HÀ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC PHA<br /> TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH VẬT LÝ<br /> KHÔNG PHỤC HỒI ĐỐI XỨNG CHIRAL<br /> Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán<br /> Mã số: 62 44 01 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ VẬT LÝ<br /> HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. TRẦN HỮU PHÁT<br /> PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH<br /> <br /> HÀ NỘI 2013<br /> <br /> Mục lục<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . .<br /> 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . . . . . . . .<br /> 1<br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN<br /> LUẬN ÁN<br /> 3<br /> 1.1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cấu trúc pha QCD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> 1.1.1 Đối xứng chiral, sự không hồi phục đối xứng chiral<br /> 1.1.2 Phân biệt hai loại chuyển pha . . . . . . . . . . . .<br /> 1.1.3 Giản đồ pha QCD được phỏng đoán . . . . . . . .<br /> <br /> 3<br /> 3<br /> 4<br /> 4<br /> <br /> CHUYỂN PHA LIFSHITZ TRONG MÔ HÌNH QCD<br /> HIỆU DỤNG KHÔNG PHỤC HỒI ĐỐI XỨNG<br /> CHIRAL<br /> 7<br /> 2.1<br /> 2.2<br /> 2.3<br /> 2.4<br /> 2.5<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Thế nhiệt động học . . . . . . .<br /> Các đại lượng nhiệt động . . . .<br /> Sự không phục hồi của đối xứng<br /> Chuyển pha Lifshitz . . . . . . . .<br /> Kết luận . . . . . . . . . . . . . . .<br /> <br /> . . . .<br /> . . . .<br /> chiral<br /> . . . .<br /> . . . .<br /> <br /> . . .<br /> . . .<br /> . .<br /> . . .<br /> . . .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> . 7<br /> . 8<br /> . 9<br /> . 11<br /> . 12<br /> <br /> CHUYỂN PHA TRONG CHẤT HẠT NHÂN DỰA<br /> TRÊN MÔ HÌNH SIGMA TUYẾN TÍNH MỞ RỘNG<br /> KHÔNG PHỤC HỒI ĐỐI XỨNG CHIRAL<br /> 15<br /> 3.1<br /> 3.2<br /> 3.3<br /> 3.4<br /> 3.5<br /> 3.6<br /> 3.7<br /> <br /> Thế nhiệt động học . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Các đại lượng nhiệt động . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Tính chất bão hòa . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Sự không phục hồi của đối xứng chiral . . . . . .<br /> Phương trình trạng thái và chuyển pha khí-lỏng<br /> Chuyển pha Lifshitz . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> 2<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> .<br /> <br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> 18<br /> 20<br /> 21<br /> 30<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 30<br /> <br /> CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN<br /> <br /> 31<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu chuyển pha của vật chất xuất hiện từ những năm lăm mươi<br /> của thế kỷ trước, nó là một trong những vấn đề có tính thời sự cả về phương<br /> diện lý thuyết lẫn thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của vật lý, từ<br /> vật lý hạt cơ bản đến vật lý thiên thể học.<br /> Các công trình nghiên cứu về chuyển pha trong các mô hình khác nhau<br /> hầu hết chỉ đề cập đến chuyển pha nhiệt, đây là chuyển pha được sinh ra<br /> bởi các thăng giáng nhiệt của các đại lượng vật lý khi nhiệt độ thay đổi và<br /> do đó tuân theo các nguyên lý của nhiệt động học. Trong mấy thập kỷ gần<br /> đây, người ta đã phát triển việc nghiên cứu một loại chuyển pha khác, đó là<br /> chuyển pha lượng tử, loại chuyển pha này được sinh ra bởi các thăng giáng<br /> lượng tử của các đại lượng vật lý ở nhiêt độ rất thấp và tuân theo các quy<br /> luật của cơ học lượng tử. Trong những năm gần đây, lý thuyết về chuyển pha<br /> lượng tử đã trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh.<br /> Tính chất của vật chất tương tác mạnh và đông đặc, đặc biệt là các tính<br /> chất liên quan đến phục hồi đối xứng chiral và các kiểu chuyển pha của nó<br /> đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Tuy nhiên,<br /> trong thực tế lại tồn tại các hệ vật lý thể hiện tính SNR ở nhiệt độ cao, được<br /> quan sát thấy trong nhiều chất khác nhau. Tính toán lý thuyết đã chứng minh<br /> được tính SNR thực sự xảy ra trong một số mô hình.<br /> Một số các mô hình chiral đã được xây dựng và có khả năng được sử dụng<br /> để mô tả chất hạt nhân, trong số đó quen thuộc nhất là mô hình NambuJona-Lasinio (NJLM) và mô hình sigma tuyến tính (LSM). Các mô hình này<br /> đã có thể giải thích sự phá vỡ đối xứng chiral tự phát trong chân không và<br /> sự phục hồi đối xứng chiral tại mật độ cao. Tuy nhiên, lại thất bại trong việc<br /> tái hiện lại tính chất bão hòa của chất hạt nhân. Cụ thể, LSM chỉ tiên đoán<br /> trạng thái dị thường của chất hạt nhân, tại đó đối xứng chiral được phục hồi<br /> và khối lượng hiệu dụng của các nucleon bị triệt tiêu.<br /> Với các lý do trên, mục đích của luận án là nghiên cứu các kiểu chuyển<br /> pha có thể có trong một số mô hình không phục hồi đối xứng chiral. Cụ thể<br /> là nghiên cứu LPT trong mô hình QCD hiệu dụng với các bậc tự do quark<br /> và nghiên cứu các kiểu chuyển pha khác nhau trong chất hạt nhân tại T hữu<br /> hạn và µB hữu hạn trên cơ sở mô hình sigma tuyến tính mở rộng (ELSM) với<br /> các bậc tự do nucleon.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ vật chất tương tác mạnh và đông<br /> đặc, cụ thể là hệ vật chất thu được trong thí nghiệm va chạm ion nặng ở năng<br /> lượng cao, các hạt nhân và các sao neutron.<br /> Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là sử dụng các mô hình QCD hiệu dụng<br /> và các mô hình hạt nhân có đối xứng chiral không phục hồi để nghiên cứu<br /> các cấu trúc pha và các kiểu chuyển pha.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các hệ vật chất tương tác<br /> mạnh và đông đặc ở nhiệt độ hữu hạn và mật độ hữu hạn trong mô hình chiral<br /> có tính SNR, với vùng vật chất được tạo ra bởi các thí nghiệm va chạm ion<br /> nặng nằm trong pha hadron, xung quanh đường LGT. Tại nhiệt độ không,<br /> nghiên cứu chuyển pha Lifshitz.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2