intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn gồm 03 chương: chương 1 tiểu thuyết Thuận trong dòng chảy tiểu thuyết mang khuynh hướng hiện sinh ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI; chương 2 dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận qua cảm quan về hiện thực; chương 3 dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> PHAN THỊ NHƯ HOA<br /> <br /> DẤU ẤN HIỆN SINH<br /> TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 60.22.01.21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Tôn Thất Dụng<br /> <br /> Phản biện 2: TS. Cao Thị Xuân Phượng<br /> <br /> Luận văn sẽ đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà<br /> Nẵng vào ngày 10 tháng 9 năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Sau 1975, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển<br /> mình tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới. Bên cạnh sự cách tân<br /> mạnh mẽ của thơ và truyện ngắn, tiểu thuyết, tuy có chậm hơn,<br /> nhưng đã từng bước thay da đổi thịt để hòa nhập với tiểu thuyết hiện<br /> đại của thế giới. Sau 1986, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với<br /> cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản chiếm ưu thế<br /> chủ đạo. Tiểu thuyết đã không chỉ thực sự đổi mới về tư duy nghệ<br /> thuật, bộc lộ khả năng vượt trội của mình trong cách “nhìn thẳng vào<br /> sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được các vấn<br /> đề cơ bản của đời sống xã hội và con người mà còn quan tâm đến sự<br /> đổi mới chính nó. Bên cạnh Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Ly<br /> (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Lên xe<br /> xuống xe (Nguyễn Bình Phương), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mười lẻ<br /> một đêm (Hồ Anh Thái)... không thể không kể đến Made in Vietnam,<br /> Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy, Thang máy Sài<br /> Gòn, Chỉ còn 4 ngày là hết tháng tư của nhà văn Thuận.<br /> 1.2. Văn học Việt Nam đương đại chịu ảnh hưởng của nhiều<br /> trào lưu trên thế giới, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh. Sau những<br /> bước thăng trầm, từ chỗ chỉ ít nhiều mang tinh thần hiện sinh, rồi “e<br /> dè” xuất hiện trở lại văn đàn vào cuối thế kỉ XX, đến những năm đầu<br /> thế kỉ XXI chủ nghĩa hiện sinh đã có sự trở lại đầy ấn tượng. Sự trở<br /> lại này như một điều tất yếu bởi các nhà văn đương đại gặp gỡ quan<br /> <br /> 2<br /> <br /> điểm của triết học hiện sinh ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt, tiểu thuyết<br /> Việt Nam trong bước chuyển mình hòa nhập với quá trình đổi mới<br /> của văn học nước nhà đầu thế kỷ XXI đã hình thành một lối viết hiện<br /> đại mang dấu ấn hiện sinh. Điều này thể hiện rõ ở nhóm tác giả tiểu<br /> thuyết mang cảm thức hiện sinh như: Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Danh<br /> Lam, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng, Hồ Anh Thái... và<br /> không thể không kể đến nhà văn Thuận.<br /> 1.3. Thuận là một gương mặt tiểu thuyết nổi bật của văn học Việt<br /> Nam đương đại với những sáng tác đầy trăn trở và những thể nghiệm<br /> mới. Với cách nhìn hiện thực và con người một cách toàn diện và sâu<br /> sắc, nhà văn luôn gửi vào tác phẩm của mình ước mơ tìm kiếm những<br /> giá trị nhân sinh tiềm ẩn trong dòng đời của mỗi con người, đi đến<br /> những góc khuất ở tận sâu thẳm tâm hồn con người để tìm ra ý nghĩa<br /> giá trị cho cuộc đời. Trong hành trình tiểu thuyết của Thuận, dấu ấn<br /> hiện sinh được thể hiện một cách đậm nét. Đây có thể được coi là một<br /> trong những đặc điểm nổi bật, làm nên sự độc đáo cho sáng tác của nhà<br /> văn này.<br /> Chọn đề tài Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn<br /> Thuận, chúng tôi hy vọng nhận diện, đánh giá sự hiện diện của chủ<br /> nghĩa hiện sinh và giá trị của nó trong sáng tác của nhà văn. Từ đó,<br /> có thêm cơ sở để khẳng định sự độc đáo của tiểu thuyết Thuận cũng<br /> như những đóng góp của nhà văn đối với sự vận động và phát triển<br /> của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và tiến trình vận động<br /> của văn học Việt Nam nói chung.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> Đã có khá nhiều bài viết đánh giá và nghiên cứu về tiểu thuyết<br /> của nhà văn Thuận. Dưới đây, chúng tôi đi vào lược điểm một số<br /> nhận định có liên quan đến đề tài:<br /> 2.1. Về tiểu thuyết của Thuận nói chung<br /> Về tiểu thuyết Thuận nói chung, đã có một số bài viết đánh giá<br /> và nghiên cứu như: Một vài đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của<br /> Thuận (Đoàn Minh Tâm), Đôi nét về thi pháp và kết cấu của<br /> Chinatown (Hoàng Nguyễn), Paris 11 tháng 8 - con người và số<br /> phận (Nguyễn Thị Thu Hà), Thang máy Sài Gòn (Đoàn Minh Hằng),<br /> Đọc “Chỉ còn 4 ngày là hết tháng tư” (Đoàn Minh Hằng), Thi pháp<br /> tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Nguyễn Xuân Lệ Hằng)... Qua các<br /> bài viết đó, các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về giá trị nội<br /> dung, đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của Thuận nói chung và từng<br /> tác phẩm nói riêng. Với những thành tựu của Thuận, tác giả Đoàn<br /> Minh Tâm đã khẳng định: Thuận “là một nhà văn trưởng thành”.<br /> 2.2. Về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Thuận<br /> Về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Thuận, có một số đề tài<br /> nghiên cứu liên quan như: Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt<br /> Nam đầu thế kỷ XXI (Hoàng Cẩm Giang), Cảm thức lạc loài trong<br /> sáng tác của Thuận (Trịnh Đặng Nguyên Hương), Con người cô đơn<br /> trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Hoàng Thị Liên), Con người<br /> mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Hoàng<br /> Thị Thanh Hương). Qua các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã<br /> có một cái nhìn khái quát về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2